Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về :

- Kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Làm các bài tập: 1 ; 2(a, b) ; 3(cột1) ; 4.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ 2:	 Ngày soạn: 12/11/2009 
Sáng Ngày giảng: 16/11/2009
Tiết 2 : TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về :
- Kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Làm các bài tập: 1 ; 2(a, b) ; 3(cột1) ; 4.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
Tiến hành trong quá trình làm bài tập
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS lần lượt làm từng bài tập và chữa
- Bài 1: Tính :
15,32 + 41,69 + 8,44
27,05 + 9,38 + 11,23
+ Cho HS nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Nhận xét bài làm ( chú ý nhấn mạnh cho HS đặt dấu phẩy ở tổng )
- Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a) 4,68 + 6,03 + 3,97
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
+ Cho HS nhắc lại tính chất của phép cộng
+ Gợi ý cho HS vận dụng tính chất kết hợp để tính thuận tiện
+ Nhận xét, cho điểm
- Bài 3: >; <; =?
3,6 + 5,88,9 7,564,2 + 3,4
+ Gợi ý cho HS tính tổng
+ So sánh 2 số thập phân. Chẳng hạn khác phần nguyên hay cùng phần nguyên
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cho cả lớp làm vào vở nháp.
+ Gọi HS nhận xét, trình bày cách làm
+ GV nhận xét, cho điểm
- Bài 4: + Cho HS đọc đề, nêu cách giải
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cho cả lớp làm vào vở
+ Gọi HS nhận xét, trình bày cách làm
+ GV nhận xét, cho điểm
C. Củng cố, dặn dò
- Cho học sinh nhắc lại cách cộng nhiều số thập phân
- Nêu lại tính chất của phép cộng
- Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những HS học tốt
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
- HS nhắc lại
- HS nêu cách làm
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào bảng con, nhận xét bài làm
- HS nêu tính chất của phép cộng
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, trình bày cách làm thuận tiện nhất, nhận xét bài làm
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bài làm
- Hs đọc đề, tóm tắt đề, nêu cách giải
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm
Bài giải:
Số vải người đó dệt được trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số vải người đó dệt được trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số vải người đó dệt được trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
- HS nhắc lại
Tiết 3 : TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I.Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát, diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu) ; giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, Bảng phụ ghi các câu văn cần luỵện đọc
III. Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Giới thiệu chủ điểm” Giữ lấy màu xanh”
- Giới thiệu bài mới
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:
- GV giới thiệu tranh
- GV chia đoạn (3 đoạn)
- Đọc nối tiếp lần 1
- GV hướng dẫn luyện đọc các từ: khoái, ngọ nguậy, quấn, săm soi, líu ríu
- Đọc nối tiếp lần 2
- Đọc nối tiếp lần 3
- GV theo dõi
- GV đọc diễn cảm toàn bài
 b. Tìm hiểu bài:
+ Bé Thu ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
- GV ghi bảng các từ ngữ gới tả như ở SGK
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công , Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ở bảng phụ
- GV chú ý HS đọc phân biệt lời của các nhân vật
3. Củng cố, dặn dò:
Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- GV nhắc nhở HS có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh
- Chuẩn bị bài “ Tiếng vọng”- GV nhận xét tiết học . Tuyên dương những HS học tốt.
- HS lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp các đoạn lần 1
- Luyện đọc các từ: khoái, ngọ nguậy, quấn, săm soi, líu ríu
- HS đọc nối tiếp các đoạn lần 2
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc nối tiếp các đoạn lần 3
- HS luyện đọc theo cặp các đoạn trong bài ( 2 vòng)
- 2 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc đoạn 1, trả lời 
-1 HS đọc đoạn 2, trả lời
- HS đọc đoạn 3, HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm - Thi đọc diẽn cảm đoạn 3 theo cách phân vai
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS lắng nghe
Tiết 4: KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễn HIV/AIDS.
- Vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em; HIV/AIDS; tai nạn giao thông )
II. Đồ dùng dạy-học:
- Giấy và bút vẽ đủ dùng cho cả nhóm
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta phải là gì để thực hiện an toàn giao thông?
- Nêu những biện pháp để phòng tránh HIV/ AID
- GV nhận xét
B. Bài mới
HĐ1: Thực hành vẽ tranh vận động
- Quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK thảo luận nội dung từng hình
- Đề xuất tranh của nhóm mình 
- GV quan sát, hướng dẫn cho HS
- GV nhận xét đánh giá tranh vẽ của các nhóm
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Tre, mây, song
- Tuyên dương những HS học tốt.
- HS trả lời
- HS Trả lời
- Vẽ theo nhóm
- Các nhóm thảo luận chọn nội dung tranh để vẽ
- Vẽ tranh
- Trình bày sản phẩm của mình
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
*********************
Thứ 3	 Ngày soạn:15/11/2009
Sáng Ngày giảng: 17/11/2009
Tiết 1: THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN TRÒ CHƠI: CHẠY NHANH THEO SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường
- 1 cái còi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ.
HS đứng tại chỗ: Hát vỗ tay
Ôn động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, vòng trái, đôi chân khi đi đều sai nhịp (GV điều khiển)
2. Phần cơ bản : 
Ôn 4 động tác Vươn thở, tay, chân và vặn mình (2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp)
GV quan sát, sửa sai
Cán sự lớp điều khiển (ĐH 3 hàng ngang)
- Học động tác toàn thân (4 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp)
Lần 1: GV nêu tên, làm mẫu, giải thích ĐT, hô nhịp cho cả lớp cùng làm theo.
Lần 2: GV hô, cán sự làm mẫu, cả lớp tập, GV quan sát.
Lần 3: Cán sự hô, GV sửa sai (Cả lớp tập)
- Ôn 5 ĐT thể dục đã học (4 lần), tập theo tổ, GV quan sát sửa sai.
- Từng tổ báo cáo kết quả tập
Chơi : Chạy nhanh theo số:
GV nhắc HS chơi đúng luật, đảm bảo an toàn.
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện các động tác hồi tĩnh, vỗ tay trái
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Tiết 2 : TOÁN
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kỹ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kỹ năng đó trong việc giải các bài toán thực tế.
- Làm các bài tập : 1(a,b) ; 2(a,b) ; 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi vài HS nhắc lại cách trừ hai số tự nhiên
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Dạy bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn cho HS thực hiện phép trừ hai số thập phân
- Gọi HS đọc VD 1 sgk trang 53
- Phân tích bài toán và nêu cách tính: 4,29 - 1,84 = ....(m )
- Gợi ý cho HS đổi: 4,29m = 429cm 
 1,84m = 184cm
- Gọi 1 HS thực hiện phép trừ 
 4,29 - 1,84 = 245 ( cm )
- Cho HS đổi: 245cm = 2,45m 
- GV hướng dẫn cho HS cách tính thông thường. Chẳng hạn:
 2,45
- Đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau
+ Trừ như trừ hai số tự nhiên
+ Đặt dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với dấu phẩy của số bị trừ và số trừ ( GV vừa nói vừa trình bày ở bảng )
- GV ghi VD 2 45,8 - 19,26
 26,54
+ Cho HS nhận xét số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ và số trừ
+ Gợi ý cho HS thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi thực hiện phép trừ 
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở
+ Nhận xét bài làm
- Cho HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân. Chẳng hạn: + Đặt tính
 + Trừ như trừ số tự nhiên
 + Đặt dấu phẩy ở hiệu
* HĐ 2: Thực hành
- Bài 1: Cho HS làm rồi chữa
Ở câu b, gợi ý cho HS thêm chữ số 0 thích hợp vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ
- Bài 2: (a, b) Hướng dẫn cho HS đặt tính sao cho thẳng cột rồi thực hiện như bài 1
- Bài 3: + Cho HS đọc đề, tóm tắt đề, nêu cách làm
+ Gợi ý cho HS có thẻ chon 1 trong 2 cách làm
+ 1HS trình bày ở bảng, cả lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
GV hệ thống lại bài: Nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS học tốt.
- Vài HS nhắc lại
- HS phân tích
- HS đổi
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét
- HS đổi và nêu kết quả
- HS quan sát
- HS nhận xét kết quả
- HS nhận xét
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét
 - HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân ( Theo sgk )
- HS làm bài và chữa
- HS làm bài và chữa
- HS tóm tắt đề, nêu cách làm
- HS chon cách làm thích hợp để làm vào vở, nhận xét bài làm
- HS nhắc lại
Tiết 3 : CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng chính tả một đoạn trong “ Luật bảo vệ môi trường”; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm cuối n / ng
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số phiếu nhỏ ghi các cặp từ ở bài tập 2b
- Bút, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A.Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét kết quả làm bài kiểm tra giữa kỳ I ( phần chính tả)
B. Giới thiệu bài:
-GV nêu yêu cầu của tiết học
1.Hướng dẫn HS nghe-viết:
+ Điều 3, khoản 3, luật Bảo vệ môi trường nói gì?
+ Luyện HS viết các từ khó: hạn chế, suy thoái, sử dụng, phòng ngừa
- GV chú ý HS cách trình bày và những chữ viết hoa
- GV đọc từng câu
- GV chấm, chữa một số bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
*Bài 2b:
- GV hướng dẫn HS làm bài dưới hình thức trò chơi” Thi viết nhanh”
- GV theo dõi
*Bài 3b:
- Phát phiếu học tập cho các ... h đội ngũ.
HS đứng tại chỗ: Hát vỗ tay
Ôn động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, vòng trái, đôi chân khi đi đều sai nhịp (GV điều khiển)
2. Phần cơ bản : 
GV điều khiển HS chơi trò chơi: Chạy nhanh theo số"
- Ôn 5 động tác thể dục
+ Cả lớp tập 1 lần 5 động tác theo đội hình hàng ngang
+ Chia tổ tập luyện, GV quan sát nhắc nhở
- Thi giữa các tổ 5 động tác đã học.
GV theo dõi uốn nắn cho HS.
- GV tuyên dương những tổ trình diễn đẹp.
- GV kết luận.
3. Phần kết thúc:
- HS thực hiện các động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- Dặn HS về nhà ôn 5 ĐT thể dục đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
Ôn 4 động tác Vươn thở, tay, chân và vặn mình (2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp)
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Tiết 2 : TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Kỹ năng cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm các bài tập : 1 ; 2 ; 3.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ hai số thập phân - GV nhận xét - ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Tổ chức cho HS làm lần lượt từng bài tập và chữa
- Bài 1:
Câu c lưu ý cho HS tính giá trị của biểu thức 9 Làm từ trái sang phải )
- Bài 2:
+ Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng biểu thức
+ Gợi ý cho HS tính ở kết quả trước
- Bài 3:
+ Cho HS nêu cách vận dụng tính chất của phép cộng; phép trừ để tính thuận tiện nhất. 
Chẳng hạn:. Đối với phép cộng vận dụng tính chất giao hoán; kết hợp
 Đối với phép trừ vận dụng tính chất một số trừ đi một tổng
+ Nhận xét và chữa bài
- Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
Cho HS đọc toán tắt bài toán, nêu cách tìm số thứ 3.
Cẳng hạn: Lấy tổng của 3 số - ( số thứ nhất + số thứ hai )
3. Củng cố dặn dò:
- Hãy nhắc lại tính chất của phép cộng, phép trừ ?
- Nêu cách tìm số thứ 3 khi biết............
- Bài tập về nhà: bài số 5
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS học tốt 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn
- HS nêu cách tìm
- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn
- HS nêu cách vận dụng
- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn
- 1 Hs làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm của bạn
HS nhắc lại
- HS lắng nghe
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả
- Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đề bài của tiết Tả cảnh; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, ý
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
2.Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- Ưu điểm: + Nội dung
 + Hình thức
- Hạn chế: + Nội dung
 + Hình thức
3.Hướng dẫn chữa bài:
*Chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi đã viết ở bảng phụ 
- Cho HS chữa lỗi 
- GV nhận xét và chốt lại các ý đúng
*Chữa lỗi trong bài:
- GV theo dõi, kiểm tra 
- GV đọc những đoạn, bài văn hay cho HS học tập
- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu
- GV khen các em có cố gắng
* Học tập đoạn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn, bài văn hay
- Lưu ý cho HS những điểm hay trong bài văn, đoạn văn đó.
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết của mình.
4.Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nhắc lại các điểm cần ghi nhớ đối với văn tả cảnh
- Chuẩn bị cho tiết TLV “Luyện tập làm đơn”
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
-HS theo dõi
- HS nêu cách chữa và nêu nguyên nhân
- Cả lớp nhận xét , bổ sung
- HS tự chữa lỗi trong bài làm của mình
- Cả lớp lắng nghe
- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn ở phần thân bài để viết lại cho hay hơn
- 4 em đọc đoạn vừa viết 
- Cả lớp nhận xét
- HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
- HS lắng nghe
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ
- Nhận biết được một vài quan hệ từ( hay cặp quan hệ từ) thường dùng ; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn ; biết đặt câu với quan hệ từ cho trước
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số giấy khổ to thể hiện nội dung ở BT 1
- Bảng phụ thể hiện nội dung BT2, hai tờ giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đại từ xưng hô là những từ như thế nào? Khi nào sử dụng đại từ xưng hô em cần lưu ý điều gì?
B. Dạy bài mới:
 1)Giới thiệu bài:
 2)Nhận xét:
*Bài tập1:
- Các từ “và , của, nhưng” trong các câu a,b, c được chúng để làm gi?
- GV theo dõi
*Bài tập2:
- GV đưa bảng phụ
- GV theo dõi
- GV chốt lại ý chính như SGK
 3)Ghi nhớ:
- Những từ ngữ in đậm ở BT1 dùng để làm gì?
- Những từ ngữ đó được gọi là gì?
 4)Luyện tập:
*Bài tập1:
- Hãy tìm quan hệ từ trong các câu và nêu tác dụng của các quan hệ từ đó
*Bài tập2:
Hướng dẫn như BT1
*Bài tập3:
- Em hãy đặt câu với mỗi từ: và , nhưng, của
- GV khen các em đặt câu đúng và hay
- GV kết luận bài học.
C.Củng cố, dặn dò:
- Về làm BT3 vào vở
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ “Bảo vệ môi trường”.- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS làm BT1 ở tiết trước
- HS đọc yêu cầu của BT1
- HS trả lời , cả lớp trao đổi , rút ra nhận xét
 Dùng để nối các từ hay các câu với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hay những câu văn
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hẹ giữa các ý ( nếu thì; tuy  nhưng và nêu rõ chúng biểu hiện quan hệ (điều kiện- kết quả; tương phản)
-Cả lớp nhận xét
- HS trả lời
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS tự làm bài rồi phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét
- HS làm bài 
- HS đọc yêu cầu BT3
- HS tự làm bài
- HS nối tiếp nhau đọc câu có từ nối vừa đặt. Lớp nhận xét
- HS đọc lại phần ghi nhớ
Thứ 6	 Ngày soạn: 16/11/2009
Sáng Ngày giảng: 20/11/2009
Tiết 1: TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Làm các bài tập: 1; 3.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ: Gọi 1 HS chữa bài số 5 trang 55 
-GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
* HĐ 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- Cho HS đọc VD 1 sgk; tóm tắt bằng hình vẽ
- GV vẽ hình tam giác đều
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tam giác để hình thành phép tính: 1,2 x 3 = ...... ( m )
+ Gợi ý cho HS đổi 1,2m = 12dm
+ Gọi 1 HS thực hiện phép nhân 2 số tự nhiên ở bảng
- Gợi ý cho HS đổi: 3,6m = 3,6dm
- GV hướng dẫn cách tính thông thường nhân số thập phân với số tự nhiên 
Nhân như nhân 2 số tự nhiên 
Đếm ở phần thập phân 
- GV ghi VD 2: 0,46 x 12 = ?
+ Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp
+ Cho HS nhận xét và trình bày cách làm
- Từ 2 VD trên GV cho HS nhận xét chung phép nhân số thập phân với số tự nhiên. Chẳng hạn: 
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích tìm được ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái
* HĐ 2: Thực hành
- Bài 1: Cho HS đặt tính và nhân; lưu ý ở câu 1d nhân với số có 2 chữ số khi tính tích chung mới đặt dấu phẩy
- Bài 3: + Cho HS đọc và tóm tắt đề, nêu cách giải
+ Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở
3. Củng cố dặn dò:
Gọi 1 số HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên- Nhận xét tiết học:
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp nhận xét
- HS đọc ví dụ SGK
- HS nêu cách tính chu vi tam giác
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét
- HS quan sát
- HS nêu lại cách làm
- HS so sánh kết quả
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét
- HS nhắc lại quy tắc
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét
- HS nhắc lại quy tắc
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn 
- Viết được một lá đơn đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu đơn đã học
- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đoạn văn về nhà các em đã viết lại
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS viết đơn
- GV đưa bảng phụ đã trình bày mẫu đơn như ở SGK
- GV hướng dẫn HS cách điền vào mẫu đơn theo đề các em tự lựa chọn (Lưu ý phần nhận đơn và tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng phải phù hợp.Lý do viết đơn) phải viết gọn, rõ ràng
3)Viết đơn:
- GV cho HS thực hành viết đơn.
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS
- Cho HS đọc bài viết của mình
- GV theo dõi, nhận xét
-GV khen các em viết đúng
- Chấm điểm một số em có bài viết đúng, đẹp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà hoàn thiện lá đơn 
- Quan sát một người trong gia đình, chuẩn bị cho tiết học tả người sắp tới.
- 1 HS đọc
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS đọc mẫu đơn 
- HS lắng nghe
- HS viết đơn dựa vào mẫu đã ghi
- 3-4 em đọc lá đơn của mình viết
- Cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe
Tiết 4 : HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động đội tuần qua
- Kế hoạch hoạt động đội tuần tới
II. Các hoạt động:
1. Chi đội trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Tập họp thành 3 hàng dọc
- Các phân đội điểm số báo cáo, nghiêm, nghỉ
- Ôn quay trái, quay phải, quay đằng sau, giậm chân
- Ôn đội hình, đội ngũ
- Các phân đội trưởng điều khiển phân đội mình luyện tập
- Thi đua luyện tập giữa các phân đội
2. Giáo viên nhận xét, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục ôn luyện quay trái, phải, đằng sau.
3. Kế hoạch tuần tới
 	- Thi đua học tập tốt 
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài
**********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 CKTKN.doc