Giáo án An toàn giao thông - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án An toàn giao thông - Tiết 1 đến tiết 5

I- MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.

- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.

 2. Kỹ năng: - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.

- Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc bằng hình vẽ để nói cho hững người khác biết về nọi dung của các biển báo hiệu giao thông.

 3. Thái độ: - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lện của biển báo giao thông khi đi đường.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị 2 bộ biển báo; Phiếu phỏng vấn để HS tìm hiểu trước.

- HS: Tìm hiểu ý nghĩa một số biển báo.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2086Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn giao thông Tiết: 1
 Bài: Biển báo hiệu giao thông đường bộ 
I- MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
 2. Kỹ năng: - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
- Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc bằng hình vẽ để nói cho hững người khác biết về nọi dung của các biển báo hiệu giao thông.
 3. Thái độ: - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lện của biển báo giao thông khi đi đường.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị 2 bộ biển báo; Phiếu phỏng vấn để HS tìm hiểu trước.
- HS: Tìm hiểu ý nghĩa một số biển báo.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nêu Lời nói đầu trong sách và MT
 b) Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên
- HD cách đóng vai làm phóng viên, phỏng vấn các câu hỏi theo gợi ý hoặc hỏi thêm. Ví dụ:
+ Bạn đã gặp biển báo hiệu nào? Đặt ở đâu? Để làm gì?
+ Mọi người có biết nội dung biển báo không?
+ Họ chấp hành như thế nào?
+ Nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu?
- Nhận xét, kết luận: Muốn phòng tránh TNGT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu GT.
 c) Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo hiệu đã học
- Giao 4 nhóm biển báo cho 4 nhóm thảo luận nêu đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của biển báo.
- Nhận xét, kết luận: Biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn GT để đảm bảo ATGT; thực hiện đúng điều quy định của biển báo hiệu GT là thực hiện Luật GTĐB.
 d) Nhận biết các biển báo hiệu giao thông:
- HD quan sát, mô tả đặc điểm của 10 biển báo hiệu GT mới.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Đóng vai phỏng vấn các bạn trong lớp.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo tổ. 
- Trình bày.
- Quan sát, nêu tác dụng, cách thực hiện khi gặp các biển báo hiệu đó.
4. Củng cố: - Chơi trò chơi: Nhận diện nhanh các biển báo hiệu giao thông.
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Cùng mọi người thực hiện theo sự chỉ dẫn của các biển báo hiệu.
An toàn giao thông Tiết: 2
 Bài: Kỹ năng đi xe đạp an toàn 
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường theo Luật GTĐB.
 - HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
2. Kỹ năng: - Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để bảo đảm an toàn khi đi xe đạp.
- Thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
- Phán đoán và nhận thức được các diều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường.
3. Thái độ: - Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị mô hình đường phố và xe mô hình.
- Một số biển báo.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên mô hình
- Giới thiệu mô hình đường phố và HD cách quan sát.
- Đặt các loại xe bằng giấy lên mô hình.
- Nêu tình huống đi xe đạp khác nhau rồi nhận xét:
 + Để rẽ trái (từ điểm A đến N), người đi xe đạp phải?
 + Đi từ đường phụ sang đường chính phải thế nào?
 + Khi rẽ ở đường giao nhau, ai được quyền đi trước?
 + Người đi xe đạp đi qua vòng xuyến như thế nào?
 + Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một ô tô đang đỗ?
 c) Hoạt động 2: Nghiên cứu sách 
- Yêu cầu HS đọc sách.
- Ghi nhanh lên bảng.
 d) Trò chơi:
- Nêu cách chơi và các tình huống. 
- Nghe giới thiệu.
- Quan sát và nêu cấu trúc mô hình, giải thích những sự vật như: đường chính, đường phụ, ngã tư, vòng xuyến, các làn đường; vạch chỉ đường, mũi tên
- Nêu cách đi xe đạp từ một điểm này đến một điểm khác.
- Nêu cách xử lý từng tình huống.
- Tự nghiên cứu.
- Nêu Những điều cần biết; những điều cấm khi đi xe đạp.
- Tham gia chơi xử lý tình huống ở mặt sân phòng học đã được kẻ như mô hình.
4. Củng cố: - Đọc thuộc phần Ghi nhớ.
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Cùng mọi người thực hiện tốt ATGT.
An toàn giao thông Tiết: 3
 Bài: Chọn con đường đi an toàn, 
 phòng tránh tai nạn giao thông 
I- MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn đến trường.
- HS xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường.
 2. Kỹ năng: - Có thể lập bản đồ con đường an toàn riêng cho mình khi đi học hoặc đi chơi.
- HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường.
 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện quy định của Luật GTĐB, có hành vi an toàn khi đi đường.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện Luật GT và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị tranh ảnh về đường phố đủ điều kiện an toàn, không đủ điều kiện an toàn.
- Bảng phụ cho 4 nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường
- Đàm thoại: + Em đến trường bằng phương tiện gì?
+ Hãy kể về các con đường em đã đi qua.
+ Theo em con đường đó có an toàn hay không? 
+ Chỗ nào có thể gặp nguy hiểm?
- Nhận xét, giúp HS có những cách xử lý đúng. 
+ Em cần xác định những con đường hoặc vị trí không an toàn để tránh và lựa chọn con đường để đi, có thể phải đi đường vòng xa hơn.
- Nhận xét.
 c) Hoạt động 2: Xác định điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố
- Gợi ý, khuyến khích để HS tự nêu được những điều kiện an toàn, không an toàn của đường phố.
- Ghi bảng.
- HD cách đi trên những con đường đó.
 d) Hoạt động 3: Lựa chọn con đường đến trường (BT trong sách) 
- Nêu yêu cầu thảo luận.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Liên hệ, mô tả con đường mình thường đi học (những chỗ giao nhau, mặt đường, sự lưu thông phương tiện, ý thức người tham gia, các công trình giao thông); nêu được vị trí không an toàn để có cách phòng tránh.
- Nêu cách xử lý khi đi đến nơi nguy hiểm.
- Lắng nghe.
- Vẽ sơ đồ đường đi từ nhà đến trường của một bạn trong nhóm lên bảng phụ rồi trình bày trước lớp, giải thích lý chọn con đường đó.
- Quan sát tranh; nêu trước lớp.
- Đọc sách để hiểu một cách có hệ thống.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày (có nêu lý do chọn).
4. Củng cố: - Đọc thuộc phần Ghi nhớ.
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Cùng mọi người thực hiện tốt ATGT.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
An toàn giao thông Tiết: 4
 Bài: Nguyên nhân tai nạn giao thông 
I- MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - HS biết được các nguyên nhân khác nhau gây TNGT (do điều kiện đường xá, phương tiện giao thông, những hành vi, hành động không an toàn của con người).
- Nhận xét, đánh giá được những hành vi an toàn, không an toàn của người tham gia giao thông.
 2. Kỹ năng: - HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra TNGT.
 3. Thái độ: - Có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh tai nạn giao thông.
- Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng Luật GTĐB để bảo đảm ATGT.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị câu chuyện về ATGT. 
- Bảng phụ cho 4 nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân 1 TNGT
- Kể chuyện về một TNGT.
- HD phân tích tai nạn giao thông.
- Nhận xét, kết luận: Hằng ngày đều có TNGT xảy ra. Nếu có tai nạn xảy ra gần trường hoặc nơi ta ở, ta cần biết nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh.
 c) Hoạt động 2: Xác định nguyên nhân gây TNGT
- Yêu cầu tìm hiểu một số nguyên nhân gây TNGT.
- Nhận xét, kết luận: Nguyên nhân chính gây TNGT gồm các nhóm: do con người, do phương tiện giao thông, do đường, do thời tiết.
 d) Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn
+ Để phòng tránh tai nạn ta cần làm gì?
- Nhận xét, kết luận, ghi nhanh lên bảng. 
 e) Trò chơi: Đóng vai tham gia giao thông
- HD chơi: đóng vai đi chơi bằng xe đạp. Các em bàn luận về cách chuẩn bị phương tiện và đi trên đường. 
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Lắng nghe.
- Phân tích để thấy nguyên nhân và hậu quả, trách nhiệm của người gây TNGT.
- Thảo luận theo tổ (ghi vào bảng phụ).
- Trình bày.
- Nghiên cứu SGK.
- Nêu miệng trước lớp.
- Chơi (cùng các bạn kiểm tra phương tiện, số người; đi chậm, đi đúng luật,).
4. Củng cố: - Đọc thuộc phần Ghi nhớ.
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Cùng mọi người thực hiện tốt ATGT.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
An toàn giao thông Tiết: 5
 Bài: Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông 
I- MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: - HS hiểu nội dung, ý nghĩa các con số thông kê đơn giản về TNGT.
 - HS biết phân tích nguyên nhân của TNGT theo Luật GTĐB.
 2. Kỹ năng: - HS hiểu và giải thích các điều luật cơ bản cho bạn bè và những người khác.
 - Đề ra các phương án phòng tránh TNGT ở cổng trường hay ở nơi thường tai nạn.
 3. Thái độ: - Tham gia các hoạt động của lớp, Đội TNTP về công tác bảo đảm ATGT.
 - Hiểu được phòng ngừa TNGT là trách nhiệm của mọi người.
 - Nhắc nhở những bạn hoặc người chưa thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị bảng số liệu thống kê về TNGT.
- HS: Tìm hiểu và mang đến lớp một số tin tức về ATGT.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học.
 b) Hoạt động 1: Tuyên truyền
- Nêu một số tin tức, số liệu thống kê về ATGT.
- HD cách làm, tổ chức trưng bày sản phẩm.
- HD HS nêu một số hành vi vi phạm ATGT, trách nhiệm của mọi người rồi thuyết phục.
- Nhận xét, kết luận: Phòng tránh tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người.
 c) Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện ATGT
- Giúp HS nêu vấn đề cần đề xuất phương án.
- HD cách lập phương án: Phương án gồm:
 + Điều tra, khảo sát; giải pháp (biện pháp khắc phục); duy trì tổ chức thực hiện.
- Quan sát, giúp đỡ thêm.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Lắng nghe. 
- 4 nhóm trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe, chuẩn bị nội dung.
- 4 em thi tuyên truyền thuyết phục mọi người về việc thực hiện ATGT.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nêu một số vấn đề cần đề xuất để lập phương án. Ví dụ:
+ Xây dựng khu vực an toàn trước cổng trường.
+ Con đường đi đến trường an toàn .
- Lắng nghe để hiểu bài.
- Lập phương án theo nhóm tổ.
- Trình bày, các nhóm có thể đặt câu hỏi.
- Nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Cùng mọi người thực hiện ATGT.
1/ Mở bài: 
- Thủ đơ Hà Nội là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, âm nhạc... 
- Một trong những câu hát nổi tiếng về Hà Nội, được các thế hệ người Việt yêu thích là câu hát trong bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: "Đấy Hồ Gươm, Hồng Hà, ... ". 
2/ Thân bài: 
Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hát này đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tên gọi ban đầu là Bài hát của một người Hà Nội. Mặc dù bản thân nhạc sĩ từng thổ lộ ơng khơng được học cao về âm nhạc, bài Người Hà Nội của ơng thực sự địi hỏi ca sĩ trình bày phải cĩ trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt, cái nhạy bén vốn cĩ trong tâm hồn người Tràng An.
Tha thiết, lắng đọng, chầm chậm giai điệu như một dịng chảy bất tận: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sơng ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đơng Đơ, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bĩng dáng hồn sơng núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùng huyền thọai dựng nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố “Hà Nội đẹp sao; ơi nước Hồ Gươm xanh thắm lịng, bĩng Tháp Rùa thân mật êm ấm lịng”. Hà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bĩng nước mặt hồ trong xanh ăn tăn sĩng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân những đơi tình nhân, cho ngọt mơi hơn tình yêu. Hà Nội sương khĩi mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao”. Chỉ cĩ thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình. 
Như một chuyển cảnh với gam màu tươi vui trong giai điệu, Hà Nội hiện lên từ âm thanh rộn ràng “Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng Hà Nội vui sao, những cửa đầu ơ, tíu tít gánh gồng Sống vui phố hè Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, bát ngát Tây Hồ”. Dịng nhạc cuồn cuộn tuơn tràn như từng lớp sĩng sơng Hồng xơ lên nhau, bồi đắp phù sa cho cả một vùng châu thổ trù phú. Con sơng uốn lượn ơm quanh Hà Nội, gắn với bao thăng trầm, buồn vui, nước mắt, nụ cười của kinh thành Thăng Long xưa. Là con sơng nhớ, con sơng thương, hiền hịa và dữ dội của người Hà Nội, của người Việt Nam. Và rạo rực bước chân ba mươi sáu phố phường Hà Nội, cĩ ánh mắt lúng liếng, duyên dáng của những chàng trai, cơ gái thanh lịch, trẻ trung, thấp thĩang khung cảnh ấm áp, náo nhiệt của những làng nghề Hà Nội vang bĩng một thời Và Tây Hồ, mặt gương soi những áng mây hàng ngàn năm lờ lững cuốn theo từng bĩng ảnh nhân gian cổ kim Hà Nội, từ huyền thọa Trâu Vàng cịn lung linh ảo ảnh tận ngày nay, đến huyền thọai “Pháo đài bay B.52” cắm đầu rơi xuống hồ chơn vùi uy danh khơng lực Hoa Kỳ nơi làng hoa Ngọc Hà bé nhỏ đầy sắc màu.
- Đây là những câu hát rất ngắn gọn, súc tích, lời ít ý nhiều, âm điệu ngân vang, hào hùng, tha thiết, lắng đọng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê địa danh. 
- Câu hát đã nhắc đến các sơng Hồ nổi tiếng, biểu trưng của Hà Nội, cũng là các địa danh lý giải tên gọi "Hà Nội". Mơ tả quang cảnh, kể một vài sự tích tiêu biểu về các sơng hồ này, nêu vị trí, vai trị của các sơng hồ đĩ với Hà Nội. 
- Câu hát cũng đã điểm lại những tên gọi thiêng liêng của thủ đơ qua các thì kỳ lịch sử, mỗi tên gọi gắn liền với một thời đại hào hùng: trình bày ngắn gọn thời điểm, hồn cảnh, khoảng thời gian tương ứng với sự ra đời, tồn tại các tên gọi của thủ đơ. 
- Câu hát cũng khẳng định Hà Nội là nơi "lắng hồn núi sơng ngàn năm". Từ khi nhà Lý dời đơ từ Hoa Lư về Thăng Long, Hà Nội trở thành trung tâm văn hĩa, chính trị, kinh tế .... của cả nước, trở thành nơi hướng về của mọi người dân Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, Hà Nội trở thành nơi cả nước đau xĩt và quyết tâm bảo vệ, giành lại.(Lấy dẫn chứng trong lịch sử: nhà Trần trong cuộc chiến chống Nguyên Mơng, dù cĩ lúc phải rời cả triều đình về Thiên Trường, nhưng quyết tâm giành lại kinh đơ. Lê Lợi dù nếm mật nằm gai, khi quân khơng một đội, cũng đau đáu ngày về giải phĩng Thăng Long khỏi ách thống trị nhà Minh. Quang Trung đã tiến hành cuộc tiến quân thần tốc 1789 để đuổi 20 vạn quân Thanh khỏi Thăng Long. Năm 1946, biết bao chiến sỹ Vệ quốc quân đã "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" tại Hà Nội, biết bao chiến sỹ dời thủ đơ lên chiến khu trong tâm trạng " Người ra đi đầu khơng ngoảnh lại- Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"... Những ngày B52 của giặc Mỹ rải thảm miền Bắc, Hà Nội trở thành nơi cả nước hướng về, đau xĩt biến thành quật cường, đã tạo nên trận Điện Biên Phủ trên khơng lẫy lừng... 
=> Câu hát trên trong bài Người Hà Nội, dù rất đơn giản, ngắn gọn nhưng đã điểm lại bao mốc son chĩi lọi của thủ đơ, đã khơi gợi bao thời kỳ lịch sử oai hùng, đã tái hiện những nét đẹp văn hĩa của thủ đơ Hà Nội. 
=> Câu hát thể hiện lịng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào, sự ca ngợi tự tận đáy lịng, trái tim, tâm hồn của Nguyễn Đình Thi, cũng là tiếng nĩi chung của mọi tâm hồn trái tim người Việt yêu nước mọi thời đại. 
3/ Kết bài: 
Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự hào khơng chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt Nam. Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng Thủ đơ Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, khơng thể khơng khơng xao xuyến khơng cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi giai điệu tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm. Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sơng ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đơng Đơ, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu”./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docan toan gt lop.doc