Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 24

Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 24

Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan với yêu cầu tổng hợp.

- Cần làm bài 1, 2 (cột 1).

II/Các hoạt động dạy học:

A/ Bài cũ: HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương và HHCN.

B/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Ngày soạn: 19 - 2 - 2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiết 2	Thể dục:
PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY; TC: QUA CẦU TIẾP SỨC
Đ/c Khê soạn giảng
*******************************
Tiết 3	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan với yêu cầu tổng hợp.
- Cần làm bài 1, 2 (cột 1).
II/Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương và HHCN.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- GV h.dẫn HS làm bài.
- HS làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h.dẫn HS làm bài. 
- HS làm vào SGK bằng bút chì, sau đó mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- HS thi tìm kết quả nhanh, đúng theo nhóm 4 và giải thích tại sao.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải:
Diện tích một mặt của HLP đó là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 6,25 x 6 = 37,5 ( cm2)
Thể tích của HLP đó là:
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 ( cm3)
 Đáp số: S1m: 6,25 cm2
 Stp: 37,5 cm2
 V: 15,625 cm3
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ HHCN là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 – 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập./.
****************************
Tiết 4	Tập đọc:
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I/ Mục tiêu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩa: Luật tục nghiêm minh, công bằng của người Ê-đê xưa.
- Kể được 1, 2 luật của nước ta. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. H.dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- HS đọc đoạn Về các tội:
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- HS đọc đoạn Về cách xử phạt, về tang chứng và nhân chứng:
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 và ghi kết quả vào bảng nhóm theo câu hỏi:
+ Hãy kể tên 1 số Luật của nước ta mà em biết?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 2 HS đọc lại.
c) H.dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Tội khôngđến là có tội trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm.
- Đoạn 1: Về cách xử phạt.
- Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
- Đoạn 3: Về các tội.
- HS đọc nối tiếp đoạn
+ Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử phạt nặng
+ Luật Giáo dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 	3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau./.
*****************************
Tiết 5	Đạo đức:
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2)
I/ Mục tiêu: 
- Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ qh, đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
- RLKNS:
+ Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam
+ Kĩ năng hợp tác nhóm
+ Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 10.
	B/ Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2. Hoạt động 1: Làm BT1 - SGK
*Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam. 
*Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS (6 nhóm): Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong BT 1.
- Từng nhóm thảo luận.
- Mời đại diện nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 50, 51.
- HS thảo luận theo h.dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
	3. Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
*Cách tiến hành: 
	- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: đóng vai h.dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về các chủ đề: văn hoá, KT, LS, danh lam thắng cảnh,
- Mời đại diện các nhóm HS lên đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.
	4.Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ, bài tập 4 - SGK
*Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
*Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu HS trưng bày theo tổ.
	- Cả lớp xem tranh và trao đổi.
	- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
	-HS hát, đọc thơ,  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam
	5. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nêu ghi nhớ.
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình qua những việc làm cụ thể./.
**********************************
 Ngày soạn: 20 - 2 - 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày22 tháng 2 năm 2011
Tiết 1	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tính thể tích HLP, khối tạo thành từ các HLP.
II/Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS nêu quy tắc tính tỉ số phần trăm của một số và thể tích của HLP.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV h.dẫn HS làm bài.
- HS làm vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h.dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm.
- Mời HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải:
a) Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5 % của 240 là 6
 Vậy: 17,5% của 240 là 42
b) Nhận xét: 35% + 5%
 10% của 520 là 52
=> 30% của 520 là 156
=> 5% của 520 là 26
 Vậy: 35% của 520 là 182
Bài giải:
a) Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là 3/2. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của HLP lớn và thể tích của HLP bé là:
 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Thể tích của HLP lớn là:
 64 x 3/2 = 96 (cm3)
 Đáp số: a) 150% ; b) 96 cm3.
Bài giải:
a) Hình bên có số HLP nhỏ là:
 8 x 3 = 24 (HLP nhỏ)
b) Stp của cả 3 hình A, B, C là:
 24 x 3 = 72 (cm2)
 S không cần sơn của hình đã cho là:
 2 x 2 x 4 = 16 (cm2)
 S cần sơn của hình đã cho là:
 72 – 16 = 56 (cm2)
 Đáp số: 56 cm2
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
********************************
Tiết 2	Luyện từ và câu :
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Từ điển HS hoặc 1 vài trang phô tô phục vụ bài học.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	A/ Bài cũ: HS làm lại BT 1, 2 (phần luyện tập) của tiết LTVC trước.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. H.dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân - trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời 1số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h.dẫn HS cách làm.
- GV cho HS làm vào vở.
- HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu và các đoạn văn.
- HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Lời giải:
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
VD về lời giải:
- DT kết hợp với an ninh: cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh,
- ĐT kết hợp với an ninh: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, thiết lập an ninh,
Lời giải:
a) công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
b) xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
VD về lời giải:
- Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số ĐT của cha mẹ, số ĐT của người thân,
- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113,
- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có bố mẹ ở bên: ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm,
	3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
	 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*******************************
Tiết 3	Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu: 
- HS kể được một câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. 
- Biết trao đổi cùng với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: HS kể lại một đoạn chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
	B/ Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2. H.dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
- GV: Câu chuyện các ... p.
II/ Các hoạt động dạy học:
 	A/ Bài cũ: HS làm BT 3, 4 tiết trước.
B/ Bài mới:	Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Phần nhận xét:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
- GV h.dẫn HS: XĐ các vế câu ; XĐ chủ ngữ, vị ngữ của từng vế câu.
- HS làm bài
- Mời 2 HS lên bảng xác định.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài cá nhân - HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 3. Ghi nhớ:
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 4. Luyện tâp:
Bài 1: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS hđ nhóm 4, ghi KQ vào bảng nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải: 
a) Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt,
 C V
Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
 C V
b) Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu,
 C V
Vế 2: rừng rào rào chuyển động đến đấy.
 C V
Lời giải:
- Các từ in đậm để nối vế câu 1 với vế câu 2
- Nếu lược bỏ các từ đó thì: +Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước.
+ Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh.
Lời giải:
a) chưa đã; mớiđã; càngcàng
b) chỗ nàochỗ ấy
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
*Lời giải:
a) Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
b) chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng hồng lên rực rỡ.
*VD về lời giải:
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
3. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT./.
******************************
Tiết 5	Chính tả: (nghe – viết)
NÚI NON HÙNG VĨ
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài chính tả; viết hoa đúng các tên người, tên địa lí VN.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ BT2. HS khá, giỏi viết đúng bài 3.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- Viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS viết bảng con: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.,
B/ Bài mới:	1.Giới thiệu bài:	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. H.dẫn HS nghe - viết:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV Đọc bài viết.
+ Đoạn văn ca ngợi điều gì?
- HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai, HS viết bảng con: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu 1 tổ bài để chấm - Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Ca ngợi cảnh núi non hùng vĩ.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
3. H.dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- cả lớp làm bài cá nhân.
- Mời HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: - Mời 1 HS đọc đề bài.
- HS thi làm vào bảng theo nhóm 4
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng.
*Lời giải:
- Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
- Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
*Lời giải:
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo,
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý TháI Tổ (Lý Công Uốn)
5. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
3. Củng cố dặn dò:- GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai./.
*******************************
 Ngày soạn: 23 - 2 - 2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Tiết 1	Địa lí:
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu á, châu Âu. Phiếu HT cho HĐ 2.
- Bản đồ Tự nhiên Thế giới.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 23.
	B/ Bài mới:	1. Giới thệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2. Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- GV phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân điền vào lược đồ:
+ Tên châu á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
+ Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
- HS đổi phiếu kiểm tra chéo.
- HS nêu kết quả.
- GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
- Nhóm nào điền xong thì lên dán trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS điền vào phiếu học tập theo h.dẫn của GV.
- HS đổi phiếu kiểm tra chéo.
- HS thảo luận nhóm theo h.dẫn của GV.
- Nhận xét, đánh giá.
	4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài./.
***************************
Tiết 2	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Cần làm bài 1a,b; 2.
II/Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Bài 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV h. dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV h. dẫn HS làm bài. 
- HS làm vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm.
- Mời HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 3: H.dẫn cho HS khá, giỏi
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
 (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
 Diện tích đáy của bể cá là:
 10 x 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính dùng làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
 10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c) Thể tích nước trong bể kính là:
 300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
 Đáp số:a)230 dm2 b) 300 dm3 ; c) 225 dm3.
*Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3.
*Bài giải:
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6 
Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 
= (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9
Vậy Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N là: a x a x a
Hình M là: (a x 3) x(a x 3) x (a x 3) 
= (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
********************************
Tiết 3	Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
- Lập dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
- Trình bày bài văn tả đồ vật theo dàn ý đã lập 1 cách rõ rang, đủ ý. 
II/ Đồ dùng dạy học:	- Tranh ảnh một số vật dụng.
	- Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: GV cho HS đọc lại đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật quen thuộc
B/ Bài mới:	1.Giới thiệu bài: 	GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. H.dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Bài 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý: Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV 5 tập hai
- Mời 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK
- HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 5 HS làm 5 đề khác nhau vào bảng nhóm.
- 5 HS làm bảng nhóm và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
*Bài 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2. 
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp và bảng nhóm.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- HS thi trình bày dàn ý.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới./.
Sinh ho¹t 
§éi
I Môc tiªu: 
- HS thÊy ®­îc ­u khuyÕt ®iÓm cña chi ®éi trong tuÇn
- BiÕt ®­îc kÕ ho¹ch tuÇn 23
- Gi¸o dôc ý thøc ®oµn kÕt gióp ®ì nhau trong häc tËp ; «n ch­¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn .
 II ChuÈn bÞ: Néi dung sinh ho¹t
 III TiÕn hµnh sinh ho¹t:
 1, æn ®Þnh : líp h¸t-tËp hîp -®iÓm sè b¸o c¸o – kiÓm tra vÖ sinh 
 2,NhËn xÐt ho¹t ®éng tu©n 22
 - C¸c ph©n ®éi tr­ëng lªn nhËn xÐt c¸c mÆt ho¹t ®éng cña ph©n ®éi m×nh
 - Giíi thiÖu ®éi viªn ­u tó
 - Chi ®éi tr­ëng nhËn xÐt chung 
 * Häc tËp :- C¸c b¹n ®· cã ý thøc tù häc , chuÈn bÞ bµi tèt tr­íc khi ®Õn líp
- B¹n giái gióp ®ì b¹n yÕu ( Dòng , Linh, HiÒn, N. Anh,... )
- Mét sè b¹n ch÷ viÕt cã tiÕn bé ( TiÕn Anh , Trung , T©n , Tø, ... )
* NÒ nÕp: Thùc hiÖn tèt mäi nÒ nÕp cña ®éi ®Ò ra, thùc hiÖn tèt vÖ sinh c¸ nh©n, vÖ
sinh tr­êng líp.
+ Tham gia x©y dùng kh«ng gian líp häc phï hîp chñ ®iÓm cña th¸ng
+ TÝch cùc rÌn ch÷ viÕt ( Trung, T.Anh, T©m, ....)
+ Cã ®éi viªn tiªu biÓu ®­îc tuyªn d­¬ng trong tuÇn: Dòng, N.Anh, Linh, Lan, 
Lµi, HiÒn, TuÊn,......
+ Thùc hiÖn nghØ tÕt an toµn, ®óng thêi gian quy ®Þnh; tr­íc vµ sau TÕt ®Òu ®i häc 
®Çy ®ñ
b, KÕ ho¹ch tuÇn 23
- KiÓm tra ®å dïng s¸ch vë cña häc sinh 
- TÝch cùc rÌn ch÷ viÕt (Tø, Tµi, Trung, Linh, Trµ My,....)
- Trang hoµng líp häc
- TÝch cùc häc tËp ë nhµ, b¹n giái gióp ®ì b¹n yÕu trong tæ cña m×nh
- ¤n tËp l¹i c¸c chuyªn hiÖu cña CTRL§V 
3 Tæ chøc trß ch¬i “MÌo ®uæi chuét ”
- GV tæ chøc cho c¶ líp cïng ch¬i
4 DÆn dß:
- NhËn xÐt giê sinh ho¹t
- ChuÈn bÞ bµi cho tuÇn sau
Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
(GV bộ môn soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 24GDKNS.doc