Gây hứng thú đối với một giờ học hát ở trường Tiểu học

Gây hứng thú đối với một giờ học hát ở trường Tiểu học

I – LỜI NÓI ĐẦU :

Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn coi con người là vốn quý nhất, nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần được coi trọng, nuôi dưỡng và phát triển không ngừng.

Con người là không lặp lại, sự trưởng thành và phát triển con người đều được đánh dấu bằng một trong những vấn đề và đòi hỏi riêng, điều này đòi hỏi phải tôn trọng tính cá thể và giá trị của từng con người, coi trọng nhu cầu, hứng thú, năng lực, thói quen của từng người. Điều này lại càng cần được coi trọng trong việc giáo dục.

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cần giáo dục để thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển đầy đủ “Đức- trí – thể - mỹ và lao động” những con người năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề. Trong đó âm nhạc cũng là một loại hình nghệ thuật luôn gắn với tình cảm đời sống con người, đặc biệt đối với tuổi trẻ càng không thể thiếu được. Mà trong những năm qua, qua môn Âm nhạc đã đạt được những thành công bước đầu trong cải cách giáo dục được coi một trong những bộ môn cần thiết để giáo dục con người toàn diện.

Giáo dục Âm nhạc gắn liền với giáo dục đạo đức, nó hình thành nhân cách của con người mà chúng ta đã biết giáo dục, Âm nhạc là một trong những bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện. Trên cơ sở mới của thành tựu tâm lý học giáo dục hiện đại và phát huy tính chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của hứng thú học hát với việc thúc đẩy tính tích cực sáng tạo nói riêng cũng như đối với sự phát triển nhân cách của học sinh ở cấp Tiểu học nói chung.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gây hứng thú đối với một giờ học hát ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gây hứng thú đối với một giờ học hát
ở trường tiểu học
I – Lời nói đầu : 
Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn coi con người là vốn quý nhất, nguồn lực hàng đầu của đất nước, cần được coi trọng, nuôi dưỡng và phát triển không ngừng.
Con người là không lặp lại, sự trưởng thành và phát triển con người đều được đánh dấu bằng một trong những vấn đề và đòi hỏi riêng, điều này đòi hỏi phải tôn trọng tính cá thể và giá trị của từng con người, coi trọng nhu cầu, hứng thú, năng lực, thói quen của từng người. Điều này lại càng cần được coi trọng trong việc giáo dục.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cần giáo dục để thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển đầy đủ “Đức- trí – thể - mỹ và lao động” những con người năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề. Trong đó âm nhạc cũng là một loại hình nghệ thuật luôn gắn với tình cảm đời sống con người, đặc biệt đối với tuổi trẻ càng không thể thiếu được. Mà trong những năm qua, qua môn Âm nhạc đã đạt được những thành công bước đầu trong cải cách giáo dục được coi một trong những bộ môn cần thiết để giáo dục con người toàn diện.
Giáo dục Âm nhạc gắn liền với giáo dục đạo đức, nó hình thành nhân cách của con người mà chúng ta đã biết giáo dục, Âm nhạc là một trong những bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện. Trên cơ sở mới của thành tựu tâm lý học giáo dục hiện đại và phát huy tính chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của hứng thú học hát với việc thúc đẩy tính tích cực sáng tạo nói riêng cũng như đối với sự phát triển nhân cách của học sinh ở cấp Tiểu học nói chung.
Trên cơ sở giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học. Một vấn đề cần đặt ra là : Mỗi chúng ta, những người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cần cố gắng hết sức mình trong công việc dạy bộ môn của mình nói riêng cũng như trong mọi lĩnh vực khác nói chung để thực hiện tốt quan điểm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh góp phần vào giáo dục toàn diện.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học, tôi cảm nhận thấy : Gây hứng thú học hát cho học sinh là một công việc có ý nghĩa thiết thực để nhằm nâng cao kết quả dạy và học trong trường Tiểu học và đồng thời phát triển nhân cách của trẻ em.
Khác với các loại hình nghệ thuật, Âm nhạc không mang ý nghĩa cụ thể rõ ràng như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương và cũng không tái hiện thế giới khách quan bằng những hình ảnh cụ thể như bức tranh trong hội hoạ. Đặc trưng diễn tả của bộ môn Âm nhạc mang tính trừu tượng và khái quát cao.
II – Cơ sở thực tiễn :
Từ trước tới nay quan niệm về dạy bộ môn Âm nhạc ở trường phổ thông là khó đánh giá kết quả, được coi là môn học phụ, vì vậy: Mà học cũng được, không học cũng xong. Đó là quan niệm từ các cấp lãnh đạo cho đến các trường, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh nên nó không được bình đẳng như các môn khác. Chương trình học chưa được thống nhất toàn bộ, trình độ nhận thức và năng khiếu của các em không giống nhau. Mà chúng ta biết sự nhận thức đi ra ở mỗi cá tính (cá nhân) khác nhau. Nó phụ thuộc vào tiền đề vật chất và khả năng tiếp nhận tri thức.
Do đó chúng ta không thể tác động đến quá trình nhận thức của các em theo cùng một biện pháp. 
Dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là một công việc hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Cho nên việc tác động đến quá trình nhận thức cái hay, cái đẹp của học sinh, có trường hợp phải tác động từ từ nhưng cũng có khi phải áp dụng đồng thời cả tác động trực tiếp và gián tiếp ở nhiều phía mới nắm được kiến thức. Nhưng ngược lại có trường hợp chỉ thông qua việc tác động vào một số kiến thức và kỹ năng ít lần đã hiểu ngay nội dung tri thức. Đối với học sinh Tiểu học chưa có về mặt chủ thể, sự sáng tạo, sự học tập và ham mê chưa cao, các em say mê hứng thú đó nó chỉ tồn tại một lúc nào đó, không liên tục nếu như không có sự khơi gợi gây hứng thú của thầy. Dạy bộ môn Âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy cách hát thông qua các bài hát giáo dục các em những tình cảm đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực trí tuệ. Đó là tri thức rất quí báu của học sinh.
Trên những cơ sở thực tế và nhiệm vụ của bộ môn Âm nhạc tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này “Hứng thú đối với một giờ học hát ở trường Tiểu học”.
Để làm thế nào nâng cao được kết quả của hai hoạt động cho các em trong trường Tiểu học, do vậy dựa vào kinh nghiệm có sẵn, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để góp phần đề ra những phương pháp sao cho phù hợp với những điều kiện thực tế hiện nay để nâng cao chất lượng dạy bộ môn Âm nhạc.
III – Sơ lược lịch sử vấn đề :
Trên thế giới người ta đã đưa ra các khái niệm về hứng thú, phân loại các hứng thú và nêu lên mối quan hệ của hứng thú và sự phát triển nhân cách nói chung, với nhu cầu và tích cực học tập của học sinh.
Còn ở Việt Nam ta cũng có một số công trình nghiên cứu về hứng thú nhưng chỉ là nghiên cứu về học sinh của những môn học cơ bản, còn đối với môn nghệ thuật thì hình như chưa được đề cập đến.
Theo như các nhà tâm lý học có ít nhất 3 yếu tố đặc trưng cho hứng thú.
- Có xúc cảm đúng đắn với học tập.
- Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm.
- Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân.
Có nghĩa là: Hoạt động tự nó lôi cuốn và kích thích không phụ thuộc vào các động cơ khác.
Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách. Nếu như không có hứng thú đa dạng thì không có nhân cách phát triển toàn diện.
IV – Giả thiết khoa học :
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, tôi có một số vấn đề : 
Thực tế các em ở trường Tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học chúng tôi nói riêng về hứng thú đối với bộ môn Âm nhạc chưa cao, mới chỉ thoáng qua, chưa liên tục, học chưa tự giác, bài nào thích thì hát, còn không thích thì học như bắt buộc. Nhiều em học hát ở nhà lại bị bố mẹ mắng, bắt học các môn chính. Ta thấy đây là một nhận thức sai của các ông bố, bà mẹ dẫn tới sự hứng thú học của con cái bị giảm đi.
Còn đối với người giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, công việc giảng dạy còn bị hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Do vậy về mặt chủ thể sáng tạo chưa cao bởi vì chưa kích thích được hứng thú cho học sinh đối với bộ môn. Đây chính là nguyên nhân cơ bản. Nếu như những thực tế và những nguyên nhân trên mà cùng được giải quyết thì sẽ gây được hứng thú với bộ môn này cho học sinh.
Để giải quyết thực trạng và nguyên nhân trên, tôi có một số biện pháp để gây hứng thú đối với giờ học hát nhằm nâng cao kết quả dạy và học ở trường Tiểu học như sau :
Người thầy phải giữ vai trò chủ đạo trên lớp để tổ chức điều khiển mọi hoạt động chung trong giờ đạt kết quả cao :
+ Nắm vững tâm lý học sinh của từng lớp, từng em rồi từ đó xây dựng chương trình kế hoạch để có những phương pháp tác động tốt vào những tâm hồn của học sinh, hình thành cho các em những phẩm chất tốt mà xã hội mong muốn.
Theo đổi mới phương pháp dạy học : “Hướng tập trung vào học sinh” thì người thầy phải tạo ra được không khí thi đua học tập.
+ Đối với giờ học hát có thể cho học sinh nghe băng hoặc giáo viên hát mẫu, sau đó tự các em hình thành giai điệu trong đầu óc, kích thích được tính sáng tạo để các em hát theo đúng giai điệu, nhịp, phách. Có thể từ 2/3 học sinh khá trong lớp giáo viên kích thích gây được một làn sóng đua nhau học tập. Đối với giáo viên phải luôn nghĩ ra cách dạy, dạy mới đi từ dễ đến khó. Lời nói, phong cách của giáo viên phải khêu gợi được tính hứng thú của trẻ, đặc biệt đối với bộ môn này giúp các em có một số hiểu biết về mối quan hệ và tác dụng của Âm nhạc với đời sống, một số hiểu biết thông thường về các vấn đề Âm nhạc qua những mẫu chuyện, bài đọc thêm.
Thực tế giảng dạy cho thấy ở các giờ học hát các em học sinh có thể hát rất vô tư, đúng cũng hát, không đúng cũng hát. Điều đó chứng tỏ đối với học sinh Tiểu học trong tâm lý của các em ta thấy được sự ngộ nghĩnh, sự hồn nhiên, vô tư, thật thà. Chính vì vậy ở một giờ dạy hát ta không phải đưa ra kiến thức đúng lúc, đúng chỗ mà người thầy hoà nhập, gần gũi, có thái độ chân tình tôn trọng nhân cách học sinh.
V – Nhiệm vụ nghiên cứu :
1. Tìm hiểu hứng thú đối với môn hát của học sinh khối lớp 1, 2 của trường chúng tôi.
2. Nguyên nhân của hiện trạng hứng thú đối với môn hát của học sinh được nghiên cứu :
Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hứng thú đối với giờ hát của học sinh. Thử nghiệm đề xuất cải tiến phương pháp sao cho động viên được tính tích cực của các em. 
3. Giới hạn đề tài :
Thể nghiệm một trong số những biện pháp nhằm kích thích sự nhận thức của học sinh với giờ hát có nghĩa là cải tiến bài của thầy sao cho lôi cuốn được quá trình hoạt động nhận thức của học sinh ở trên lớp.
VI – Khách thể nghiên cứu :
Học sinh khối lớp 1, 2 của trường chúng tôi : 
Lớp 1 : 	58 em
Lớp 2 : 	60 em
Tổng số học sinh thử nghiệm : 118 em.
VII - Đối tượng nghiên cứu :
“Hứng thú học một giờ hát ở trường Tiểu học chúng tôi” là đối tượng nghiên cứu.
VIII – Phương pháp nghiên cứu :
Tôi thực hiện các phương pháp như sau :
- Phương pháp điều tra trực tiếp bằng phiếu.
- Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm và theo dõi quá trình học. 
Phần thứ nhất
Cơ sở lý luận :
 Hứng thú là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp nhưng hứng thú lại không trừu tượng và cũng không phải thuộc tính sẵn có trong một con người, mà nó là kết quả hình thành của cá nhân và phản ánh khách quan thái độ đang tồn tại ở cá nhân. Như vậy hứng thú chính là sự nhận thức của con người đối với xung quanh mà con người muốn đi sâu hơn tìm hiểu. Người ta có thể phân chia hứng thú thành các nhóm : 
+ Hứng thú vật chất.
+ Hứng thú nhận thức.
+ Hứng thú nghề nghiệp.
+ Hứng thú xã hội chính trị.
Tôi đi sâu vào nghiên cứu hứng thú nhận thức, vì hứng thú nhận thức này có vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Hứng thú nhận thức trong giảng dạy ta gọi là hứng thú học tập đối với sự tìm hiểu tri thức khoa học. Hứng thú nhận thức có liên quan nhiều đến lĩnh vực hoạt động nhận thức của con người. Trong nhà trường Tiểu học đối tượng hứng thú nhận thức của học sinh là nội dung các môn học như : Toán, Tiếng việt, Âm nhạc...
Hứng thú nhận thức thể hiện thái độ nhận thức phức tạp đối với đối tượng, kiến thức về vật chất và hiện tượng. Học sinh có hứng thú nhận thức là động cơ thúc đẩy của việc học tập, do vậy làm sao cho hoạt động nhận thức diễn ra mạnh mẽ và lâu bền góp phần tác động xu hướng cá nhân. Hứng thú nhận thức không tồn tại biệt lập, nó có tác động qua lại chặt chẽ với nhu cầu nhận thức.
Hứng thú nhận thức phát triển cùng với sự phát triển nhân cách thông qua hoạt động, do vậy ở bậc Tiểu học cần phải có sự hướng dẫn đúng cho học sinh.
Muốn vậy giáo viên phải nắm được sự phát triển của hứng thú nhận thức, hứng thú nhận thức được phát triển theo 3 giai đoạn :
+ Rung động định kỳ.
+ Thái độ nhận thức.
+ Xu hướng cá nhân.
Như vậy hứng thú nhận thức được coi là một thái độ nhận thức xúc cảm, thái độ này được rung động từ nhận thức xúc cảm.
Trong sự hình thành và phát triển của hứng thú nhận thức có hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. 
- Yếu tố chủ quan : Gồm trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, thái độ đúng đắn đối với đối tượng, nhu cầu năng lực.
- Yếu tố khách quan : Gồm đặc điểm môn học, điều kiện vật chất, thái độ của người lớn là phụ huynh và thầy giáo.
Trong những yếu tố ảnh hướng khách quan thì yếu tố ảnh hưởng của thầy giáo giữ vai trò cơ bản của việc hình thành hứng thú.
Phần thứ hai
1. Tìm hiểu tình hình hứng thú của môn âm nhạc :
Lớp
Tổng số
Hứng thú
Bình thường
Ghét
Thái độ khác
I1
20 em
9 em
7 em
3 em
1 em
I2
20 em
11 em
7 em
 2em
0 em
I3
18 em
10 em
5 em
2 em
1 em
II1
20 em
12 em
6 em
1 em
1 em
II2
20 em
10 em
8 em
1 em
1 em
II3
20 em
13 em
4 em
2 em
1 em
Qua số liệu điều tra trực tiếp trên lớp ta thấy số lượng học sinh thích học hát và bình thường chiếm tỷ lệ chưa cao so với các bộ môn khác.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến với môn học khác thông qua việc điều tra khối 1, 2 của trường cho kết quả có những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan gây ảnh hưởng đến bộ môn Âm nhạc.
* Về chủ quan : 
Học bộ môn Âm nhạc không nhằm đào tạo các em thành các ca sỹ, nhạc sỹ... mà chủ yếu thông qua môn học để tác động vào toàn bộ thế giới tâm hồn của các em, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Do đó nhiệm vụ của bộ môn Âm nhạc là trang bị cho các em một số kiến thức kỹ năng sơ giảng ban đầu về “Văn hoá Âm nhạc” mà thôi. 
* Về khách quan :
Sự tác động của thầy hay là phương pháp của thầy phải dễ hiểu, hấp dẫn, gần gũi với học sinh, phải động viên khuyến khích các em kịp thời.
Đối với xã hội gần gũi nhất là các bậc phụ huynh và nhà trường phải có sự động viên khích lệ các em. 
Các yếu tố chủ quan và khách quan trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc kích thích việc hứng thú đối với môn hát của học sinh. Cho nên nội dung đề tài này là bàn tới những biện pháp của giáo viên nhằm kích thích hứng thú đối với giờ học hát của học sinh Tiểu học.
3. Những biện pháp kích thích hứng thú của học sinh đối với giờ học hát:
- Giáo viên là người rất quan trọng để dẫn dắt học sinh của mình đi đúng con đường mà mình đã chỉ ra cho các em. Cho nên người thầy phải nắm được tâm lý của học sinh ở cấp Tiểu học, từ đó mà xây dựng được bài học cho phù hợp.
- Về chuẩn bị đồ dùng cần thiết như đàn, đài Catset, bảng phụ; các đồ dùng này phải chuẩn bị chu đáo, sử dụng các đồ dùng phải đúng lúc, phù hợp thời gian.
- Sự truyền cảm thông qua bài giảng đối với học sinh như tác phong, giọng nói, cử chỉ, ánh mắt phải khêu gợi sự chú ý ngoài phong thái lời nói ra người thầy phải có chuyên môn vững vàng, có nghĩa là phải hát hay, truyền cảm, vui tươi, nhí nhảnh.
- Trong khi dạy người thầy phải hình thành cho các em có ý thức học tập, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, sao cho mỗi học sinh đều phải tham gia học tập một cách tự giác, độc lập. Muốn vậy người thầy phải chuẩn bị câu hỏi tốt, nêu vấn đề dẫn dắt, gợi mở cho học sinh. 
Ví dụ : Trong bài “Quả” lớp 1.
- Giáo viên đưa ra một số tranh ảnh chủ đề về các loại quả để giới thiệu với các em, đàn, đài Catset.
- Giáo viên hát mẫu hay, chính xác, vui tươi, nhí nhảnh.
- Tập cho các em cách mở khẩu hình, lấy hơi, cao độ, trường độ của bài hát.
- Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở.
- Giáo viên có thể kể nhiều mẫu chuyện hấp dẫn về các gương tốt, biết chăm chỉ học tập, biết vâng lời thầy cô giáo.
Từ đó các em sẽ thích thú học hát và giờ học sẽ phong phú, hấp dẫn hơn.
Như vậy người thầy phải luôn tạo được không khí thi đua giữa các em, dẫn dắt cởi mở, biết yêu thương các em, biết khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, tình cảm của từng em và phối hợp các trò chơi bằng Âm nhạc là hoạt động chủ yếu.
- Người thầy phải tạo ra được mối liên hệ giữa thầy và trò. Thầy phải luôn luôn gần gũi và hiểu các tôn trọng nhân cách và công bằng với các em. Kết hợp với phong cách, lời nói, cử chỉ của thầy để thu hút học sinh làm cho trò yêu thầy, yêu môn học. Qua đó gây được hứng thú cho các em học một giờ hát.
4. Thực nghiệm để tác động kích thích hứng thú đối với bộ môn Âm nhạc của học sinh.
Tiến hành thực nghiệm: 
* Tuần thứ nhất : Tôi lên lớp dạy giờ Âm nhạc, tôi hát mẫu không có đàn, không có đài, để các em tự hát theo để kiểm tra chất lượng, năng khiếu của học sinh, không có sự tác động kích thích.
* Tuần thứ hai : Dạy thực nghiệm tôi vận dụng phương pháp dạy và học dựa trên nguyên tắc phải đảm bảo tính giáo dục, tính khoa học và một số biện pháp tôi nêu ở trên, tôi thấy sau một tuần có kết quả như sau :
+ Số học sinh thích học hát tăng nhiều.
+ Số học sinh bình thường có giảm 
+ Số học sinh không thích vẫn còn nhưng chỉ là rất ít.
Lớp
Tổng số
Hứng thú
Bình thường
Ghét
Thái độ khác
I1
20 em
15 em
3 em
1 em
1 em
I2
20 em
16 em
2 em
2 em
0 em
I3
18 em
14 em
3 em
1 em
0 em
II1
20 em
17 em
2 em
0 em
1 em
II2
20 em
17 em
2 em
0 em
1 em
II3
20 em
16 em
1 em
2 em
1 em
Tóm lại : Trong thời gian dạy các lớp thực nghiệm tôi thấy thái độ học tập của các em trong lớp đối với giờ hát có thay đổi hẳn so với các lớp chưa dạy thực nghiệm.
Như vậy giả thuyết này cũng đã được chứng minh nhưng đây chỉ mới là bước đầu tiên của học sinh được thay đổi. Do vậy muốn duy trì liên tục và phát triển hứng thú đến giờ học hát của học sinh người giáo viên cần phải vào để tổ chức và điều khiển sự hoạt động học tập của học sinh sao cho chặt chẽ và nhất quán.
Kết luận và kiến nghị :
1. Kết luận :
Học sinh ở Tiểu học của chúng ta tuổi còn ít, nhận thức của các em là nhận thức của trẻ.
Hát để giúp các em có một số hiểu biết về mối quan hệ và tác dụng của Âm nhạc đối với đời sống, một số hiểu biết thông thường về Âm nhạc qua những mẫu chuyện, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường Tiểu học. Vì thế ta cần nắm được đặc điểm của trẻ và áp dụng vào một giờ dạy có kết quả cao nhất.
Bởi vì ta biết sự phát triển của hứng thú nhận thức gắn liền với sự phát triển lứa tuổi với hoạt động của trẻ dưới sự hoạt động của người lớn. Trong quá trình này có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú nhận thức của cá nhân như là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
2. Kiến nghị :
Là người cầm phấn tôi nghĩ rằng phải thực sự say mê với nghề nghiệp : 
- Tạo cơ sở vật chất cho bộ môn phục vụ dạy và học.
- Môn học phải được đánh giá cao hơn bởi thực chất nó là môn học khó và đặc biệt.
- Giáo viên cần dạy đủ, đúng thời gian quy định.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chất lượng của đội ngũ giáo viên.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi để học hỏi lẫn nhau.
Đó là một vài mong muốn cũng như đề xuất nhỏ của bản thân tôi với một chút thu hoạch là tập dượt và nắm được các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cũng như biết vận dụng nó trong quá trình giáo dục. Do vậy tôi rất mong được sự góp ý kiến của đồng nghiệp.
Xin cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgay_hung_thu_doi_voi_mot_gio_hoc_hat_o_truong_tieu_hoc.doc