Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban ND xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công vịêc của Uỷ ban ND xã (phường) đối với trẻ trên địa phương.

- Biết trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban ND xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban ND xã (phường).

II. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo đức 5

 HS: SGK Đạo đức 5

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 2 Ngày 17 / 01 / 11
TIẾT 21: ĐẠO ĐỨC:
 Uỷ ban nhân dân xã, phường em . (T1) 
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban ND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công vịêc của Uỷ ban ND xã (phường) đối với trẻ trên địa phương.
- Biết trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban ND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban ND xã (phường).
II. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo đức 5
 HS: SGK Đạo đức 5
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giày đẹp?
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng UBND phường, xã (Tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Học sinh thảo luận truyện “Đến uỷ ban nhân dân phường”.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Nêu yêu cầu.
Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
UBND phường làm các công việc gì?
® Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.
 Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Phương pháp: Luyện tập.
Giao nhiệm vụ cho học sinh.
® Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau:
	  Làm giấy khai sinh.
	  Xác nhận đăng kí kết hôn.
	  Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự.
	  Làm giấy chứng tử.
	  Đơn xin đi làm.
	  Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng.
	Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Động não, thuyết trình (sắm vai).
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
® Kết luận:
	  Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu.
	  Em nên giúp mẹ treo cờ.
	  Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.
Dặn dò: 
Thực hiện những điều đã học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh trả lời.
Học sinh lăng nghe.
Hoạt động nhóm bốn.
Học sinh đọc truyện.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm việc cá nhân.
Một số học sinh trình bày ý kiến.
Hoạt động nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày (phân công sắm vai theo cách mà nhóm đã xử lí tình huống).
Các nhóm thảo luận và bổ sung ý kiến.
Đọc ghi nhớ.
TẬP ĐỌC:
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II. Các KNS cơ bản được giáo dục
Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
-Tư duy sáng tạo 
-Đọc sáng tạo
-Gợi tìm
-Trao đổi, thảo luận
-Tự bộc lộ(bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh; nhận thức của mình)
IV. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
V. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
  Vì sao ông Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng?
  Em hãy kể lại những đóng góp to lớn của ông Thiện cho cách mạng?
  Qua bài đọc em có cảm nghĩ gì?
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Trí dũng song toàn .
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  cho ra lẽ”
Đoạn 2: “Thám hoa  đền mạng Liễu Thăng”
Đoạn 3: “ Lần khác ám hại ông”
Đoạn 4: Còn lại.
Giáo viên chú ý luyện đọc từ ngữ học sinh còn phát âm sai.
Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm các từ ngữ mà học sinh chưa rõ.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng , tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh , vua Minh, đại thần nhà Minh , vua Lê Thánh Tông . 
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm – giáo viên nêu câu hỏi.
Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
	Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, thi đua, thảo luận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc bài văn, cách ghi dấu nhấn giọng, ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn văn.
Cho hs các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm đoạn văn : ( Chờ rất lâu  sang cúng giỗ )
	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm đoạn theo vai .
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm.”
Nhận xét tiết học 
Hát 
- Thực hiện theo yêu cầu 
Các hs khác lắng nghe , trả lời câu hỏi.
- lắng nghe
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ các em còn phát âm sai.
Học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ khó các em chưa hiểu.
- Chú ý lắng nghe .
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs đọc thầm. Hs phát biểu tự do theo suy nghĩ.
   vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 năm đời .  bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng .
- Vài hs nhắc lại cuộc đối đáp .
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh , phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều , còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán , Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại , nên giận quá , sai người ám hại Giang Văn Minh . 
- GDKNS (KN nhận thức) Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí , vừa bất khuất . Giữa triều đình nhà Minh , ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt ; để giữ thể diện và danh dự đất nước , ông dũng cảm , không sợ chết , dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc .
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh luyện đọc bài văn theo cách phân vai dựa theo sự hướng dẫn của giáo viên.
  ( người dẫn chuyện , Giang Văn Minh , vua nhà Minh , đại thần nhà Minh , vua Lê Thần Tông ) 
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm thảo luận tìm nội dung chính và trình bày.
Lớp nhận xét.
TOÁN:
luyện tập về tính diện tích 
I. Mục tiêu:
Tính diện tích được một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Thực hành tính diện tích ruộng đất.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
Phương pháp: Quan sát, động não, thực hành. 
Giáo viên chốt:
	Chia hình trên thành hình vuông và hình chữ nhật.
	Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Quan sát, thực hành.
 Bài 1
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 2:
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
	Bài 3:
Giáo viên hướng dẫn: hình chữ nhật có kích thước 23m, 25m bao phủ khu đất.
Khu đất chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc bên phải và góc dưới.
 Scả khu đất = Scả hình bao phủ – S2 hình CNH
	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
Giáo viên nhận xét.
Tuyên dương.
dặn dò: 
Chuẩn bị: “Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 1, 2
Hoạt động nhóm.
Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
Nêu cách chia hình.
Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
Học sinh đọc đề.
Chia hình.
Tính diện tích toàn bộ hình.
Sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh chia hình (theo nhóm).
Đại diện trình bày.
Lớp nhận xét.
Tính diện tích toàn bộ hình.
Học sinh đọc đề.
Học sinh chia hình.
Nêu cách chia.
Tính diện tích.
Hoạt động cá nhân.
LỊCH SƯ
Nước nhà bị chia cắt. 
I. Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954.
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Mĩ- Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ- Diệm: Thực hiện chính sách “ tố cộng” “ diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập.
Kể 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954?
Sau cách mạng tháng 8/ 1945, cách mạng nước ta như thế nào?
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Nước nhà bị chia cắt.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mục tiêu: Học sinh nắm tình hình đất nước.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.
	Hoạt động 2: Nguyện vọng chính của nhân dân không được thực hiện.
Mục tiêu: Biết nguyên nhân nguyện vong của nhân dân lại không được thực hiện?
Phương pháp: Hỏi đáp.
Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân?
Nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ củ Mỹ_Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét + chốt: Mỹ_Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chãy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc.
Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao?
Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, hỏi đáp.
Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ_Ngụy đối với đồng bào miền Nam.
Tại sao gợi sông Bên Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
Dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hs trả lời 
Chú ý lắng nghe 
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
® Nội dung chính của Hiệ ... hởi động: 
2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng của mặt trời.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Sử dụng năng lượng của chất đốt.
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: - Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt. Kể tên một số loại chất đốt.
Phương pháp: Đàm thoại.
 Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 78 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
 Hoạt động 2: - Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt. Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì ?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
 Hoạt động 3: Củng cố.
- Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm , lớp.
Mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
TẬP LÀM VĂN:
Trả bài văn tả người. 
I. Mục tiêu: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. 
+ HS:
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt).
Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Chú ý lắng nghe
Hoạt động nhóm 
Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
1 học sinh đọc lại yêu cầu.
Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
TOÁN:
Diện tích xung quanh – Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
I. Mục tiêu:
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
+ HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Hình hộp chữ nhật
Hình lập phương.
Hỏi:	1) Đây là hình gì?
	2) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, hãy chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật?
	3) Em hãy gọi tên các mặt của hình hộp chữ nhật.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Thế thì chúng ta muốn tìm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta phải làm sao? Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
® Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng cách tính, công thức tính diện tích xung quan, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Phương pháp: Thực hành
- Vận dụng qui tắc tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, em hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng là 5cm và chiều cao là 4cm (giáo viên ghi tóm tắt lên bảng).
Giáo viên chốt lại (đúng).
- Chúng ta vừa thực hiện xong cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Bây giờ chúng ta sẽ tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật? Thế diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt lại: 
Giáo viên chốt lại: Vậy muốn tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm sao? (giáo viên gắn quy tắc lên bảng).
	Hoạt động 2: Luyện tập.
Vận dụng quy tắc. Cả lớp đọc kỹ bài tập 1 và làm bài.
	Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu quy tắc, công thức. 
dặn dò: 
Làm bài tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
1 học sinh:  là hình hộp chữ nhật.
1 học sinh: có 6 mặt, dùng tay chỉ từng mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6.
1 học sinh: mặt 1, 2 ® mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 ® mặt xung quanh.
Chú ý lắng nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên (2 học sinh)
Từng học sinh làm bài.
	Chu vi đáy: 
	(8 + 5) ´ 2 = 26 (cm)
	Diện tích xung quanh: 
	26 ´ 4 = 104 (cm2)
	Đáp số: 78 cm2
 là diện tích của tất cả các mặt.
 là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
	Diện tích 2 đáy: 
	8 ´ 5 ´ 2 = 80 (cm2)
	Diện tích toàn phần:
	104 + 80 = 184 (cm2)
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
1 em học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
	Chu vi đáy
	(5 + 4) ´ 2 = 18 (dm)
	Diện tích xung quanh
	18 ´ 3 = 54(dm2)
	Diện tích 2 đáy:
	5 ´ 4 ´ 2 = 40 (dm2)
	Diện tích toàn phần
	54 + 40 = 94 (dm2)
	 	 Đáp số: 94 dm2
Kĩ thuật (tiết 21)
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
I. MỤC TIÊU :
Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. 
Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc ở địa phương (nếu có).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -SGK, phấn màu
 -Vở “thực hành kỹ thuật”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ:
-Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ?
-Nêu các công việc chăm sóc gà?
B.Bài mới:
*Hoạt động 1: Mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
* GV:Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi, tiêm , nhỏ thuốcphòng bệnh cho gà. Những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
H: Vậy thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
H:Em hãy nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
* GV tóm tắt:
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
a.Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống.
* GV tóm tắt:
+ Hằng ngày phải thay nước suống trong máng và cọ rửa máng để nước trong máng luôn sạch.
+Sau 1 ngày, nếu thức ăn....
b.Vệ sinh chuồng nuôi.
- H: nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi? (giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng lây bệnh có trong không khí)
- H: Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng sẽ như thế nào? 
c. Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
- H: Thế nào là dịch bệnh? (dịch bệnh là những bện do vi sinh vật gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh) 
VD: Bệnh cúm gia cầm H5N1
H: Nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Đọc ghi nhớ SGK, làm bài tập thực hành kĩ thuật.
C.Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét, thái độ và ý thức học tập .
- Chuẩn bị bộ mô hình lắp ghép.
 *Phương pháp kiểm tra và đánh giá. 
-2 HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương
*Phương pháp quan sát, trao đổi
-HS đọc nội dung mục 1 SGK
-HS trao đổi trả lời câu hỏi, kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- GV tóm tắt nội dung hoạt động 1
HS đọc mục 2- SGK, trả lời câu hỏi, kể tên tác dụng cho gà ăn uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ, uống của gà.
- HS và GV nhận xét, tóm tắt nội dung.
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16)
- Gợi ý để HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật (môn KH lớp 4)
- Từ đó HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi.
- GV cho HS liên hệ thực tế.
- HS và GV nhận xét, bổ sung và nêu tóm tăt.
-HS đọc sách mục 2 phần c và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc hỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
-HS làm vở “thực hành kỹ thuật”
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá
SINH HOẠT TẬP THỂ
 I. Ổn định tổ chức: Bắt bài hát tập thể
II.Đánh giá tình hình học tập trong tuần qua:
Các tổ trưởng nhận xét trong tổ.
Lớp phó lao động nhận xét về lao động vệ sinh
Lớp phó văn thể mỹ nhận xét
Lớp kỉ luật nhận xét về nề nếp lớp
Lớp phó học tập nhận xét về việc học tập của các bạn trong lớp.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung
Ý kiến của các thành viên trong lớp
GV nhận xét chung:
III.Bình chọn: Tổ chức bình chọn cá nhân tổ có thành tích xuất sắc
IV. Triển khai kế hoạch tuần đến:
-Duy trì nề nếp, vệ sinh trường lớp
-Duy trì múa hát tập thể
-Tổ chức kiểm tra CT-RLĐV
-Tổ chức tuần lễ học tốt nhân ngày 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 soan theo tich hop(1).doc