Đề ôn tập môn học sinh giỏi lớp 5

Đề ôn tập môn học sinh giỏi lớp 5

Câu 1( 1đ):

 Tìm các từ láy có trong các câu sau;

 a/ Trời trở heo may, những cánh hoa mỏng mịn rơi lả tả trên mái đầu, trên vai người qua đường như lưu luyến, bịn rịn.

 b/ Những cánh hoa hồng hồng, êm ái như nhung núp sau chòm lá xanh mơn mởn. Gió lay nhè nhẹ, khẽ rung rinh, mỉm cười chúm chím.

Câu 2(1đ):

 Ghép các từ sau đây thành từ ghép thích hợp và cho biết từ ghép nào là từ ghép phân loại, từ ghép nào là từ ghép tổng hợp:

 - tươi, hoa, ông, ở, bà, tốt, ăn, lá.

Câu 3( 2đ):

 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

 a) “ Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi

 Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương’

 b/ Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt.

 c/ Nhấp nhô trên sóng là những cánhbuồm nâu, chao liệng trên mặt biển xanh là những chú hải âu.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn học sinh giỏi lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: 
Câu 1( 1đ):
 Tìm các từ láy có trong các câu sau;
 a/ Trời trở heo may, những cánh hoa mỏng mịn rơi lả tả trên mái đầu, trên vai người qua đường như lưu luyến, bịn rịn.
 b/ Những cánh hoa hồng hồng, êm ái như nhung núp sau chòm lá xanh mơn mởn. Gió lay nhè nhẹ, khẽ rung rinh, mỉm cười chúm chím.
Câu 2(1đ):
 Ghép các từ sau đây thành từ ghép thích hợp và cho biết từ ghép nào là từ ghép phân loại, từ ghép nào là từ ghép tổng hợp:
 - tươi, hoa, ông, ở, bà, tốt, ăn, lá.
Câu 3( 2đ): 
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
 a) “ Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
 Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương’
 b/ Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt.
 c/ Nhấp nhô trên sóng là những cánhbuồm nâu, chao liệng trên mặt biển xanh là những chú hải âu.
Câu 4( 6đ): Tập làm văn
 Ngồi ở cung trăng, chú Cuội đăm chiêu nhìn các bạn thiếu nhi đang vui chơi thoả thích trong đêm trăng Trung thu.
Em hình dung xem chú Cuội thấy gì? Nghĩ gì và mong ước gì? Hãy viết thành bài văn ngắn.
Đề 2
Câu 1(1đ):
 Tìm những từ đơn, từ ghép trong hai câu ca dao sau:
“ Anh em như chan với tay
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”
Câu 2( 1đ):
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
“ Địu” nghĩa là thế nào? Tìm 5 từ gần nghĩa với từ “ Địu”?
Câu 3( 1,5đ):
 Chỉ ra các chỗ sai trong câu sau. Vì sao sai và chữa lại?
Bạn hương học và ngoan.
Mẹ em nấu cơm nước.
Bạn Đông vừa hát hay vừa lười học.
Câu 4( 1đ):
 Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu sau:
 a) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
 b) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển hơi sương.
Câu 5( 1,5đ):
 Em hãy tìm cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy,
 Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy,
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay 
(Trần Đăng Khoa)
Câu 4( 4đ): Tập làm văn
 Hãy viết một đoạn văn tả một cây to có nhiều kỉ niệm với em( khoảng 15 dòng)
Đề 3
Câu 1:
 Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a/ Các từ ghép: 
Mềm....
Xinh.....
Khoẻ.....
Lạnh.....
Vui.....
b/ Các từ láy:
Mềm......
Xnh.......
Khoẻ.....
Lạnh......
Vui.......
Câu 2:
 Tìm từ tượng hình, tượng thanh có trong các câu sau:
 Gió rít từng hồi dài lanh lảnh. Cò, vác vỗ cánh bay soàn soạt.
Mồ hôi thi nhau túa ra dán chặt quần áo vào da thịt. Ông lão lẩm bẩm.
Câu 3:
 Hãy chữa lại các câu dưới đâycho đúng theo hai cáh khác nhau:
 a/ Khi mặt trời lên em bắt đầu học bài.
 b) Vì thời tiết đẹp nên cuộc tham quan của lớp em không hoãn lại.
Câu 4:
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ các câu sau:
Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
Hoa loa kèn mở rộng cánh , rung rinh dưới nước.
Câu 5:
 Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của nó:
“ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.”
 Câu 6: Tập làm văn
 Qua một giờ tập đọc, cô giáo( thầy giáo) có thể nâng cánh ước mơ cho các em làm cho các em thêm yêu đời, yêu cuộc sống và lớn khôn hơn. Hãy tả lại lớp em trong một giờ tập đọc đó.
Đề 4
Câu 1:
 Biến đổi những từ sau thành những từ láy đôi, láy ba hoặc láy tư:
 Khít, sát, hùng hổ, trùng điệp, tầng lớp.
Câu 2:
 Phân loại danh từ, động từ, tính từ trong các từ sau:
 - Thành phố, lũ lụt, náo nhiệt, sự nghiệp, anh chị, thương yêu, màu mỡ, đùm bọc.
Câu 3: Tập làm văn
 Em đã được đọc bài “ Chú bé Kô- li- a” của nhà thơ Tố Hữu. Hãy tả kỹ hình dáng và tính tình của Kô- li- a.
Đề 5
Câu 1:
Đọc đoạn thơ sau:
“ Bà ơi mùa hạ đi đâu
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trộn lẫn vào mây
Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà”
 Hãy tìm đoạn thơ trên những từ được dùng với nghĩa bóng.
Câu 2:
 Tìm các từ đồng âm khác nghĩa trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của từng từ:
Ông lang chuyên chữa lang mặt.
Ăn xôi đậu để thi đậu.
Đàn nhặng bay nhặng qua mẹt cá ươn.
 Cầm viên gạch, gạch lên tường hai gạch chéo.
Câu 3:
 Tìm trong các đoạn sau, những câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép( Gạch một gạch dưới câu đơn, hai gạch dưới câu ghép).
 a) Trời trở rét.Vòm trời thấp hẳn xuống, mây xám như chì. Gió bấc rít từng hồi dài.Mấy chú gà con rúc dưới bụng mẹ, mấy chú vịt kêu ríu rít.
 b) Miền Nam nước ta có nhiều. Dừa mọc ven sông, dừa men bở ruộng , dừa leo sườn đồi.
Câu 4:
“ Cánh cò bay lả bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giưa đồng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh- quả bòng đung đưa”
 Hãy nêu hình ảnh quê hương được nhắc đến trong đoạn thơ trên. Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 5:
 Sống trong cảnh tủi nhục,cô Tấm đã coi cá bống như một người bạn thân. Hàng ngày, cô bớt phần cơm ít ỏi của mình để dành cho cá bống. Em hãy tả niềm vui của Tấm cùng cá bống khi gặp nhau và nỗi đau xót của cô Tấm ki mất người bạn thân ấy.
Đề 6
Câu1 (2đ):
 Hãy phân các từ dưới đây thành 4 nhóm từ đồng nghĩa:
 - Phi cơ, tàu hoả, rộng rãi, thanh bach, máy bay, bao la, xe hoả, thanh đạm, xe lửa, thanh cao, mênh mông, tàu bay.
Câu 2( 1,5):
 Em hãy tìm một số từ láy, có thể dùng sau mỗi từ dưới đây:
 -Cao, sâu, rộng,
Câu 3( 2đ);
 Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu dưới đây:
Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Câu 5( 2,5đ):
“ Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
 ( Mẹ- Trần Quốc Minh)
 Theo em hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên, vì sao?
Câu 6( 8đ): Tập làm văn
 Em hãy kể một câu chuyện về mẹ nhân ngày 8/ 3.
( Bài viết khoảng 20 đến 25 dòng)
Đề 7
Câu 1(2đ):
 Xác định nghĩa của các từ “ miệng” trong các kết hợp từ dưới đây, rồi phân chia nghĩa các từ ấy thành 2 loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
Há miệng chờ sung, tàu há miệng, miệng rộng thì sang, miệng hố, miệng ngấu nghiến, miệng thế gian, luôn mồm luôn miệng, miệng giếng, vết thương đã lành miệng, nhà nhiều miệng ăn.
Câu 2(2đ):
 Thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ khác để có câu đúng:
Lan khuyên Hương nên nó không nghe.
Trời mưa và đường trơn.
Ba em sẽ thưởng cho em chiếc áo mới vì em học giỏi.
Vì trời rét đậm nên mẹ em vẫn xuống đồng cấy lúa.
Câu 3( 3đ):
 Tìm và viết tiếp 4 từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ nghĩa chung của từng nhóm?
Cắt, chặt,.....
Rộng, rộng rãi,...........
Chăm, chăm chỉ,....
Câu 4( 3đ):
 Viết một đoạn văn ngắn nói về tinh thần “ Tương thân, tương ái.” trong đoạn văn có sử dụng một trong các tục ngữ, thành ngữ sau:
Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
“ Lá lành đùm lá rách”
“ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Thương người như thể thương thân”.
Câu 5( 8đ); Tập làm văn
 Viết một bài văn ngắn khoảng 20 dòng, tả quang cảnh làng, bản( hoặc phố) em lúc bắt đầu một ngày mới.
Đề 8
Câu1(1,5đ):
“ Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua vớ tiền phương”
Xác định từ ngữ chỉ người hay vật được giới thiệu hoặc nhận định trong các câu trên.
Đặt câu hỏi cho các từ ngữ trên.
Từ ngữ chỉ người hay vật trong các câu trên thuộc loại gì?
Câu 2(1,5đ):
 Nghĩa của từ khoẻ trong các tập hợp từ dưới đâykhác nhau thế nào?
Anh trai tôi rất khoẻ.
Uống xong cốc nước tôi thấy khoẻ cả người.
Em chúc chị chóng khoẻ.
Câu 3( 2đ):
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong hai câu thơ sau
 a) “Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
 b)Vì một mái trường xanh- sạch- đẹp, tất cả chúng em đều quyết tâm giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Câu 4( 3đ): 
Ngắm trăng
 Trong từ không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
 ( Hồ Chí Minh)
Em hiểu gì về bài thơ trên?
Câu 5( 10đ):
 Hãy viết tiếp thành một bài văn hoàn chỉnh với câu mở đầu sau:
Tôi là một chú mèo đáng yêu........... 
Đề 9
TIẾNG VIỆT:
Câu 1:
 Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
 - Truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng
 a) .............kiến thức cho học sinh. b) Nhân dân.............. công đức cúa các anh hùng
 c) Vua...... cho con. d) Kế tục và phát huy............tốt đẹp.
 e) Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng.................
 g) Bài thơ có sức .........................mãnh liệt.
Câu 2:
 Tìm các cặp từ đồng nghĩa trong câu sau:
Không vô trong nội nhớ hoài.
Câu 3:
 Viết 4 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có từ “học” đứng đầu.
Em hiểu ý nghĩa “ Học một biết mười” là gì?
Câu 4:
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau:
 - Trong những năm đi đánh dánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh.
Câu 5:
 Trong các câu sau từ ngữ nào được sử dung theo nghĩa chuyển, phân tích tác dụng của nó trong câu văn:
 “ Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hôi.”
Câu 6: Cảm thụ văn học.
 “ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
 ( Quê hương- Đỗ Trung Quân)
 Đọc đoạn thơ trên, em hiểu được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?
TẬP LÀM VĂN
 Một hôm tình cờ lục tìm trong ngăn tủ, em lại gặp chiếc áo mẹ may cho em ngày còn thơ bé. Em hãy ghi lại cảm xúc của mình khi gặp lại chiếc áo này.
Đề 10
BÀI TẬP:
Câu 1(1đ):
 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:
Mảnh mai, mạnh mẽ, may mắn, mặn mà, mập mạp, mặt mũi, mình mẩy,mềm mại.
Thướt tha, thảng thốt, thánh thót, thắm thiết, thẳng thắn, thật thà, thiết tha, thỏ thẻ.
Nhỏ nhắn, nhẫn nha, nhẹ nhàng, nhí nhảnh,nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi, nhỏ nhắn
Câu 2(1đ):
 Cho các từ sau: Sóng, liếm , trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xoá, tung.
 Sắp xép các từ trên thành một câu ghép( không thêm, bớt từ)
Câu 3(1đ):
 Nêu các cách hiểu của câu: Chiếc xe đạp nặng quá.
 Tham khảo câu trên, em hãy đặt một câu có nhiều cách hiểu.
Câu 4(1đ):
 Tìm từ gồm hai tiếng ( có tiếng tiêu đứng trước ) thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Loại xe ấy.............nhiều xăng quá, không hợp vói ý muốn người............nên rất khó .........
Câu 5( 2đ):
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.
Đứng trên mui vũng chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể hái những trái cây chín mọng.
Con hơn chalaf nhà có phúc.
Câu 6( 2đ):
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, phẩy đúng chỗ:
 Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ nhô lên phía chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa thoang thoảng mùi hương thơm mát.
Câu 7( 3đ):
 Trong bài thơ Sang năm con lên bảy nhà thơ Vũ Đình Minh có viết:
“ Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”
 Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói với con điều gì khi con từ giã thời thơ ấu.
TẬP LÀM VĂN:(7đ)
Viết về một cảnh đời bất hạnh mà đã trực tiếp chứng kiến hoặc được biết trên sách báo, truyền hình.
Đề 11
BÀI TẬP:
Câu 1( 1đ):
 Xác định chức năng ngữ pháp( chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ) của đại từ tôi trong các câu dưới đây:
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi
 ( Giang Nam)
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Người về đích sớm nhất trong cuộc thi việt dã hôm ấy là tôi.
Câu 2( 1đ):
 Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
 Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên tế giới đều đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 3(1đ): Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
 Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi,màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi!
Câu 4(1đ): 
a)Trong câu văn dưới đây tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 “Một dải mây mỏng,mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp,quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịnh rịn.”
b) Biện pháp điệp từ trong hai câu thơ:”Mai sau ,mai sau,mai sau.Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh” nhằm nói lên điều gì ?
Câu 5(1đ): Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Bác sống như trời đất của ta.
Yêu từng ngọn lửa, mỗi cành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ.
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
II- TẬP LÀM VĂN(5đ)
“’Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
sáng ấm cả gian nhà”
 (Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển)
 Mượn lời bạn nhỏ trong bài thơ trên, em hãy hình dung và tả lại hình ảnh của mẹ lúc trở về nhà sau cơn bão và sự ngóng chờ cùng niềm vui của gia đình khi ấy.
Đề 12
Câu 1(2đ):
 Xác định từ loại của những từ được gạch chân:
Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm!
Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.
Trong trận bóng đá chiều nay, đội lớp 5A đã chiến thắng giòn giã.
Sự chiến thắng đội lớp 5A có công đóng góp của cả trường. 
Câu 2( 2đ):
 Em hãy giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau:
Một nắng hai sương.
Ở hiền gặp lành.
Câu 3(3đ):
 Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sa u và cho biết mỗi câu thuốc loại câu gì?
Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
 b)Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Câu 4 (3đ):
“ Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đén cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
 ( Trích” Cây dừa- Trần Đăng Khoa)
 Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật miêu tác giả sử dụng trong khổ thơ trên? Với cách miêu tả đó giúp em cảm nhận như thế nào về cây dừa.
 Câu 5( 9đ): 
 Bác Hồ kính yêu luôn sống trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Người luôn được hiện lên trong mỗi giấc mơ, trong từng bản nhạc và từng ngày em đến trường. Hình ảnh và những lời nói gần gũi đầy tình yêu thương của Người: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã để lại trong lòng mọi người ấn tượng sâu sắc nhất. Bằng trí tưởng tượng phong phú và những hiểu biết của em về Bác( qua các bài học, những câu chuyện mà em đã được biết), em hãy tả lại Bác Hồ kính yêu trong ngày lễ trọng đại ấy.
Đề 13
Câu 1(1đ):
Từ nào trong câu dưới đây được dùng với nghĩa gốc. Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi.
Ngựa chạy đường dài.
Món hàng bán rất chạy.
Câu 2( 1đ):
 “ Núi” trong câu lục bát dưới đâyđược nhân hoá nhờ từ nào? Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
“ Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đấtt thấpp núi ngồi ở đâu”
Chỉ nhờ từ “ chê”
Chỉ nhờ từ “ ngồi”
Chỉ nhờ từ “ chê và từ ngồi”
Câu 3(2đ):
 Căn cứ vào nghiã của từ, hãy xếp các từ dưới đây thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm:
 - Ngoằn ngoèo, đúng đỉnh, khúc khích, thướt tha, vi vu, lêu khêu, líu lo, sứng sững, rì rầm, róc rách.
Nhóm
Nhóm
Câu 4( 2đ):
 Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau. Bằng cách gạch chân và ghi tắt TN-CN-VN
 -Cô Bốn tôi rất nghèo. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rất rõ nét
Câu 5: 
 “Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo, Tôi đã đi nhiều nơi, đã qua nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
 ( Tình quê hương- Nguyễn Khải )
 Qua đoạn văn trên, em hiểu và có cảm xúc gì về quê hương làng xóm? ( 4đ )
Câu 6:
 Ở sân trường hay trong công viên hoặc một nơi nào đó, em đã từng tham gia nhiều trò chơi thú vị. Hãy chọn một trò chơi mà êm yêu thích để tả lại cảnh vui chơi của em và các bạn ( Bài viết có độ dài khoảng 20-25 dòng ) ( 8đ )
Đề 14
Câu 1( 1,5đ):
 Trong những tứ sau đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Tươi tắn, tươi tốt, khoẻ khoắn, mênh mông, buôn bán, mong muốn.
Câu 2( 1đ):
 Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo hoặc đặc điểm tạo nghĩa khác với 3 từ còn lại:
Lo lăng, lặn lội, lung linh, lập lờ.
Xe điện, bánh rán, ruộng đồng, xanh um.
Câu 2( 1đ):
Trong các câu thơ dưới đâycủa Bác Hồ nghĩa của từ xuân (in đậm) có gì khác nhau?
Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
“Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.”
“Mùa xuân là tết trông cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Xác định từ loại ( danh từ, động từ, tính từ) các từ in đậm trên
Câu 4( 2đ);
 Nhận xét chỗ sai mỗi câu dưới đây và viết lại cho đúng ngữ pháp:
Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Tàu hải quân của ta trên đảo sinh tồn mịt mù sóng gió.
Câu 5( 2đ):
Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài “ Hành trình của bầy ong” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu( sách Tiếng Việt 5, tập 1).
Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về cuộc sống của loài ong?
Câu 6( 8đ):
 Em đã từng trồng hoặc chăm sóc một hay nhiều cây xanh. Nhờ bàn tay em, cây mỗi ngày một lớn lên tươi tốt. Em hãy thay lời cây kể lại đời mình từ khi gặp được em đến nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTong hop de thi hsg lop 5 cac huyen.doc