Giáo án Âm nhạc - Học hát: Bài tre ngà bên lăng bác

Giáo án Âm nhạc - Học hát: Bài tre ngà bên lăng bác

I. Mục tiêu

- Biết BH của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.

- Biết hát bài hat theo giai điệu và tiết tấu.

- Biết bài hát viết ở nhịp ¾, GD HS yêu thiên nhiên.

* Tích hợp: Chúng ta phải có lòng tôn kính Bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước độc lập, dân tộc tự do, hạnh phúc cho muôn nhà và tình yêu vô bờ cho các cháu thiếu nhi.

II. Chuẩn bị

- Máy nghe bài Tre ngà bên Lăng Bác.

- Hình ảnh minh hoạ bài Tre ngà bên Lăng Bác.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc - Học hát: Bài tre ngà bên lăng bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ../../../ 2012
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu 
- Biết BH của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích. 
- Biết hát bài hat theo giai điệu và tiết tấu.
- Biết bài hát viết ở nhịp ¾, GD HS yêu thiên nhiên.
* Tích hợp: Chúng ta phải có lòng tôn kính Bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước độc lập, dân tộc tự do, hạnh phúc cho muôn nhà và tình yêu vô bờ cho các cháu thiếu nhi.
II. Chuẩn bị
- Máy nghe bài Tre ngà bên Lăng Bác.
- Hình ảnh minh hoạ bài Tre ngà bên Lăng Bác.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát bài Hát mừng.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới	
3.1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
3.2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Học hát: Tre ngà bên Lăng Bác
- Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
- Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là người rất thành công với những sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi. Ông đã có 4 bài được bình chọn trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 là Đưa cơm cho mẹ đi cày, Em bay trong đêm pháo hoa, Tiếng chim trong vườn Bác và Tre ngà bên Lăng Bác. Hôm nay các em học bài Tre ngà bên Lăng Bác, bài hát có gia điệu du dương, tha thiết, thể hiện cảm xúc của các em thiếu nhi được đến thăm Lăng Bác Hồ.
- GD: Chúng ta phải có lòng tôn kính Bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước độc lập, dân tộc tự do, hạnh phúc cho muôn nhà và tình yêu vô bờ cho các cháu thiếu nhi.
- Đọc lời ca
- HS đọc lời ca
- Giải thích từ khó Tre ngà là cây tre có màu vàng, lá xanh, chim chuyền (động từ) là con chim chuyền từ cành cây này sang cành cay khác.
-Nghe hát mẫu
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
- HS hát cả bài
-HS tiếp tục chữa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng những tiếng hát luyến, những chỗ cao độ chuyển quãng 6, quãng 8 trong bài hát.
- HS tập hát đúng nhịp độ, thể hiện tính chất tha thiết, tự sự của bài hát.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
4. Củng cố, dặn dò
- Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát?
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động nhẹ nhàng.
- Học thuộc lời ca và chuẩn bị động tác vận động cho bài hát
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Thực hiện 
- Lắng nghe.
- HS đọc lời ca
- HS nghe bài hát
- 1 - 2 HS nói cảm nhận.
- HS hát
- HS theo dõi
- 1-2 HS thực hiện
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trình bày.
- 4 - 5 HS xung phong
5. Nhận xét tiết học.
Thứ../../../ 2012
MĨ THUẬT
TẬP NẶN TẠO DÁNG : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu 
- Biết cách nặn các hình có khối.
- Nặn được hình người hoặc đồ vật, con vật, và tạo dáng theo ý thích.
- HS khá giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động.
II. Chuẩn bị
- GV: Chuẩn bị một một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ.
- HS : Đất nặn.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Dụng cụ của HS.
3. Bài mới	
3.1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
3.2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát một số dáng người qua các bức tượng
- GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay.)
- Gợi ý HS cách nêu hình dạng của từng bộ phận
-Nêu một số dáng hoạt động của con người.
Hoạt động 2: Cách nặn
- GV giới thiệu hướng dẫn HS cách nặn như sau:
- Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước:
- Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau	
Hoạt động 3: Thực hành
- HS có thể chọn hình định nặn(người, con vật, cây, quả) 
- Nặn theo cá nhân hoặc theo nhóm.
- GV gợi ý, bổ xung cho từng học sinh, về cách nặn và tạo dáng. Nặn theo nhóm
- GV yêu cầu HS tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bài phong phú và đa dạng
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV trưng bày bài vẽ của HS và gợi ý nhận xét,cách tạo dáng sinh động, sắp xếp được bố cục 
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực 
4. Củng cố, dặn dò
- Em nào chưa xong về nặn tiếp.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí : tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS quan sát.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện nặn theo hướng dẫn
- HS nhận xét.
5. Nhận xét tiết học.
Thứ../../../ 2012
MĨ THUẬT
VTT: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- HS khá giỏi: Kẻ đúng các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ.
II. Chuẩn bị
- GV : Hình gợi ý cách vẽ, bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- HS : Giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Dụng cụ của HS.
3. Bài mới	
3.1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
3.2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu chữ.
- Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
- Dòng nào kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ
- Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ:
- Những nét đưa lên nét ngang là nét thanh.
- Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm.
- GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ Quang Trung
- Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm
Hoạt động 3: HS thực hành
- Tập kẻ các chữ A,B,M,N
- Vẽ màu vào các con chữ và nền
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV trưng bày bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về bố cục chữ, cách vẽ màu đều, đẹp, 
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài tự chọn
- HS quan sát, lắng nghe
Hình 1:(kiểu chữ không chân)
THĂNG LONG
Hình2: (kiểu chữ có chân)
THĂNG LONG
- HS quan sát, lắng nghe
- QUANG TRUNG
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
- HS nhận xét. 
5. Nhận xét tiết học.
Thứ../../../ 2012
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN Số 6
I. Mục tiêu 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết kết hợp vận đọng phụ họa
- Đọc bài tập đọc nhạc số 6
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ bài hát.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS hát bài tre ngà bên Lăng Bác
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới	
3.1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
3.2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác
- Cả lớp hát bài tre ngà bên Lăng Bác kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài hát.
- Trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, song ca hết hợp gõ đệm:
+ Lĩnh xướng: Bên Lăng Bác ... thêu hoa.
+ Song ca: Rất trong ... tre ngà.
- Trình bày bài hát bằng hình thức song ca, đồng ca kết hợp gõ đệm:
+ Song ca: Bên Lăng Bác ... thêu hoa.
+ Đồng ca: Rất trong ... tre ngà.
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Hoạt động 2: TĐN số 6 : Chú bộ đội
- GV treo bài TĐN số 6 lên bảng. ? Bài TĐN viết lại ở nhịp gì? Có mấy nhịp?
- Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp.
- GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô - Rê - Mi – Son).
- GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1.
- HS xung phong đọc.
- Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS.
- Đọc câu thứ hai tương tự.
- GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc cả bài, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
- GV cho lớp đọc nhạc đồng - 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.
- Cả lớp hát lời và gõ phách.
4. Củng cố, dặn dò
- GV cho cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS tập gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và hát lời. 
- Các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS hát, vận động
- 5 - 6 HS trình bày
- HS theo dõi
- HS trả lời bài TĐN viết ở nhịp 24, gồm 8 nhịp.
- HS nhắc lại
- 1-2HS xung phong
- HS luyện cao độ
- HS theo dõi
- 1 - 2 HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS đọc nhạc, sửa sai
- HS thực hiện
- 2 HS xung phong
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Tổ, nhóm trình bày
5. Nhận xét tiết học.
Thứ../../../ 2012
KĨ THUẬT
LẮP XE CẦN CẨU 
I. Mục tiêu 
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Chuẩn bị
- Mẫu cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- YC HS nêu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới	
3.1. Giới thiệu bài. Trực tiếp
3.2. Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
*Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
*Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK):
+ GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu các em phải chọn những chi tiết nào ?
+ Yêu cầu HS quan sát H2 – SGK, gọi HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết.
+ GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
+ Hướng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
+ Gọi 1 HS lên lắp các thanh chữ U dài vào các thanh thẳng 7 lỗ.
+ GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ.
- Lắp cần cẩu (H.3 – SGK):
+ Gọi 1 HS lên lắp hình 3a.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh các bước lắp.
+ Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b.
+ Hướng dẫn HS lắp hình 3c.
- Lắp các bộ phận khác (H.4 - SGK):
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c.
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh các bước lắp.
* Lắp ráp xe cần cẩu (H1. SGK): 
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK, thao tác chậm để HS quan sát và biết được các bước lắp. GV lưu ý một số điểm quan trọng.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu..
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà xem lại cách lắp ráp xe cần cẩu.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS nêu.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát,
HS quan sát.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS chọn chi tiết.
- HS thực hiện.
- HS quan sát và lên thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS quan sát.
- HS thực hiện thao tác.
- Toàn lớp quan sát, nhận xét.
- HS thực hiện thao tác.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- Toàn lớp quan sát, nhận xét.
5. Nhận xét tiết học. 23

Tài liệu đính kèm:

  • docam nhac 5 DT.doc