Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000

Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và cho bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan tâm chúng của toàn xã hội. Đã có nhiều những cải cách giảng dạy mới được đưa vào giảng dạy ở trường học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục là đào tạo con người mới, con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có kỷ luật, có năng suất cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xu hướng đối mới của phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết để chiếm lĩnh tri thức mới. Làm sao để người thầy là người chỉ đạo, học sinh hoạt động tích cực nhiều hơn. Trong phạm vi môn Tiếng việt ở Tiểu học nhiều cơ hội về phương pháp, về nội dung kiến thức được đặt ra từ thực tế lên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1011Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
	Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và cho bậc tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan tâm chúng của toàn xã hội. Đã có nhiều những cải cách giảng dạy mới được đưa vào giảng dạy ở trường học. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục là đào tạo con người mới, con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có kỷ luật, có năng suất cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xu hướng đối mới của phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết để chiếm lĩnh tri thức mới. Làm sao để người thầy là người chỉ đạo, học sinh hoạt động tích cực nhiều hơn. Trong phạm vi môn Tiếng việt ở Tiểu học nhiều cơ hội về phương pháp, về nội dung kiến thức được đặt ra từ thực tế lên lớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy.
Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, cần phải biết vận dụng, kết hợp, đưa vào những phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đấy là vấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
1- Lý do chọn đề tài:
1.1/ Hiện nay để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Bộ giáo dục và đào tạo triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục - đào tạo. Xu hướng phát triển chương trình và đổi mới về sách giáo khoa của giáo dục phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng theo 4 cột trụ giáo dục của thế kỷ XXI do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Chương trình Tiểu học mới nhằm kế thừa và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình cũ. Đây là chương trình sẽ được áp dụng thống nhất trong cả nước để góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục. Cùng với những đổi mới về nội dung dạy học là sự đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường thời lượng dạy học ở tiết học nhằm khuyến khích các trường, lớp dạy học nhiều hơn 5 buổi trên tuần tiến tới dạy 2 buổi trên ngày.
Chương trình tiểu học 2000 tập trung vào cách học điều này đòi hỏi phải đổi mới cấu trúc và cách thể hiện nội dung sách giáo khoa. Những dấu hiệu đổi mới phương pháp dạy học là học sinh phải hoạt động. Như vậy, nội dung học rất đơn giản đòi hỏi người học phải tự tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng.
Chương trình giáo dục Tiểu học khuyến khích giáo viên phải sử dụng đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ các phương pháp dạy học truyền thống cũng như các phương pháp dạy học hiện đại. Để phát huy tối đa các mặt mạnh và từng phương pháp sự phối hợp các phương pháp dạy học, đổi mới đồng bộ về nội dung, về sách và thiết bị dạy học về nâng cao trình độ của giáo viên
1.2/ Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Việc tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học là việc làm cần thiết. Luyện từ và câu là một phân môn khó, ít lôi cuốn học sinh Tiểu học. Đây chính là khó khăn trong qúa trình hình thành ngữ pháp ở học sinh. Quá trình hình thành các khái niệm ngữ pháp cũng đồng thời là quá trình học sinh nắm những thao tác tư duy. Những học sinh gặp khó khăn trong việc tách ý nghĩa ngữ pháp của từ ra khỏi ý nghĩa của từ vựng của nó, không đối chiếu được từ và tập hợp được chúng một nhóm theo những dấu hiệu nội dung, bản chất sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ bị mắc lỗi.
Để học sinh nắm được những khái niệm ngữ pháp thuận lợi cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa hình thức và nội dung khi dạy ngữ pháp đây cũng là một vấn đề khó đối với giáo viên, phải làm thế nào để giúp học sinh nhận ra được dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu đồng thời nắm được chức năng của nó trong lời nới.
Việc hình thành kỹ năng nghe, đọc, nói, viết là một mục tiêu của phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh có điều kiện và phương tiện cần thiết trong học tập. Việc hình thành kỹ năng này là chìa khoá cho sự phát triển nhận thức đúng đắn. Nắm được ngôn ngữ lời nói cũng là điều thiết yếu của việc hình thành tích cực xã hội hoá của nhân cách. Mục đích dạy luyện từ và câu cũng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp để thực hiện tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết.
Kết quả học tập củ học sinh phản ánh chất lượng của một nền giáo dục để học sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Trên cơ sở nắm vững nội dung chương trình người giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động học để chiếm những tri thức. Như vậy, mỗi giáo viên phải tự biến quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh, biết dạy học sinh cách học và tự học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một trình độ sư phạm lành nghề, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, có phát kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung kiến thức lớp mình, trang bị cho mình một kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng động và chủ động của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
1.3/ Để thực hiện được kết quả dạy học như mong muốn, phù hợp với xu thế hiện đại của thế giới thì chương trình Tiếng việt năm 2000 đã đổi mới. Theo quan niệm mới thì chương trình tiểu học là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục tiểu học bằng một kế hoạch hoạt động sư phạm. Mục tiêu cuối cùng của chương trình Tiểu học năm 2000 nhằm đem lại.
- Chất lượng mới cho phổ cập tiểu học trong đó tập trung vào:
+ Các kỹ năng cơ bản về đọc, viết, tính toán và các cơ sở ban đầu
+ Trình độ học tập toàn diện, thiết thực ở Tiểu học.
+ Các năng lực chủ chốt để bước đầu thích ứng với cuộc sống.
- Phương pháp học tập dựa trên các hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm: Thay đổi cơ bản về cách dạy thụ động hiện nay; nâng cao hiệu quả đào tạo con người, đặc biệt về phương pháp suy nghĩ, làm việc khoa học đổi mới và sáng tạo.
- Góp phần bước đầu hình thành và phát triển hệ thống giá trị con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Dạy Tiếng việt trong đó có luyện từ và câu thông qua hoạt động giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra là một trong những nguyên tắc chỉ đạo của việc xây dựng chương trình mới vì vậy để khắc phục những hạn chế của chương trình cũ và đáp ứng những yêu cầu của xã hội Bộ GD&ĐT đã chủ trương soạn thảo và đưa vào nhà trường bộ sách giáo khoa mới và chương trình 2000 trong đó có sách giáo khoa môn Tiếng việt và được thực hiện dạy trên khắp đất nước.
Là người làm công tác quản lý bản thân tôi thấy cần phải tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là chương trình 2000 để trang bị ngày càng nhiều hơn cho mình vốn kiến thức từ đó thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của chương trình mới đề ra.
Qua việc tìm hiểu nội dung sách giáo khoa đặc biệt là phân môn luyện từ và câu lớp 3 bản thân tôi cũng được trao đổi thêm vốn kiến thức Tiếng việt có thêm những nhận định cụ thể (Ưu điểm, tồn tại) của sách giáo khoa để bộ sách hoàn thiện hơn.
Với lýdo cơ bản trên đây nên tôi đã chọn đề tài: “Dạy kiểu bài cung cấp lý thuyết về từ loại qua phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Chương trình năm 2000”.
Qua nghiên cứu đề tài này bản thân đã định ra được mục đích sau:
+ Tìm hiểu nội dung luyện từ và câu chương trình lớp 3 để thấy được sự thay đổi so với chương trình 165 tuần kể cả nội dung cấu trúc phương pháp.
+ So sánh nội dung giữa các lớp trong cùng một chương trình để thấy tính liên tục và sự kế thừa các nội dung Tiếng việt ở các lớp tiểu học.
+ Thấy được những ưu điểm, những bất cập, bất hợp lý (nếu có) của sách giáo khoa Tiếng việt chương trình 2000 và đề ra phương pháp dạy học phù hợp với mục đích yêu cầu của từng bài học.
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1/ Cơ sở lý luận:
- Trong điều kiện đất nước đang ngày càng phát triển, đổi mới, việc đào tạo một lớp người mới biết sử dụng thành thạo, điêu luyện ngôn ngữ để diễn đạt cái mới, sáng tạo của tư duy là cần thiết. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Việc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với việc rèn luyện tư duy. Quá trình chiếm lĩnh Tiếng việt văn hoá ở học sinh là quá trình dần dần thông hiểu cấu trúc Tiếng việt, trên cơ sở đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Trong dạy học phân môn luyện từ và câu, giáo viên tạo cho học sinh sử dụng tốt các phương pháp tư duy như: Phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Tiếng việt có vị trí ngang hàng với các ngôn ngữ phát triển khác trên thế giới, vì thế vị trí, vai trò của Tiếng việt ngày càng được khẳng định và đề cao. Tiếng việt là ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội. Đồng thời thể hiện chất liệu nghệ thuật người viết, là công cụ nhận thức, tư duy của con người, là phương tiện tổ chức và phát triển của xã hội. Do vậy Tiếng việt được đưa vào dạy học trong tất cả các cấp học với lượng kiến thức và thời gian nhiều. Đây là môn học quan trọng trong quá trình giúp học sinh có thể sử dụng Tiếng việt như một phương tiện sắc bén để giao tiếp.
- Môn Tiếng việt là một trong những bộ môn trong nhà trường nên phải được thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Nguyên tắc dạy vàv học Tiếng việt phải cụ thể hoá mục tiêu và nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn cuả mình. Ngoài ra, việc dạy từ loại trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh cần dựa trên cơ sở quy luật chi phối quá trình dạy học Tiếng việt. Bởi vì, môn Tiếng việt có những quy luật riêng được khái quát từ thực tiễn dạy học bộ môn này. Trên cơ sở những quy luật nguyên tắc để đề ra một phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức quá trình dạy và Tiếng việt xác định nội dung dạy học cụ thể hơn, khoa học hơn.
- Sự phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi, từng giai đoạn có liên quan đến việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dạy học Tiếng việt đã vận dụng quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Tiểu học vào bộ môn của mình. ở giai đoạn đầu của bậc tiểu học, tri giác của trẻ mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết mang tính không chủ định, phân biệt đối tượng chưa chính xác. Vì vậy trong dạy học giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu học sinh động, tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú, hấp hẫn.
1.1/ Mục tiêu môn Tiếng việt chương trình 2000:
Giáo dục trong nhà tr ... các dấu hiệu của khái niệm hoạt động học của học sinh được hiểu là hoạt động giao tiếp, hoạt động phân tích tổng hợp thực hành, lý thuyết.
Cả 2 hoạt động trên của học sinh có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau như: Làm việc độc lập; Trả lời câu hỏi thuyết trình hoặc làm mẫu trước lớp tổng hợp thực hành, lý thuyết, tham gia trò chơi
Hoạt động nhận thức tích cực của học sinh còn thể hiện trong giờ học, học sinh biết kết hợp các kỹ năng và tự hoàn thành công việc trong những giai đoạn khác nhau của giờ học và biết tự kiểm tra bản thân điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ sư phạm lành nghề.
3.4/ Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thực hiện quy trình lên lớp phân môn luyện từ và câu lớp 3:
3.4.1/ Thuận lợi:
Quy trình lên lớp tiết luyện từ và câu lớp 3 được xây dựng trên cơ sở các bước lên lớp chính của 1 tiết học. Trong bước “Dạy bài mới” phần hướng dẫn cho học sinh luyện tập là trọng tâm, nhìn chung kiến thức các bài đáp ứng được mục tiêu của chương trình. Nội dung kiến thức vừa phải mở rộng, đa dạng, phong phú, hệ thống hệ thống bài tập đòi hỏi cách thức tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức của giáo viên. Giáo viên tổ chức hoạt động sinh động, linh hoạt hấp dẫn hơn phần nội dung kiến thức không chỉ giới thiệu những kiến thức mới mà còn củng cố ôn luyện những kiến thức đã học tập trung vào các kiến thức kỹ năng cơ bản thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục.
Trong chương trình Tiếng việt khi triển khai thực hiện giáo viên chủ động lựa chọn các nội dung và phương pháp thích hợp với từng đối tượng học sinh để tổ chức, hướng dãn học sinh tự học, tự phát triển và chiếm lĩnh tri thức mới. Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt phối hợp giữa dạy học trong và ngoài lớp ở nhà trường và ở hiện trường. Phương pháp hiện nay đã thay đổi về căn bản cách dạy, cách học thụ động trước kia, giáo viên có thể sử dụng phiếu bài tập trong quá trình giảng dạy vì phiếu bài tập là cá thể hoá của việc học, thúc đẩy học sinh hoạt động trí tuệ thực sự, là một phương tiện dạy học theo hướng thực hành giao tiếp ngôn ngữ. Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra các bài tập theo hình thức trắc nghiệm để đánh giá kết quả bài làm của học sinh chính xác hơn. Trong phần hướng dẫn học sinh luyện tập hệ thống bài tập trong sách giáo khoa giúp học tự học sinh được nhiều hơn, các em được tham gia các hoạt động hướng tới sự phát triển về năng lực.
3.4.2/ Khó khăn:
Việc thay đổi nội dung sách giáo khoa, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học tạo ra một bước chuyển khó khăn đối với giáo viên nhất là những giáo viên đã có thời gian công tác lâu năm trong bước hướng dẫn học sinh luyện tập nếu giáo viên không cụ thể hoá bài tập, hướng dẫn, giải thích cho học sinh hiểu mục đích của bài tập thì dẫn đến thiếu thời gian vì có những bài tập lệnh đưa ra cần cụ thể hơn, có lệnh bài tập mang tính trừu tượng khó hiểu.
ở phần từ ngữ cần đưa thêm một số dạng bài tập cho học sinh.
Sách giáo khoa cũng có một số hạn chế trong từng bước lên lớp như chưa chỉ ra mục tiêu cụ thể của từng bài tập; chỉ có đáp án mà không nêu cách thực hiện, cách tiến hành một bài tập cụ thể như thế nào? Không chốt lại kiến thức bài học
Nếu giáo viên ít năng động lớp học trở nên đơn điệu, hiệu quả kém.
Chương IV
Thực nghiệm thiết kế bài giảng
Qua việc nghiên cứu các tài liệu và sách giáo khoa, sách giáo viên chương trình 2000 trong việc dạy kiểu bài luyện từ và câu lớp 3 chúng tôi áp dụng thiết kế một số bài giảng để thấy rõ tính thiết thực của các vấn đề nghiên cứu đề cập tới trong đề tài này đồng thời đánh giá khả năng thực tế của bản thân trong quá trình nghiên cứu, hiệu quả của việc xây dựng đề tài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài tập đã giao từ tiết trước.
- 2 học sinh đọc bài
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ
- 3 học sinh đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh
2/ Dạy - học bài mới
2.1/ Giới thiệu bài:
- Viết câu văn lên bảng: Vua Mi-đát thử bẻ một càng sồi, cành đó liên biến thành vàng
- Học sinh đọc câu văn trên bảng
- Yêu cầu học sinh phân tích câu
- Phân tích câu
Vua/Mi-đát/thử/bẻ/một/cành/sồi, cành / đó/liền/biến thành/vàng
- Những từ loại nào trong câu mà em đã biết?
+ Em đã biết:
* Danh từ chung: Vua, một, cành / sồi / vàng
* Danh từ riêng: Mi - đát
- Vậy loại tử bẻ, biến thành là gì?
- Lắng nghe
Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2.2/ Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi học sinh đọc phần nhận xét
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng bài tập
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu
- 2 học sinh ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Phát biểu, nhận xét, bổ sung
- Kết luận lời giải đúng
- Chữa bài (nếu sai)
Các từ:
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: Nhìn, nghĩ, thấy.
- Chỉ trạng thái của các sự vật
+ Của dòng thác: Đổ, (đổ xuống)
+ Của lá cờ: bay
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì?
- Động từ là từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
2.3/ Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ
- 3 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp
- Vậy từ bẻ, biến thành có là động từ không? Vì sao?
- Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của vật.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
- Ví dụ:
* Từ chỉ hoạt động: Ăn cứ, xem ti vi, kể chuyện, múa, hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đẹp, chơi điện tử
* Từ chỉ trạng thái: Bay là là, lượn vòng, yêu lặng
2.4/ Luyện tập
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu
- 1 học sinh đọc thành tiếng 
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung.
- Hoạt động trong nhóm
- Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ
- Viết vào VBT
Các hoạt động
ở nhà
Các hoạt động
ở trường
Đánh răng, rửa mặt, ăm cơm, uống nước, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho mèo ăn, cho gà ăn, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấy quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử
Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn, lau bảng, kê bàn ghế, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, sinh hoạt sao, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập làm văn nghệ, diễn kịch.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 học sinh đọc thành tiếng
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.
- Gọi học sinh trình bày, Học sinh khác theo dõi, bổ sung lời giải đúng
- Học sinh trình bày và nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng
- Chữa bài (nếu sai)
a/ Đến - Yết kiến - cho - nhận - xin - làm - dùi - có thể - lặn
b/ Mỉm cười - ưng thuận - thử - bẻ - biến thành - ngắt - thành - tưởng - có.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc thành tiếng
- Treo tranh minh hoạ và gọi học sinh lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi
- 1 học sinh đọc thành tiếng
- 2 học sinh lên bảng mô tả
* Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán hoạt động cúi
* Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động ngủ.
- Hỏi học sinh đã hiểu cách chơi chưa.
- Tổ chức cho học sinh thi biểu diễn kịch câm.
+ Hoạt động trong nhóm.
GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm
Ví dụ:
+ Từng nhóm 4 học sinh biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo học sinh nào cũng được biểu diễn và đoán hoạt động.
* Động tác trong học tập: Mượn sách (bút, thước kẻ), đọc bài, biết bài, mở cặp, cất sách vở, viết, phát biểu ý kiến
* Động tác khi vệ sinh thân thể hoặc môi trường: Đánh răng, rửa mặt, rửa dép, chải tóc, quét lớp, lau bảng, kê bànghế, tưới cây, nhổ cỏ, hót rác
* Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đá cầu, bơi tập thể dục, chơi điện tử, đọc truyện
- Tổ chức cho từng lượt học sinh thi: 2 nhóm thi, mỗi nhóm 5 học sinh
- Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn.
3/ Củng cố, dặn dò:
+ Hỏi: Thế nào là động từ?
+ Động từ được dùng ở đâu?
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm
C - Kết quả thí nghiệm:
Với bài thiết kế trên đây chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trường tiểu học Thị Trấn Hoà Bình - Huyện Tương Dương - Tỉnh Nghệ An
Kết quả thử nghiệm cho thấy:
Lớp
Tổng số
Số phiếu đạt giỏi
Số phiếu đạt khá
Số phiếu đạt TB
Số phiếu yếu
4A
30
7em = 23,1%
10em = 34%
13em = 49,9%
0
* Nhận xét: Qua thử nghiệm chúng tôi thấy nội dung kiến thức các bài học đáp ứng được mục tiêu chung của chương trình.
- Nội dung yêu cầu của từng bài tập rõ ràng, học sinh hiểu được ý đồ của phiếu bài tập, học sinh tích cực trong khi làm phiếu học tập.
- Khả năng hiểu bài và tiếp thu bải của các em có nhiều chuyển biến.
- Tuy nhiên, một số em còn ỉ lại trong quá trình hoạt động nhóm.
- Phần lớn khai quát nội dung kiến thức bài học còn hơi rườm.
D - Hướng đi tiếp của bản thân:
Qua nghiên cứu và thử nghiệm chúng tôi thấy rõ thực tế dạy và học phân môn luyện từ và câu lớp 3 chương trình 2000. Là một giáo viên tiểu học và là người chỉ đạo chuyên môn trước những đổi mới lớn lao của ngành, bản thân tôi sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện học hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình theo dõi, quản lý, xây dựng chuyên môn, thực hiện xây dựng các tiết dạy luyện từ và câu sáng tạo, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học cho học sinh.
Kết luận
Sự ra đời của chương trình 2000 đánh giá một sự kiện lớn đối với ngành giáo dục, chương trình 2000 đã nhanh chóng tạo một sự quan tâm đặc biệt của toàn ngành từ đây việc tiếp nhận một nền giáo dục hiện đại tiên tiến chứa đựng nhiều triển vọng hơn.
	Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh, chương trình Tiếng việt lớp 3 - 2000 đã chuyển từ chương trình “tĩnh” thành chương trình “động” bởi vậy chương trình tập trung vào dạy cách học. Muốn truyền đạt được nội dung bài học hiệu quả giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy Giáo viên luôn là người lập kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn học sinh luôn chủ động, năng động trong học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN luyện Từ và câu lớp 3.doc