Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 5

Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 5

 I.Bài kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 5 điểm )

 Đề bài :

 Đọc bài văn sau :

 Tà áo dài Việt Nam .

 Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba , mớ bảy , tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau . Tuy nhiên , với phong cách tế nhị , kín đáo , người phụ nữ thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu ( vàng mỡ gà , vàng chanh , hồng cánh sen , hồng đào , xanh hồ thủy , ) .

 Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945 , ở một số vùng , người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc . Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải , hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo , không có khuy , khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân , chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải , thành ra rộng gấp đôi vạt phải .

 Từ những năm 30 của thế kỉ XX , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời . Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị , kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại , trẻ trung .

 Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam . Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .

 Theo Trần Ngọc Thêm

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN 
 --------------------------------
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – NH 2007 – 2008 
 ---------------------------------------
 I.Bài kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 5 điểm )
 Đề bài :
 Đọc bài văn sau :
 Tà áo dài Việt Nam .
 Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba , mớ bảy , tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau . Tuy nhiên , với phong cách tế nhị , kín đáo , người phụ nữ thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu ( vàng mỡ gà , vàng chanh , hồng cánh sen , hồng đào , xanh hồ thủy , ) .
 Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945 , ở một số vùng , người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc . Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải , hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo , không có khuy , khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân , chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải , thành ra rộng gấp đôi vạt phải .
 Từ những năm 30 của thế kỉ XX , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời . Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị , kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại , trẻ trung .
 Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam . Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .
 Theo Trần Ngọc Thêm 
 Em hãy khoanh tròn chữ cái a,b, hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :
1. Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài như thế nào ?
 a. Mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau 
 b. Mặc chiếc áo dài thẫm bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh 
 nhiều màu . 
 c. Mặc chiếc áo dài thẫm màu .
2. Từ đầu thế kỉ 19 đến sau năm 1945 phụ nữ Việt Nam thường mặc chiếc áo 
 dài gì ?
 a. Aùo tứ thân , áo năm thân
 b. Aùo hai thân 
 c. Aùo choàng dài 
3. Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?
 a. Có nhiều vạt áo hơn
 b. Hài hòa , tế nhị , kín đáo , hiện đại , trẻ trung hơn 
 c. Có nhiều màu sắc đẹp đẽ hơn .
4. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
 a. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo , duyên dáng của phụ 
 nữ Việt Nam . 
 b. Vì thích hợp với tầm vóc , dáng vẻ của người phụ nữ Việt Nam 
 c. Cả hai ý trên đều đúng .
5. Câu : “ Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .” . Từ như dùng để :
 a. Nối vế câu
 b. So sánh , giải thích 
 c. Liệt kê 
6. Câu : “ Tuy nhiên , với phong cách tế nhị , kín đáo , người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu .” thuộc mẫu câu nào ?
 a. Ai – Làm gì ?
 b. Ai – Thế nào ?
 c. Ai – Là gì ?
7. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ?
 a. mái chèo/ chèo thuyền
 b. cầm tay/tay ghế
 d. chèo thuyền/ hát chèo 
8. Câu nào sau đây là câu co ù trạng ngữ ?
 a. Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy , tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau .
 b. Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn ,tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn.
 c. Aùo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân .
9. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa ?
 a. đánh đàn/đánh trống
 b. đánh chén/đánh trận
 c. đánh úp/đánh bóng
10. Câu : “ Những năm 30 của thế kỷ 20 .” trong bài , ý nói đến :
 a. Những năm từ 30 đến 39
 b. Những năm từ 1930 đến 1939
 c. Những năm từ 1830 đến 1839
 ------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT HOÀI NHƠN 
 --------------------------------
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 2
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NH 2007 – 2008
 I/ Chính tả : ( 5 điểm ) . Thời gian 20 phút .
 Giáo viên đọc cho học sinh ( nghe – viết ) bài chính tả : “ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động .” Trang 80-81 sách Tiếng Việt 5 ,tập 2 .
 II/ Tập làm văn : ( 5 điểm ) . Thời gian 40 phút .
 Đề bài : Tả một người ở địa phương nơi em sinh sống đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc .
 ---------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 5
1/ Đọc hiểu : 5 điểm .
 H/sinh khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi ( mỗi câu đúng được 0,5 điểm , đúng cả 10 câu : 5 điểm )
 Câu 1 : b Câu 2 : a Câu 3 : b Câu 4 : c Câu 5 : b
 Câu 6 : a Câu 7 : a Câu 8 : b Câu 9 : a Câu 10 : b
 Ghi chú : Đề đọc hiểu trường photo phát cho từng HS làm .
2/ Chính tả : (5 điểm )
-Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng hình thức bài chính tả : 5 điểm .
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; không viết hoa đúng qui định ) , trừ 0,5 điểm .
Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn  bị trừ 1 điểm toàn bài nếu sai một trong những lỗi đó .
3/ Tập làm văn : 
Tập làm văn : ( 5 điểm )
Đảm bảo các yêu cầu sau , được 5 điểm :
+ Viết bài văn tả người đủ 3 phần mở bài , thân bài , kết bài đúng yêu cầu đã học ; làm rõ được những ấn tượng sâu sắc của người đó ; độ dài từ 15 câu trở lên .
+ Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả .
+ Chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết sạch sẽ 
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5 .
 ----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKII TIENG VIET 5.doc