Cuộc thi tìm hiểu luật viên chức

Cuộc thi tìm hiểu luật viên chức

Câu 1: Trả lời.

Luật viên chức được QH - khóa XII thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.

Luật gồm có 6 chương và 63 điều.

Câu 2: Phân biệt công chức và viên chức nhà nước:

* Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cuộc thi tìm hiểu luật viên chức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuéc thi t×m hiÓu luËt viªn chøc
Hä vµ tªn: NguyÔn Huy V¨n
Chøc vô: Gi¸o viªn
§¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng tiÓu häc Kim H¶i- Kim S¬n- Ninh B×nh
C©u 1: Tr¶ lêi.
Luật viên chức được QH - khóa XII thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. 
LuËt gåm cã 6 ch­¬ng vµ 63 ®iÒu.
C©u 2: Ph©n biÖt c«ng chøc vµ viªn chøc nhµ n­íc:
* Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 
* Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
C©u 3: C¸c nguyªn t¾c trong ho¹t ®éng nghÒ nghiÖp cña viªn chøc:
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
1. Bảo đảm tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân.
2. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
3. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. 
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức. 
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước với viên chức là người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức. 
C©u 4: QuyÒn vµ nghÜa vô cña viªn chøc:
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định các vấn đề mang tính chuyên môn gắn với nhiệm vụ được giao. 
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 
Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả công việc; trường hợp làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm thì được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. 
3. Được hưởng tiền thưởng, được xem xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ về việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc những trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với các lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với các cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật 
không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được 
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định
Điều 15. Các quyền khác của viên chức
1. Được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Được tạo điều kiện học tập, hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 
4. Nếu bị thương hoặc hy sinh do thực hiện nhiệm vụ được giao thì được xem xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. 
NghÜa vô cña viªn chøc:
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức 
1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị.
4. Giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. 
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp 
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng công việc.
2. Chủ động, sáng tạo và phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. 
3. Chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của người có thẩm quyền. Trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định của người có thẩm quyền là trái pháp luật thì viên chức được quyền từ chối thực hiện và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau: 
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; 
b) Có tinh thần hợp tác và có tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; 
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau đây: 
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao; 
2. Bảo đảm thực hiện dân chủ và giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong phạm vi được giao quản lý, phụ trách;
3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật; 
4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách. 
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước, của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm ltheo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định khác của pháp luật có liên quan. 
C©u 5: C¸c nguyªn t¾c, ph­¬ng thøc tuyªn dông viªn chøc:
Điều 20. Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. 
Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. 
2. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. 
3. Ưu tiên người có tài năng. 
Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: 
a) Lµ c«ng d©n ViÖt Nam
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao theo quy định ... p thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó. 
Điều 27. Chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức mà chưa có thời gian làm việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ từ đủ 36 tháng trở lên thì phải thực hiện chế độ tập sự.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong nội dung của hợp đồng làm việc. 
3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ tập sự.
Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới. Trong thời gian tiến hành thoả thuận các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã giao kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. 
4. Trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; 
b) Viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 53 của Luật này hoặc bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm theo hợp đồng xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục, thì được xem xét để ký tiếp hợp đồng làm việc; 
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ mà đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn; 
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho người lao động biết trước ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn hoặc ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn.
3. Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp biết trước ít nhất là 45 ngày; trường hợp viên chức bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liền thì phải báo trước ít nhất là 03 ngày.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; 
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; 
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; 
e) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
g) Viên chức bị ốm đau, tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
5. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo khoản 4 Điều này, viên chức phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất là 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 4 Điều này; ít nhất là 30 ngày đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 4 Điều này hoặc tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở chữa bệnh chỉ định đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 4 Điều này.
6. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: 
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; 
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cho phép; 
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị chấm dứt hoạt động.
Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc 
Các tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
C©u 8 : C¸c quy ®Þnh vÒ ®¸nh gi¸ viªn chøc :
Điều 40. Mục đích của đánh giá viên chức
Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
Điều 41. Căn cứ đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau: 
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký; 
2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
Điều 42. Nội dung đánh giá viên chức
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau: 
a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký;
b) Việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện các quy tắc ứng xử; 
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức. 
2. Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý, ngoài những nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, còn phải đánh giá các nội dung: 
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; 
b) Kết quả hoạt động của đơn vị.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 43. Phân loại đánh giá viên chức 
Hàng năm, căn cứ vào các nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau: 
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 44. Trách nhiệm đánh giá viên chức
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá viên chức. 
3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục đánh giá viên chức quy định tại Điều này.
Điều 45. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức
1. Nội dung đánh giá viên chức hàng năm phải được thông báo cho viên chức. 
2. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị.
3. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.
C©u 9 : C¸c h×nh thøc kû luËt ®èi víi viªn chøc : 
Điều 53. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức 
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm thì phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: 
a) Khiển trách; 
b) Cảnh cáo; 
c) Cách chức; 
d) Buộc chấm dứt hợp đồng làm việc. 
2. Viên chức bị kỷ luật một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý. 
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức. 
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức. 
Điều 54. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. 
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. 
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
3.Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để xử lý kỷ luật. 
 Ng­êi thùc hiÖn
 NguyÔn Huy V¨n

Tài liệu đính kèm:

  • docCuoc thi tim hieu vien chuc.doc