Đề tài Công tác đội và phong trào thiếu niên ở trường tiểu học

Đề tài Công tác đội và phong trào thiếu niên ở trường tiểu học

 A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trong tất cả cá mặt giáo dục nhằm làm thúc đẩy và phát triển sự nghiệp trồng người trong môi trường GD ở nhà trường ( bậc Tiểu học) thì công tác Đội và phong trào Thiếu nhi đóng góp một vị trí quan trọng . Nó góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách con người cho các em HS – ngoài việc học chữ.

 Chúng ta cùng tìm hiểu đề tài này được trình bày sau đây:

 

doc 4 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Công tác đội và phong trào thiếu niên ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHƯỚC LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH “A” P.T.TÂY B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------- F&E-------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Về công tác giảng – dạy ở trường Tiểu học
ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THIẾU NIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong tất cả cá mặt giáo dục nhằm làm thúc đẩy và phát triển sự nghiệp trồng người trong môi trường GD ở nhà trường ( bậc Tiểu học) thì công tác Đội và phong trào Thiếu nhi đóng góp một vị trí quan trọng . Nó góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách con người cho các em HS – ngoài việc học chữ.
 Chúng ta cùng tìm hiểu đề tài này được trình bày sau đây:
 B.NỘI DUNG CƠ BẢN:
 I. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Đội & phong trào Thiếu nhi:
 1. Mục đích:
- Tập hợp, thu hút các em Thiếu nhi vào tổ chức Đội.
- Giáo dục các em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy , GD lý tưởng cộng sản, tin tưởng theo đường lối lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam..
2. Chức năng :
Bao gồm các chức năng :
- Chức năng quần chúng.: Thu hút tất cả các em thiếu nhi có đủ điều kiện vào tổ chức Đội .
 - Chức năng Cách mạng : Thực hiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng CS Việt Nam
 3. Nhiệm vụ:
 - Tập hợp để GD các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Phấn đấu lên Đoàn, rèn luyện vào Đảng,. Tạo điều kiện phát huy mọi khả năng trong cuộc sống xã hội .
 - Xây dựng hệ thống từ Trung ương đến địa phương là tổ chức vững mạnh ; đoàn kết , hữu nghị.
 4. Nguyên tắc hoạt động :
 Đội TNTP là của các em,. Với mục đích là tập hợp, thu hút và phát huy tính tự quản, tự chủ của các em. Do đó các em phải có tính tự nguyện vào Đội khi thấy đủ điều kiện. Các em phải tuân thủ theo định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng
II.Những sáng kiến và kinh nghiệm trong công tác Đội & phong trào Thiếu nhi ở trường Tiểu học:
 Như trên đã trình bày, công tác Đội & phong trào Thiếu nhi ở trường Tiểu học là không thể thiếu và nó diễn ra không chỉ ở 9 tháng học mà xuyên suốt và liên tục. Nhưng để đảm bảo được tính liên tục và thu hút đông đảo các em tham gia thì người phụ trách cần có những yêu cầu gì? Qua thời gian làm công tác đội ở trường TH “A” Phong Thạnh Tây B, bản thân là Giáo viên phụ trách - tuy được phân công làm công tác này chưa lâu- tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm và sáng kiến như sau:
 - Để tạo được sự thu hút mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi HS Tiểu học thì người Giáo viên phụ trách phải có kỹ năng nói, kỹ năng nghe. Và đặc biệt là nhanh nhẹn, hoạt bát, có năng khiếu về âm nhạc, hội họaKhi nói phải có khẩu khí tốt, biết dùng những ngôn ngữ hài hước, song lại phải biết dừng, tức là biết đảm bảo thời gian.
 - Am hiểu về mọi lĩnh vực, ngành nghề, phong tục tập quán ở từng địa phương.
 - Người Giáo viên phụ trách thực sự là người yêu nghề mến trẻ,có khả năng hiểu một cách sâu sắc tâm hồn các em, dễ cảm thông và hòa đồng, có lòng vị tha nhân ái. Gần gũi yêu thương, các em, giúp đỡ các em về mặt tinh thần đúng như 6 chữ: Dạy chữ – Dạy nghề - Dạy người.
 - Là người nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng & Nhà nước  cho tới mọi hoạt động trong đời sống xã hội ở địa bàn dân cư.
 Tuy nhiên trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản , để đảm bảo tốt mọi hoạt động tốt ở trường sở tại thì tôi có cách thực hiện như sau:
 Cũng xin nói thêm: Trường TH “A” Phong Thạnh Tây B là một trường khá lớn so với các trường khác, có nhiều điểm học lẻ nằm xa khu trung tâm, dân cư tập trung không đông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác Đội. Do đó tôi thường xuyên:
 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của HS thông qua các buổi sinh hoạt, đi tìm hiểu thực tế khi có điều kiện . Từ đó tìm cách giúp đỡ các em về tinh thần và vật chất trong điều kiện có thể kết hợp vận động các em khác giúp đỡ.
 - Tổ chức sinh hoạt lồng ghép nhiều hình thức như trò chơi, múa hát; thi vẽ tranh tập thể từ 3 5 em cùng vẽ một bức tranh theo nhiều đề tài khác nhau; trò chơi Dân gian; đố vui về Văn học, Toán học; giải Ô chữ
 - Tình hình HS ở trường là khá đông, không tập trung một chỗ . Do đó việc tập hợp để sinh hoạt cho các em là điều không thể thực hiện. Nhưng tôi cũng tìm mọi cách kết hợp đẩm bảo sinh hoạt liên tục và thường xuyên ở tất cả các điểm học bằng cách: Mời tất cả cán bộ lớp của các lớp ở điểm học đó, và tất nhiên cũng mời cả GVCN để cùng thực hiện, rồi tổ chức sinh hoạt định kỳ , tuyên truyền, hướng dẫn cho các em về thực hiện ở lớp mình, sau đó sẽ đi kiểm tra lại mà không báo trước
 - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em có năng khiếu quản lý, có thành tích học tập tốt để quản lý, theo dõi rồi báo cáo lại tình hình trong khu vực dân 
cư. Hằng tuần , hằng tháng, lại tập trung các em ở khu vực đó để sinh hoạt trong thời gian nghỉ hè
 - Thường xuyên đi vào từng khu ĐBDC thăm hỏi tình hình, do đó cũng gây được lòng tin của cha mẹ các em cũng như các em HS.
 - Ngoài việc kết hợp với GVCN, tôi cũng luôn trực tiếp gần gũi với các em để tìm hiểu. Nếu có HS cá biệt sẽ tìm cách GD, giao ngay một số công việc nào đó phù hợp với đối tượng HS này, rồi sau đó tuyên dương khích lệ trực tiếp, gián tiếp. Và điều này thực sự đã đem lại kết quả rất tốt, đa số các em này sau khi được giao việc thì làm rất hăng say và tiến bộ rõ rệt nhờ có sự động viên, tuyên dương kịp thời.
 Tóm lại: Người Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức lãnh đạo giỏi, có phương pháp công tác khoa học và nghệ thuật tiếp cận đối tượng và động viên các lực lượng khác cùng tham gia vào việc giáo dục các em .
 Trên đây là một số kinh nghiệm và sáng kiến mà tôi đã rút ra được trong thực tế và thực sự đã đem lại kết quả rất cao trong công tác Đội ở trường TH “A” Phong Thạnh Tây B. 
 Phong Thạnh Tây B , ngày 5 tháng 10 năm 2010
 Người thực hiện: Hiệu trưởng:
 Nguyễn Quốc Huy Nguyễn Trường Giang 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHƯỚC LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC A PHONG THẠNH TÂY B
---–&—---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Về công tác giảng – dạy ở trường Tiểu học
ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỐC HUY

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DOAN DOI TRUONG TIEU HOC.doc