Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 - 2013

Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 - 2013

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẩn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu hoạch được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Long Điền Đông K
Lớp: 5.
Họ và tên: Ngô Phát Thành
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Ngày kiểm tra: ..
Thời gian: 25 phút (không kể thới gian giao đề)
Mã
phách
MÔN THI
Đọc hiểu
Số báo danh
(Do thí sinh ghi)
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
"----------------------------------------------------- -"----------------------------------------------------------------------------
Lời phê của giám khảo
Điểm
Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Mã
phách
I. Đọc hiểu: ( 5 điểm )
Hãy khoanh vào ý đúng trong các câu hỏi sau: 
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẩn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu hoạch được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng đã bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
 Theo Trương Giang – Ngọc Minh
Câu 1:
Một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là gì?
Con nước ông Lìn.
Con nước Trịnh Tường.
Con nước Bát Xát.
Câu 2: 
	Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
Một mình ông đào suốt một năm trời.
Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời.
Ông cùng dân bản đào suốt một năm trời.
Câu 3: 
	Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
Dân bản phá rừng làm nương rẫy.
Dân bản cấy lúa nước.
Dân bản kết hợp cấy lúa nước và làm nương.
Câu 4:
	Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
Ông trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Ông trồng cây cổ thụ và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Ông trồng cây cao su và hướng dẫn cho bà con cùng làm.
Câu 5:
	Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây gì?
Cây lúa.
Cây ngô.
Cây thảo quả.
Câu 6: 
	Ông Lìn đã được ai gửi thư khen ngợi?
Chủ tịch xã Trịnh Tường.
Chủ tịch tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước.
Câu 7:
	Địa danh: “xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, thuộc danh từ gì?
Danh từ riêng.
Danh từ chung.
Đại từ.
Câu 8:
	Câu: “Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.” Có mấy từ láy?
1 từ láy.
2 từ láy.
3 từ láy.
Câu 9:
Câu: “Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn.” Thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu hỏi.
B. Câu cảm.
C. Câu kể.
Câu 10:
	Câu: “Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói.” Từ in đậm là quan hệ từ và nêu rõ mối quan hệ của chúng:
Mối quan hệ giữa từ ngữ.
Mối quan hệ giữa câu.
Mối quan hệ liên kết đoạn.
Trường TH Long Điền Đông K
Lớp: 5.
Họ và tên: Ngô Phát Thành
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Ngày kiểm tra: ..
Thời gian: 35 phút (không kể thới gian giao đề)
Mã
phách
MÔN THI
Tập làm văn
Số báo danh
(Do thí sinh ghi)
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
"----------------------------------------------------- -"----------------------------------------------------------------------------
Lời phê của giám khảo
Điểm
Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Mã
phách
Tiếng cười, nói bập bẹ là sự hồn nhiên của trẻ thơ đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người. Tả một em bé đang tập đi, tập nói.
Bài làm
I. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Hãy chọn ngẫu nhiên một trong bốn bài sau, đọc và trả lời câu hỏi. (5 điểm)
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ.
 	Chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu diện ông:
	- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
	Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
	- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì đâu hả cháu?
Câu hỏi: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Bài 2: Mùa thảo quả 
	Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
	Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
	Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ thảo quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn tới bụng người.
Câu hỏi : Thảo quả bào hiệu vào mùa bằng cách nào?
Bài 3: Chuỗi ngọc lam
	Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
	- Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!
Pi-e ngạc nhiên:
	- Ai sai cháu đi mua?
	- Cháu mua tặng chi cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
	- Cháu có bao nhiêu tiền?
	Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:
	- Cháu đã đập con lợn đất đấy!
	Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:
	- Cháu tên gỉ?
	- Cháu là Gioan.
	Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:
	- Đừng đánh rơi nhé!
Câu hỏi : Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Bài 4: Thầy thuốc như mẹ hiền 
	Lản Ông rất hối hận. Ông ghi vào sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông đã được nhiều lần vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
	Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước.
Nhân nghĩa trong lòng chẵng đổi phương.
Câu hỏi: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
II. PHẦN CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết: Người mẹ của 51 đứa con
	Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người gọi bằng mẹ. Suốt 35 năm qua, bà thức khuya dậy sớm, bươn chải, quên cả hạnh phúc riêng để cưu mang, nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. Đến nay, 48 người con đã trưởng thành nhờ tình thương của mẹ. Người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải. Nay đã ở tuổi 62, mẹ vẫn bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi.
 Theo Đỗ Tấn Ngọc
ĐÁP ÁN CHẤM ĐỌC HIỂU
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
B
A
C
C
A
B
C
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
ĐÁP ÁN CHẤM TẬP LÀM VĂN 5
Tập làm văn: ( 5 điểm )
* Yêu cầu cần đạt:
1. Viết đúng thể loại văn miêu tả em bé đang tập đi, tập nói theo yêu cầu đã học có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp.
2. Tả được những điểm nổi bật của em bé đáng chú ý.
3. Lời văn rõ ràng mạch lạc, sinh động có sức gợi tả, biết dùng hình ảnh so sánh. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của bản thân đối với em bé.
4. Ý tưởng phong phú, với nhiều câu văn hay, sinh động có sức gợi tả. 
5. viết đúng ngữ pháp, dùng từ ngữ phù hợp, không mắc quá một lỗi chính tả. chữ viết dể đọc bài làm sạch sẽ.
* Thang điểm:
- Điểm 5: Bài làm đạt chọn vẹn 5 yêu cầu trên.
- Điểm 4: Đạt 5 yêu cầu nhưng lời văn thiếu hấp dẩn, cách viết đơn điệu, không làm nổi bật các hình ảnh tiêu biểu về em bé, còn sai cách dùng từ, nêu chưa rõ những suy nghĩ về tình cảm dành cho bản thân, sai từ 2 – 3 lỗi chính tả.
- Điểm 3: Có nêu một số đặc điểm ngoại hình, tính nết của em bé. Phần thân bài miêu tả chưa đầy đủ, chưa hợp lý. Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ đặt câu sai 2 – 3 câu.
- Điểm 1-2: Không nắm vững yêu cầu 1. Bài viết lũng cũng, câu dài luộm thuộm, thiếu nhiều phần chi tiết, bài làm dở dang, cấu trúc không rõ ràng. Nêu cảm nghĩ chưa chân thật, chưa gây tác dụng , sai trên 6 lỗi chính tả.
ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM ĐỌC 5
Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
Điểm 5: 
Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng nhịp. Đọc có diễn cảm, chiết khúc và trả lời đúng câu hỏi. Tốc độ đọc khoảng 110 tiếng/ phút.
Điểm 4: 
Đọc rõ ràng ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, đọc diển cảm và trả lời câu hỏi còn thiếu sót một vài từ. Tốc độ đọc còn chậm so với yêu cầu.
Điểm 3: 
Đọc bài chưa trôi chảy, còn ngập ngừng, ngắt nghỉ tuỳ tiện. Đọc sai từ và chưa diển cảm. Trả lời câu hỏi còn thiếu ý.
Điểm 1 – 2:
 	Đọc bài còn ê a, chưa gây cảm xúc, tốc độ đọc quá chậm. Đọc sai nhiều từ. Trả lời không đúng ý và không trả lời được câu hỏi.
ĐÁP ÁN CHÍNH TẢ 5
Chính tả: ( 5 điểm )
- Viết sai mỗi lỗi chính tả ( tiếng ) trừ 0,5 điểm.
- Sai : Không viết hoa, thừa thiếu nét hoặc á, ớ mắc 2 lỗi trừ 0,5 điểm.
- Sai : Dấu thanh hỏi, ngã mắc 4 lỗi trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Phải niêm yết bài viết vào.
Trường TH Long Điền Đông K
Lớp: 5.
Họ và tên: Ngô Phát Thành
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Ngày kiểm tra: ..
Thời gian: 60 phút (không kể thới gian giao đề)
Mã
phách
MÔN THI
Toán
Số báo danh
(Do thí sinh ghi)
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
"----------------------------------------------------- -"----------------------------------------------------------------------------
Lời phê của giám khảo
Điểm
Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Mã
phách
I.Phần trắc nghiệm: 4 điểm.
Các bài tập sau đây đều có kết quả A; B; C. Hãy khoanh vào kết quả đúng.
Bài 1: ( 0,5 điểm )
	 Viết dưới dạng số thập phân là:
	A. 4,4 	B. 0,4 	 	C. 0,04
Bài 2: ( 0,5 điểm )
	Số 0,36 giá trị của chữ số 6 là:
A. 	B. 	 	C. 
Bài 3 : ( 0,5 điểm )
	9,8 x y = 6,2 x 9,8 ; vậy kết quả y là:
A. 6,2 	B. 9,8 	C. 0,1
Bài 4: ( 0,5 điểm )
	67,2 : 7 ; thương tìm được là:
	A. 9,06	B. 6,9	C. 9,6
Bài 5: ( 0,5 điểm )
	555 m2 = ha; số thích hợp điền vào chỗ trống là:
	A. 5,55ha	B. 0,555ha	C. 0,0555ha
Bài 6: ( 0,5 điểm )
	1tấn 235 kg = .. tấn; số thích hợp điền vào chỗ trống là:
	A. 1,235tấn 	B. 12,35tấn	C. 123,5tấn 
Bài 7 : ( 0,5 điểm )
	Một hình vuông có chu vi 30 m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
A. 7,05m 	B. 7,5m 	C. 7,55m
Bài 8: ( 0,5 điểm )
	Diện tích tấm bìa hình chữ nhật là 28 cm2. Vậy diện tích hình tam giác bao nhiêu xăngtimet vuông?
	A. 12cm2 	B. 14cm2	C. 16cm2
II.Phần tự luận: 6 điểm.
Bài 1: (2 điểm)
	Đặt tính rồi tính:
	a/ 27,8 + 8,77 	b/ 4,55 – 2,22 
	c/ 6,4 x 10 	 	d/ 21,3 : 5	
Bài 2: (3 điểm)
	Trong 3 giờ xe máy đi được 93 km. Trong 2 giờ ô tô đi được 103 km. Hỏi mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 3: (1 điểm)
	Tính bằng cách thuận tiện nhất
	9,6 x 3,6 – 8,6 x 3,6
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN 5
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
Câu
1 
2 
3
4
5
6
7
8
Ô đúng
B 
B
A 
C 
C 
A 
B 
B
Khoanh tròn đúng mỗi câu cho 0,5 điểm 
II. Tự luận: ( 6 Điểm )
Bài 1 : Làm đúng mỗi phần cho 0,5 điểm 
27,8 + 8,77 = 36,57 
+
 27,8
 8,77
 36,57
 b) 4,55 – 2,22 = 2,33
_
 4,55
 2,22
 2,33
6,4 x 10 = 64
x
 6,4 
 10
 00
 64
 64,0
 c) 21,3 : 5 = 4,26
 21,3 5 
 13 4,26
 30 
	 0
Bài 2 ( 3 điểm )
Tóm tắt ( 0,5 điểm ) Giải
 Xe máy: 3giờ = 93 km Mỗi giờ xe máy đi được là: ( 0,25)
 Ô tô: 2 giờ: 103 km 93 : 3 = 31 ( km ) ( 0,5 )
 Ô tô mỗi giờ đi nhanh Mỗi giờ ô tô đi đựoc là: ( 0,25 )
hơn xe máy: ? km 103 : 2 = 51,5 ( km ) ( 0,5 )
 Mỗi giờ ô tô đi hơn xe máy là: ( 0,25 )
 51,5 – 31 = 20,5 ( km ) ( 0,5 )
 ĐS: 20,5 km ( 0,25 )
Bài 3 ( 1 điểm )
 Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 ( 9,6 – 8,6 ) x 3,6 
 1 x 3,6 = 3,6
Trường TH Long Điền Đông K
Lớp: 5.
Họ và tên: Ngô Phát Thành
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Ngày kiểm tra: ..
Thời gian: 40 phút (không kể thới gian giao đề)
Mã
phách
MÔN THI
Khoa học
Số báo danh
(Do thí sinh ghi)
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
"----------------------------------------------------- -"----------------------------------------------------------------------------
Lời phê của giám khảo
Điểm
Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Mã
phách
I. Phần trắc nghiệm: 8 điểm.
Hãy khoanh vào ý đúng trong các câu hỏi sau: 
Câu 1 : ( 0,5 điểm )
	Nhờ đâu các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau?
Sự sinh sản.
Sự giàu có.
Sự hiền hòa.
Câu 2: ( 0,5 điểm )
	Khi em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết được bé trai hay bé gái?
A. Cơ quan tiêu hoá. 	
B. Cơ quan sinh dục. 
C. Cơ quan hô hấp. 
Câu 3: ( 0,5 điểm )
	Trong gia đình, việc chăm sóc con thuộc phái nào?
Phái nữ.
Phái nam.
Cả nam và nữ.
Câu 4: ( 0,5 điểm )
	Phụ nữ mang thai không nên làm gì?
A. Ăn uống đủ chất.
B. Tiêm vác-xin phòng bệnh.
C. Lao động nặng. 
Câu 5: ( 0,5 điểm )
	Người hút thuốc lá dễ mắc bệnh gì?
A. Sơ gan. 
B. Đường tiêu hoá. 
C. Ung thư phổi. 
Câu 6: ( 0,5 điểm )
	Người sử dụng ma túy dễ mắc bệnh gì?
Tim mạch.
Đường tiêu hóa.
HIV/AIDS.
Câu 7 : ( 0,5 điểm )
	Khi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Vỏ đựng có tem bào hành.
Đọc kĩ thông tin trên vỏ đựng và hạn sử dụng.
Biết tất cả rủi ro có thể xảy ra.
Câu 8: ( 0,5 điểm )
	Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì?
A. Vi khuẩn. 
B. Vi trùng. 
C. Vi – rút. 
Câu 9: ( 0,5 điểm )
	Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
A. Đường tiêu hóa. 
B. Đường hô hấp.
C. Đường máu. 
Câu 10: ( 0,5 điểm )
	Chúng ta có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS?
Sự hổ trợ, quan tâm, thông cảm và chăm sóc.
Tinh thần lạc quan, lành mạnh và vui vẻ.
Chia rẻ, kỳ thị và cách ly.
Câu 11 : ( 0,5 điểm )
	Phòng tránh bị xâm hại nên phải làm gì?
Làm quen và đi nhờ xe người lạ.
Để người lạ vào nhà khi nhận được tiền.
Không đi nơi tối tăm, vắng vẻ; không đi nhờ xe người lạ. 
Câu 12: ( 0,5 điểm )
	Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
Có trong thiên thạch và có trong dầu mỏ.
Có trong thiên thạch và có trong quặng sắt.
Có trong quặng sắt và có trong dầu mỏ.
Câu 13: ( 0,5 điểm )
	Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào?
A. Đá vôi. 
B. Cát. 
C. Đá xanh. 
Câu 14: ( 0,5 điểm )
	Có thể làm gì đề thực hiện an toàn giao thông?	
Đội mũ bảo hiểm, đi không đúng lần đường quy định.
Khi điều khiển xe phài chấp hành luật an toàn giao thông.
Điều khiển xe đi đúng lần đường, nhưng chở hàng quá còng kềnh.
Câu 15: ( 0,5 điểm )
	Để dệt thành vải may mặc, áo, chăn, màn người ta sử dung vật liệu nào? 
A. Chất dẻo. 
B. Cao su. 
C. Tơ sợi. 
Câu 16: ( 0,5 điểm )
	Từ nào được dùng để chỉ con người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời?
A. Tuổi vị thành niên
B. Tuổi trưởng thành.
C. Tuổi già.	
II. Phần tự luận: 2 điểm. 
Câu 1: (1 điểm)	
	Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Câu 2: (1 điểm)
	Đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì?
ĐÁP ÁN KHOA HỌC 5
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đúng
A
B
C
C
C
C
B
C
A
A
C
B
A
B
C
C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
I. Trắc nghiệm: ( 8 điểm )
II. Tự luận: ( 2 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
- Tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành phôi rổi thành bào thai.
( Nêu đúng mỗi ý cho 0,5 điểm )
Câu 2: ( 1 điểm )
 Cách đề phòng bệnh sốt rét tốt nhất là vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
Trường TH Long Điền Đông K
Lớp: 5.
Họ và tên: Ngô Phát Thành
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012-2013
Ngày kiểm tra: ..
Thời gian: 40 phút (không kể thới gian giao đề)
Mã
phách
MÔN THI
LS&ĐL
Số báo danh
(Do thí sinh ghi)
Chữ ký giám thị 1
Chữ ký giám thị 2
"----------------------------------------------------- -"----------------------------------------------------------------------------
Lời phê của giám khảo
Điểm
Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Mã
phách
A.LỊCH SỬ:
I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm.
Hãy khoanh vào ý đúng trong các câu hỏi sau: 
Câu 1: ( 0,5 điểm ) 
	Sau khi băn khoăn, cân nhắc giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định đã quyết định:
A. Tuân lệnh vua, giải tán nghĩa quân. 
B. Rời khỏi Gia Định tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. 
C. Ở lại cùng nhân dân chống Pháp. 
Câu 2: ( 0,5 điểm ) 
	Nhà nho yêu nước mong muốn canh tân đất nước, đó là nhà nho nào?
A. Tôn Thất Thuyết. 
B. Nguyễn Trường Tộ. 
C. Phan Bội Châu. 	
Câu 3: ( 0,5 điểm ) 
	Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ ở vùng đất nào dưới đây:
A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.
B. Vùng núi tỉnh Quảng Ngãi.
C. Vùng núi tỉnh Thừa Thiên – Huế. 
Câu 4: ( 0,5 điểm ) 
	Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguồn góc xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam là tầng lớp nào trong các tầng lớp dưới đây:
A. Nông dân mất ruộng đất, nghèo đói. 
B. Viên chức bị sa thải.
C. Thợ thủ công không có việc làm. 
Câu 5: ( 0,5 điểm ) 
	Phong trào Đông du thất bại vì:
A. Đường đi từ Việt Nam sang Nhật Bản quá xa.
B. Cuộc sống của các thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật du học quá khó khăn. 
C. Thực dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật để chống phá phong trào.
Câu 6: ( 0,5 điểm ) 
	Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Người đặt chân trên một tàu buôn của Pháp có tên là:
A. Nguyễn Tất Thành. 
B. Văn Ba. 
C. Nguyễn Ái Quốc. 
Câu 7: ( 0,5 điểm ) 
	Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập nhằm:
A. Tuyên bố Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 
B. Tuyên bố sự chấm dứt của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn. 
C. Tuyên bố cho cả nước và thế giời về quyền độc lập, tự do của nước ta.
Câu 8: ( 0,5 điểm ) 
	Vượt qua tình thế hiểm nghèo, biện pháp để đẩy lùi “giặc dốt” là:
A. Mở các lớp bình dân học vụ, mở thêm trường học cho trẻ em. 
B. Đưa người ra nước ngoài học tập. 
C. Mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy. 
II. Phần tự luận: 1 điểm. 
	Cảng Nhà Rồng ngày nay thuộc thành phố nào?
	Đầu thế kỉ XX, thành phố ấy có tên là gì và nó như thế nào?
B.ĐỊA LÝ
I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm.
Câu 1: ( 0,5 điểm ) 
	Việt Nam – Đất nước chúng ta thuộc khu vực nào?
A. Nam Á 
B. Đông Á
C. Đông Nam Á.
Câu 2:
	Nước ta gồm có mấy đồng bằng lớn?
2 đồng bằng lớn.
3 đồng bằng lớn.
4 dồng bằng lớn.
Câu 3: ( 0,5 điểm ) 
	Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là: 
A. Dãy núi Bạch Mã. 
B. Dãy Trường Sơn. 
C. Dãy Hoàng Liên Sơn. 
Câu 4:
Địa danh nào không phải là nơi du lịch nghĩ mát ven biển của nước ta?
Nha Trang.
Vịnh Hạ Long.
Đà Lạt.
Câu 5:
	Trong số các loại cây trồng sau, cây được trồng nhiều nhất ở nước ta là:
Cây lúa.
Cây ăn quả.
Cây công nghiệp ( chè, cà phê, cao su,  )
Câu 6: ( 0,5 điểm ) 
	Những sản phẩm của nghề thủ công nước ta là: 
A. Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng. 
B. Lụa tơ tằm, đồ gốm sứ, tượng đá. 
C. Than, dầu mỏ, quặng sắt. 
Câu 7: ( 0,5 điểm ) 
	Các ngành cộng nghiệp nước ta phân bố tập trung nhiều ở:
A. Vùng núi và cao nguyên. 
B. Vùng núi và trung du. 
C. Đồng bằng và ven biển. 
Câu 8:
	Trong các thành phố sau, thành phố nào không có cảng biển?
Đà Nẵng
Hà Nội.
C. Thành phố Hồ Chí Minh. 
II. Phần tự luận: 1 điểm. 
	Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 5
Phần A: 
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
A
C
B
C
A
Điểm
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
II. Tự luận: ( 1 điểm )
	- Thành phố Hồ Chí Minh.
	- Đầu thế kỉ XX, có tên là Sài Gòn. Trung tâm kinh tế, chính trị của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương.
 ( Nêu đúng mỗi ý cho 0,5 điểm ).
ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ 5
Phần B: 
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
A
C
C
B
C
Điểm 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận: ( 1 điểm )
	- Nước ta có 54 dân tộc.
	- Dân tộc kinh có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
	- Dân tộc ít người sồng chủ yếu ở vùng đồi, núi.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi lop 5(1).doc