Đề thi học sinh giỏi lớp năm môn: Tiếng việt

Đề thi học sinh giỏi lớp năm môn: Tiếng việt

Đề bài:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Câu 1: Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?

a. Trên bầu trời, mây nhởn nhơ bay.

b. Lúa đã chín vàng.

c. Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.

d. Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.

Câu 2: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?

a. nóng nực – mát mẻ

b. chậm chạp – nhanh nhẹn

c. vui tươi – buồn bã

d. gầy gò – yếu ớt

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1832Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp năm môn: Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Tên HS: Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài:
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Câu 1: Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?
a. Trên bầu trời, mây nhởn nhơ bay.
b. Lúa đã chín vàng.
c. Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.
d. Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.
Câu 2: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?
a. nóng nực – mát mẻ
b. chậm chạp – nhanh nhẹn
c. vui tươi – buồn bã
d. gầy gò – yếu ớt
Câu 3: Các từ sau: mênh mông, bát ngát, bao la, thênh thang, rộng lớn thuộc nhóm từ nào ?
a. Từ trái nghĩa.
b. Từ láy.
 Từ đồng nghĩa.
d. Từ ghép.
Câu 4: Dòng nào dưới đây toàn từ láy ?
a. lạnh lẽo, buồn bã, tươi tốt, um tùm, mượt mà.
b. chạy nhảy, lom khom, nhấp nhô, thấp thoáng, chót vót.
c. tối tăm, ngoan ngoãn, sáng sủa, lì lợm, khôn khéo
d. lonh lanh, chói chang, rực rỡ, sặc sỡ, lóng lánh.
Câu 5: Từ “dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc ?
a. Dòng suối ấy thật trong mát.
b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.
c. Anh em chúng ta có cùng dòng máu.
d. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.
Câu 6: Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
a. Nhân hóa.
b. So sánh.
c. So sánh và nhân hóa.
d. Điệp từ.
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính” là:
a. Bóng tre của ngàn xưa.
b. Thấp thoáng.
c. Thấp thoáng mái đình, mái chùa.
d. Mái đình, mái chùa cổ kính.
Câu 8: Các từ: niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ, lòng nhân ái thuộc từ loại gì ?
a. Danh từ.
b. Động từ.
c. Tính từ.
d. Quan hệ từ.
Câu 9: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hòa bình” ?
a. bình yên, thái bình, hiền hòa.
b. thái bình, thanh thản, lặng yên.
c. thái bình, bình thản, yên tĩnh.
d. bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 10: Cho 2 câu sau:
Cha em đang ngồi bên bàn tính để tính các khoản thu, chi trong cơ quan.
Lớp chúng em họp lại để bàn tính kế hoạch đi cắm trại.
 Hai từ bàn tính trong hai câu trên là :
a. Hai từ đồng nghĩa.
b. Hai từ nhiều nghĩa.
c. Hai từ đồng âm.
d. Hai từ trái nghĩa.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trới xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Đặng Hiển
 a. Ở đoạn thơ trên, tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào?
 b. Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?
Câu 2: Con đường quen thuộc từ nhà đến trường đối với em có rất nhiều kỉ niệm. Hãy viết bài văn ngắn tả lại con đường và nêu cảm xúc của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HS gioi TV 1011.doc