Giáo án các môn học khối 5 - Kì I - Tuần lễ 16

Giáo án các môn học khối 5 - Kì I - Tuần lễ 16

Toán

Luyện tập

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm

 - Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi

 - làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm ( cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên)

 - Phát huy tính tự giác trong học tập

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Kì I - Tuần lễ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn : 12/ 12/ 08
Ngày giảng : Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
Hoạt động tập thể
Chào cờ
( GV tổng phụ trách chuẩn bị )
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
 - Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm
 - Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch. Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi
 - làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm ( cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên)
 - Phát huy tính tự giác trong học tập
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức : sĩ số :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
*/ Giới thiệu- ghi đầu bài :
*/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- GV treo bảng phụ hướng dẫn mẫu
6% +15% =21% ; 112% - 13% = 99,5%
42%3= 42,6% ; 60% : 5 = 12%
+ HS đọc đầu bài .
- HS theo dõi .
- Y/C h/s tự làm bài .
Bài 2 :
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
+ HS đọc đầu bài .
- Hướng dẫn 2 khái niệm mới: Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức kế hoạch cả năm;
a/ 18 : 10 = 0,9 = 90%
Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch
b/ 23,5 : 20= 1,175 = 117,5%
Tỉ số cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch
c/ 117,5% - 100% = 17,5%
Tỉ số cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5% kế hoạch
- Y/C h/s làm bài vào vở 
- HS làm bài – 1em lên bảng 
a) Đến hết tháng 9 thôn An Hoà đã thực hiện được là :
 18 : 20 = 0,9 = 90%
b) Đến hết năm thôn An Hoà đã thực hiện được là :
 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
-Thôn An Hoà vượt mức kế hoạch là :
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đáp số : Đạt : 90%
 Thực hiện : 117,5%
 Vượt mức : 17,5%
- Lớp n/x chữa bài .
Bài 3 :
+ HS đọc đầu bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền gốc em làm tn ?
- Tính tỉ số phần trăm của tiền bán và tiền vốn .
- Y/C h/s làm bài vào vở .
- HS làm bài vào vở- 1 em lên bảng 
a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25 =125%
b) Coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ;
 b) 25%
- Lớp n/x chữa bài .
*/ Hoạt động nối tiếp :
- GV tổng kết giờ học
- VN: học bài, làm bài trong vở BT
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I/ Mục đích yêu cầu : (Trần Phương Hạnh)
- Đọc đúng các từ khó dễ lẫn, đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng điềm tĩnh thể hiện thái độ cảm phục Thượng Hải Lãn Ông
- Hiểu ý nghĩa bài văn : ca ngợi tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Thượng Hải Lãn Ông
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
 Giới thiệu- ghi đầu bài .
 b) Luyện đọc :
- Gọi 1 em đọc bài 
- Hướng dẫn h/s chia đoạn : 3 đoạn.
? Trong bài có những từ nào khó đọc?
- 1 em đọc bài , lớp đọc thầm 
- 3em nối tiếp đọc bài .
- HS nêu- luyện đọc từ khó .
- đọc nối tiếp lần 2 - đọc chú giải sgk
- Y/C h/s luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 em đọc bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài .
- Tìm chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông khi chữa cho người thuyền chài?
- Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt tháng, không lấy tiền mà còn cho gạo củi
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông khi chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
- Ông tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh...
- Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ
- Em hiểu nội dung 2 câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Y/C h/s đọc thầm toàn bài, thảo luận theo cặp nêu nd bài .
- HS thảo luận nêu nd bài 
 d) Luyện đọc diễn cảm :
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc, gọi 1 em đọc đoạn văn
- 1 em đọc bài , lớp n/x nêu cách đọc 
- Y/C h/s luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS luyện đọc theo cặp
- 3- 5 em thi đọc trước lớp
- Lớp n/x bạn đọc 
4/ Củng cố- dặn dò .
- Nêu lại nội dung bài đọc ?
- GV n/x giờ học, vn học bài , CB bài sau.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung . Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện hoàn thiện bài tập
 - Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Y/C tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình .
 - HS có ý thức luyện tập tốt .
II/ địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm : Trên sân trường
 - Phương tiện : Còi .
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Thời
lượng
Tổ chức và phương pháp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Phần mở đầu
 7’
 - Nhận lớp
- HS tập hợp, điểm số báo cáo .
- GV phổ biến n/v, y/c giờ học
 - Khởi động 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên . khởi động các khớp .
2/ Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung
 22’
 16’
- GV gọi 3 em lên thực hiện từng động tác .
- 3 h/s thực hiện tập các ĐT 
- Lớp theo dõi , n/x 
- GV chia tổ, y/c h/s ôn tập theo tổ 
- HS ôn tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển
- Tổ chức cho các tổ thi tập trước lớp
- Từng tổ thi tập trước lớp 
- Lớp theo dõi n/x 
- GV tuyên dương những tổ tập tốt .
 - Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
 6’
- GV nêu tên trò chơi, cùng h/s nhắc lại cách chơi , có kết hợp cho 1-2 h/s làm mẫu
- Tổ chức cho h/s chơi trò chơi .
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn
- GV tổng kết trò chơi 
3/ Phần kết thúc .
 5’
+HS tập động tác thả lỏng
- GV cùng h/s hệ thống bài 
- Nhận xét , đánh giá giờ học
- VN: ôn bài TD phát triển chung .
Lịch sử
Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
I/ Mục tiêu
 - HS nắm được mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương .
 - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
 - HS trình bày tóm tắt tình hình hậu phương của ta trong những năm sau chiến dịch Biên giới.
 - Cảm phục tinh thần thi đua yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Bản đồ hành chính VN, phiếu .
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
*/ Giới thiệu- ghi đầu bài :
*/ Hoạt động 1 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng .
- Y/C h/s quan sát hình 1 sgk
? Hình chụp cảnh gì ?
- Cảnh đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng . 
- Y/C h/s đọc thông tin sgk tìm hiểu n/v cơ bản mà ĐHTQ lần thứ 2 của đảng đề ra cho CM
- Nhiệm vụ : đưa k/c đến thắng lợi cuối cùng
- Để thực hiện thắng lợi các n/v đó cần điều kiện gì ?
- Phát triển tinh thần yêu nước 
- đẩy mạnh thi đua .
- Chia ruộng đất cho nông dân.
- GV chốt lại kiến thức .
*/ Hoạt động 2 : Sự lớn mạnh của hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới 
- GV chia nhóm , phát phiếu , y/c HS thảo luận theo nhóm các nd sau :
+ Sự lớn mạnh của hậu phương trên các mặt : kinh tế , văn hoá , giáo dục thể hiện ntn ?
- HS làm việc trong nhóm 
- Các nhóm trình bày .
+Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm
+Các trường ĐH tích cực đào tạo cán bộ cho k/c, h/s vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất .
+Xây dựng được xưởng công binh nhiên cứu chế tạo vũ khí
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
- Vì có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng , nd ta có tinh thần y/n cao.
+ Sự phát triển của hậu phương có tác động tn đến tiền tuyến ?
? Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia cấy lúa trong k/c chống Pháp nói lên điều gì?
- Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người sức của, có sức mạnh chiến đấu cao.
- t/c gắn bó quân dân và nói lên tầm quan trọng của sx trong k/c .
*/ Hoạt động 3 : ĐHAHCS thi đua lần I
- Đại hội Anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
- Đại hội nhằm mục đích gì ? 
- Hãy kể tên 7 anh hùng được bầu trong đại hội?
- Ngày 1- 5- 1952
- Tổng kết , biểu dương những thành tích thi đua y/n của các tập thể, cá nhân cho thắng lợi của cuộc k/c
- HS kể tên : 
*/ Hoạt động nối tiếp :
- GV n/x giờ học
- VN: học bài, CB bài sau
Ngày soạn : 12/ 12/ 08
Ngày giảng : Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008
Toán
 Giải toán về tỉ số phần trăm (tiết2)
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
 - Biết cách tính phần trăm của 1 số.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của 1 số
 - Có ý thức học toán
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Thước
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức : sĩ số :
2/ Kiểm tra : 
- 1 em lên bảng .
3/ Bài mới :
*/ Giới thiệu- ghi đầu bài 
*/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm
+ Ví dụ: Tìm 52,5% của 800
- GV nêu bài toán 
- Số h/s nữ chiếm 52,5% số h/s cả trường nghĩa là tn ?
- HS nghe- 1 em nhắc lại đầu bài .
- Số h/s toàn trường là 100% thì số h/s nữ là 52,5%
- Cả trường có bao nhiêu h/s ?
Ghi bảng : 100% : 800 h/s
 1% .h/s ?
 52,5% h/s ?
- Cả trường có 800 h/s 
- Coi số h/s toàn trường là 100% thì 1% là mấy h/s ?
- 52,5% số h/s toàn trường sẽ là mấy h/s?
- Vậy trường đó có bao nhiêu h/s nữ ?
- 1% sẽ là 800 : 100 = 8 (h/s)
- 52,5% sẽ là 8 52,5 = 420 (h/s)
- Có 420 h/s nữ .
? Vậy muốn tính 52,5% của 800 ta làm tn ?
-HS nêu
+ Giải bài toán :
- GV đọc đầu bài 
- Em hiểu câu “lãi xuất tiết kiệm 0,5% một tháng” ntn ?
- HS nhắc lại 
- HS nêu 
- Hướng dẫn h/s tìm 0,5% của 1000000.
- HS tự làm bài – 1 em lên bảng
Sau một tháng thu được số tiền lãi là :
 1 000 000 : 100 0,5 = 5000 (đồng)
- Lớp n/x chữa bài .
? Muốn tìm 0,5% của 1 000 000 làm tn?
- HS nêu .
*/ Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 :
- Gọi h/s tóm tắt bài toán
- Làm thế nào để tính được số h/s 11 tuổi? 
- Y/C h/s làm bài .
+ HS đọc đầu bài .
- 1 em tóm tắt bài 
- HS nêu .
- HS làm bài – 1 em lên bảng 
Số HS 10 tuổi là:
 32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
 32 – 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh
- Lớp n/x chữa bài .
Bài 2 : 
Hướng dẫn
+ Tìm 0,5% của 5.000.000 đồng( là số tiền lãi sau 1tháng) ? 
+ Tính tổng số tiền gửi và lãi?
+ HS đọc đầu bài 
- HS làm bài vào vở – 1 em lên bảng .
- Lớp n/x chữa bài 
Bài 3 :
+ HS đọc đầu bài .
- Tìm số vải may quần( tìm 40%) của 34,5m)
+Tìm số vải may áo
- HS làm bài – 1 em lên bảng 
Số vải may quần là:
 345 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
 345 – 138 = 207 (m)
 Đáp số: 207 m.
- Lớp n/x chữa bài, đổi vở kiểm tra.
*/ Hoạt động nối tiếp :
- GV n/x giờ học
- VN: học bài, làm bài trong vở bài tập.
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I/ Mục đích yêu cầu :
 - Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù
 - Tìm được những từ ... c sinh nghiêm túc làm bài để hoàn thành đúng thời gian
- Thu bài và chấm
- HS làm bài vào vở 
4/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài cho giờ sau
Mĩ thuật
( GV mĩ thuật dạy )
Khoa học
Tơ sợi
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số loại tơ sợi.
- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu học tập.
 - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó ; bật lửa 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
Giới thiệu – ghi đầu bài .
Nội dung 
*/ Hoạt động 1 : Nguồn gốc của 1 số loại tơ sợi 
Mục tiêu : HS nắm đựoc nguồn gốc của 1 số loại tơ sợi 
Cách tiến hành :
- Tổ chức cho h/s thảo luận theo cặp : Quan sát hình minh hoạ sgk cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay, sợi tơ tằm, sợi bông ?
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện 3 em trình bày .
- Lớp n/x, bổ sung .
+ Các loại sợi nào có nguồn gốc thực vật?
+ Các loại sợi nào có nguồn gốc động vật?
- Tơ sợi có nguồn gốc thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên.
- Sợi bông, đay, lanh, gai.
- Tơ tằm.
*/ Hoạt động 2 : Tính chất của tơ sợi 
Mục tiêu :
- Phân biệt được tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo . Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi .
Cách tiến hành :
- GV chia nhóm , phát phiếu, dụng cụ thực hành cho các nhóm 
- HS nhận dụng cụ thực hành 
- Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm
+ TN 1 : Nhúng từng miếng vải vào bát nước, quan sát hiện tượng ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khỏi bát nước 
+ TN2 : Lần lượt đốt từng loại vải trên, quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả ,
- HS thực hành làm thí nghiệm trong nhóm 
- Đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả 
Loại tơ sợi
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1/ Tơ sợi tự nhiên (sợi bông, sợi tơ tằm)
- Có mùi khét
- Tạo thành tàn tro 
Thấm nước 
- Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng, nhẹ (vải màn) cũng có thể rất dày dùng để làm lều, bạt, buồm .
- Sợi tơ tằm : thuộc hàng cao cấp: nhẹ , óng ả, giữ ấm khi trời lạnh, mát mẻ khi trời nóng 
2/ Tơ sợi nhân tạo (sợi ni lông )
- Không có mùi khét
- Sợi sun lại 
- Không thấm nước .
- Vải ni lông nhanh khô , không thấm nước , dai, bền, và không nhàu 
- Trong thực tế nhười ta sử 
Dụng sợi tự nhiên, sợi nhân tạo
để làm gì ? 
- Sợi tự nhiên : May quần áo, dệt vải, khăn mặt, 
- Sợi nhân tạo : Dùng trong y tế, làm bàn chải, dây cước, 1 số chi tiết máy móc..
*/ Hoạt động nối tiếp :
- GV n/x giờ học
- VN: học bài, CB bài ôn tập .
Ngày soạn : 17/ 12/ 08
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :
Giúp HS: 
 - Ôn lại 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm
 + Tìm tỉ số phần trăm của hai số
 + Tìm 1 số phần trăm của một số
 + Tìm 1 số khi biết một số phần trăm của số đó
 - Vận dụng vào giải 3 dạng toán cơ bản về tìm tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Thước 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
*/ Giới thiệu – ghi đầu bài
*/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Nêu cách tính tỉ số phần trăm của 37 và 42 ?
- Y/C h/s tự làm bài 
- Y/C h/s nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số .
+ HS đọc đầu bài .
- HS nêu .
- HS làm bài, 1 em lên bảng .
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
 Đáp số: 10,5%
- Lớp n/x chữa bài .
Bài 2 :
+ HS đọc đầu bài .
- Y/C h/s nêu cách tìm 30% của 97 ? 
- Lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100
- Y/C h/s làm theo các bước .
- HS làm bài, 2 em lên bảng .
- Lớp n/x chữa bài .
Bài 3 :
+ HS đọc đầu bài .
- Hãy nêu cách tìm 1 số khi biết 30% của nó là 72 ?
- Lấy 72 nhân với 100 rồi chia cho 32.
- Y/C h/s làm bài vào vở 
- HS làm bài , 2 em lên bảng 
a) 72 x 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 Đáp số: a) 240
 b)4 tấn.
Lớp n/x chữa bài
*/ Hoạt động nối tiếp :
- GV tổng kết nội dung bài .
- VN: học bài, làm bài tập trong vở BT chuẩn bị bài sau 
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I/ Mục đích yêu cầu
 - Học sinh tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho
 - Học sinh tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình
II/ Đồ dùng dạy học
 - Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
Giới thiệu- ghi đầu bài .
Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1 :
- Hướng dẫn h/s cách làm bài .
a) Xếp các tiếng vào nhóm đồng nghĩa , mỗi nhóm 1 dòng .
b) Điền từ thích hợp vào chỗ trống .
+ HS đọc đầu bài 
- Y/C h/s tự làm bài vào vở
- HS làm bài 
- 2 em lên bảng .
- HS n/x chữa bài – lớp đổi vở kiểm tra .
? Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- HS nêu .
Bài 2 :
- Cho 1 HS đọc đoạn 1:
+Trong miêu tả người ta thường dùng nghệ thuật gì?
+Cho học sinh tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
+ HS đọc đầu bài .
+ HS đọc đoạn 1 .
- Người ta thường dùng nghệ thuật so sánh .
- Cậu ta chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già; Trông anh ta như một con gấu,
- Mời 1 HS đọc đoạn 2:
+So sánh thường kèm theo điều gì?
+GV: Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, tâm trạng.
+Cho HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
+ 1 em đọc đoạn 2 .
- So sánh thường kèm theo nhân hoá.
- Con gà trống bước đi như một ông tướng
- Dòng sông chảy lặng lờ 
- Y/C h/s đọc đoạn 3 .
- Ngoài dùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, khi miêu tử người viết còn phải chú ý đến điều gì ?
- Mời HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
+ 1 em đọc đoạn 3 .
- Trong quan sát để miêu tả người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng
- Huy- gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín .
- Ga- ga- rin thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa reo vào vũ trụ .
- GV chốt lại ý chính .
Bài 3 :
- Y/C h/s tự làm bài vào vở 
+ HS đọc đầu bài 
- HS làm bài vào vở 
- Một số em trình bày 
- Sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng .
 - Đôi mắt em tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve .
- Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo .
- Lớp n/x bổ sung .
4/ Củng cố- dặn dò :
- GV tổng kết giờ học
- VN: Ôn bài, CB bài sau
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc
I/ Mục đích yêu cầu
 - Học sinh nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
 - Biết làm biên bản về một vụ việc
II/ Đồ dùng dạy học
 - Giấy khổ to, bút dạ	
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
Giới thiệu – ghi đầu bài 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm báo cáo
+ HS đọc y/c và nội dung bài tập
- Học sinh thảo luận và báo cáo 
+ Giống nhau :
- Phần mở đầu : đều có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
- Phần chính : có thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc
- Phần kết : có ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm
+ Khác nhau :
- Phần chính : nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu,..
- Nội dung của biên bản Mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột có lời khai của những người có mặt
Bài 2 :
+ HS đọc đầu bài
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu
- Học sinh làm bài vào vở, phát phiếu cho 1 em 
- Gọi học sinh đọc bài
- Nhận xét và bổ xung
- HS làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu
- Dán bài lên bảng .
- Lớp n/x chữa bài
- 1 số em dưới lớp đọc bài
4/ Củng cố dặn dò:
- Đánh giá nhận xét giờ học
- Về nhà tự hoàn chỉnh lại biên bản và chuẩn bị bài sau
Kĩ thuật
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I/ Mục tiêu :
Giúp học sinh :
 - Kể được một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
 - Có ý thức nuôi gà .
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
Giới thiệu- ghi đầu bài 
Nội dung 
*/ Hoạt động 1 : Kể tên một số gióng gà được nuôi nhiều ở nước ta 
? Em hãy kể tên một số giống gà được nuôi ở nước ta mà em biết ?
- HS nối tiếp trình bày 
+ Gà nội : gà ri, gà đông cảo, gà mía, gà ác 
+ Gà nhập nội : gà tam hoàng, gà lơ -go, gà rốt.
+ Gà lai : gà rốt- ri 
- GV chốt lại ý chính .
? Ơ địa phương em có nuôi những giống gà nào ? 
- HS nêu .
*/ Hoạt động 2 : Đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- GV chia nhóm, phát phiếu . Y/C h/s thảo luận trong nhóm để hoàn thành nd trong phiếu :
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác 
Gà lơ- go
Gà Tam hoàng
- HS làm bài trong nhóm 
- Đại diện các nhóm rình bày .
- Các nhóm khác n/x bổ sung .
*/ Hoạt động 3 : đánh giá kết quả học tập .
- Nêu nguồn gốc của các giống gà sau : Gà ác , gà tam hoàng ?
- Gà ri có đặc điểm gì ?
4/ Nhận xét- dặn dò :
- GV n/x giờ học
- VN: học bài, CB bài sau 
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I/ Mục tiêu:
 - HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần 
 - Nắm được phương hướng tuần sau.
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh.
II/ Chuẩn bị :
 - Nội dung .
III/ Tiến trình :
1/ Tổ chức :
2/ Nội dung :
 a) Sơ kết tuần 16
 - Lớp trưởng n/x các hoạt động của lớp trong tuần.
 - HS trong lớp bổ sung ý kiến về ưu , khuyết điểm 
 - GV nhận xét chung .
 + Nề nếp :
 .
 + Học tập :
 .
 .
 + Các hoạt động khác :
 .
 .
 ..
 b) Phương hướng tuần 17
 - Thực hiện nghiêm túc nề nếp, đi học chuyên cần
 - Học bài, làm bài đầy đủ
 - Thực hiện tốt nề nếp tự quản trong giờ truy bài, xếp hàng nhanh , thẳng.
 - Tập trung ôn tập tốt chuẩn bị khảo sát cuối kì 
 - Lao động vệ sinh : Chăm sóc tốt bồn hoa, vệ sinh lớp học sạch sẽ
 - Thu nộp tiền quỹ trường.
 + Cho lớp sinh hoạt văn nghệ
Tuần 17
Ngày soạn: 20/ 12/ 08
Ngày giảng : Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
Hoạt động tập thể
Chào cờ
( GV tổng phụ trách chuẩn bị )
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về : 
 - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
 - Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
 - Có ý thức luyện tập tốt
II/ Đồ dùng dạy học :
Thước 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Tổ chức : sĩ số :
2/ Kiểm tra : 
3/ Bài mới :
*/ Giới thiệu- ghi đầu bài 
*/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
- Y/C h/s tự làm bài
+ HS đọc đầu bài.
- HS làm bài - 3 em lên bảng 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16_1.doc