Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 2 - Năm học 2016-2017

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 2 - Năm học 2016-2017

Đọc thầm: (7 điểm)

Tà áo dài Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh,hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,.)

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

 

doc 4 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án) - Đề số 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Thời gian 90 phút không kể thời gian chép đề )
Tên học sinh:..
Lớp : .
GTI:
GTII:
.
Giám khảo
Điểm số

Điểm bằng chữ
Nhận xét

II. Đọc thầm: (7 điểm)
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh,hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,..)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ) (M1)
A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân
2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? 
(M 2) (1đ)
A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam? (M2) (1đ)
A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam 
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào? (M2) (1đ)
“Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn..”
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.
5. Dấu phẩy trong câu “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.” có tác dụng gì? (M2) (1đ)
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
6. Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.”
Có tác dụng gì? (M1) (0,5 đ)
A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Tự luận
7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.(M3) (1đ)
Chiếc áo dài................ tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam ......... nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ.
8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì? (M4) (1đ)
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả. Nghe – Viết: (2 điểm)
 Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.
2/ Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Bảng thiết kế ma trận đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Việt lớp 5
Bài kiểm tra đọc
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
 
 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
1

2




1
5
1
 
 
Câu số
1

2,3




8


 
 
Số điểm
0,5 đ

2 đ





3,5 đ
0,5 đ
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
1

2


1


2
2
 
 
Câu số
6

4,5


7




 
 
Số điểm
0,5 đ

2đ


1 đ


1 đ
2 đ
Tổng số câu
2

4


1

1
7
3
Tổng số
2
4
1
1
10
Tổng số điểm
1 điểm
4 điểm
1 điểm
1 điểm
7 điểm

Đáp án.
1
2
3
4
5
6
B
C
B
A
B
B
 
7. Cặp quan hệ từ: Không chỉ  mà.; không những.mà.
8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điểm là: 
Chiếc áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến gồm chỉ hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an_de.doc