Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5

ĐỀ SỐ 1

I-TỪ GHÉP – TỪ LÁY:

Câu 1: a. Xếp các từ sau thành hai nhóm : Từ ghép và từ láy

Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.

b.Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.

-Xếp các từ trên thành hai nhóm: Từ ghép và từ láy. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.

c.Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh

.

Câu 2: Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ sau:

 Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hoa, hào hứng, ban bố, tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, bạn bè, cây cối, máy móc, tuổi tác, đất đai, chùa chiền, gậy gộc, mùa màng, chim chóc, thịt gà, óc ách, inh ỏi, êm ái, ốm o, ấp áp, ấm ức, o ép, im ắng, ế ẩm.

Câu 3: Cho một số từ sau:

 Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

 Hãy xếp các từ trên đây vào ba nhóm:

 a)Từ ghép tổng hợp;

 b)Từ ghép phân loại;

 c)Từ láy.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
I-từ ghép – từ láy:
Câu 1: a. Xếp các từ sau thành hai nhóm : Từ ghép và từ láy
Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.
b.Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
-Xếp các từ trên thành hai nhóm: Từ ghép và từ láy. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.
c.Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh
.
Câu 2: Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ sau:
	Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hoa, hào hứng, ban bố, tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, bạn bè, cây cối, máy móc, tuổi tác, đất đai, chùa chiền, gậy gộc, mùa màng, chim chóc, thịt gà, óc ách, inh ỏi, êm ái, ốm o, ấp áp, ấm ức, o ép, im ắng, ế ẩm.
Câu 3: Cho một số từ sau:
	Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
	Hãy xếp các từ trên đây vào ba nhóm:
	a)Từ ghép tổng hợp;
	b)Từ ghép phân loại;
	c)Từ láy.
II-từ loại:
Câu 1: “Chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.”
	Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.
Câu 2: Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ, tính từ?
	a)Chị loan rất thật thà .
	b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
	c)Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe.
	d)Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
Câu 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
	“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
	Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
Câu 4: Xác định từ loại của các từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ.
Câu 5: Nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết : “Quê hương là đường đi học”. Con đường đã gắn với tuổi thơ các em biết bao kỷ niệm đẹp. Em hãy tả lại con đường từ nhà đến trường.
Câu 1: Cho các từ sau: ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, thướt tha, líu lo, sừng sững, rì rầm, cheo leo.
	Hãy sắp xếp những từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 2: Đoạn văn dưới đây những từ nào là tính từ:
	Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹ. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
	Câu 3: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngứ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
	a.Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương vãi khắp Thủ đô.
	b.Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
	c.Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc.
	Câu 4: “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ. Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến.”
(Trích Đêm trăng hành quân về đồng bằng – Khuất Quang Thụy – TV5, tập hai)
	Qua đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những hình ảnh, âm thanh nào để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết của anh bộ đội ?
	Câu 5: Nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết : “Quê hương là đường đi học”. Con đường đã gắn với tuổi thơ các em biết bao kỷ niệm đẹp. Em hãy tả lại con đường từ nhà đến trường.
Câu 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
	“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
	Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
Câu 4: Xác định từ loại của các từ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ.
Đề số 2(Dành cho lớp 5)
Câu 1: Cho các từ sau: ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, thướt tha, líu lo, sừng sững, rì rầm, cheo leo.
	Hãy sắp xếp những từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Câu 2: Đoạn văn dưới đây những từ nào là tính từ:
	Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹ. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
	Câu 3: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngứ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
	a.Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương vãi khắp Thủ đô.
	b.Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
	c.Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc.
	Câu 4: “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ. Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến.”
(Trích Đêm trăng hành quân về đồng bằng – Khuất Quang Thụy – TV5, tập hai)
	Qua đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những hình ảnh, âm thanh nào để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết của anh bộ đội ?
	Câu 5: Nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết : “Quê hương là đường đi học”. Con đường đã gắn với tuổi thơ các em biết bao kỷ niệm đẹp. Em hãy tả lại con đường từ nhà đến trường.
Đề 3(Dành cho lớp 5)
	Bài 1: Cho đoạn văn sau;
	“Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều”.
(Đêm trăng đẹp – Thạch Lam – Tiếng Việt 5 tập 1)
	a.Hãy xếp các từ: trong vắt, thăm thẳm, vằng vặc, mặt trăng, du du, chuông, rặng tre, chùa.
Vào các cột từ đơn, từ láy, từ ghép tổng hợp, ghép phân loại.
	b.Tìm ba từ trái nghĩa với “trong vắt” nói về bầu trời và đặt câu với 3 từ vừa tìm được.
	Bài 2: Xác định nghĩa của các từ gạch chân trong các kết hợp từ dưới đây. Rồi phân các nghĩa ấythành hai loại (nghĩa đen và nghĩa bóng)
Nhà Linh phải chạy từng bữa ăn
Cầu thủ chạy theo quả bóng.
Bài 3: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ và phân loại các câu sau theo cấu trúc:
a.Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa.
b.Sáng, biển trong xanh; chiều, trở thành tím sẫm.
c.Rạng đông, chân trời bừng sáng.
Bài 4: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:
	“Đồng chiêm phả nắng lên không,
	 Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”
Bài 5: Trong bài: “Nghệ nhân Bát Tràng” – Tiếng Việt 4 tập 2 tác giả Hồ Minh Hà có viết:
	“Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
	 Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn”.
Hai câu thơ diễn tả điều gì ? Em hãy phân tích cái hay của hai câu thơ trên
Bài 6: Những đêm trăng sáng trên quê hương, em cùng các bạn có nhiều trò chơi bổ ích và thú. Hãy tả lại quang cảnh một buổi vui chơi trong đêm trăng từng đem lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ.
(Bài viết từ 25 đến 30 dòng)
Đề 4(Dành cho lớp 5)
Câu 1: Em hãy tìm tiếng (chữ) thích hợp điền vào chỗ trống:
a.Mở đầu bằng ch hoặc tr:
-Chúng tôi đến ...............trại giữa lúc trời nắng chói.............
Khi đứng nghiêm...........lá quốc kì, một cảm xúc bỗng.........dâng trong tôi.
-Bụi.........trước ngõ đã...........khuất tầm nhìn của nó.
b.Dùng dấu hỏi (?) hoặc dấu ngã (~)
-Phải..........nhiều mồ hôi, công sức, anh ấy mới........đạt được như vậy.
-Không gian tĩnh nặng.............có tiếng hát............trầm cất lên.
Nhìn thấy con.........cẩu trong công viên, em gái vô cùng sợ..............
Câu 2:
a. Xác định từ loại của những từ được in nghiêng trong mỗi câu sau:
-Những tà áo dài và những bữa cơm rất Việt Nam ấy đã làm cho du khách thêm yêu quý Việt Nam hơn.
Chúng ta phải biết ơn các vị anh hùng dân tộc vì họ tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
b.Xác định từ đơn, từ ghép trong hai câu sau:
-Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa mềm mại, rơi mà như nhảy múa ...
Câu 3: Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau;
-Xa xa, những chỏm núi mầu tím biếc cắt chéo nền trời.
-Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn dịn.
Câu 4: Trong bài về thăm nhà Bác (Tiếng Việt 5 tập I) nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: “Về thăm nhà Bác làng Sen
	Có hàng râm bụt thắp lên nửa hồng
	Có con bướm trắng lượn vòng
	Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời”.
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Theo em tác giả dùng từ thắp và vàng ong có hay không ? Vì sao?
Câu 5: Nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890-19/5/2005), nhà trường có tổ chức cho học sinh giỏi đi thăm quan Lăng Bác. Em hãy thuật lại buổi đi thăm quan và nêu cảm xúc của bản thân về buổi thăm quan đó.
(Hoặc em hãy thuật lại một buổi vui chơi mà em thích nhất trong mùa hè).
Đề 5(Dành cho lớp 5)
Câu 1: (3 điểm)
Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp và đặt tên cho từng nhóm: Thương người như thể thương thân; có công mài sắt có ngày nên kim; môi hở răng lạnh; đồng sức đồng lòng; kề vai sát cánh; chết vinh còn hơn sống nhục; chết đứng còn hơn sống quỳ, đổ mồ hổi, sôi nước mắt.
Câu 2: (4 điểm)
Cho các câu sau:
	1.Trời xanh thẳm.
	2.Mùa xuân đã về 
	3.Mặt trời mọc.
	4.Mái tóc đen nhánh, mềm mại xõa xuống đôi vai.
Tạo thêm một vế câu để biến câu đơn đã cho thành câu ghép.
Câu 3: (3 điểm)
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a)Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
b)Trong đêm tối mịt mùng, trên dùng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bẩy chở thương binh lặng lẽ trôi.
c)Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
2. Điền vào chỗ chấm ch hay tr:
-Ta còn nghèo, phố .......ật nhà.....anh
-Những cũng đủ vài ......anh......eo Tết.
-Không.....ách mắng, nhưng nói như vậy vô hình ....ung lại quá...ách mắng
Câu 4: (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	“Đồng làng vương chút heo may
	Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim
	Hạt mưa mải miết trốn tìm
	Cây đào trước cửa lim dim mắt cười”
(Đỗ Quang Huỳnh)
a)Những sự vật nào được nhân hóa ?
b)Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ?
c)Em thích hình ảnh nào ?Vì sao ?
Câu 5: (6 điểm)
Em hãy tả và nói lên tình cảm của mình về một người thân mà em yêu quý nhất.
Đề 6(Dành cho lớp 5)
Câu 1: Ch ... 
	+Nhà nghèo: Chỉ 1 gia cảnh, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
	+Bác đã đi rồi sao Bác ơi: Chỉ người đã chết, không còn sống và không còn tồn tại trên đời. 
	Bài 2: Tìm những tiếng có thể kết hợp với tiếng “đẹp” để tạo thành từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy (mỗi loại 2 – 3 từ).
	-Từ ghép phân loại: đẹp lão, đẹp mắt
	-Từ ghép tổng hợp: đẹp xinh, đẹp tươi
	-Từ láy: đẹp đẽ, đẹp đẹp, đèm đẹp 
	Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ):
	a. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm 
	TN1	TN2	CN
hoa khép miệng/ đã bắt đầu kết trái.
 VN
	b. Dưới ánh trăng, dòng sông /sáng rực lên, những con sang nhỏ lăn tăn /
 TN CN1 VN1 CN2 
vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
 VN2
	c.Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trẻ em trên thế giới/ đều cắp 
 TN CN
sách tới trường.
 VN
	Bài 4: Trong bài “Hạt mưa” nhà thơ Lê Hồng Thiện có viết:
	“Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông sấm
Gõ thùng như trẻ con
ào ào như trẻ con
	Rào rào một lúc thôi
Khi trời đã tạnh hẳn
Sờm chớp chuồn đâu mất
Ao đỏ ngầu màu đất
Như là khóc thương ai
Chị mây đi gánh nước
Đứt quang ngã sõng soài.”
a.Trong bài thơ trên, những nhân vật nào được nhân hoá? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b.Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên sinh động, gẫn gũi như thế nào?
=>Trả lời:
a-Sự vật được nhân hoá: Hạt mưa, sấm chớp, ao, mây.
 -Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá: tinh nghịch, ông Sấm, gõ thùng như trẻ con, sấm chớp chuồn đâu mất, ao khóc thương ai, chị mây đi gánh nước, ngã sõng soài.
b.Sử dụng biện pháp nhân hoá trong bài thơ “Hạt mưa”, tác giả đã vẽ ra 1 bức tranh thiên nhiên sinh động, tạo ra 1 hoạt cảnh với sự xuất hiện của khá nhiều nhân vật. Bằng nhưng khám phá, phát hiện thú vị và nhờ vào sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, bất ngờ, tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận cảnh vật thiên nhiên không phải là những vật vô tri mà là những người bạn gần gũi, thân thiết. Chúng cũng biết hành động, suy nghĩ và cảm xúc như con người vậy.
Bài 5: Viết một bài văn ngắn khoảng (25-30 dòng) tả lại một buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn học sinh trường em nhân dịp chào mừng ngày “Nhà giáo Việt Nam” 20-11 mà em đã được tham gia hoặc chứng kiến. 
Đề 11 (Dành cho lớp 4)
Bài 1: Em hiểu các câu thành ngữ sau như thế nào?
a/ 	Lửa thử vàng, gian nan thử sức. 
=>Trả lời:
	+Vàng phải thử trong lửa mới biêt vàng giả, vàng thật. Người phải thử thách trong gian nan, vất vả mới biết nghị lực, tài năng.
+Câu thành ngữ khuyên mỗi người chúng ta đừng sợ vất vả, gian nan. Vất vả thử thách con người, giúp con người cứng cỏi, vững vàng hơn.
b/	Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
=>Trả lời:
	+Không có bột trong tay không ai khuấy được nên hồ mà dùng. Cũng như người không có vốn liếng trong tay mà bỗng nhiên tạo được cơ nghiệp vững chăc là rất hiếm thấy. Người nào “tay không mà nổi cơ đồ” là người tài tình, bền gan chí lớn đáng dược khen ngợi.
	+Khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ 2 bàn tay trắng. Những người từ 2 bàn tay trắng làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
	Bài 2:
	Tìm danh từ, tính từ trong đoạn văn sau:
‘‘Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gày gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng’’. 
(Theo Võ Nguyên Giáp)
=>Trả lời:
Danh từ
Tính từ
Chủ tịch HCM, vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước VN Dân chủ Cộng hoà, đồng bào,cụ già, cụ, chiếc mũ, áo ka ki, dép cao su, ông cụ, dáng đI, lời nói, cụ trán, mắt, râu.
Gày gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao cổ, trắng, nhânh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
	Bài 3: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ) trong những câu văn sau:
	a. Sáng hôm sau, tôi /trèo lên ngọn hoa cỏ xước, ngắm địa thế x.quanh.
 TN CN VN1 VN2
b. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá dữ tợn/ bám đầy các c.cây 
CN VN
c.Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng / 
 TN CN
có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
 VN
Bài 4: 
	“Nòi tre đâu chịu mọc cong
	Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 
	Lưng trần phơi nắng, phơi sương
	Có manh áo cộc tre nhường cho con”.
	(Tre Việt nam - Nguyễn Duy) 
	Theo em hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên ? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc của những hình ảnh đó.
=>Trả lời:
+Hình ảnh (măng tre) “nhọn như chông”: gợi cho ta thây sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của Dân tộc VN.
+Hình ảnh “lưng trần phơi nắng phơi sương”: Nói lên sự dãi dầu, chịu đựng gió mưa, bão bùng, thiên tai khắc nghiệt của tre VN. Đó cũng chính là bản chất tốt đẹp của con người VN: chịu đựng, vượt mọi thử thách bất chấp gian khó..
+Hình ảnh “có manh áo cộc tre nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến tình mẫu tử cảm động: sự che chở, hy sinh tất cả của người mẹ dành cho con (thế hệ tương lai, kế tục sự nghiệp của đất nươc). 
	Bài 5: Một buổi sáng tới trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn. Cây non đã kể câu chuyện của nó với em, mong em cùng chia sẻ nỗi buồn. Hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện đó.
Đề 12 (Dành cho lớp 4)
Bài 1: Cho các từ sau:
	Ngay ngắn, tươi tốt, đều đặn, mặt mũi, nhỏ nhen, lập loè, đi đứng, khấp khểnh, thấp thoáng, buôn bán. 
	Em hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm từ ghép và từ láy.
=>
Từ ghép
Từ láy
Ngay ngắn, tươi tốt, mặt mũi, đI đứng, buôn bán, nhỏ nhẹ 
đều đặn, lập loè, khấp khểnh, thấp thoáng.
Bài 2: Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ sau như thế nào?
“Giấy rách phải giữ lấy lề”.
=>Trả lời:
	+Nghĩa đen: Quyển sách dù có tờ bị rách mà vẫn giữ được lề thì vẫn là quyển sách. Nếu để lề bị đứt sẽ tung ra hết.
	+Nghĩa bóng: Cuộc sống dù nghèo đói, khó khăn vất vả, đói nghèo vẫn phải giữ được nền nếp gia phong tốt đẹp của gia đình, của dân tộc.
	Bài 3: Tìm các danh từ, động từ trong đoạn thơ sau:
Mây vừa mặc áo hồng
D Đ D 
Thoắt đã thay áo trắng
 Đ D 
áo vạt dài vạt ngắn
D D D
Cứ suốt ngày lang thang
 D Đ
Mẹ ơi ! Mây chưa ngoan
D D
Mẹ ơi ! Mây chưa ngoan
 D D
	Bài 4: Trong bài thơ: “Mẹ ốm” nhà thơ Trần đăng Khoa viết:
	“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôI mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
	Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đem nằm ngủ say
	Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”
Cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên?
=>Trả lời:
Đoạn thơ trích trong bài “Mẹ ốm” là tiếng lòng chân thành cảm động của người con đối với mẹ, là những cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quí kính tặng mẹ trong những ngày mẹ ốm.
-Đoạn thơ nói lên sự biết ơn sâu sắc của người con đối với công lao trời biển của mẹ, là tình cảm yêu thương của người con đối với mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ, mong muốn được chăm sóc mẹ, mong mẹ chóng khoẻ và có giâc ngủ ngon lành.
 	-Tấm lòng của mẹ rộng lớn bao la, luôn che chở, theo dõi từng bước con trưởng thành. Người mẹ vừa gần gũi vừa thân thương, bao dung, nhân hậu vừa cao cả, vĩ đại không thể thiếu trong mỗi con người. Mẹ chính là đất nước, là cuộc sống và tình yêu của con.
	Bài 5: 
Ngày xửa, ngày xưa có một gia đình nọ chỉ có hai mẹ con. Tuy gia đình rất khó khăn, thiếu then nhưng họ sống rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng chạy chữa nhiều nơI nhưng vẫn không khỏi. Một ngày kia, có người mách trên đỉnh núi đá phía Tây có loài thuốc quý có thể chữa khỏi bệnh của mẹ anh. Người con đã ra đi và cuối cùng cũng mang được thuốc quí về nhà chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm thuốc quí của người con hiếu thảo.
Đề 13 (Dành cho lớp 4)
Bài 1: Hãy lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Chỉ cần trả lời bằng chữ cái).
1.Thiếu vi – ta- min sẽ bị mắc bệnh :
a.Bệnh khô mắt.
 X.b.Bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn.
c. Bệnh chảy máu chân răng.
d.Bênh phù.
2.Đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ.
 X.a.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
 X.b.Trồng nhiều cây công nghiệp và cây ăn quả.
	c.Khí hậu lạnh quanh năm.
	d. Là vùng đất rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng.
3.Thành tựu lớn nhất của người Âu Lạc là:
 X.a.Kĩ thuật chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên.
 X.b.Xây dung thành Cổ Loa.
	c.Đánh thắng quan Nam Hán.
	Bài 2: 
	Em hãy giải nghĩa câu tục ngữ sau và cho biết câu tục ngữ khuyên ta điều gì? “Nhường cơm xẻ áo”
=>Trả lời:
	+Nghĩa đen: Nhường bát cơm cho nhau, chia xẻ tấm áo mặc cho nhau.
	+Nghĩa bóng: Gíup dỡ, chia xẻ lợi ích vật chât cho nhau khi người khác gặp lúc khó khăn.
->Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết đồng cảm với những khó khăn của người khác, biết chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau luc người khác gặp khó khăn hoạn nạn.
	Bài 3: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau:
	“Đem nay anh đứng gác ở trại.Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác khi nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đem nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của cc em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiéu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em”
	Bài 4: Mỗi câu sau thuộc mẫu câu gì?
	a.Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua.
	b.Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
	c.Tre trông thanh cao, cgiản dị, chí khí như người.	
	Bài 5: Dựa vào bài thơ “Gà Trống và Cáo” em hãy viết bài văn kể lại cuộc đối thoại giữa Gà Trống và cáo.
Đề 14 (Dành cho lớp 4)
Bài 1: 
Em hãy giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ sau:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
	Bài 2: Xác định các bộ phận của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ) trong những câu văn sau:
	a. Các chàng trai đất Việt đã đánh tan 50 vạn quân Nguyên.
b.Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
	b. Tiếng suối chảy róc rách.
	Bài 3: Bài thơ: “Trăng ơI từ đâu đến” (Tiếng Việt 4 ) nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
	“Trăng ơi từ đâu đến
	Hay từ cánh đồng xa
	Trăng hồng như quả chín
	Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơI từ đâu đến
	Hay biển xanh diệu kì
	Trăng tròn như mắt cá
	Chẳng bao giờ chớp mi”
	Theo em, nhà thơ đã so sánh “trăng” với những hình ảnh nào? Cách so sánh ấy được thể hiện ra sao?
	Bài 4: Mỗi miền Bắc, Trung, Nam của đất nước ta đều có những loại cây ăn quả nổi tiếng như: na, nhãn, xoài, bưởi, vú sữa, vảI thiều, sầu riêng
Em hãy viết một bài văn tả về cây ăn quả đang vào mùa chín rộ ở quê hương mà em yêu thích nhất.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi Tviet.doc