Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 đến tuần 14

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 đến tuần 14

Tiếng Việt

 ÔN TẬP ( TIẾT 1 )

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .

- Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 

doc 216 trang Người đăng hang30 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 10 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 Từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 11 năm 2009 
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Đồ dùng
2
1
Chào cờ
10
Chào cờ 
2
Tập đọc
Ôn tập ( tiết 1)
3
Âm nhạc
4
Toán
46
Luyện tập chung
1
Khoa học
19
Phòng tránh tai nạn giao thông đg bộ
2
LToán
Luyện tập chung
3
LuyệnTV
Ôn tập giữa kì I
4
 LĐịa lí
Bài : Dân số...,Các dân tộc ,sự phân ...
 3
1
Toán
47
KTĐK giữa kì I
2
Chính tả
Ôn tập (tiết 2 )
3
TD
4
LTVC
Ôn tập (tiết 3 )
1 
L T Việt 
Ôn tập giữa kì I
2
 L Toán 
Ôn tập giữa kì I
3
Luyện viết 
Luyện viết bài : Đất Cà Mau
4
4
5
1
Tập đọc
Ôn tâp (tiết 4)
2
Đạo đức
10
Tình bạn (T2)
3
Toán
48
Cộng 2 số thập phân
4
Kể chuyện
Ôn tâp (tiết 5)
1
TLV
Ôn tập (Tiết 6)
2
Toán
49
Luyện tập
3
Địalí
10
Nông nghiệp
BĐVN
4
Kĩ thuật
10
Bày dọn bữa ăn trong gia đình
1
Lịch sử
10
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
ảnh tư liệu
2
LToán
Luyện Cộng hai số thập phân
3
Anh văn
4
LTiếngviệt
Ôn tập giữa kì I
6
1
TLV
Ôn tập (tiết 7)
2
Mĩ thuật
3
Toán
50
Tổng nhiều số thập phân
4
LTVC
Ôn tập (tiết 8)
1
Khoa học
20
Ôn tập : Con người và sức khỏe(T1)
2
LToán
Luyện tổng nhiều số thập phân
3
HĐTT
10
Sinh hoạt lớp
4
 SHCM
Tuần 10
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiếng Việt
 Ôn tập ( tiết 1 )
I.yêu cầu cần đạt: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .
- Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
 - Phiếu bốc thăm tên bài thơ + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
III.Hoạt động dạy học
 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
 Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài .
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng ) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của GV - GV đặt câu hỏi về đoạn bài học sinh vừa đọc .
- GV nhận xét ghi điểm .
 Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS thảo luận và ghi kết quả làm việc trên phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng, đọc diễn cảm tốt các bài thơ, bài văn đã học.
Toán
Tiết 46 Luyện tập chung
I.yêu cầu cần đạt:
 - Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân .
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau .
 - Giải các bài toán liên quan đến “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3, baì 4.( Học sinh hoàn thiện cả 4 bài )
III.Hoạt động dạy học
 1.Hoạtđộng 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS chữa bài tập về nhà.
 - GV nhận xét.
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3.Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở luyện Toán.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS kém làm bài.
 - GV tổ chức cho HS chữa bài.
 - GV nhận xét.
 4.Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
	Tiết19 Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I.yêu cầu cần đạt: 
 - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ . 
 - Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 *KN: Phân tich phán đoán các tình huống có nguy co dẫn đến tai nạn.
II.Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các vụ tai nạn giao thông.
 - Bảng học nhóm.
III.Hoạt động dạy học
 1.Hoạtđộng 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
 ? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
 Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì?
 Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ tâm sự?
 - GV nhận xét.
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3.Hoạt động 3: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
 - GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin của các tổ.
 Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
 ? Các em hãy kể cho mọi người cùng nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
 GV ghi nhanh các thông tin lên bảng.
 ? Ngoài những nguyên nhân mà bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
 - HS trình bày – HS nhận xét - GV chuẩn kiến thức.
 4.Hoạt động 4:Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để:
 Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông.
 Điều gì có thể xẩy ra với người vi phạm giao thông đó?
 Hậu quả của vi phạm đó là gì?
 - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét bổ sung.
 ? Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì?
 - GV chuẩn kiến thức.
 5.Hoạt động 5: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS quan sát tranh minh hoạ trang 41SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông và ghi vào bảng nhóm.
 - Các nhóm lên trình bày bài làm vủa nhóm mình - GV nhận xét.
 6.Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
 ------------------------------------------- 
Buổi chiều: Luyện toán.
 Luyện tập chung.
I. yêu cầu cần đạt: Tiếp tục giúp HS củng cố về:
- Qui đồngmẫu số các phân số .
- Cộng, trừ, nhân ,chia phân số .
- Chuyển hỗn số thành phân số .
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập 
2. Hướng dẫn HS ôn tập :
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh tự hoàn thiện tiết 47.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh làm thêm bài tập sau :
 Bài 1 : Qui đồng mẫu số các phân số 
 và và 	 và 
Bài 2 : Tính :
	 4 - 
 = ( ) :=
 2 + 4 = 	4 	2=
Bài 3: Tuổi bố bằng tuổi con . Tổng số tuổi của bố và con là 45 . Hỏi tuổi của mỗi người ?
Bài 4 :Tuổi con bằng tuổi mẹ . Con kém mẹ 28 tuổi . Tìm số tuổi của mỗi người 
 - Học sinh làm bài vào vở .
- GV theo dõi giúp đỡ em yếu .
- GV nhận xét chữa bài 
- Dặn dò : Về nhà ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra .
 Lịch sử
	Tiết 10 Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”
I.yêu cầu cần đạt: 
 - Nêu được một số nét về cuộc mít tinh ngày 2- 9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập .
 - Ghi nhớ : đây là sự kiện lịch sử trọng đại , đánh dấu sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
II.Đồ dùng dạy học: - ảnh tư liệu 
 - Đĩa hình về ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
III.Hoạt động dạy và học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Hôm trước các em được học bài gì ?
 - Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám?
 - Học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét và cho điểm
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 Trong lịch sử nước ta đã có một mùa thu cách mạng, mùa thu đổi đời để người dân nước Việt Nam từ một vong quốc nô trở thành một đất nước độc lập. Để khẳng định lại điều đó , vào ngày 2- 9- 1945 , tại quảng trường Ba Đình diễn ra sự kiện lịch sử gì ? Mời các em hãy tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay: Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
 Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập:
 Các em cần tìm hiểu : 
 - Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào? ở đâu?
 - Không khí của buổi lễ như thế nào?
 - Bản Tuyên ngôn Đọc lập khẳng định điều gì?
 - Tình cảm của Bác Hồ và nhân dân được thể hiện ra sao?
 3.Hoạt động 3: Không khí của buổi lễ
 Giáo viên: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu cá nhân:
 - Ngày 2- 9- 1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì?
 - Em hãy tả lại không khí của buổi lễ?
 - Bác Hồ xuất hiện trên lễ đài như thế nào?
 Học sinh: Nghiên cứu SGK đoạn: “Từ đầuđến hoan hô như sấm dậy” và trả lời câu hỏi trên.
 Kết luận: Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Không khí buổi lễ độc lập thật tưng bừng mà trang nghiêm. Cả Hà Nội rợp cờ hoa và biểu ngữ, người từ các ngã đổ về Ba Đình đông như trẩy hội.
 Bác Hồ ăn mặc đơn sơ, thân mật.
 4.Hoạt động 4: Tuyên ngôn Độc lập
 Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4:
 - Nêu nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập?
 - Quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần chúng nhân dân như thế nào? 
 Học sinh : Tìm hiểu đoạn : “ Với dáng điệu .đến hết” – Thảo luận
 Đại diện trình bày kết quả.
 Học sinh nhận xét- Giáo viên nhận xét
Kết luận: Với lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng, từng câu, từng chữ đi vào lòng người, “Tuyên ngôn Độc lập” nêu rõ quyết tâm sắt đá, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của 20 triệu người Việt Nam: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập tự do ấy”
Và bây giờ mời các em hãy cùng cha anh sống lại những giây phút thiêng liêng đó của dân tộc qua đoạn băng sau. ( Giáo viên mở băng)
 5.Hoạt động 5: ý nghĩa lịch sử
 Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2
 - Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập?
 Học sinh: Thảo luận- Cử đại diện trình bày
 Kết luận: Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết: Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do và quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do, độc lập
 6.Hoạt động 6: Củng cố , dặn dò
 - Trong lịch sử dân tộc ta đã có những bản tuyên ngôn Độc lập nào?
 (Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược,bài thơ thần của Lý Thường Kiệt có giá trị như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ở thế kỉ thứ 10.
 Năm 1428, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài “ Bình Ngô đại cáo” và bài thơ này cũng được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta ở thế kỉ 15.
 Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: Kỉ nguyên độc lập, tự do.)
 - Được sống trong cảnh thanh bình của ngày hôm nay, em cần phải nghĩ gì và làm gì? 
 - Học sinh đọc tóm tắt bài học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập
 Địa lí
	Tiết 10 Nông nghiệp
I.yêu cầu cần đạt: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển v ... động tác điều hoà : 4-5 lần , mỗi lần 2X 8 nhịp 
 + GV nêu tên động tác và hướng dẫn cách thực hiện .
 - Ôn 5 động tác : Vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hoà.
 + Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hìh hàng ngang do GV điều khiển .
 +Chia tổ để học sinh tự quản ôn tập – GV theo dõi chung .
 - Các tổ thi đua trình diễn . 
 - Trò chơi “ Thăng bằng”.
 + GV nêu tên trò chơi .
 + Học sinh nhắc lại cách chơi kết hợp cho 1-2 học sinh làm mẫu , sau đó trực tiếp điều khiển trò chơi và đứng bảo hiểm.
C.Phần kết thúc:
 - HS tập một số động tác hồi tĩnh. Sau đó, vỗ tay theo nhịp và hát một bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn : Về nhà ôn lại các động tác thể dục đã học 
 Thể dục
Tiết 28 Bài thể dục phát triển chung 
 Trò chơi : thăng bằng 
I.Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , đúng nhịp hô . 
 - Chơi trò chơi “ Thăng bằng “. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, chủ độngvà an toàn .
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện 
 - 1 còi, dụng cụ cho trò chơi .
III.Hoạt động dạy học:
 1.Phần mở đầu: 
 - GV nhận lớp và phổ biến nội dung học tập.
 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 - Xoay các khớp cổ tay, vai, cổ chân, khớp gối và hông.
 2.Phần cơ bản:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung:
 + Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình hàng ngang do GV hô nhịp .
 + GV chia tổ cho các tổ tự quản tập luyện .
 + GV theo dõi chung .
 - Thi thực hiện bài thể dục phát triến chung.
 - Chơi trò chơi “ Thăng bằng ”
 + GV nêu tên trò chơi , cùng học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp cho 2 học sinh làm mẫu 
 + GV điều khiển học sinh chơi trò chơi và đứng bảo hiểm .
 3.Phần kết thúc:
 - HS tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Tiết Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản ( Tiết 1 )
I.Mục tiêu: HS cần:
 - Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
 - Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
 - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
 - Một số mâũ thêu đơn giản.
 - Vải, khung thêu, kim thêu, chỉ thêu.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3.Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét mẫu
 - GV cho HS quan sát mẫu túi xách tay.
 - HS quan sát và trả lời câu hỏi:
 ? Nêu đặc điểm hình dạng của túi xách?
 Nêu tác dụng của túi xách?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 4.Hoạt động 4:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 - HS đọc SGK và quan sát các hình trong SGK để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
 - đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức.
 5.Hoạt động 5: Thực hành
 - HS thực hành đo, cát vải.
 - GV theo dõi.
 6.Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều Tuần 14 
 Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2007
Luyện tiếng việt
Lưyện tập về câu – Các bộ phận trong câu
I. Mục tiêu : Củng cố về cách đặt câu có dùng từ chỉ quan hệ và cặp từ chỉ quan hệ .
- Củng cố cách xác định các bộ phận trong câu .
II. Các hoạt động dạy học :
 * GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập 
Bài 1 : Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau : của , nhưng ,mà ,thì ,bằng .
Bài 2 : Đặt câu 
- Đặt các câu có sử dung các cặp quan hệ từ sau :
 Vì .....nên ....
 Nếu .....thì ....
 Không những ....mà còn .....
Bài 3 : Cho các câu sau :
a) Em rất cố gắng , kết quả học tập không cao .
b) Trời mưa to , em ướt hết quần áo .
c) Cố gắng từ đầu năm , em sẽ đạt học sinh giỏi .
d) Ngại học , kết quả học tập sẽ không tốt .
Em hãy thêm các cặp quan hệ từ thích hợp vào mỗi câu và viết lại các câu trên .
Bài 4 : Xác định các bộ phận trong các câu sau :
- Đằng xa, trong sương mờ , thấp thoáng bóng người ẩn hiện .
- Cành trên , cành dưới , chi chít những lộc non .
- Mới sangd tinh mơ , trên cành cây , râm ran tiếng chim .
- Trên cành chi cít những quả sấu xanh .
* Học sinhlàm bài vào vở .
* GV nhận xét ,chữa bài .
Luyện toán
Luyện tập về cộng, trừ , nhân , chia số thập phân
I.Mục tiêu :
 - Củng cố về cách đặt tính với các phép tính cộng , trừ ,nhân ,chia số thập phân .
 - Luyện kĩ năng tính thành thạo .
II. Các hoạt động dạy học :
 GV hướng dẫn học sinh làm bài 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính .
 658,3 + 96,28 96 + 365,26
 75,86 – 38,275 288 – 93 ,36
 6,372 X 35 74,64 X 5,2
 37,14 X 80 0,302 X 4,6
 86,07 X 102 
 Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 25,7 + 9,48 + 14,3 8,24 + 3,69 + 2,31 
 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4 5,92 + 0,44 + 5,56 + 4,08 
 7,5 + 6,5 + 5,5 + 4,5 + 3,5 + 2,5 .
Bài 3 : 
 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 32,5 m , chiều rộng kém chiều dài 9,5 m . Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó .
 Bài 4 : Viết chữ số thích hợp vào chố chấm:
 a X b = b X .....
 ( a X b ) X c = a X ( .... X c ) 
 ( a + b ) X c = a X .... + b X ... 
 a X c + b X c = (  + b ) X  
 * Học sinh làm vào vở .
 * Gọi một số em lên bảng làm bài .
 * GV nhận xét ,chữa bài .
Tự học
Luyện địa lí
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức địa lí đã học qua các bài :
+ Lâm nghiệp và thuỷ sản .
+ Công nghiệp .
- Hoàn thiện bài tập ở VBT .
II. Các hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ học tập 
 2 Hoạt động 2 : Ôn tập 
 * GV nêu hệ thống câu hỏi , học sinh thảo luận và trả lời .
Câu 1 : Ngành lâm nghiệp có những hoạt động nào ? Phân bố chủ yếu ở đâu ?
Câu 2 : Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
Câu 3 : Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu ? Kể tên một số tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển ?
Câu 4 : Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngànhđó .
Câu 5 : Nêu đặc điểm của nghề thủ công nước ta .
Câu 6 : Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu , than , A –pa – tít có ở những đâu ?
Câu 7 : Kể tên các nhà máy thuỷ điện , nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ .
 * Học sinh thảo luận nhóm 4 .
 * Đại diện nhóm trình bày kết quả .
 * GV nhận xét góp ý và kết luận .
 3 . Hoạt động 3 : Làm bài tập .
 - Học sinh tự hoàn thiện bài tập vào vở bài tập .
 - GV theo dõi học sinh làm bài .
4 . Củng cố ,dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn : Ôn tập tốt các bài vừa học .
Thứ 4 ngày 5 tháng 12 năm 2007
Luyện Tiếng việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu :
- Củng cố kĩ năng làm bài văn tả người .
- Biết chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để tả .
- Học sinh có ý thứclàm bài tốt , trình bày rõ ràng , sạch sẽ .
II. Các hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
 GV nêu nhiệm vụ học tập 
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài .
 * GV chép đề bài : 
 Hãy tả bạn ngồi bên cạnh em trong lớp học .
a) Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên .
b) Viết một đoạn văn hoàn chỉnh cho phần tả ngoại hình bạn em trong dàn ý trên .
* Cho học sinh nhắc lại dàn ý chung của tiết tập làm văn tả người .
* GV nhận xét củng cố .
3. Hoạt động 3 : Học sinh làm bài .
 - Học sinh làm bài vào vở luyện .
- GV theo dõi chung .
4. Hoạt động 4 : Trình bàydàn bài và đoạn văn .
- Gọi lần lượt từng em trình bày .
- GV nhận xét bổ sung .
5. Dặn dò : Về nhà hoàn thiện đoạn văn hay hơn .
Luyện toán
Luyện cộng, trừ , nhân ,chia số thập phân
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng cộng ,trừ ,nhân ,chia số thập phân .
- Học sinh luyện kĩ năng làm bài thành thạo .
II. Các hoạt động dạy học : 
 1 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập .
2 . Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
 Bài 1 :a) Tính : 39 + 152,16 86,3 X 50 
 79,2 - 37,96 84 ,36 X 12,9 
 962 : 58 112 ,56 : 28 
 1649 : 4,85 18 : 0,24 
 b) Có hai đội công nhân đắp đường , đội một đắp hơn đội hai 2,6m đường . Biết rằng đội hai nếu đắp thêm 7,8 m đường thì cả hai đội sẽ đắp được 40m đường . Hỏi mỗi đội đắp được bao nhiêu mét đường ? ? (Bài 180 sách 400 bài tập 5 )
 Gợi ý : Thực sự cả hai đội đắp được số mét đường là :
 40-7,8 = 32,2(m) 
 Sau đó đưa về dạng tóan 'Tìm hai số khi biết tổng và hiệu "
Bài 2,3,4 Cho học sinh làm bài tập ở VBT tiết 68 .
Gọi một số em lên bảng làm bài 
GV theo dõi giúp đỡ em yếu .
GV nhận xét ,chữa bài .
3. Hoạt động 3 : Củng cố ,dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn hoàn thiện bài tập ở VBT .
Hoạt động ngoài giờ
Vệ sinh khu vực đài tưởng niệm
I. Mục tiêu : 
 - Giúp học tưởng nhớ đến công lao các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh .
- Thực hiện tốt hành động cụ thể để tỏ lòng biết ơn .
- Học sinh có ý thức bảo vệ đài tưởng niệm .
II. Các hoạt động dạy học :
 * GV tổ chức cho học sinh vệ sinh khu vực theo tổ .
- Tổ 1 : Xởi cỏ xung quanh .
- Tổ 2 : Quét dộn khu vực đài tưởng niệm .
- Tổ 3 : Tưới cây , lau chùi các lọ hương .
* GV theo dõi chung học sinh làm việc .
- GV nhận xét tinh thần làm việc của các tổ .
- Dặn dò : Các em cần có ý thức bảo vệ khu tưởng niệm .
Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2007
Kèm cặp + bồi dưỡng
Môn toán
I. Mục tiêu :
 - Củng cố kĩ năng chia số thập phân .
- Bồi dưỡng học sinh giỏi về các bài toán liên quan đến các phép tính về số thập phân .
- Luyện kĩ năng làm bài tốt .
II. Các hoạt động day học :
 Kèm cặp : Cho học sinh làm bài tiết 70 ở VBT .
Bồi dưỡng : 
Bài 1 : Tính nhanh .
6,33 + 9,48 + 3,67 + 2,52 7,02 – 3,8 – 2,2 
20,09 – 3,49 - 6,51 48, 7 – 12,01 – 7,99 
48,92 + 75,1 – 24,02 ( 8,27 + 7,16 + 9,33 ) – ( 7,27 + 6,16 + 8,33 )
Bài 2 : Một đội công nhân sữa một quãng đường trong ba ngày . Trung bình mỗi ngày sữa được 32 m. Ngày đầu sữa được 31,6 m . Ngày sau sữa được ít hơn ngày đầu 2,7 m . Hỏi ngày cuối cùng đội đó sữa được bao nhiêu mét đường .
Bài 3 : Tĩm X 
 X – 36,18 = 45 + 7,82 X + 36,18 = 47 + 2,87 
 X – ( 5,6 + 6,5 ) = 9,3 X + ( 10 – 3,6 ) = 25,8 .
Bài4 : Tính diện tích hình chữ nhật có chu vi 54 m và nếu bớt chiều dài 2,5 m nhưng tăng chiều rộng thêm 2,5 m thì được hình vuông.
Bài 5 : Tính nhanh 
 34,56 X 6 + 34,56 + 3 X 34,56 
 75,18 X34 + 37 X 75,18 + 75,18 X 28 + 75,18 .
19,98 X 147 – 19,98 X 33- 19,98 X14 
Bài 6 
Tìm hai số , biết hiệu và thương của chúng đều bằng 0,75 .
* Cho học sinh làm bài vào vở
* Gọi lần lượt một số em lên bảng làm bài .
* GV nhận xét , chữa bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 10tuan 14.doc