Đề trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 cả năm

Đề trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 cả năm

Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?

a. Tô Hoài.

b. Trần Đăng Khoa.

c. Dương Thuấn.

2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.

b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

 

doc 56 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VĂN- TIẾNG VIỆT LỚP 4
ĐỀ SỐ 1
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?
£ Tô Hoài.
£ Trần Đăng Khoa.
£ Dương Thuấn.
Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
£ Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
£ Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạï như thế nào?
£ Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
£ Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
£ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
£ Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?
£ Thương người như thể thương thân.
£ Măng mọc thẳng.
£ Trên đôi cánh ước mơ.
Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?
“Dù ai nói ngả nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
£ 12 tiếng
£ 14 tiếng
£ 16 tiếng.
Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng “nói”?
£ Lòng.
£ Như.
£ Vững. ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
a
c
c
c
a
b
b
ĐỀ SỐ 2
Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ?
£ Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện.
£ Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện.
£ Cả hai ý trên đều đúng. 
Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện?
£ Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
£ Ai đứng đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
£ Ai cầm đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn?
£ Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm.
£ Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn.
£ Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai.
Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào?
£ Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn.
£ Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo.
£ Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn.
Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào?
£ Dũng sĩ.
£ Hiệp sĩ.
£ Võ sĩ.
Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”?
£ Hoà bình.
£ Chia rẽ.
£ Thương yêu.	
Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?
£ Nhân tài.
£ Nhân từ.
£ Nhân ái.
 ĐÁP ÁN
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
c
a
a
b
b
b
a
ĐỀ SỐ 3
Dựa vào nội dung bài đọc “TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây.
Ai là tác giả bài thơ “Truyện cổ nước mình”?
£ Phan Thị Thanh Nhàn.
£ Lâm Thị Mỹ Dạ.
£ Trần Đăng Khoa.
Câu thơ nào trong bài thơ mở đầu bài “Truyện cổ nước mình”?
£ Tôi nghe truyện cổ thầm thì.
£ Vừ nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa 
£ Tôi yêu truyện cổ nước tôi.
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
£ Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều bài học quý báu của cha ông: nhân hậu, đùm bọc, ở hiền, thương người 
£ Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : thông minh, công bằng, độ lượng, 
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Bài thơ “Truyện cổ nước mình” gợi đến truyện cổ tích nào?
£ Tấm Cám.
£ Thánh Gióng.
£ Sọ Dừa.
Câu thơ “Tôi nghe truyện kể thầm thì” tác giả nhân hoá “ truyện cổ” bằng cách nào?
£ Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về truyện cổ.
£ Nói với truyện cổ như nói với người.
£ Gọi truyện cổ bằng từ vốn để gọi người. 
Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
“Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đúng chóp ba bọn này? Ra đây ta nói chuyện”.
£ Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
£ Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
£ Báo hiệu một sự liệt kê.
Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
“Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””.
£ Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
£ Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
£ Báo hiệu một sự liệt kê.
ĐÁP ÁN
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
b
c
c
a
b
a
a
 	 ĐỀ SỐ 4
Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ THĂM BẠN”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây.
Bức thư thăm bạn được viết vào thời gian nào?
£ 5 – 8 – 2000.
£ 8 – 5 – 2000.
£ 15 – 8 – 2000.
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
£ Để hỏi thăm sức khoẻ.
£ Để chia buồn.
£ Để báo tin cho các bạn biết ba bạn Hồng hi sinh.
Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
£ Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình.
£ Mình hiểu Hồng đau dớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
£ Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
Những câu nào trong bài cho thấy bạn Luơng biết cách an ủi bạn Hồng?
£ Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình.
£ Riêng mình gởi chô Hồng toàn bộ số tiền mình đã bỏ ống từ mấy năm nay.
£ Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
Tác dụng của dòng kết thúc bức thư là gì?
£ Lời chúc của người viết thư giành cho người nhận thư.
£ Lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên người viết thư.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Câu sau có bao nhiêu từ đơn?
£ 8 từ
£ 10 từ
£ 12 từ
Câu sau có bao nhiêu từ phức?
Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến.
£ 4
£ 6
£ 18. 
 ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
ý đúng
a
b
b
a
c
b
a
ĐỀ SỐ 5
Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĂN XIN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Hình ảnh ông ăn xin đáng thương như thế nào?
£ Một người ăn xin già lọm khọm đứng trước mắt tôi.
£ Đôi mắt đỏ sọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.
£ Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.
Những chi tiết nào trong bài chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông ăn xin?
£ Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
£ Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Ông lão đã nhận được gì từ cậu bé?
£ Tình thương, sự tôn trọng, sự cảm thông.
£ Lòng biết ơn, cái siết chặt tay.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng cảm của câu bé với ông lão?
£ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
£ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
£ Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm.
Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
£ Thương người như thể thương thân.
£ Măng mọc thẳng.
£ Trên đôi cánh ước mơ.
Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu?
£ Hiền hậu.
£ Nhân từ.
£ Tàn bạo.
Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà.
£ Người hiền lành và tốt tính.
£ Người có đức hạnh và tài năng.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào?
£ Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.
£ Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
£ Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ý đúng
b
c
a
b
a
c
B
c
ĐỀ SỐ 6
Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Mục đích chính của bài văn trên nói về ai?
£ Tô Hiến Thành.
£ Lý Cao Tông.
£ Trần Trung Tá.
Tô Hiến Thành làm quan ở triều nào?
£ Triều Nguyễn.
£ Triều Lý.
£ Triều Trần.
Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh?
£ Vợ và các con ông.
£ Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường.
£ Giám Nghị đại phu Trần Trung Tá.
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
£ Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên.
£ Vì những người chính trực bao giờ cũng làm những điều tốt lành và hi sinh lợi ích riêng của mình vì đất nước.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Vì sao Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá thay mình?
£ Vì Trần Trung Tá là người tài ba giúp nước.
£ Vì Trần Trung Tá là người luôn gần gũi với mình.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Có mấy từ phức trong hai câu thơ sau?
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
£ 1
£ 3
£ 4
Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau?
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha
	Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
£ 1
£ 3
£ 4
Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp?
£ Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ.
£ Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.
£ Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ý đúng
a
b
b
c
a
b
a
b
ĐỀ SỐ 7
Dựa vào nội dung bài đọc “TRE VIỆT NAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Ai là tác giả của bài tre Việt Nam?
£ Nguyễn Duy.
£ Tố Hữu.
£ Nguyễn Du.
Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Chẳng may thân ga ... âng trình như thế nào? 
£ Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
£ Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Thái Lan.
£ Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Lào.
Ăng-co Vát được xây dựng từ khi nào?
£ Từ đầu thế kỉ XI.
£ Từ đầu thế kỉ XII.
£ Từ đầu thế kỉ XIII.
Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
£ Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
£ Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 389 gian phòng.
£ Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1050 mét và 398 gian phòng.
Những tháp lớn được xây dựng bằng gì?
£ Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá vôi.
£ Dựng bằng đá nhẵn và bọc ngoài bằng đá ong.
£ Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
Khu đền quay về hướng nào?
£ Đông.
£ Tây.
£ Bắc.
Ăng-co Vát huy hoàng nhất vào lúc nào?
£ Lúc bình minh.
£ Lúc nửa đêm.
£ Lúc hoàng hôn.
Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
 Vì đi học xa. Mỗi tháng bạn Lan chỉ về nhà một lần.
£ Khi nào?
£ Ở đâu?
£ Vì sao?
£ Để làm gì?
Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì?
 Ngày nhỏ, tôi là một búp non.
£ Nguyên nhân.
£ Thời gian.
£ Nơi chốn.
£ Mục đích. ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ý đúng
a
b
a
c
b
c
c
b
ĐỀ SỐ 43
Dựa vào nội dung bài đọc “CON CHUỒN NƯỚC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đâây.
Ai là tác giả của bài văn?
£ Nguyễn Thế Hội.
£ Xuân Quỳnh.
£ Võ Quảng.
Màu vàng trên lưng chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng từ nào?
£ Lóng lánh.
£ Lấp lánh. 
£ Lung linh.
Bốn cái cánh mỏng của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào?
£ Mỏng như giấy quyến.
£ Mỏng như lá lúa.
£ Mỏng như giấy bóng.
Cái đầu và hai con mắt của chú chuồn chuồn nước được so sánh với vật gì?
£ Thuỷ tinh.
£ Viên ngọc.
£ Hạt huyền.
Thân của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào?
£ Nhỏ và thon vàng như nắng mùa hè.
£ Nhỏ và thon vàng như nắng mùa thu.
£ Nhỏ và thon vàng như nắng mùa xuân.
Từ nào dưới đây được dùng để tả đôi cánh đang khẽrung của chuồn chuồn nước?
£ Băn khoăn.
£ Phân vân.
£ Ngập ngừng.
Khi chú chuồn chuồn nước cất cánh bay cao, những cảnh đẹp nào hiện ra dưới tầm cánh của chú?
£ Luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
£ Cánh đồng với những đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
£ Trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Dòng nào dưới đây nêu nội dung chính của bài?
£ Miêu tả vẻ đẹp của chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu đối với con chuồn chuồn nước của tác giả.
£ Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của làng quê, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với mọi người.
£ Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Ngày xưa, có một chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.
£ Khi nào?
£ Ở đâu?
£ Vì sao?
£ Để làm gì?
 Trạng ngữ sau xác định điều gì?
Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông.
£ Nguyên nhân.
£ Nơi chốn.
£ Thời gian
£ Mục đích.	 
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ý đúng
a
b
c
a
b
b
a
c
a
b
ĐỀ SỐ 44
Dựa vào nội dung bài đọc “VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Chi tiết nào trong bài cho thấy cuộc sống ở Vương Quốc nọ rất buồn?
£ Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt ai cũng rầu rĩ, héo hon.
£ Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp nhất cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Vì sao cuộc sống ở Vương Quốc nọ buồn chán?
£ Vì dân cư ở đó không biết múa.
£ Vì dân cư ở đó không biết cười.
£ Vì dân cư ở đó không biết hát. 
Nhà vua đã làm gì để nhằm thay đổi tình hình?
£ Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn hát.
£ Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn múa.
£ Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
Dòng nào dưới đây miêu tả cảnh triều đình khi vị đại thần đi du học trở về?
£ Các quan ỉu xìu, nhà vua thở dài sườn sượt.
£ Không khí triều đình thật là ảo não.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Viên thị về tâu với nhà vua điều gì?
£ Thần vừa tóm được một kẻ đang hát véo von ngoài đường.
£ Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
£ Thần vừa tóm được một kẻ đang múa ngoài đường.
Khi nghe lời tâu của viên thị, thái độ của nhà vua thế nào?
£ Phấn khởi.
£ Vui mừng.
£ Háo hức.
Trong mắt của triều thần, cậu bé là người thế nào?
£ Dũng cảm.
£ Phi thường.
£ Gan dạ.
Cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu?
£ Trong cung đình.
£ Ngay xung quanh cậu.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Trong đoạn văn dưới đây có mấy câu có trạng ngữ?
Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
£ 1.
£ 2.
£ 3.
Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì?
Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về.
£ Thời gian.
£ Mục đích.
£ Nguyên nhân.
£ Nơi chốn.
 ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ý đúng
c
b
c
c
b
a
b
c
 b
a
ĐỀ SỐ 45
Dựa vào nội dung bài đọc “TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
“Con người là động vật duy nhất biết cười” là câu nói của ai?
£ Một nhà văn.
£ Một nhà thiên văn học.
£ Một nhà thơ.
Trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút?
£ 4 phút.
£ 6 phút.
£ 8 phút.
Mỗi lần cười của người lớn kéo dài bao nhiêu lâu?
£ 2 giây.
£ 4 giây.
£ 6 giây.
Trung bình mỗi ngày đứa trẻ cười bao nhiêu lần?
£ 300 lần.
£ 400 lần.
£ 500 lần.
Khi cười tốc độ của con người lên đến bao nhiêu?
£ 100 km/giờ.
£ 200 km/giờ.
£ 300 km/giờ.
Dòng nào dưới đây nêu tác dụng của tiếng cười?
£ Các cơ mặt được thư giản thoải mái.
£ Não tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoải mãn.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân với mục đích gì?.
£ Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm thời gian cho bác sĩ.
£ Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước .
£ Rút ngắn thời gian chữa bệnh và giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh.
Bài báo trên thuộc chủ đề nào?
£ Những người quả cảm.
£ Khám phá thế giới.
£ Tình yêu cuộc sống.
Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp?
Vui chơi.	1. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác.
Vui tính.	2. Từ chỉ hoạt động.
Vui thích.	3. Từ chỉ cảm giác. 
Vui vẻ.	4. Từ chỉ tính tình.
Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Bằng lối diễn xuất hài hước, Hoài Linh đã làm cho khán giả nhà hát Lan Anh được một trận cười thoả thích.
£ Bằng cái gì?
£ Vì sao?
£ Tại sao?
£ Với cái gì?
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ý đúng
a
b
c
b
a
c
b
c
a-2; b-4 ; c-3; d-1
a
ĐỀ SỐ 46
Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
Bài“Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào?
£ Truyện dân gian Việt Nam.
£ Truyện cổ tích Việt Nam.
£ Truyện cổ dân tộc Tày.
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
£ Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử.
£ Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh.
£ Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng.
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào?
£ Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.
£ Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”?
£ Vì không hề có món này.
£ Vì món này chưa chín.
£ Vì món ăn bị hỏng.
Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
£ Vì tương là món ăn lạ
£ Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon 
£ Vì chúa đói quá
Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh 
£ Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa.
£ Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa.
£ Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắùn “Đại phong” là mắm gì.
Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Bằng món ăn “mầm đá”độc đáo Trạng Quỳnh đã giúp chúa hiểu vì sao chúa ăn không ngon miệng.
£ Vì sao?
£ Với cái gì? 
£ Bằng cái gì?
£ Tại sao?
Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? 
Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
£ Vì sao? 
£ Khi nào?
£ Ở đâu?
£ Với cái gì?
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ý đúng
a
b
c
a
c
b
c
c

Tài liệu đính kèm:

  • docDe trac nghiem Tieng viet lop 4 ca nam.doc