Lời cảm ơn
Đề tài “Xây dựng phương pháp huấn luyện các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh ở bậc THCS” được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Mai Thu Hà. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, cùng sự giúp đỡ của mọi người, của bạn bè, của các ban ngành liên quan đặc biệt là Cô Mai Thu Hà – giáo viên thể chất trường CĐ Hải Dương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Mục lục STT Nội dung Trang 1 Lời cảm ơn 2 2 Danh mục các chữ viết tắt 3 3 Lời nói đầu 4 4 Phần I. Các vấn đề chung 4 5 I. Lí do chọn đề tài 4 6 II. Mục đích nghiên cứu 5 7 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 8 IV. Phạm vi nghiên cứu 6 9 V. Đối tượng nghiên cứu 7 10 VI. Phương pháp nghiên cứu 7 11 VII. Kế hoạch nghiên cứu 9 12 Phần II. Cơ sở lí luận 9 13 I. Thực trạng công tác GDTC ở trường THCS 9 14 II. Cơ sở lí luận tố chất sức mạnh 9 15 III. Phương pháp tập luyện các tố chất vận động 10 16 IV. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi 10 17 V. Giải quyết vấn đề 11 18 1. Nhiệm vụ 1 11 19 2. Nhiệm vụ 2 16 20 3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng 20 21 Phần III. Kết luận và kiến nghị 27 22 I. Kết luận 27 23 II. Kiến nghị 27 24 Tài liệu tham khảo 29 25 Phiếu phỏng vấn 30 Lời cảm ơn Đề tài “Xây dựng phương pháp huấn luyện các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh ở bậc THCS” được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Mai Thu Hà. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, cùng sự giúp đỡ của mọi người, của bạn bè, của các ban ngành liên quan đặc biệt là Cô Mai Thu Hà – giáo viên thể chất trường CĐ Hải Dương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Cô Mai Thu Hà, các thầy cô giáo dạy bộ môn Thể dục, các bạn sinh viên trong trường, các tác giả của các cuốn tài liệu, thư viện trường CĐ Hải Dương cùng các ban ngành đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này. Do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, các bạn. Đó là nguồn động lực, động viên để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày tháng năm 2011 Người thực hiện Trần văn thao Danh mục các chữ viết tắt TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng GDTC: Giáo dục thể chất GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo HS: Học sinh TD: Thể dục TW: Trung ương TDTT: Thể dục thể thao THCS: Trung học cơ sở LVĐ: Lượng vận động tt: ttinh tb: tbang Lời nói đầu Đề tài nghiên cứu khoa học là một công việc dành cho sinh viên thứ 3 khi học ở các trường Cao đẳng nói chung và ở trường Cao đẳng Hải Dương nói riêng. Việc nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho sinh viên được làm quen với công việc nghiên cứu tìm tòi và xử lí tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành bài tập nghiên cứu khoa học với tên đề tài : “Xây dựng phương pháp huấn luyện tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh ở bậc THCS”. Tôi đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu tìm hiểu, một cách co hệ thống và chắt lọc. Đặc biệt tôi được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Cô Mai Thu Hà. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo trường thực tập, các thầy cô giáo trường Cao đẳng, các bạn bè cùng lớp và các em đội tuyển của trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – Hải Dương trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do lần đầu tiên làm công tác nghiên cứu nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót khiếm khuyết. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến và nhận xét, bổ sung của quí thầy cô, bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. Phần I. Các vấn đề chung Lí do chọn đề tài Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học đang trở thành một “cuộc cách mạng” của ngành Giáo dục. Trong những năm gần đây ngành Giáo dục và đào tạo đã và đang có một cuộc vận động, chuyển đổi lớn: từ thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học cho đến mục đích Giáo dục – trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh. Một trong những yêu cầu của Đảng đặt ra là Chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể đặc biệt là công tác Giáo dục thể chất học đường". Điều đó chứng tỏ Giáo dục thể chất cho học sinh là yêu cầu bắt buộc để thực hiện chiến lược con người – chủ thể xã hội. Vấn đề đặt ra đối với ngành Giáo dục – thể chất thể thao mà cụ thể với các trường học là: phải làm sao nâng cao chất lượng dạy và học trong bộ môn Giáo dục thể chất. Vì vậy việc tập luyện nội ngoại khoá trong các trường học đã được tổ chức đầy đủ hơn, phong trào thể thao quần chúng, hội khoẻ phù đổng các cấp đã được tiến hành thường xuyên và có hệ thống hơn. Tuy nhiên công tác Giáo dục thể chất trong các trường còn có những bất cập về quản lí con người; chất lượng dạy và học chưa cao, các hình thức hoạt động ngoại khoá còn nghèo nàn, điểm tập, thời gian, dụng cụ tập luyện còn ít...Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho trường học chưa phải là nơi cung cấp nhiều nhất cho đất nước những vận động viên thể thao tương lai. Bởi thế, chúng ta cần quan tâm đến phương pháp, hình thức tổ chức, kế hoạch luyện tập khoa học hơn nữa để các em học sinh yêu thích hào hứng với môn học, có ý thức tự rèn luyện bản thân để những giờ học thể dục thực sự đạt kết quả cao. Nhận thức rõ những mục tiêu yêu cầu đối với bộ môn Giáo dục thể chất, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường; tôi đã chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó tôi đặc biệt chú ý đến việc thành lập và huấn luyện các đội tuyển tham gia thi đấu thể dục thể thao mà trong đó “điền kinh” là môn được quan tâm và tập luyện nhiều nhất. Sở dĩ tôi chọn điền kinh là môn mũi nhọn vì đó cũng là trọng tâm nội dung giảng dạy ở bậc trung học cơ sở. Với số lượng tiết nhiệu nhiều tôi có điều kiện bồi dưỡng cho học sinh và có nhiều cơ hội phát hiện, lựa chọn được những học sinh có năng khiếu có tố chất...để thành lập đội tuyển, bồi dưỡng và thi đấu. Xuất phát từ những lí do trên, sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trên thực tế học sinh tại trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng phương pháp huấn luyện các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh ở bậc THCS” Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn của quá trình giáo dục trong nhà trường THCS để tìm ra phương pháp đạt hiệu quả trong quá trình giáo dục sức khoẻ cho học sinh. Từ đó chúng tôi đưa ra một số bài tập phát triển các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh. Đối với bản thân tôi được nâng cao mở rộng kiến thức về môn thể dục ở trường THCS đồng thời củng cố và nâng cao chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm để phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy sau này, luôn tạo ra các phương pháp mới cụ thể là các bài tập bổ trợ phát triển toàn diện. Đối với học sinh: tạo không khí học tập sôi nổi mới gây hứng thú cho các em một thể lực tốt, cơ thể phát triển cân đối sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình “Công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước” từ đó giúp các em có những phương pháp cách thức tập luyện về môn thể dục nói chung và môn điền kinh nói riêng một cách tốt nhất cũng từ đó giúp các em có sự hứng thú say mê học tập về môn thể dục hơn. Đối với môn điền kinh: Nghiên cứu xây dựng phương pháp huấn luyện các tố chất vận động để nâng cao thành tích trong môn điền kinh cho học sinh THCS và giúp cho các em hứng thú hơn trong những giờ học căng thẳng. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài và công việc cần làm trong tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp cách thức tập bổ trợ cho phát triển các tố chất vận động. Tìm hiểu thực chất vấn đề này chúng tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Lựa chọn hệ thống các bài tập nhằm nâng cao thể lực trong môn điền kinh Nhiệm vụ 2: Xây dựng phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thể lực và thành tích trong các môn điền kinh. Trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – Hải Dương Đánh giá thực trạng của học sinh qua các yếu tố xác định thành tích ở một số nội dung trong môn điền kinh. Xây dựng nội dung, phương tiện huấn luyện, và đánh giá hiệu quả ứng dụng. Nam đội tuyển trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – HD là các nài tập phát triển các tố chất vận động nằm nâng cao thành tích, hiệu quả môn điền kinh cho học sinh trường THCS Long Xuyên- Bình Giang. IV. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu Nhằm trang bị lượng kiến thức và hoạt động trong trường THCS nói chung và học sinh trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – HD. Thông qua nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân Phương pháp phỏng vấn toạ đàm Tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và những kinh nghiệm của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp quan sát sư phạm Trong quá trình nghiên cứu để nắm bắt đối tượng nghiên cứu của mình một cách chính xác chúng tôi phải quan sát thật kĩ các em tập luyện các bài tập đưa ra thu được kết quả gì rút ra kinh nghiệm khắc phục những khó khăn mà học sinh mắc phải, quan sát để đánh giá thấy chất lượng hiệu quả mình tiến hành nghiên cứu và đây là phương pháp rất quan trọng. Phương pháp thực hiện sư phạm Thử nghiệm để lựa chọn các bài tập vào việc nâng cao hiệu quả trong môn điền kinh. Phương pháp toán thống kê Sau khi thu thập được số liệu tôi đã sử dụng phương pháp này đễ xử lí số liệu một cách chính xác. Công thức toán thống kê So sánh 2 số trung bình ở mẫu bé (n ≤ 25) + Số trung bình X =n Trong đó: là giá trị tổng cộng Xi: là giá trị quan sát thứ i N: là tần số quan sát + Phương sai: Trong đó: Là phương sai của mẫu Xi: là giá trị quan sát thứ i X: là giá trị trung bình của mẫu + Phương sai chung: Trong đó: Xa, Xb: là tần số quan sát của hai nhóm A, B V. tổ chức nghiên cứu gồm(IV + V + VII) Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10- 2010 đến tháng 04 – 2011 + Tháng 10 – 11 – 2010 đọc nghiên cứu tài liệu + Tháng 12 – 2010 : viết đề cương + Tháng 01 – 2011: tổ chức thực hiện + Tháng 02 – 2011: thu thập xử lí tài liệu + Tháng 03 – 04- 2001: hoàn thành đề tài VI. kết quả nghiờn cứu của đề tài Thực trạng công tác GDTC ở THCS Hoạt động TDTT ở trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – HD qua thực tập. Tôi thấy các hoạt động này chưa diễn ra sôi nổi việc sử dụng và lựa chọn các bài tập của tố chất vận động nhiều khi còn chưa khoa học vì vậy để phát huy hết tác dụng do vậy mà chưa đạt kết quả cao trong học tập bộ môn thể dục. Thể lực của học sinh ở trường THCS Long Xuyên- Bình Giang – HD còn r ... x x x x Ném bóng có đà x x x x x Trên cơ sở nội dung huấn luyện đưa ra ở bảng 3 chúng tôi tiến hành thực nghiệm huấn luyện cho đội tuyển nam của trường. Chúng tôi thu thập được lượng vận động thực tế được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Lượng vận động thực tế trong huấn luyện STT Nội dung huấn luyện Tổng khối lượng 1 Số buổi luyện tập (số buổi) 30 2 Tổng số thời gian (số giờ) 56 3 Tổng số giờ kiểm tra (số giờ) 4 4 Hoàn thiện kĩ thuật (số lần) ––– (km) 5 Phát triển thể lực chung (km_ ––– (số giờ) 6 Phát triển sức nhanh (km) ––– (số giờ) 7 Phát triển sức mạnh tốc độ (km) ––– (số lần) 8 Phát triển mềm dẻo, khéo léo (km) ––– (h) 9 Phát triển thể lực chuyên môn (km) –––– (số lần) Đánh giá lần 2 (kết quả sau thực nghiệm) Sau thời gian thực nghiệm 10 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm hành kiểm tra kết quả của nhóm và thu được kết quả ở bảng 5. Bảng 5. So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm. Thông số TK Nội dung KT XB XA ttính tbảng P% Nhảy cao (m) 1,37 1,46 0,007 2,3 2,228 <5 Nhảy xa (m) 4,52 4,56 0,008 2,4 2,228 <5 Ném bóng 150g (m) 53,2 58,5 3,6 2,56 2,228 <5 Chạy 500m (phút) 2,36 2,30 5,7 3,50 2,228 <5 Phân tích kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Nhìn vào bảng ta thấy Thành tích môn nhảy cao của 2 nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P = 5% vì ttính = 2,3 > tbảng = 2,228 Thành tích môn nhảy xa của 2 nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P = 5% vì ttính = 2,4 > tbảng = 2,228 Thành tích môn ném bóng của 2 nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P=5% vì ttính = 2,56 > tbảng = 2,228 Thành tích môn chạy 500m của 2 nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P = 5% vì ttính = 3,64 > tbảng = 2,228 Kết luận: Như vậy qua kiểm tra ban đầu ta thấy thành tích của 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Tức là thành tích của nhóm A (nhóm thực nghiệm) tốt hơn so với thành tích nhóm B (nhóm đối chiếu) Để nhận thấy rõ ràng hơn sự khác biệt giữa thành tích nhóm A và nhóm B trước và sau thực nghiệm. Qua thực nghiệm cho thấy kĩ thuật và các tố chất vận động có mối quan hệ chặt chẽ, việc phát triển các tố chất vận động không đủ mức cần thiết sẽ không tạo ra cho các em có đủ điều kiện nắm được kĩ thuật một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình các em học tập kĩ thuật những tố chất thể lực được phát triển như vậy vẫn chưa đủ, cần phải lựa chọn những biện pháp làm cơ sở cho việc huấn luyện trước khi vào học kĩ thuật. Trong thực tế ta thường gặp ở các giờ thể dục có khuynh hướng tách rời giữa huấn luyện thể lực và giảng thể dục thể lực và giảng dạy kĩ thuật. Đó là một điều sai lầm nên tránh. Vì vậy, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, những tố chất vận động như nhanh, mạnh, bền, khéo léo sẽ được phát triển và cần phải nhớ rằng không bao giờ có các tố chất thể lực dưới hình thức độc lập mà tất cả các tố chất ấy có quan hệ với nhau và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Phần III. Kết luận và kiến nghị Kết luận Qua một thời gian nghiên cứu và xây dựng nội dung huấn luyện nhằm nâng cao thể lực và thành tích trong môn điền kinh cho nam vận động viên đội tuyển của trường THCS Long Xuyên- Bình Giang tôi đi đến kết luận + Việc nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả nội dung huấn luyện thể lực nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong học tập và thi đấu điền kinh là việc làm cần thiết. Vì thể lực là cơ sở tạo điều kiện nâng cao thành tích trong kiểm tra và thi đấu tại các hội khỏe Phù Đổng hàng năm. + Nội dung phương pháp huấn luyện hoàn toàn phù hợp với học sinh bậc THCS, đặc biệt là nam học sinh. Thực tế giảng dạy và trực tiếp huấn luyện cho đội tuyển thể thao nhiều năm qua đã chứng minh điều đó qua các thành tích mà các em đã đạt được trong các năm gần đây. + Không chỉ đem lại thành tích Thể dục thể thao cho trường trong các kì thi đấu hàng năm của huyện Bình Giang mà phong trào thể dục thể thao của các khối lớp cũng được nâng cao khi chính những thành viên của đội tuyển là hạt nhân thúc đẩy phong trào. Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài trong quá trình dạy và huấn luyện của tôi đã thực sự có kết quả. Song tôi thiết nghĩ, kết quả ấy có thể nâng cao hơn nữa khi đề tài nghiên cứu của tôi được sự góp ý bổ sung của bạn bè, đồng nghiệp. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu để hoàn thiện một quá trình bồi dưỡng nâng cao thể lực cho học sinh nhằm đạt được những thành tích cao hơn nữa cho thể thao học sinh và thể thao nước nhà. Kiến nghị Qua thời gian giảng dạy và huấn luyện tại trường THCS Long Xuyên- Bình Giang tôi đề ra những kiến nghị sau: - Cần đầu tư về trang thiết bị, dụng cụ sân bãi phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh hơn nữa - Ban giám hiệu nhà trường cần đầu tư về thời gian huấn luyện hợp lí ngày đầu tư cho học sinh, đó là vận dụng qui luật “tích luỹ về lượng mới biến đổi về chất” và xem đây là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên giảng dạy có trách nhiệm. - Nâng mức kinh phí bồi dưỡng cho các em trong các buổi tập và thi đấu nhằm khích lệ được tinh thần tập luyện và nâng cao thành tích hơn nữa. Vậy rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến những kiến nghị ở trên để giúp cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao trong trường học góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thể chất. Tài liệu tham khảo Sách giáo viên môn thể dục 6,7,8,9 (NXB Giáo dục 2002,2003,2004,2005) Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao (NXB – TDTT 1993 – Tác giả Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn) Điền kinh trong trường Phổ thông ( NXB – TDTT 2000 – Tác giả: P.N Gôi khơman-Ô.N Tơroophimốp) 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004- 2007)môn Thể dục (NXB Giáo dục 2005) 5.Tâm lí học Thể dục thể thao (NXB Thể dục Thể thao 1990 – Tác giả: Phạm Ngọc Viễn) 6. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí NXB Đại học quốc gia – Hà Nội 1999 – Chủ biên: Phạm Vĩnh Thông 7. Toán thống kê NXB Thể dục thể thao 1990 – Tác giả: Nguyễn Đức Văn Phiếu phỏng vấn Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài của tôi, các đồng chí đánh dấu x vào một số bài tập và trò chơi nào có ý nghĩa tác dụng tốt đến việc phát triển các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh của trường THCS Long Xuyên- Bình Giang. STT Tên bài tập các tố chất vận động Đồng ý Không đồng ý Bài tập phát triển thể lực chung 1 Chạy việt dã 2 Chạy biến tốc (100m nhanh 100m chậm) 3 Trò chơi “Hoàng anh hoàng yến” 4 Đứng lên ngồi xuống 5 Bài tập chạy lặp lại trong các cự li chạy 1000m với cường độ 70% đến 80% cường độ tối đa 6 Trò chơi “Người thứ 3” 7 Bài tập với bóng từ 15 đến 20 phút Bài tập phát triển sức nhanh 1 Những bài tập rèn luyện phản ứng nhanh: xuất phát từ các tư thế khác nhau, chạy 10 đến 20m 2 Những bài tập rèn luyện tốc độ xuất phát chạy nhanh với các giai đoạn 10m, 20m, 30m 3 Những bài tập phát triển sức bền tốc độ xuất phát chạy 60m đến 80m 4 Những bài tập trò chơi nhằm phát triển sức nhanh, mạnh, bền. + Chạy thoi tiếp sức + Chạy đuổi + Lò cò tiếp sức + Những bài tập thi đấu 5 Những bài tập với tạ 6 Những bài tập phát triển sức mạnh của tay 7 Những bài tập với bóng Bài tập phát triển sức mạnh 1 Bật nhảy tại chỗ: nhảy dây nhanh qua vật cản bật cao trên cát. 2 Bật từ chân nọ sang chân kia di chuyển về trước nhảy ô, nhảy dây di chuyển 3 Nhảy bằng một chân lò cò tiếp sức, đoàn tàu nào chạy nhanh hơn 4 Bật bằng hai chân với vật trên cao 5 Bài tập di chuyển ngang 6 Các bài tập phát triển tay: chống đẩy, chọi gà, kéo dây chun 7 Các bài tập phối hợp: chạy đà giậm nhảy 8 Các bài tập thi đấu Bài tập phát triển sức bền 1 Chạy theo hướng gấp khúc, chạy vòng số 8, chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức 2 Chạy lên xuống cầu thang 3 Chạy biến tốc 4x100m 4 Trò chơi “Thỏ nhường hang” 5 Chạy hết vượt cự li 800m đến 1000m trên địa hình tự nhiên 6 Lò cò tiếp sức 7 Đo mạch, điều chỉnh khối lượng vận động 8 Bài tập thi đấu Bài tập phát triển tính khéo léo, mềm dẻo 1 Đá lăng trước sau, ngang 2 Hai tay chống hông, hai tay bắt chéo làm động tác đứng lên ngồi xuống 3 Chạy tăng tốc 4 ép dọc ngang kê cao chân ép dọc ép ngang 5 Dùng hai chân bật qua xà thấp từ trước ra sau 6 Nằm sấp chống đẩy 7 Chạy qua các vật cản 8 Trò chơi “săn vịt” 9 Trò chơi “Nhảy cừư” 10 Đứng thẳng làm các động tác đổ thân về trước để xuất phát Xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm Người được phỏng vấn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––––––– Phiếu phỏng vấn Ngày tháng năm 2011 Kính gửi: Thầy cô............................................... Xin thầy cô cho biết: Trình độ chuyên môn:..................................................... Đơn vị công tác:............................................................... Để tìm hiểu thực trạng về giáo dục thể chất ở trường THCS Long Xuyên- Bình Giang đồng thời giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: “Xây dựng phương pháp huấn luyện các tố chất vận động nhằm nâng cao thành tích trong môn điền kinh ở bậc THCS” Kính mong thầy cô trả lời giúp các câu hỏi dưới đây: Cách trả lời: thầy cô điền “x” vào ô vuông phía trước câu trả lời mà mình lựa chọn: Nếu ý kiến của chúng tôi còn thiếu sót, mong thầy cô ghi bổ sung vào các ô trống tương ứng phía dưới và cho luôn sự đánh giá: Câu 1. Theo ông (bà) trong các giờ dạy chúng ta có cần thiết phải giới thiệu kĩ thuật thông qua tranh mẫu để minh hoạ hay không? Có Không Câu 2. Theo ông (bà) trong một giờ học, các động tác kĩ thuật chúng ta nên làm mẫu bao nhiêu lần? 1– 2 lần 2– 3 lần 3– 4 lần Câu 3. Trong một giờ lên lớp chúng ta có cần giảng giải hoàn thiện các kĩ thuật hay không? Có Không Câu 4. Trong nội dung chạy ngắn ông (bà) có phân chia các giai đoạn để dạy học sinh không? Có Không Câu 5. Trước khi vào tập luyện ông bà có hướng dẫn cho học sinh tập các động tác bổ trợ không? Có Không Câu 6. Trong quá trình giảng dạy có nên kết hợp các trò chơi hay không? Có Không Câu 7. Theo ông (bà) có nên cho học sinh tập cùng với học sinh trong đội tuyển hay không? Có Không Câu 8. Trong quá trình giảng dạy có nên cho học sinh sử dụng các phương tiện hiện đại để bổ trợ kĩ thuật không? Có Không Câu 9. Trong 1 tiết học có nên cho học sinh xem tranh ảnh mẫu nhiều không? Có Không Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô Kính chúc thầy cô và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc! Người được phỏng vấn Người phỏng vấn Trần Văn Thao
Tài liệu đính kèm: