Đề tài Rèn kĩ năng luyện đọc cho học sinh lớp 1

Đề tài Rèn kĩ năng luyện đọc cho học sinh lớp 1

Mục tiêu của giáo dục tiểu học đã nhấn mạnh đến yêu cầu giáo dục tiểu học là góp phần đào tạo người lao động linh hoạt, năng động,chủ động,sáng tạo, thích ứng. Đến trường tiểu học, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập.Đi học,trẻ em bắt đầu phải chiếm lĩnh một công cụ mới là chữ viết,bắt đầu tiếp xúc với một dạng ngôn ngữ mới là đọc và viết.Đây là một bước chuyển rất khó khăn đối vói các em.Chúng ta thử hình dung một cậu bé đang tự do chạy nhảy,vui đùa,đang được chủ động vạch ra kế hoạch vui chơi của mình,chỉ cần chịu”chơi”,không quấy khóc là ngoan.Đùng một cái,cậu bé phải vào khuôn phép,hoạt động trong một tập thể mà phần chủ động vạch ra kế hoạch là thầy cô giáo,đối tượng cần chiếm lĩnh là những kiến thức,kỹ năng mới.Điều đó quả thật không dễ dàng.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kĩ năng luyện đọc cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài:
 Rèn kĩ năng luyện đọc cho học sinh lớp 1
 I. Đặt Vấn Đề:
 Mục tiêu của giáo dục tiểu học đã nhấn mạnh đến yêu cầu giáo dục tiểu học là góp phần đào tạo người lao động linh hoạt, năng động,chủ động,sáng tạo, thích ứng. Đến trường tiểu học, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập.Đi học,trẻ em bắt đầu phải chiếm lĩnh một công cụ mới là chữ viết,bắt đầu tiếp xúc với một dạng ngôn ngữ mới là đọc và viết.Đây là một bước chuyển rất khó khăn đối vói các em.Chúng ta thử hình dung một cậu bé đang tự do chạy nhảy,vui đùa,đang được chủ động vạch ra kế hoạch vui chơi của mình,chỉ cần chịu”chơi”,không quấy khóc là ngoan.Đùng một cái,cậu bé phải vào khuôn phép,hoạt động trong một tập thể mà phần chủ động vạch ra kế hoạch là thầy cô giáo,đối tượng cần chiếm lĩnh là những kiến thức,kỹ năng mới.Điều đó quả thật không dễ dàng.
Thầy cô giáo Tiểu học là người thầy đầu tiên của phổ thông có ảnh hưởng quyết định đối với học sinh.Các em ở lứa tuổi này không thể tiếp nhận những lý thuyết trừu tượng, mà cần phải tự mình thực hànhvì ,vì thế
thầy giáo phải biết tổ chức quá trình phát triển của trẻ chứ không dùng quyền uy, hình phạt mà nêu gương, như phương pháp”,thầy giảng- trò ghi nhớ”,”thầy truyền thụ -trò lĩnh hội”.
Theo quan điểm dạy học mới hiện nay,thầy cô giáo tổ chức cho học sinh hoạt động,hướng dẫn để học sinh thực hiện,bằng cách đó mà tổ chức quá trình phát triển cho trẻ.
Giáo viên dạy tiếng việt lớp 1 phải tổ chức cho học sinh lớp 1quá trình chiếm lĩnh cấu trúc ngữ âm tiếng việt,trên cơ sở phân tích ngữ âm.Cách học này giúp trẻ em sau một năm học chắc chắn đọc thông viết thạo và viết đúng chính tả.Dạy học lớp1 mang đậm tính nghiệp vụ sư phạm,phải huy động tổng lực ,các năng lực sư phạm,giúp các em lĩnh hội cái cần học lẫn cách đọc.
 II.Cơ sở lý luận.
 Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn tập đọc là thực hành nó hình thành năng lực 
 đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng, đọc đúng, đọc nhanh(đọc lưu loát, trôi chảy),đọc có ý thức(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu)và đọc hay(mức độ cao hơn đọc diễn cảm). Kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khoá, câu khoá trong hai, biết tóm tắt nội dung của đoạn, của bài văn. Vậy biết đọc đồng nghĩa với việc có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khoá) ở các tầng bậc khác nhau.
 Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong 2 hình thức đọc, đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện và hỗ trợ lẫn nhau: ví dụ: đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc nhanh và diễn cảm được. Vì vậy trong lớp học không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng .
 III. Cơ sở thực tiễn:
 Bậc tiểu học là từ lớp 1 đến lớp 5 quá trình đọc diễn ra ở lứa tuổi này. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài trong suốt quãng đời học sinh, hoạt động đọc được sử dụng rất nhiều như đọc bài học,đọc truyện đọc,đọc báo, đọc sách giáo khoa, đọc bài tậpNên đọc là một khâu rất quan trọng đối với các em. Nhưng trong thực tế tôi thấy các em rất lười học môm tập đọc phải chăng chỉ đọc các bài học thuộc lòng để đối phó với sự kiểm tra của cô giáo. Song song với vấn đề lười học của học sinh nguyên nhân dẫn đến học sinh kém là do trong các giờ tập đọc giáo viên thường thiên về tìm hiểu nội dung bài học và dành thời gian luyện đọc cho học sinh quá ít.
 Bên cạnh đó giáo viên hay thiên về những em đọc liền mạch trôi chảy còn những em đọc vẫn còn ê,a đọc quá yếu giáo viên hay bỏ qua đẻ cho giờ học diễn ra tốt đẹp hơn( tuy nhiên mỗi bài tập đọc lớp 1 gồm hai tiết). Vì thế học sinh đoc yếu đọc không trôi chảy lại rất nhiều mà như vậy thì hoạt động học của học sinh tiểu học làm sao có thể tiến hành tốt được. Nhất là đối với học sinh lớp 1 là nền tảng để học sinh học lên các lớp. Người ta thường hay nói:”ngồi nhà có chắc trước tiên phải nói đén móng nhà”.
 Đứng trước thực tế đó tôi rất băn khoăn và luôn tự đặt ra câu hỏi cho bản thân đó là”tôi phải làm gì và làm như thế nào để giúp các học sinh tôi đọc tốt hơn. Nhất là học sinh lớp 1 yêu cầu đặt ra với học sinh là phải đọc đúng, đọc rõ ràng bài văn đơn giản.” Như với thực trạng đã nêu trên lớp tôi còn nhiều học sinh đọc yếu, đọc nhỏ, chậm còn đánh vần rất là nhiều, đọc chưa diễn cảm mặc dầu lớp 1 chưa yêu cầu, hơn nũa lại là học sinh vùng dân tộc thiểu số. Với trách nhiệm của người giáo viên, chủ nhiệm tôi không thể yên tâm được, nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng học của lớp tôi chưa đạt yêu cầu của phân môn đề ra cho lớp và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh cả một năm học. Vì thế tôi đã tích cực dự giờ với các đồng nghiệp đã nhiều năm dạy lớp 1 để học hỏi kinh nghiệm. Trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố gắng tìm mọi phương pháp tốt nhất để giúp các em cùng tiến bộ.
 IVBiện pháp thực hiện.
 Muốn rèn luyện cho học sinh có thói quen học tốt, đáp ứng với yêu cầu đặt ra của môn học.Trước hết người giáo viên phải tìm ra biện pháp phù hợp, kết hợp với lòng yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề, gắn bó với nghề nhiều năm, phải thực sự là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nhưng một điều tôi rất quan tâm để sớm đi đến kết quả đó là giáo viên phải biết được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những học sinh đọc yếu, đọc yếu ở mức độ nào, vì sao các em lại đọc yếu? Từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để rèn luyện cho học sinh đọc.
Cụ thể tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Tìm hiểu năng lực đọc của học sinh.
Qua một thời gian giảng dạy đến phân môn tập đọc tôi đã nắm bắt được chất lượng của lớp khi bước sang phân môn tập đọc như sau: 
- Học sinh dọc lưu loát : o em
- Học sinh đọc khá: 1 em
- Học sinh đọc yếu: 9 em 
 Qua tìm hiểu trên tôi đã mạnh dạn phân loại học sinh đọc yếu để nâng dần chất lượng đọc của lớp. 
Trong số 9 em đọc yếu , qua tìm hiểu nguyên nhân tôi đã nắm được:
- Học sinh đọc nhỏ : 1 em
- Học sinh đọc chậm : 2 em
- Học sinh đọc chưa trôi chảy: 2 em 
- Học sinh đọc còn đánh vần nhiều và phát âm sai : 4 em
Cụ thể từng em như sau:
TT
Họ và tên học sinh
Nguyên nhân đọc
1
Ngân thị yên
Đọc nhỏ
2
Vi văn Tới
Đọc chậm
3
Hà thị thu yên
Đọc chậm
4
Hà thị Hạnh
Đọc chưa trôi chảy
5
Hà Thị Như
Đọc chưa trôi chảy
6
Vi Thị Xuân Kỷ
Đọc đánh vần , phát âm còn sai
7
Lương thị Hiền
Đọc đánh vần , phát âm còn sai
8
Vi Văn Hải
Đọc đánh vần ,phát âm còn sai
9
Chương Văn Thưởng
Đọc đánh vần ,phát âm còn sai
Sau khi đã phân loại được cụ thể từng em , phân ra thành từng nhóm học sinh có nguyên nhân dẫn đến đọc yếu giống nhau, trong các giờ học đặc biệt là môn tập đọc tôi luôn quan tâm nhiều hơn tới những em còn đọc yếu, thường xuyên uốn nắn cho các em,yêu cầu các em khắc phục được các nguyên nhân đó để đọc tốt hơn, luyện đọc phù hợp với năng lực bản thân. Những em đọc sai toi luyện cho các em đọc đúng: đánh vần , đọc tiếng, đọc từ, đọc câu , đọc cả đoạn(khổ thơ), đọc cả bài.Những em đọc còn nhỏ tôi phải động viên các em tự tin đồng thời cho các em kĩ năng nâng giọng cao hơn để đọc to hơn cũng như luyện cho các em cách thở sâu để láy hơi khi đọc, từ đó yêu cầu các em đọc nhanh hơn. Biện pháp luyện đọc nhanh giáo viên “chủ động” giữ nhịp đọc cho học sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc tiếp nối, luyện đọc các câu dễ bị nói lựu. Những em đọc sai lỗi chính tả yêu cầu đọc đúng. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, các thanh(đúng các âm vị) đọc đúng trọng âm, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
Dựa vào tình hình thực tế để phân nhóm học sinh theo địa bàn để các em cùng nhau, giúp đỡ nhau đọc tốt hơn. Trong quá trình đọc nếu các em còn đọc sai tôi thường bảo các em dừng lại và sủa ngay. Đối với những em đọc tốt hơn tôithường dành cho các em đọc diễn cảm cuối bải đọc hoặc đọc câu khó, đọc đoạn khó đểcác em học sinh khác noi theo. Riêng đối với bản thân , trước mỗi bài tập đọc tôi nghiên cứu kỹ nội dung nội dung bài đọc để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và giọng đọc phù hợp làm sao cho học sinh khi nghe cô đọc mẫu đã cảm nhận yêu thích bài đọc.
Qua một thời gian thực hiện , học sinh tôi đã có tiến bộ một cách rõ rệt ở mức độ còn chậm cụ thể là:
Đầu phân môn có 9 em đọc yếu sau mỗi chủ điểm thì số em đọc yếu giảm dần.Tôi biết đặc điểm của dạy tập đọc lớp1 chính là bước chuyển từ dạy “học vần” sang dạy “tập đọc”. Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu giờ tập đọc lớp1 là củng cố về hệ thống âm vần , nhất là các vần khó.Đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, trong đoạn,bài, bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng. Từ những biện pháp trên tôi đã rất tích cực rèn luyện cho học sinh đọc. Song mức độ tiến bộ còn hơi chậm vì thế tôi chưa hài lòng. Nên tôi phải tìm tòi các biện pháp khác để nâng cao chất lương đọc của lớp đi lên. 
Quan tâm đúng mức đối với từng học sinh trong lớp. 
Học sinh tiểu học là lúa tuổi hồn nhiên trong sáng , hiếu động nhưng cũng rất nhạy cảm. 
Giáo viên phải chịu khó quan tâm đến từng cá nhân học sinh , đặc biệt là học sinh yếu kém.Khi đọc mẫu giáo viên phải hướng dẫn cụ thể rõ ràng từng đối tượng. Các em ưa thích sự hồn nhiên chân thật , vui tươi nhưng cũng rất dễ hoài nghi dẫn đến chán nản, có những hành vi ngố ngược.Vì vậy là người giáo viên ở bậc tiểu học tôi đã hiểu rõ được vị trí và nhiệm vụ của mình.Tôi đã xác định rằngở trường cô giáo phải là người mẹ hiền , phải thương yêu tôn trọng các em , đối xử với các em bằng tất cả sự thương yêu chăm sóc dạy dỗ tận tình, công bằng , vô tư.
 Người giáo viên tiểu học phải nắm được đặc điểm của giáo viên tiểu học , hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi đọc, để bình tĩnh trước những sai xót của các em khi đọc, không ca thán những lỗi phát âm , những cách hiểu sai sau khi đọc. Người giáo viên phải tận tâm với nghề, có trách nhiệm đối với học sinh. Hơn nữa đây lại là học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Vì thế tôi thường quan tâm hơn.Ngay cả việc sắp xếp tôi cũng sắp xếp các em ngồi xen kẽ với những em học khá, có ý thức. Từ đó giúp các em có ý thức cố gắng nhiều hơn trong học tập nói chung, trong học đọc nói riêng.
3.Hướng dẫn rèn luyện cách đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh.
ở trong trường học noi chung, trường tiểu học nói riêng thì các kĩ năng: nghe ... hiều học sinh đánh vần nhẩm trước khi đọc và đọc còn chậm trước khi đọc thành tiếng. Vì thế luyện đọc trong tiết này có vai trò quan trọng. Cái quan trọng cần đạt tới của việc luyện đọc trong phần luyện tập tổng hợp là giúp học sinh đọc trơn tiếng, liền từ và ngữ, không phải đánh vần hay ê, a ngắc ngữ.
Sau đây là các hình thức luyện đọc tôi thường sử dụng trong tiết học 1:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài , yêu cầu học sinh theo dõi giáo viên đọc bài.
luyện đọc các tiếng, từ ngữ khó ở trong bài. Các tiếng, từ ngữ này một phần đã được gợi ý trong mục có ký hiệu T, phần khác do học sinh đề nghị hoặc do giáo viên tự nêu ra yêu cầu học tập của tiết học đó.
Luyện đọc các câu khó, câu dài( câu có nhiều tiếng khó)
Luyện đọc đoạn(khổ)
Luyện đọc bài.
Ôn luyện một số vần khó hoặc đọc thêm các vần khó , ít dùng.
Tiết 2: Dùng để luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài là chủ yếu. Cuối tiếtcòn
khoảng năm đến 6 phút tập nói theo đề tài. Đối với lớp tôi học sinh còn kém về đọc có thể thu gọn phần nội dung bài để tăng thời gian cho luyện đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Mèo con đi học”.
Mục tiêu :
Học sinh đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi sau dấu chấm hỏi. phát âm đúng các tiếng khó.
Học sinh hiểu được một sổ từ ngữ.
Học sinh hiểu được nội dungbài.
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Từ những phương pháp trên lúc đầu áp dụng vào dạy học sinh còn hơi bỡ ngỡ một số bài đầu. Sau một thời gian giảng dạy học sinh đã làm quen dần và đã nắm bài tương đối chắc chắn, kể cả những em yếu. Dạy theo phương pháp này kiểm tra được tất cả các em đọc trong một tiết học và tạo cho các em tính hồn nhiên, tự giác đồng thời hăng say học tập hơn. Đúng là “Giáo viên thiết kế – trò thi công” giáo viên chỉ là người hướng dẫn , học sinh là người chiếm lĩnh tri thức và sự tìm tòi.
4. Xác định mục tiêu, nội dung bài đọc :
Xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết mục tiêu ( mục tiêu 
trong giáo án). Chúng ta đã biết rằng , mục tiêu của phân môn tập đọc là các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Vì vậy khi xác định mục tiêu của giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ , nội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc hiểu như thế nào ?
 Xác định nội dung cụ thể, chi tiết thì giờ dạy càng có hiểu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta phải trả lời được : sau giờ học , học sinh đạt được những gì ? Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ đọc, luyện kĩ năng đọc nhanh.)
Những từ ngữ , câu nào học sinh cần luyện đọc thành tiếng( đọc đúng và đọc diễn cảm). Chúng ta cần đọc lên như thế nào? Vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để đọc?
 Toàn bài cần đọc với giọng điệu chung như thế nào? Tốc độ, cường độ, trường độ, giọng đọc từng từ, câu ra sao thể hiện giọng điệuu chung.
 Những từ ngữ, câu nào cần giải nghĩa và giải nghĩa ra sao những tình tiết nào của câu chuyện cần tìm và hiểu chúng như thế nào? Nội dung chính của bài tập đọc là gì? ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi học bài tập đọc? Nắm chắc mục tiêu, nội dung dạy học tức là giáo viên đã chuyển được mục tiêu nội dung dạy học thành cái của mình. Lúc này mục tiêu, nội dung dạy học không còn nằm ở trong sách, trong giáo án nữa.Trong giáo án giáo viên không cần phụ thuộc đến giáo án. Để nhớ các nội dung dạy học. Như vậy việc chiếm lĩnh mục tiêu, nội dung dạy học của giáo viên đã hoàn tất trước giờ lên lớp.Trong giờ học giáo viên chỉ tập trung sức lực , trí tuệ để hướng dẫn học sinh tổ chức các quá trình chiếm lĩnh nội dung dạy học cho phù hợp với các em. 
Nhận xét khen chê kịp thời với từng em.
Học sinh tiểu học rất thích được cô khen, thích gần gũi vui vẻ với cô giáo, luôn cố gắng làm việc tốt để đượ cô giáo khen. Vì thế giao tiếp với học sinh việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải khen ngợi, động viên, khích lệ các em kịp thời trong giờ học, giờ đọc. Ngược lại nếu không được cô giáo khen ngợi kịp thời thì các em dễ nhàm chán. Nên trong giờ dạy tôi luôn chú ý phát hiện ra những ưu điểm hay những tiến bộ dù rất ít để động viên, khích lệ các em để các em được vui vẻ, phấn khởi trong giờ học. Mặt khác tôi hạn chế việc chê học sinh một cách lộ liễu, nhất là đối với học sinh lớp 1. Vì ở lúa tuổi này tâm sinh lý của các em đang được hình thành và phát triển nên các em thường hiếu động thích tìm tòivà ham hiểu biết. vì vậy đối với những em chậm tiến bộ tôi chỉ nhẹ nhàng nhặc nhở, động viên các emtờ dó tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời không phê bình gay gắt. nếu học sinh mắc khuyết điểm hay tái hạm khuyết điếm thì phải kịp thời uồn nắn và tỏ thái độ không hài lòng để các em sửa chứa sai sót của mình. 
Sắp xếp thời gian hợp lý – kết hợp với phụ huynh để giáo giục rèn luyện cho học sinh cách đọc. 
Cụ thể : Khi kết thúc 2 tiết học của một bài tập đọc tôi luôn nhắc nhở cho học sinh gấp lại bài tập đọc để về nhà các em đọc lại bài học đồng thời hướng dẫn qua bài mới để học sinh về nhà đọc. Tiết học sau cô sẽ kiểm tra ( thi đọc ). Tiết học nào cũng vậy dần dần học sinh có thói quen và ý thức học tập.
Kết hợp với phụ huynh : cha mẹ học sinh là người trực tiếp chăm lo và tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho các em học tập. Kết hợp với gia đình nhà trường thì cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra việc học tập của con. Để đạt được mục tiêu trên tôi đã trao đổi trực tiếp trong cảc buổi họp phụ huynh . Đến tận nhà phụ huynh để cho các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học. Để các bậc phụ huynh hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học để từ đó có hướng để nhắc nhở con em mình học tập.
Như chúng ta đã biết hoàn cảnh gia đình học sinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của các em. Vì vậy tôi đã đến từng gia đình và tìm hiểu thì đa số các em là con gia đình bố mẹ đều là nghề nông làm nương rẫy . Mỗi khi giáo viên đến gặp phụ huynh để trao đổi việc học tập của học sinh rất khó khăn . điều kiện gia đình như vậy nên các em ít được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình . Biên cạnh đó có một số học sinh bố mẹ không biết chữ ,Từ những hoàn cảnh trên tôi thường xuyên gần gũi động viên , nhắc nhở các em ở nhà phải tự giác học bài không nên có tính ỷ lại trông chờ . 
5. Nêu gương tốt để học sinh noi theo 
 Đã làm nghề giáo thì có lẽ ai cũng nhớ đến câu tục ngữ : “Học thầy không tày học bạn” . Thật vậy gương tốt về học tập phải được xem là cái đích mà học sinh cần vươn tới .Vì thế giáo viên phẩi thêo dõi và phát hiện những em có tinh thần thái đọ và kết quả học tập tốt trong lớp , trong trường , trong sách vở đều nêu gương . Tổ chức cho các em thi đua giũa các tổ , nhóm nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. Tổ chức cho các em gặp gỡ, trao đổi với gương học giỏi để các em tìm hiểu được phương pháp học tập của các bạn từ đó áp dụng cho bản thân mình. Ngoài ra những em trước đây đọc yếu mà bây giờ tiến bộ giáo viên cũng cần nêu gương để những em khác cần noi theo bạn và cố gắng vươn lên bởi các em cũng có thể làm được như vậy.
6. Thường xuyên kiểm tra chất lượng đọc sau mỗi tiết học.
 Giáo viên có thể dùng hình thức kiểm tra trắc ngiệm hoặc vấn đáp việc học tập của học sinh.
 Thông qua việc kiểm tra thường xuyên của giáo viên mỗi học sinh sẽ tự cố gắng đọcbài nhiều 
 hơn và như thế thì việc luyện đọc của các em sẽ có kết quả tốt trong môn tập đọc. Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng các hình thức khác nhau để học sinh không bị nhàm chán. Từ đó tạo cho các em hưng phấn luyện đọc. Ví dụ : khi kiểm tra bài “ mèo con đi học” giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ truyền điện” học sinh A đọc dòng thơ thứ nhất, học sinhB đọc dòng thơ tiếp theoHay là đọc theo lối phân vai. Ví dụ : “ Hai chị em”
 Từ những hình thức kiểm tra đó đã kiểm tra được chất lượng của học sinh và thấy học sinh tiến bộ một cách rõ rệt.
 V. Kết quả :
 Sau những cố gắng thực hiện những biện pháp trên kết quả cho thấy khá phấn khởi . Hỗu hết các giờ tập đọc diễn ra sôi nổi, học sinh hăng hái tham gia đọc bài cho tới nay chất lượng học tập đọc ở học sinh trong lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Cho đến thời điểm bây giờ số học sinh đọc đạt yêu cầu của phân môn tập đọc là 9 em. Cứ đà như thế này thì hết năm học năm nay số học sinh đạt yêu cầu và dẫn đến đọc diễn cảm sẽ được tăng lên một cách ngạc nhiên. Không những vậy mà chất lượng học tập của lớp cũng tiến bộ nhiều.
 Qua năm học 2007- 2008 tôi đã sử dụng một số biện pháp trên để rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, cho thấy kết quả khá cao hầu hết các em tiếp thu bài tốt, đọc đúng, câu , cả đoạn, cả bài. Vì vậy trong năm học2008-2009 tôi cũng tiếp tục sử dụng một số kết quả trên cho thấy như sau :
Kết quả cuối học kỳ 1 :
Số học sinh
Tiếng việt
G
%
K
%
TB
%
Y
%
10
0
0
1
10
4
40
5
50
Kết quả cuối học kỳ 2: 
Số học sinh
Tiếng việt
G
%
K
%
TB
%
Y
%
10
3
30
2
20
5
50
0
0
 VI. Rút ra bài học kinh nghiệm.
 Từ những kết quả của quá trình dạy học tôi tự nhận thấy: “ một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc khi học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1” Cũng như để nâng cao chất lượng cho học sinh cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
 - Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Phải có tâm huyết với nghề.
 - Người giáo viên phải thường xuyên gấn gũi giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn. Từ đó các em có chỗ dựa vững chắc để vươn lên.
 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần động viên. nhắc nhở kịp thời để các em cố gắng, khắc phục kịp thời.
 - Trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng.
 Trên đây là một vài suy nghĩ cũng như việc làm của bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy. Tôi thiết nghĩ rằng, chỉ là những việc làm rất cần thiết để bước đầu cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học sinh ngày một cao hơn. Bản thân tự nhận thấy còn phải học hỏi các đồng chí, đồng nghiệp rất nhiều trong phương pháp dạy học. Đặc biệt việc học hỏi kinh nghiệm phương pháp dạy học là điều cốt yếu không thể thiếu được cho cá nhân tôi. Để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn, tôi nhận thấy mình phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, phải tự tích luỹ nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy thích hợp nhất. Đối với học sinh cần phải kiểm tra và phải uốn nắn, cách tốt nhất là học sinh phải độc lập suy nghĩ, không có tính ỷ lại, trông chờ.
 Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của Hội đồng khoa, ngành góp ý, bổ sung cho bản thân được nhiều hơn, giúp tôi hoàn thành tốt công tác được giao.
Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25(5).doc