Đề tài Dạy học dấu câu ở Tiểu học

Đề tài Dạy học dấu câu ở Tiểu học

do chọn đề tài

 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn học sinh viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.

Sau nhiều thời gian tìm tòi, tôi nghiên cứu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên, đã áp djng thực nghiệm cách giải quyết vấn đề hợp lí và đem lại hiểu quả tốt cho vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn đề tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp.

 

doc 20 trang Người đăng nkhien Lượt xem 7927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Dạy học dấu câu ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn học sinh viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.
Sau nhiều thời gian tìm tòi, tôi nghiên cứu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên, đã áp djng thực nghiệm cách giải quyết vấn đề hợp lí và đem lại hiểu quả tốt cho vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn đề tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp.
 2. Các biện pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp nghiên cứu vấn đề
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp tổng kết, đánh giá 
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5A và lớp 5B của trường Tiểu học Phượng Sơn số 2, các em là con trong gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn; học đúng độ tuổi, tâm sinh lí bình thường; sức tiếp thu ở mức bình thường, cập với độ tuổi.
B. Nội dung chính
I. Cơ sở lí luận của việc dạy dấu câu trong chương trình Luyện từ và câu, Tiếng Việt lớp 5
 Hiện nay, tiếng Việt dùng các dấu câu:
 Dấu chấm .
 Dấu hỏi ?
 Dấu chấm cảm !
 Dấu phẩy ,
 Dấu ba chấm ...
 Dấu chấm phẩy ;
 Dấu hai chấm :
 Dấu gạch ngang -
 Dấu ngoặc đơn ( )
 Dấu ngoặc kép “”
1. Dấu chấm
Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.
a. Dấu chấm dùng để giới thiệu về người, vật, việc
VD:
 Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái.
(Một chuyên gia máy xúc - Hông Thuỷ - TV5, tập 1 - NXBGD)
b. Miêu tả đặc điểm
VD:
 Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
(Mưa rào - Tô Hoài - TV5, tập 1 - NXBGD)
c. Nêu ý kiến nhận xét
VD:
 Sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư trên đỉnh núi Tơ Bo.
(Hạng A Cháng - Ma Văn Kháng - TV5, tập 2 - NXBGD)
 Khi đọc, cần đọc ngắt hơi nhiều hơn dấu phẩy.
2. Dấu chấm hỏi
 Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.
 a. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi dùng để bày tỏ điều chưa biết, chưa rõ, muốn biết, muốn được trả lời, thường xuất hiện trong đoạn hội thoại.
VD: 
 - Có thấy một người mới chạy vô đây không?
 - Dạ, hổng thấy.
 - Lâu mau rồi cậu?
 - Mới tức thời đây.
 (Lòng dân - Tiếng Việt 5, tập 2 - NXBGD)
b. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi với mục đích khẳng định
VD:
Rùa mà dám chạy thi với thỏ? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
 (Theo La Phông-ten - TV5 tập 1- NXBGD)
c. Đặt cuối câu kể nhưng với mục đích nghi vấn
VD:
- Hoa được điểm 10? Không thể nào tin được.
d. Trong đối thoại nghệ thuật, người đặt câu hỏi và tự trả lời, dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi không phải để hỏi mà là để nêu vấn đề, đặt vấn đề và dẫn dắt vấn đề.
VD:
- Chồng ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.
 (Tế Hanh)
e. Có trường hợp một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu tiêu đề, trường hợp này không dùng dấu hỏi.
VD:
 Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
 (Phạm Văn Đồng)
g. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ thì dấu này đặt sau dấu chấm.
VD: Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì (?)
 (Báo Nhân dân)
 Khi đọc thường phải lên giọng cuối câu và ngắt giọng nhiều hơn dấu phẩy.
3. Dấu chấm cảm
 Dấu chấm cảm dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
a. Bộc lộ trạng thái, cảm xúc
VD:
Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
 (Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Mạnh Tuấn
 - Trang 132, TV5 tập 2 _ NXBGD)
b. Biểu thị lời hô, lời gọi
VD:
A! Chữ! Chữ cô giáo!
 (Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Hà Đình Cẩn - Trang 144, TV5 tập 1 -NXBGD)
c. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
VD:
Đừng đánh rơi nhé!
 (Chuỗi ngọc lam - Phun-tơn O-xlơ - Trang 136, TV5, tâp 1- NXBGD)
d. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (!) để biểu thị thái độ mỉa mai, hay dùng kết hợp với dấu hỏi trong dấu ngoặc đơn (!?) để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, về hoài nghi. Những dấu này cũng thường đặt sau dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.
VD:
Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ “hợp tác” với Mĩ để giải quyết các vấn đề cả về dầu mỏ lẫn lương thực (!)
 (Báo Nhân dân)
VD:
... họ là 80 người sức lực khá tốt những hơi gầy (!?)
 (Nguyễn Tuân)
 Khi đọc, ngắt hơi ở vị trí dấu cảm và lên giọng hay xuống giọng tuỳ hoàn cảnh. Thường thì câu cảm xuống giọng ở cuối câu, câu khiến và lời gọi lên giọng ơ cuối câu.
4. Dấu phẩy
 Dấu phẩy đặt ở giữa câu.
a. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập như: Cùng giữ chức vụ trạng ngữ, cùng giữ chức vụ chủ ngữ, cùng giữ chức vụ vị ngữ hay các cụm từ, từ ngữ cùng chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái, tính chất,  trong câu.
VD:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
 (Theo Mai Phương - Cây gạo ngoài bến sông - Trang 168, TV5, tập 2 - NXBGD)
Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu.
 (Theo Truyện kể Nga - Truyện kể về bình minh - Trang 124, TV5, tập 2 - NXBGD)
b. Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị trong câu
VD:
Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
 (Theo Ngọc Giao - Trang 124- TV5 tập 2 - NXBGD)
c. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép
VD:
Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.
 (Theo A-mi-xi - trang 133 - TV5 tập 2 - NXBGD)
d. Tách biệt phần chú thích
VD:
Sa pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được chau chuốt để xứng đáng là viên ngọc của vùng biên giới.
 (Lãng Văn - trang 149, Tiếng Việt nâng cao 5 - NXBGD)
e. Tách biệt phần chuyển tiếp
VD:
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô ra ngoài.
 (Theo Văn Long - Qua những mùa hoa - trang 98, TV5, tập 2 - NXBGD)
g. Tách biệt phần hô ngữ
VD:
Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
 (Minh Châu sưu tầm - Trang 99, TV5, tập 2 - NXBGD)
Dấu phẩy đọc ngắt hơi ngắn, tạo sự nhịp nhàng cho vâu văn.
5. Dấu chấm phẩy
Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu.
a. Dấu chấm phẩy dùng để phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó sử dụng dấu phẩy).
VD: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn, mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài léo sáng, kích động lòng người.
 (Lưu Quý Kì - Trang 9 - 100 bài tập luyện cách dùng
 dấu câu tiếng Việt - NXBGD)
b. Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
VD:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng, không sáng tạo không làm cách mạng được.
 (Lê Duẩn)
c. Dấu chấm phẩy cũng có thể được sử dụng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ (cách viết này tương đương với cách viết xuống dòng, gạch đầu dòng khi liệt kê các yếu tố có mối liên hệ tương đương).
Khi đọc, phải ngắt giọng ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt hơi dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắt hơn so với dấu chấm.
6. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm đặt giữa câu.
a. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật hay ý nghĩ của nhân vật (thường kết hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang).
VD:
Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
 (Tô Hoài - Dế Mèn phiêu lưu kí - NXBKĐ)
VD:
Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này với thầy để thầy biết”.
 (Theo Ku-rô-y-a-na-gi - trang 152, TV5 tập2 - NXBGD)
b. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
VD:
 Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xiên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, 
(Vũ Tú Nam - trang 9, 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt - NXBGD)
c. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.
VD:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, làng xóm.
- Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
(Trang 160 - TV5 tập 2 - NXBGD)
Khi đọc phải ngắt giọng ở vị trí dấu hai chấm như dấu chấm phẩy và có ngữ điệu phù hợp với bộ phận đứng sau.
7. Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở vị trí khác nhau trong câu.
a. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt lời nói trực tiếp của nhận vật hay ý nghĩ 
của nhân vật (đứng sau dấu hai chấm).
VD:
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ”
(Theo A-mi-xi - Một vụ đắm tàu - trang 108, TV5, tập 2 - NXBGD)
b. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt những từ ngữ được sử dụng có ý nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh, mỉa mai.
VD:
Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: Sách bách khoa tri thức học sinh, Từ điển tiếng Anh, 
(Trang 152 - TV5, tập 2 -NXBGD)
c. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt những từ ngữ mượn lại của người khác đưa vào trong bài viết (lúc này không cần dùng dấu hai chấm).
VD:
Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc như xưa” , chúng tôi mải nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những ngôi nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non.
(Hoài thanh - Thanh Tịnh)
Khi đọc, ngắt hơi dài hơn dấu phẩy nhưng nhanh hơn dấu chấm
8. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang có thể dặt ở những vị trí khác nhau trong câu.
a. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt lời nói trực tiếp của nhân vật (đặt sau dấu hai chấm).
VD:
Sóc không chịu, cậu ta kêu lên:
 - Tôi vẫn còn!
Gõ Kiến hỏi:
- Còn mà túi lại rỗng không thế này?
(Theo Phong Thu - Trang 42, TV5, tập 2 - NXBGD)
b. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt phần chú thích.
VD: Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa. - Thầy giải thích.
(Theo Truyện kể Nga - Truyện kể về bình minh - Trang 124, TV5, tập 2 - NXBGD)
c. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt từng nội dung cần liệt kê trong mối liên hệ với nhau.
VD:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng câ ... từng dấu câu.
VD:
Khi dạy bài “Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)”, ngoài việc nắm chắc kiến thức trong bài học, GV cần biết dấu hỏi đặt cuối câu kể với mục đích để hỏi; dấu hỏi đặt cuối câu hỏi nhưng không cần trả lời; câu hỏi dùng để dẫn dắt vấn đề cũng không cần câu trả lời và không dùng dấu hỏi.
b. Thiết kế hệ thống bài tập
Các bài ôn tập dấu câu, việc thiết kế bài tập trên phiếu học tập là tốt nhất vì tiết kiệm thời gian và khoa học hơn việc chép bảng hay dùng bảng phụ. Các bài tập thiết kế có thể có trong SGK hay trong các sách tham khảo khác nếu đảm bảo tính nhân văn và rõ xuất sứ.
Thiết kế bài tập trên bảng nhóm và VBT tiếng việt 5 của HS.
c. Cần sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng HS
Các phương pháp được sử dụng và đạt hiệu quả cao là: phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi,  Các hình thức tổ chức học tập là làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và làm viêc cả lớp.
- Hình thức làm việc cá nhân giúp HS kiểm tra vốn hiểu biết, kiến thức trước đó của bản thân để thực hành. HS có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Hình thức làm việc theo nhóm giúp HS thảo luận nhóm, trao đổi kết quả, giải thích, tranh luận, tìm tòi, phát hiện đúng sai và các trường hợp khác khi sử dụng dấu câu.
- Hình thức học tập cả lớp giúp các em có cơ hội trình bày kết quả học tập theo phương pháp trò chơi hay vấn đáp - đàm thoại để nêu kết quả, điền dấu câu, chữa lỗi
d. Cần chuẩn bị tốt tâm thế cho HS
GV cần giao nhiệm vụ cho các em rõ ràng, kích thích hứng thú học tập của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, giáo viên cần kiểm tra bài vở của HS, tất cả các đối tượng của lớp, để tất cả các em cùng tham gia vào quá trình học tập, tránh tình trạng các em không học, hiệu quả tiết học không cao.
2. Về thực tiễn
Khi dạy bài Ôn tập về dấu câu, tôi dạy tại lớp thực nghiệm là lớp 5A, tổng số HS là 25 em. Các bài dạy thực nghiệm tôi tiến hành như sau:
a. Khi dạy bài ôn tập về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Mục tiêu của bài học là:
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện BT1.
- Đặt đúng dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm BT2.
- Sửa được dấu câu cho đúng BT3.
* Bài tập 1:
Để hoàn thành mục tiêu của bài học là tìm dấu câu thì HS có thể vận dụng kiến thức đã học để làm BT1. 
Kỉ lục thế giới
Một vận động viên đang tích cực tập luyện để tham gia thế vận hội. Không may, anh bị cảm nặng. Bác sĩ bảo:
- Anh sốt cao lắm! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!
Người bệnh hỏi:
- Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
Bác sĩ đáp:
- Bốn mươi mốt độ.
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
- Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
 (Minh Châu sưu tầm)
- HS tự làm bài vào SGK khoảng 3 phút, 2 em làm trên bảng nhóm có nội dung GV đã chép ở SGK ra để dùng trưng bày, trao đổi với bạn 2 phút để so sánh và tập trình bày kết quả bài làm. Đại diện HS trình bày kết quả đã hoàn thành trên bảng nhóm và các nhóm khác nhận xét bài làm đúng hay sai, giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
- GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức đã ôn trong BT1, tác dụng của từng dấu câu.
* Sáng kiến trong bài tập này là:
- Yêu cầu HS phải nêu được tác dụng của từng dấu câu khi sử dụng trong văn bản. Điều này giúp các em khắc sâu tác dụng của dấu câu, nhận diện dạng câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, lời thưa gửi, để lựa chọn cách sử dụng phù hợp.
- HS sử dụng hình thức học tập cá nhân kết hợp trao đổi nhóm 2, trình bày trước lớp có sự hướng dẫn của GV, GV khen ngợi khi HS làm đúng và được các bạn đồng tình với kết quả đạt được.
- Sử dụng bảng nhóm khi dạy bài để trưng bày kết quả rõ ràng cho tất cả HS quan sát.
* Bài tập 2:
- Trong BT2, GV yêu cầu HS phải xác định được đâu là nội dung thông báo hoàn chỉnh; những nội dung thông báo hoàn chỉnh nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tức là hoàn chỉnh câu.
- HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và hoàn chỉnh yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép bài Thiên đường của phụ nữ, đại diện nhóm trình bày các dấu câu cần điền trong đoạn 1, đoạn 2, cần viết hoa chữ cái nào, giải thích lí do. Nhóm khác nhận xét, nêu lại lí do cần điền dấu đó và vì sao phải viết hoa.
- GV lại yêu cầu HS tổng kết tác dụng dấu câu đã ôn trong bài tập 2.
* Sáng kiến trong bài này là: 
Dùng bảng phụ chép nội dung bài tập để tất cả HS cùng theo dõi bài học tập trung, GV có thể quan sát HS tham gia vào quá trình học.
* Bài tập 3: 
- GV yêu cầu nhóm 4 HS tìm lỗi dấu câu dùng sai, gạch chân lỗi dấu câu đó. Mở ngoặc ghi dấu câu thay thế trên phiếu học tập của nhóm, thi đua nhóm nào điền chính xác dấu câu, nhanh.
Tỉ số chưa được mở
Nam: - Hai bài kiểm tra Toán và Tiếng Việt hôm qua, câu được mấy điểm . (?) 
Hùng: - Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: - Nghĩa là sao ! (?)
Hùng: - Vẫn hòa không - không ? (.)
Nam: ? !
 (Minh Châu sưu tầm)
- Các nhóm trưng bày kết quả và trình bày, giải thích vì sao. Nhóm khác nhận xét, tổng kết cuộc thi, khen nhóm hoàn thành đúng, tuyên dương nhóm đúng và nhanh nhất.
- GV lại yêu cầu HS tổng kết tác dụng dấu câu đã ôn trong bài tập 3.
*Sáng kiến trong bài học này là:
- GV sử dụng phiếu học tập và phương pháp dạy học thi đua khen thưởng, hướng dẫn cho HS làm việc theo hình thức nhóm 4, khen thưởng kịp thời.
- Nói chung, trong các bài Ôn tập về dấu câu, GV đều phải yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã ôn tập trong tiết học, rút ra điểm giống nhau và khác nhau trong cách đặt dấu câu, cách sử dụng. Đó là điểm chốt của kiến thức để HS phân biệt tác dụng của các dấu câu, tránh sử dụng nhầm lẫn khi hành văn, nhất là văn bản viết.
b. Trong bài ôn tập về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, tiết 2, HS phải đặt câu và dùng dấu câu thích hợp với mỗi nội dung yêu cầu trong bài tập. GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm 4, nhóm ghi chép và nêu câu các bạn đã đặt được. Các bạn trong nhóm phải giải thích được đặt câu để làm gì, dùng dấu gì thích hợp.
- GV tổ chức dạy bài này bằng phương pháp trò chơi, nối tiếp 2 lượt, mỗi nhóm đại diện một thành viên nêu câu đặt được không trùng với câu nhóm bạn đã nêu, giải thích phù hợp, nếu không nêu được sẽ không tính điểm.
- Kết thúc cuộc chơi, GV và HS tổng hợp điểm, tuyên dương nhóm có kết quả tốt và khen nhóm có câu hay.
- Sau đó, GV yêu cầu HS ghi chép 1 câu với mỗi nội dung trong bài học vào vở viết để kiểm tra dấu câu trên văn bản.
* Sáng kiến trong bài học này là:
- GV sử dụng phương pháp trò chơi thi đua, đánh giá và khen trực tiếp những câu văn hay, có nội dung sáng tạo.
* Sáng kiến luyện dấu câu trong quá trình dạy ôn tập dấu câu và hướng dẫn HS luyện dấu câu là:
- Các bài dạy về dấu câu khác cũng vận dụng cách làm linh hoạt với từng nội dung bài học. Có điều là sau bài học, Gv vẫn luôn kiểm soát việc dùng dấu câu của HS ở mọi lúc, trong tất cả các bài học, tất cả các nội dung học tập của các em.
- Ngoài các bài thực hành trong SGK, GV cần tìm thêm các bài thực hành trong sách tham khảo, sách bài tập Tiếng Việt có văn bản văn học nghệ thuật liên quan đến dấu câu để thay đổi nội dung học tập, tránh nhàm chán khi học và luyện cách dùng dấu câu. Có thể dùng chính bài văn của các em để thực hành sửa lỗi dấu câu. Các sách tham khảo có thể sử dụng là: Tiếng Việt nâng cao 5, Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt 5, 100 Bài tập luyện cách dùng dấu câu, Các đề ôn tập Tiếng Việt 5, Bài tập trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt 5, tập 2, các bài văn và đoạn văn hay mà GV sưu tầm được
VI. Kết quả thực nghiệm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp 5A và lấy lớp 5B làm lớp đối chứng, kết quả đạt như sau:
Lớp
Tổng số HS
Tổng số bài thực nghiệm
Số bài không mắc lỗi dấu câu
Số bài mắc dưới 5 lỗi dấu câu
Số bài mắc trên 5 lỗi dấu câu
SL
%
SL
%
SL
%
5A
25
25
.
.
.
.
.
.
5B
25
25
.
.
.
.
.
.
Qua kết quả trên ta thấy, Nêu GV khéo léo sử dụng các biện pháp phù hợp dạy học, kích thích hứng thú học tập của HS thì kết quả học tập của HS sẽ tốt hơn, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt 5 nói chung, từ đó góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học.
C. Kết luận chung
I. Kết luận
Dạy học dấu câu ở Tiểu học là một vấn đề khó và phức tạp, nan giải. Việc nắm vững tác dụng của các dấu câu là điều quan trọng góp phần nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu khi viết văn và nâng cao chất lượng bài văn, góp phần học tốt các môn học khác, từ đó giúp HS tự tin giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Thực tế hiện nay, chất lượng các tiết học chưa cao, HS còn gặp nhiều khó khăn trong các tiết học, trong khi viết bài. Nguyên nhân của vấn đề này là do phía HS và do GV. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng: trong quá trình dạy học, Gv sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp để hướng dẫn HS hoạt động và kích thích hướng thú học tập của các em, từ đó nâng cao hiệu quả tiết dạy. Các em chăm học, có phương pháp tự học và học tập có hiệu quả thì việc dạy của GV đạt hiệu quả cao hơn, sâu sắc hơn.
II. Kiến nghị
Qua 2 năm nghiên cứu, thử nghiệm, tôi nhận thấy rằng để dạy các tiết học về dấu câu đạt hiệu quả cao, hạn chế những khó khăn của HS khi học về dấu câu và phát huy tính tự giác, tích cực của HS, nâng cao hiệu quả học tập của HS, tôi xinđề xuất một số biện pháp sau:
a. GV cần nghiên cứu kĩ SGK chuẩn về kiến thức, kĩ năng, tài liệu tham khảo về dấu câu để từ đó nắm vững và sử dụng một cách chính xác.
b. GV cần phải nghiên cứu kĩ trình hình học tập của HS, xác định những khó khăn của HS lớp mình để từ đó có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả tiết dạy.
c. Với mỗi tiết học, GV cần phân loại dạng bài tập, lựa chọn các hình thức và phương pháp khác nhau để kích thích hướng thú học tập của HS.
d. Sau mỗi bài học, GV nên đưa ra một số dạng bài tập khác nhau để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
e. Các buổi học chiều tại lớp, GV cần linh hoạt chọn những bài thực hành cho HS luyện về dấu câu, có thể kết hợp lồng ghép trong bài luyện chính tả, bài đặt câu theo nội dung có sẵn, bài luyện câu đơn, câu ghép,  Luyện câu trong đoạn văn theo chủ điểm, Mở rộng vốn từ, dạng văn đang học trong chương trình SGK.
g. Sửa lỗi dấu câu thường xuyên trong bài viết của HS. Khi đọc, HS phải ngắt hơi rõ ràng, trình bày câu văn lưu loát; luôn có ý thức dùng dấu câu đúng ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh và khi nói phải có ngữ điệu rõ ràng.
 Phượng Sơn, Lục Ngạn, ngày ..
 Giáo viên:
 Nguyễn Thị Mai Xuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(14).doc