SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 Mã số: Năm học 2021 - 2022 Bài khảo sát số 1 Cán bộ khảo sát Số phách ( Ký, ghi rõ họ tên) Trường Tiểu học: Lớp: ............ 1 . Họ và tên: .......................................................... 2 . Số báo danh: ................. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Mã số: KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 Năm học 2021 - 2022 Bài khảo sát số 1 (Thời giam làm bài: 60 phút) Điểm Giám khảo Số phách Bằng số Bằng chữ ...................... ...................... I. Em hãy đọc bài văn sau: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) II. Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi: (5đ) Câu 1. M1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .... cách ký tên. A. học cho thành tài để giúp mẹ B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ C. học thật giỏi để giúp mẹ D. học để thành cô giáo và dạy mẹ Câu 2. M1: Phương đến lớp trễ vì: A. Phương thức dậy trễ. B. Mẹ đưa đi học muộn. C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường. Câu 3. M1: Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã: A. Không làm điều gì cả. B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo. C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ. D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám. Câu 4. M1: Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào? . Câu 5. M4: Nếu em là Phương, khi biết mẹ đã đến gặp cô giáo, em sẽ nói với mẹ là: . . Câu 6. M1: Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng: A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 7. M2: Em hãy gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. III. Em hãy hoàn thành các bài tập sau.(5 đ) Câu 8. M1: Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Đi vắng, bố nhờ người ....................................... giúp nhà cửa. (chăm sóc; săn sóc; trông coi) Câu 9. M2: Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ “thắng lợi” - Từ đồng nghĩa với từ “thắng lợi” đó là: - Từ trái nghĩa với từ “thắng lợi” đó là: Câu 10. M2: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau: Gió càng to, ................................................................................................................................. Câu 11. M2: Chữa lại cặp quan hệ từ viết chưa phù hợp trong câu sau: Vì gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn An vẫn học giỏi. Chữa lại:.................................................................................................................................................. Câu 12. M1: Phần đất liền của nước ta không giáp với nước nào sau đây ? A. Lào B. Thái Lan C. Trung Quốc D. Cam – pu - chia Câu 13. M2: Nối các nhânvật ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột B 1. Nguyễn Trường Tộ A. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Nguyễn Tất Thành B.Trình bày bản điều trần, mong muốn canh tân đất nước 3. Phan Bội Châu C. Được suy tôn làm “ Bình Tây Đại nguyên soái” 4. Trương Định D. Phong trào Đông du Câu 14. M2:Circle the odd one out A. gentle B. generous C. kind D. architect Câu 15. M3: Choose the best answer What will the weather be like tomorrow? A. It’s will be hot and sunny. B. It’ll be hot and sunny. C. It’s hot and sunny. D. It’ll hot and sunny. Câu 16. M3: Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể những việc em và các bạn lớp em đã làm ở trường để phòng chống bệnh dịch Covid -19. ‘ ‘ HƯỚNG DẪN CHẤM LỚP 5 - NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài khảo sát số 1 I. Đọc bài văn II. Phần đọc hiểu ( 3,5 điểm) Câu số Đáp án/ yêu cầu cần đạt Điểm 1 B 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 Nó buồn và hơi ngúng nguẩy 0,5 5 Viết được câu đúng theo yêu cầu 0,5 6 A 0,5 7 Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy 0,5 ( Nếu xác định đúng một vế câu trừ 0,25 điểm Tổng 3,5 III. Phần hoàn thành bài tập ( 6,5 điểm) Câu Đáp án/ Yêu cầu cần đạt Điểm Diễn giải 8 Trông coi 0,5 9 Tìm đúng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 0,5 Mỗi ý đúng cho 0,25 đ 10 Viết thêm được vế sau phù hợp 0,5 11 Thay cặp QHT “Vì .nên” bằng cặp QHT 0,5 “Tuy....nhưng” 12 B 0,5 13 1- B; 2 - A; 1,0 Nối đúng mỗi nhân vật với 3 - D; 4 - C sự kiện lịch sử cho 0,25 đ 14 D 0,5 15 B 0,5 16 Hình thức: - Nếu bài viết không đảm - Trình bày đúng, đủ số câu yêu cầu của đoạn văn; bảo các yêu cầu về hình - Câu từ đúng ngữ pháp; không mắc lỗi thức hoặc các ý lan man, chính tả 2,0 thiếu tính lôgic, dập xóa, - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. sai lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Nội dung: - Nếu bài viết có nội dung - Bài viết đạt điểm tối đa phải có nội dung không rõ ràng cho 1,0 đúng yêu cầu của đề bài: Học sinh kể được điểm, sai yêu cầu của đề bài một số việc làm của mình, của các bạn và kết không cho điểm. quả đạt được. - Căn cứ vào nội dung bài - Các ý được được triển khai một cách lôgic, viết của học sinh, khả năng hợp lí; diễn đạt, dùng từ, bộc lộ cảm xúc để giáo viên cho điểm phù hợp. Tổng 6,5 Tổng điểm toàn bài là số nguyên làm tròn từ 0,5 trở lên thành 1 điểm MA TRẬN ĐỀ BÀI KHẢO SÁT SỐ 1 MÔN TIẾNG VIỆT KẾT HỢP CÁC MÔN HỌC Số câu, số Mạch kiến thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng điểm Tiếng Việt, Câu hỏi, bài Số câu 7 5 2 14 tập ứng dụng có tích hợp Số điểm 3,5 3,0 2,5 9 môn Lịch sử- Địa lí. Số câu 1 1 2 Tiếng Anh Số điểm 0,5 0,5 1,0 Số câu 7 6 3 16 Tổng Số điểm 3,5 3,5 3,0 10
Tài liệu đính kèm: