Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Toán 2

Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Toán 2

Bài 1, Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau là:

A, 100 B, 101 C, 102 D, 123

Bài 2, 3 dm5cm = .

A, 35 cm B, 30 cm C,35 cm D, 8 cm

Bài 3, Kết quả của phép tính: 52 – 27 + 16 = ? là:

A, 95 B, 41 C, 9 D, 63

Bài 4, Cho dãy số: 2; 3; 5; 8; 13; . Số tiếp theo cần điền vào chỗ trống là:

A, 16 B, 18 C, 21 D, 93

Bài 5, Cho biết thời gian thích hợp cho một số hoạt động trong ngày:

A, Em thường đi chơi với bạn hết 6 giờ.

B, Em thường ăn cơm hết 2 giờ.

C, Buổi tối em học bài, làm bài hết 2 giờ

D, Em thường xem ti vi hết 5 phút.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Toán 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Tây Đô
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn toán 2- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Phần bài tập trắc nghiệm: ( 3điểm)
Ghi lại chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Bài 1, Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau là: 
A, 100	 	B, 101	 C, 102	 	 D, 123
Bài 2, 3 dm5cm = .
A, 35 cm	 B, 30 cm	 C,35 cm	 D, 8 cm
Bài 3, Kết quả của phép tính: 52 – 27 + 16 = ? là:
A, 95	B, 41	C, 9 	 D, 63
Bài 4, Cho dãy số: 2; 3; 5; 8; 13; . Số tiếp theo cần điền vào chỗ trống là:
A, 16	B, 18	C, 21	D, 93
Bài 5, Cho biết thời gian thích hợp cho một số hoạt động trong ngày:
A, Em thường đi chơi với bạn hết 6 giờ.
B, Em thường ăn cơm hết 2 giờ.
C, Buổi tối em học bài, làm bài hết 2 giờ
D, Em thường xem ti vi hết 5 phút.
Bài 6, Ngày mùng 3 tháng 2 năm nay là thứ tư. Hỏi ngày cuối cùng của tháng 2 năm nay là thứ mấy? 
A, Thứ tư	 B, Thứ năm	 C, thứ bẩy D,Chủ nhật
Phần tự luận: ( 7điểm)
Bài 1, Điền số , chữ số thích hợp vào ô trống
 71 - 3 c = c 2 	c x c x c = c + c + c
Bài 2 , Điền dấu ( +), (-), (x), (: ) thích hợp vào ô trống:
 30 c 7 c 9 = 32 15 c 2 c 2 c 3 = 23
Bài 3: ( điểm)
 Tìm X 
 X - 17 = 4 x 5 
6 + x + x + x = 30
 Bài 4, Hiện nay hà 8 tuổi, mẹ Hà 30 tuổi. Hỏi khi Hà bằng tuổi mẹ hiện nay thì lúc đó mẹ Hà bao nhiêu tuổi?
Bài 5: 
 Trong hình vẽ bên có
-Bao nhiêu hình tam giác.
- Bao nhiêu hình tứ giác.
Truờng Tiểu học Tây Đô
Biểu điểm chấm 
Môn toán 2- năm học 2009 – 2010
Phần bài tập trắc nghiệm: ( 6điểm) – Mỗi ý đúng cho 1 điểm 
Bài 1, C, 102	 	 
Bài 2, A, 35 cm	 	
Bài 3, B, 41	
Bài 4 C, 21	
Bài 5, C, Buổi tối em học bài, làm bài hết 2 giờ
Bài 6, D,Chủ nhật
Phần tự luận: ( 14điểm)
Bài 1, Điền số , chữ số thích hợp vào ô trống ( 2điểm) mỗi ý đúng cho 1 điểm .
3
2
1
3
2
1
9
3
 71 - 3 = 2 	x x = + + 
 ( HS có thể điền số 0 )
Bài 2 , Điền dấu ( +), (-), (x), (: ) thích hợp vào ô trống: ( 2điểm) mỗi ý đúng cho 1 điểm .
-
+
+
+
x
 30 7 9 = 32 15 2 2 3 = 23
Bài 3: Tìm X ( 3điểm) mỗi ý đúng cho 1,5 điểm .
 X - 17 = 4 x 5 
 X – 17 = 20 ( 0,5 )
 X = 20 + 17 ( 0,5 )
 X = 37 ( 0,5 )
6 + x + x + x = 30
6 +( x + x + x )=30 ( 0,5 )
 6 + X x 3 = 30
 X x 3 = 30 – 6 ( 0,5 )
 X x 3 = 24 ( 0,25 )
 X = 24 : 3 ( 0,25 )
 X = 8
 Bài 4 : ( 4 điểm )
 - Tóm tắt đúng, chính xác cho 1 điểm 
 - Giải
 Mỗi năm mỗi người tăng lên 1 tuổi ( 0,5 đ)
 Hiện nay mẹ hơn Hà số tuổi là : ( 1 đ)
 30 – 8 = 22 ( tuổi )
 Khi Hà bằng tuổi mẹ hiện nay thì lúc đó mẹ có số tuổi là : ( 1 đ)
 30 + 22 = 52 ( tuổi )
 Đáp số : 52 tuổi ( 0,5 đ)
Bài 5: ( 3 điểm )
 Trong hình vẽ bên có
- 10 hình tam giác. (2 điểm)
- 3 hình tứ giác. (1 điểm)
Trường Tiểu học Tây Đô
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn tiếng Việt 2- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 40 phút)
I/ Phần bài tập trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D(là đáp án, câu trả lời..) Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
 Bài 1, Trong các từ : câu truyện, chuyện gẫu, truyện đọc, nói chuyện từ viết sai chính tả là:
A. câu truyện	 B, chuyện gẫu	 C, truyện đọc D, nói chuyện 
Bài 2 Câu: “Tất cả học sinh giỏi của các trường đang đua tài.” thuộc kiểu câu nào?
A, Ai - là gì? 	B,Ai – làm gì? C, Ai - thế nào?
Bài 3, Từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ” là:
A, siêng năng	B,đoàn kết	C, lười nhác D, dũng cảm
Bài 4, Điền tiếp từ còn thiếu vào chỗ chấm để hòan chỉnh thành ngữ sau:
Có ............. mài sắt có ngày nên...........
_ Câu thành ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
II/ Phần tự luận (16 điểm) 
Bài 1: 
a, Tìm 5 từ nói về đức tính của người học sinh ngoan.
b, Tìm 5 từ nói về tình cảm của những người trong gia đình.
Bài 2, Em hãy viết 2 câu thành ngữ (hoặc tục ngữ) nói về tinh thần đoàn kết.
Bài 3, Ghép các tiếng sau: thương, yêu, quý, mến, kính thành những từ có 2 tiếng.
Bài 4:Tập làm văn
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 đến 10 câu) nêu những cảm nhận của em về mùa xuân..
Biểu điểm Tiếng Việt 2
I/ Phần bài tập trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi ý đúng 1 điểm
 Bài 1, A. câu truyện	 
Bài 2 B, Ai – làm gì? 
Bài 3, 	C, lười nhác 
Bài 4, Điền tiếp từ còn thiếu vào chỗ chấm để hòan chỉnh thành ngữ sau:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
_ Câu thành ngữ trên khuyên chúng ta kiên trì nà nhẫn nại nhất định sẽ thành công.
II/ Phần tự luận (16 điểm) 
Bài 1: (2 điểm)
a, Tìm 5 từ nói về đức tính của người học sinh ngoan được 1 điểm mỗi từ đúng được 0,2 điểm. VD: ngoan ngoãn, siêng năng, lễ phép, chịu khó, cần cù, kiên trì, dũng cảm,.
b, Tìm 5 từ nói về tình cảm của những người trong gia đình được 1 điểm mỗi từ đúng được 0,2 điểm. VD: yêu thương, kính trọng, quý mến,yêu quý, thương yêu, mến yêu, 
Bài 2, (2 điểm)
 Viết 2 câu thành ngữ (hoặc tục ngữ) nói về tinh thần đoàn kết được 1 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm.
VD: Đồng tâm hợp lực; đồng sức đồng lòng; kề vai sát cánh; chung lưng đấu cật,..
Bài 3, (2 điểm) Ghép đúng 12 từ được 2 điểm
VD: thương yêu, thương mến, yêu thương, yêu quý, yêu mến, quý yêu, quý mến, mến thương, mến yêu, kính yêu, kính mến, kính quý.
Bài 4:Tập làm văn (8 điểm)
+ Yêu cầu: Viết thành đoạn văn đúng thể loại văn kể về mùa xuân.
+ Nội dung: 
Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào trong năm.
Mùa xuân tiết trời như thế nào?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào?
Nêu cảm nhận của em về mùa xuân.
+ Hình thức: Bài viết dùng từ, viết câu rõ ý, đoạn văn liền mạch, viết đúng chính tả, câu văn có hình ảnh . Văn viết có sáng tạo, linh hoạt.
Mức đánh giá:
 - Đúng thể loại, đạt trọn vẹn các ý trên câu văn có hình ảnh, diễn đạt rõ ràng và bộc lộ cảm xúc ( 7 - 8 điểm)
- Đáp ứng yêu cầu trên song bài làm chưa sáng tạo mắc một số lỗi về câu, chính tả tuỳ mức độ cho 6 -5 - 4 – 3 điểm
 - Nội dung sơ sài, liệt lê, kể lể, diễn đạt vụng. ( 1- 2 đ).
	Chữ viết và trình bày (2 điểm)
Trường Tiểu học Tây Đô 
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn tiếng việt 3- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I/ Phần bài tập trắc nghiệm (6 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D(là đáp án, câu trả lời..) Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
Bài1, Trong các từ sau từ nào viết đúng chính tả:
A, trơ chụi	B, trơ trụi	C, chơ chụi	D, chơ chụi
Bài 2, Trong các câu văn sau câu văn nào có hình ảnh nhân hoá?
A, Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
B, Chiếc lá vàng chao lượn trong không gian như còn luyến tiếc khung trời rộng.
C, Các bạn học sinh đang đua tài.
Bài 3, Câu “ Ông mặt trời nhô lên cười” thuộc kiểu câu nào? 
A, Ai - là gì?	 B, Ai - làm gì? 	 C, Ai - thế nào? 
 Bài 4 Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khôn” trong câu: “ Chú mèo này khôn thật” :
A, Tinh	 	 B, ranh	C, ngoan 
Bài 5 Trong các dòng dưới đây, dòng nào gồm các từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình:
A, Cha mẹ, con cháu, chị cả, anh hai, chú bác, anh em.
B, Cha mẹ, em gái, anh hai, chú bác, anh em, ông bà. 
C, Cha mẹ, con cháu, ông bà, chú bác, anh em. 
Bài 6, Trong các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu rục ngữ, thành ngữ nào có nghĩa nói về tinh thâng tương thân tương ái?
 	A, Giấy rách phải giữ lấy lề.	B, Kính trên nhường dưới.
 C, Lá lành đùm lá rách. 
II/ Phần tự luận (14 điểm) 
Bài 1 Em hãy viết lại lời hứa của người cháu Trần Hoài Đức trong bức thư gửi bà . 
Bài 2, Tìm, gạch chân và đặt câu hỏi cho các bộ phận câu của câu sau:
ở lớp, khi học bài làm bài, vì có nhiều cố gắng, Nam đã được nhận phần thưởng giành cho người tiến bộ nhất trong học kì I.
Bài 3, Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu tực ngữ sau:
Chia  sẻ 
Câu thành ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
Bài 4: Tập làm văn:
 Em hãy viết một bài văn ngắn giới thiệu về quê hương của em và nêu lên tình cảm yêu thương, gắn bó của em đối với quê hương.
Biểu điểm Tiếng Việt 3
I/ Phần bài tập trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
Bài1, B, trơ trụi	
Bài 2, 
B, Chiếc lá vàng chao lượn trong không gian như còn luyến tiếc khung trời rộng.
Bài 3, C, Ai - thế nào? 
Bài 4 A, Tinh
Bài 5 C, Cha mẹ, con cháu, ông bà, chú bác, anh em. 
Bài 6 C, Lá lành đùm lá rách. 
II/ Phần tự luận (14 điểm) 
Bài 1: Em hãy viết lại lời hứa của người cháu Trần Hoài Đức trong bức thư gửi bà. 
(1 điểm) 
 Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để bà vui. 
Bài 2, Tìm, gạch chân và đặt câu hỏi cho các bộ phận câu của câu. (2 điểm)
ở lớp, khi học bài làm bài, vì có nhiều cố gắng, Nam đã được nhận phần thưởng 
ở đâu? khi nào? vì sao? ai? Thế nào?
giành cho người tiến bộ nhất trong học kì I.
Bài 3, (2 điểm) Điền đúng 1 điểm, giải thích đúng 1 điểm.
- Chia ngọt sẻ bùi.
- Câu thành ngữ trên khuyên chúng ta phải biết chia sẻ niềm vui, nõi buồnvới nhau. Niềm vui được chia sẻ niềm vui được nhân lên. Nõi buồn được chia sẻ nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa.
Bài 4: Tập làm văn: (9 điểm)
 a, Nội dung: Viết bài văn giới thiệu về quê hương em( hoặc nơi em ở) và nên tình cảm yêu thương, gắn bó của em với quê hương.
- Học sinh có thể chọn giới thiệu về quê hương hoặc giới thiệu về nơi mình ở cốt sao nơi ấy học sinh có nhiều cảm xúc, có nhiều kỷ niệm nhất.
	Đảm bảo bài viết phải có đủ các ý sau:
Quê em ( hoặc nơi em ở) là ở đâu ( nông thôn hay thành phố).
Có cảnh gì đẹp.
Cảnh đẹp có gì đáng nhớ? Kỷ niệm gì sâu sắc?....
Tình cảm của em với quê hương như thế nào? Có gắn liền với tuổi thơ của em không?
b, Hình thức: Bài viết dùng từ, viết câu rõ ý, đoạn văn liền mạch, viết đúng chính tả, câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá. Văn viết có sáng tạo, linh hoạt.
c, Cách cho điểm: 9- 8 -7 -6- 5 -4 -3 -2 -1.
 - Đáp ứng đủ yêu cầu trên,văn viết linh hoạt, có nhiều sáng tạo, không mắc lỗi.(9đ)
 - Đáp ứng yêu cầu trên song bài làm chưa sáng tạo, mắc 2 -3 lỗi chính tả, câu từ. (7- 8 đ)
 - Đáp ứng yêu cầu trên song bài làm chưa sáng tạo mắc một số lỗi về câu, chính tả tuỳ mức độ cho 6 -5 - 4 – 3 điểm
 - Nội dung sơ sài, liệt lê, kể lể, diễn đạt vụng. ( 1- 2 đ).
 * Ghi chú: Chữ viết, trình bày sạch sẽ toàn bài : 2 điểm
Trường Tiểu học Tây Đô
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn toán 3- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Phần bài tập trắc nghiệm: ( 3điểm)
Ghi lại chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Bài 1, Số bé nhất có 4 chữ số khác nhau là:
A, 1000	B, 1001	C, 1023	D, 1032
Bài 2, của một giờ là: 
A , 5 phút	B, 10 phút	C, 12 phút	D, 6 phút
Bài 3, Giá trị của biểu thức: 1470 : 3 x 2 bằng bao nhiêu:
A, 98	B, 980	 C, 240	 D,294
Bài 4, Mỗi bàn ngồi 2 học sinh. Lớp có 29 học sinh thì cần kê ít nhất số bàn là:
A, 13 bàn	B, 14bàn	 C, 15 b ... rên thì là số hạng thứ bao nhiêu của dẫy.
Bài 5: 
Một hình vuông ABCD, kéo dài AB thêm một đoạn BM bằng 2 cm, kéo dài AD thêm doạn DN bằng 1 cm.
a, Vẽ hình chữ nhật AMPN
b, Tính diện tích hình vuông ABCD biết diện tích hình chữ nhật AMPN lớn hơn diện tích hình vuông ABCD là 17 cm2.
Biểu điểm toán 4
Phần bài tập trắc nghiệm: ( 6điểm)
Mỗi ý đúng 1 điểm.
Bài 1) C: 112
Bài 2: A: 0
Bài 3: D: 50 000:
Bài 4: A: 10 005
Bài 5: B: 135
Bài 6: B: 4 lần
II/ Phần tự luận (14 điểm) 
Bài 1: So sánh các phân số sau một cách hợp lí: 2 điểm mỗi phép tính đúng 1 điểm
 và 
Vì - = = 1 (0,5 điểm)
 - = = 1
 Mà > nên > (0,5 điểm)
 và 
Vì = 
 Nên = 
 Bài 2. Tính biểu thức sau bằng cách hợp lý: (3 điểm ) Mỗi ý đúng 1,5 điểm
 1, 2010 x 2009 - 1010 x 2010 + 2010
 = 2010 x ( 2009 - 1010 + 1) ( 1 điểm)
 = 2010 x 1000 (0, 25 điểm)
 = 2 010 000 (0,25 điểm)
 2, + + + + 
= (1 - ) + ( - )+ ( - ) +( - ) + ( - ) (0,5 điểm)
= 1 - + - + - + - + - (0,5 điểm)
= 1 - = (0,5 điểm)
 Bài 3, Tìm x: ( 2 điểm ) mỗi ý đúng 1 điểm 
2010 : X = 251 (dư 2)
X = (2010 - 2 ) : 251 (0,5 điểm)
X = 2008 : 251 (0,25 điểm)
X = 8 ( 0,25 điểm)
 < < 1
 < < (0,5 điểm)
 < < < < < (0,25 điểm)
Nên X = 3; 4; 5; 6 (0,25 điểm)
Bài 4: (2 điểm ) Cho dãy số : 0 ; 3 ; 6 ; 9 ; 12 ; .
a, Nêu quy luật rồi viết tiếp 3 số hạng của dẫy. (1 điểm)
* Quy luật: Kể từ số hạng thứ hai, số đứng sau bằng số liền trước cộng thêm 3 đơn vị.
Ta có dãy số: 0 ; 3 ; 6 ; 9 ; 12; 15; 18; 21. 
b, Trả lời : vì mỗi số hạng của dãy trên đều chia hết cho 3 mà số 2010 cũng chia hết cho 3 nên số 2010 có thuộc dẫy trên. 
 Và là số hạng thứ : (2010 - 0) : 3 + 1 = 671 
 Vậy số 2010 là số hạng thứ 671 của dẫy.
Bài 5: ( 4 điểm )
Một hình vuông ABCD, kéo dài AB thêm một đoạn BM bằng 2 cm, kéo dài AD thêm doạn DN bằng 1 cm. A B M 
a, Vẽ hình chữ nhật AMPN (1 điểm) 2 cm
 17 cm2
 D C E
 N F P
b, (3 điểm)
 Kéo dài DC cắt BM tại E, kéo dài BC cắt PN tại F theo bài ra ta có:
Diện tích hình chữ nhật BMEC + diện tích hình chữ nhật CEPF + diện tích hình chữ nhật DCFN = 17 cm2.
Diện tích hình chữ nhật CEPF là: 2 x 1 = 2 (cm 2) (0,5 điểm)
Diện tích hình chữ nhật BMEC + Diện tích hình chữ nhật DCFN là:
17 - 2 = 15 (cm2)	(0,5 điểm)
 Mà diện tích hình chữ nhật BMEC = Cạnh hình vuông x 2
 Diện tích hình chữ nhật BMEC = Cạnh hình vuông x 1
 Gọi cạnh hình vuông là a ta có: a x 2 + a x 1 = 15 (c m2)
	 a x 3 = 15 (1điểm)
 a= 15 : 3 
a = 5 (cm) Vậy cạnh hình vuông bằng 5 cm. 
Diện tích hình vuông ABCD là:
5 x 5 = 25 (cm2) (0,5 điểm)
Đáp số: 25 cm2 (0,5 điểm)
* Lưu ý: HS có thể giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
 - Lời giải sai phép tính đúng không cho điểm.
Trường Tiểu học Tây Đô
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn toán 5- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Phần bài tập trắc nghiệm: ( 3điểm)
Ghi lại chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Bài 1:. Khi ta gấp bán kính hình tròn lên 4 lần thì chu vi hình tròn thay đổi thế nào?
A: giảm 2 lần
B: tăng 4 lần
C: tăng 2 lần
D: giảm 4 lần
Bài 2. Viết phân số thành tỉ số phần trăm là:
A: 80%
B: 12,5%
C: 45%
D: 54%
Bài 3. Viết 35% thành phân số tối giản là:
A: 
B: 
C: 
D: 
Bài 4. 3 ha 5 m2 =  m2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
A: 305
B: 3 005
C: 3 500
D: 30 005
Bài 5. 0,5 bằng bao nhiêu lần 
A: 10 lần
B: 100 lần
C: 50 lần
D: 1000 lần
Bài 6. Điền số?
 x
1
91
84
58
11
91
42
34
 A, X = 100	B, X = 101	 C, X =105	 D, X =107
II/ Phần tự luận (7 điểm) 
Bài 1, Tính giá trị biểu thức sau;
a, a x 7,5 + b x 4,9 + c x 3,2 + a x 2,5 + b x 5,1 + c x 6,8 
 (biết a + b + c = 201)
b, ( 1 + ) x ( 1 + ) x (1 + ) x ( 1 + )
Bài 2: a, Tìm X
(x + ) + (x + ) + ( x + ) = 1
 a, So sánh phân số sau bằng cách hợp lý.
 và 
 và 
Bài 3: 
 	Trung bình cộng 2 đáy của một hình thang dài 15,6 dm, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích hình thang đó.
Bài 4: 
Cho tam giác ABC ; E; F là trung điểm của các cạnh AB và AC. Nối E với C; F với B cắt nhau tại Q. 
a,So sánh diện tích tam giác EOB và diện tích tam giác FOC.
b,Nối A với O kéo dài cắt BC tại K. So sánh BK với KC.
Biểu điểm-Đáp án
 I-Phần trắc nghiệm:( 6điểm)
Chọn đúng đáp án của mỗi bài cho 1 điểm
 Bài 1-B Bài 2-A Bài 3- C 
 Bài 4-D Bài 5-B Bài 6-D 
II- Phần tự luận ( 14 điểm )
Bài1: (4 điểm)
Tính đúng giá trị mỗi biểu thức cho 2 điểm
a) a x 7,5 + b x 4,9 + c x 3,2 + a x 2,5 + b x 5,1 + c x 6,8
= a x (7,5 +2,5 ) + b x (4,9 + 5,1) + c x (3,2 + 6,8)
= a x 10 + b x 10 + c x 10
= 10 x (a + b + c)
= 10 x 201
= 2010
b) 
Bài 2: ( 3 điểm)
Mỗi ý đúng cho 1 điểm
a)
b) 
 * và 
Ta có: 
 Mà 
Vì nên 
 * và 
Ta thấy: 
Vì nên 
Bài3 : ( 3 điểm)
 Chiều cao của hình thang đó là:
	 15,6 : 3 x 2 = 10,4 (dm) 1,5 điểm
 Diện tích của hình thang đó là:
	 15,6 x 10,4 = 162,24 (dm2) 1 điểm
	 Đáp số: 162,24 dm2 0,5 điểm
F
C
K
B
A
O
S1
S2
S3
S4
E
Bài 4: ( 4 điểm)
a , ( 2điểm)
Ta có: SAEC = SECB = SABC 
( vì AE = EC, chung chiều cao hạ từ C xuống AB) (1)
Ta có: SAFB = SFBC = SABC 
( vì AF = FC, chung chiều cao hạ từ B xuống AC) (2)
Từ (1) và (2) => SECB = SFBC (3)
Mà SEOB = SECB - SBOC ; SFOC = SFBC - SBOC (4)
Từ (3) và (4) => SEOB = SFOC
b) ( 2điểm)
 Ta có: S1 = S2 (vì AE = EB, chung chiều cao hạ từ O xuống AB) 
Ta có: S3 = S4 (vì AF = FC, chung chiều cao hạ từ O xuống AC) 
Mà S1 = S4 (theo ý a) => S1 = S2 = S3 = S4
=> SAOB = SAOC (vì SAOB = S1 + S2 ; SAOC = S3 + S4)
Nếu coi OA là đáy thì hai hình tam giác này có chung đáy, mà diện tích 2 tam giác bằng nhau. => hai chiều cao hạ từ B và C xuống AK cũng bằng nhau.
Xét 2 tam giác OBK và OCK có chung đáy OK, hai chiều cao bằng nhau ( hạ từ B và C xuống AK) => SOBK = SOCK 
Nếu coi BK và CK là hai đáy thì hai tam giác này có chung chiều cao hạ từ O xuống BC mà SOBK = SOCK => hai đáy BK và CK bằng nhau.
Lưu ý: HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa .
Trường Tiểu học Tây Đô
Đề kiểm tra chất lượng Học Sinh giỏi
Môn tiếng việt 5- năm học 2009 – 2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D(là đáp án, câu trả lời..) Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
1. Trong các dòng sau dòng nào viết đúng quy tắc chính tả:
A. Hưng hà, Thái bình, Lê quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Sông Hồng.
B. Cam – Phu – Chia, Trung Quốc, ấn Độ, Rô - ma, Thuỵ Điển.
C. non nớt, long lanh, nắn nót, nặng nề, líu lo, nũng nịu.
2. Trong các câu sau câu nào là câu ghép.
A. Vì tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
B. Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
C. Chúng ta phấn đấu vì tương lai.
3. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy:
A. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, mặt đất.
B. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách, lặng im.
C. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
4. Từ “thưa thớt” thuộc loại từ nào?
A: danh từ
B: động từ
C: tính từ
5. Từ nào đồng nghĩa với “ im ắng”
A: lặng im
B: thưa thớt
C: lim dim
II. Phần tự luận: ( 15 điểm)
Bài 1:
a. Tìm bộ phận chính trong câu văn sau:
 Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
b. Chữa câu sai sau thành câu đúng.
	Vì Lan gặp nhiều khó khăn nên bạn ấy vẫn học tốt.
Câu em chữa thuộc kiểu câu nào?
Bài 2: Cảm thụ văn học
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
	Em thấy đoạn thơ trên có nhừng hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó?
Bài 3 : Tập làm văn
 	Mùa xuân, cảnh vật quê hương em thật đẹp sau những làn mưa bụi hạt. Bằng lời văn của mình em hãy miêu tả lại cảnh đẹp đó.
Trường Tiểu học Tây Đô
Biểu điểm chấm Môn tiếng việt 5
I. Phần trắc nghiệm: 5 điểm mõi ý đúng 1 điểm.
1. Trong các dòng sau dòng nào viết đúng quy tắc chính tả:
C. Non nớt, long lanh, nắn nót, nặng nề, líu lo, nũng nịu.
2. Trong các câu sau câu nào là câu ghép.
A. Vì tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
3. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy:
C. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
4. Từ “thưa thớt” thuộc loại từ nào? C: tính từ
5. Từ nào đồng nghĩa với “ im ắng”
A: lặng im
II. Phần tự luận: ( 15 điểm)
Bài 1: 2 điểm
a. Tìm bộ phận chính trong câu văn (1 điểm mỗi bộ phận đúng 0,25 điểm)
 Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
 CN1 VN1 CN2 VN2
b. Chữa câu sai sau thành câu đúng 0,5 điểm trả lời đúng kiểu câu 0,5 điểm.
	Vì Lan gặp nhiều khó khăn nhưng bạn ấy vẫn học tốt. 0,5 điểm
Câu em chữa thuộc kiểu câu ghép biểu thị quan hệ tương phản. 0,5 điểm
Bài 2: Cảm thụ văn học 3 điểm
Gợi ý :
 - Cây tre là người bạn đời, thuỷ chung của con người Việt Nam yêu nước. Từ lúc mới sinh ra, “măng tre ” đã nhọn, mọc thẳng được tác giả so sánh như cây chông, gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre và đó cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam. 
- Tre già thì măng mọc. Điều quý nhất là tre đã để lại “cái gốc” cho con cháu noi theo.Tre quan tâm săn sóc lớp măng non mới thật cảm động “Lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con.”
- Sự chịu đựng khó khăn, vất vả, chăm chỉ lao động vì con cháu, hi sinh vì con cháu.
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ đã khắc hoạ nổi bật tính cách con người và truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về đất nước, con người Việt nam.
Bài 3 : Tập làm văn 10 điểm
 Mùa xuân, cảnh vật quê hương em thật đẹp sau những làn mưa bụi hạt. Bằng lời văn của mình em hãy miêu tả lại cảnh đẹp đó.
* Thể loại : Tả cảnh 
* Nội dung: Tả cảnh đẹp quê hương em vào một ngày mưa bụi hạt. Trọng tâm cần tả rõ cảnh vật trong cơn mưa gắn với đặc điểm mưa xuân ở quê em đồng thời bộc lộ rõ tình cảm của mình đối với quê hương.
* Hình thức : Bài văn đủ 3 phần
* Biểu điểm
- Đúng thể loại, đạt trọn vẹn các ý trên, câu văn viết có hình ảnh, sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, diễn đạt rõ ràng và bộc lộ được cảm xúc, không mắc lỗi chính tả trong bài viết.( 9-10 điểm) 
- Đúng thể loại, nội dung tương đối phong phú, và bộc lộ được cảm xúc.( 7- 8 điểm)
- Đúng thể loại, đủ nội dung nhưng chưa bộc lộ được cảm xúc, còn mắc một số lỗi chính tả trong bài viết.( 4- 5- 6 điểm)
- Đúng thể loại,nội dung còn sơ sài, chưa biết lồng cảm xúc khi tả, còn mắc nhiều lỗi chính tả.(3-2-1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra chat luong HSG vong 1 - 2010.doc