TẬP ĐỌC: MÙA THẢO QUẢ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK)
- HSKG nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
- Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
TUẦN 12 ?&@ Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 TẬP ĐỌC: MÙA THẢO QUẢ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK) - HSKG nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Ôn tập. - HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. -Gọi HS giỏi đọc toàn bài. +Bài này chia làm mấy đoạn? -3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài(2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS(nếu có) -Chú ý nghỉ hơi rõ sau các câu ngắn:Gió thơm/Cây cỏ thơm/Đất trời thơm. - GV rút ra từ khó. - Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót. - GV giúp HS giải nghĩa chú giải sgk. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn. - GV đọc diễn cảm toàn bài. v Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc đoạn 1. + Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? - GV kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả. • GV chốt lại. - Yêu cầu HS nêu ý 1. - Gọi HS luyện đọc đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. + Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? • GV chốt lại. - Yêu cầu HS nêu ý 2. - Gọi HS luyện đọc đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. + Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp? • GV chốt lại. Yêu cầu HS nêu ý 3. Luyện đọc đoạn 3. Ghi những từ ngữ nổi bật. - Thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét cách đọc của HS. HS nêu nội dung bài. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. . GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn HS kĩ thuật đọc diễn cảm. - Cho HS đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đọan 1: “Thảo quả.nếp áo, nếp khăn.” + GV đọc mẫu. - GV nhận xét và y/c HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Mời HS đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò: - Em có suy nghĩ gỉ khi đọc bài văn. *GDBVMT Chóng ta cÇn lµm g× ®Ó b¶o vÖ rõng th¶o qu¶? Chuẩn bị: “Hành trình bày ong”. Nhận xét tiết học - HS đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi - Lắng nghe nhắc lại tựa bài - HS khá giỏi đọc cả bài. + Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”. + Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian” + Đoạn 3: Còn lại. - 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn. - HS luyện đọc, lớp theo dõi nhận xét. - HS đọc thầm phần chú giải. - HS nối tiếp đọc từng đoạn. - Lắng nghe. - HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, TLCH. + Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, Từ hương và thơm được lặp lại như một điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh: hương thơm *Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa. HS đọc nhấn giọng từ ngữ báo hiệu mùi thơm. - HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH. + Qua một năm, - lớn cao tới bụng – thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh – sầm uất – lan tỏa – xòe lá – lấn. *ý 2: Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả. HS lần lượt đọc. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả. HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm, TLCH. - Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây, dưới đáy rừng, nhiều ngọn mới, nhấp nháy, vui mắt. Nhấn mạnh từ gợi tả trái thảo quả – màu sắc – nghệ thuật so sánh – Dùng tranh minh họa. *ý 3: Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín. HS lần lượt đọc – Nhấn mạnh những từ gợi tả vẻ đẹp của trái thảo quả. HS thi đọc diễn cảm. Lớp nhận xét. *ND: Thấy được cảnh rừng thảo quả đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ. - HS nêu cách ngắt nhấn giọng. Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả. Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả. Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín. HS đọc nối tiếp nhau. HS thi đọc. Nhận xét, lớp theo dõi bình chọn biểu dương. - HS trả lời, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - HS nêu: không chặt cây, phá rừng, dốt rừng , lớp nhận xét bổ sung, - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: KHOA HỌC: SẮT, GANG, THÉP I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép. - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất, đời sống của sắt, gang, thép. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang.thép. *BVMT (Liên hệ): Một số đặc điểm chính của MT và TNTN. II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 42, 43. - HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Tre, mây, song. + Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre? + Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 3. Phát triển các hoạt động: a)Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép. v Hoạt động 1: Làm việc với vật thật. Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV phát phiếu học tập. + So sánh 1 chiếc đinh mới hoặc 1 đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ bạn có nhận xét gì về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng. + So sánh nồi gang và nồi nhôm cùng cỡ, nồi nào nặng hơn. Bước 2: Làm việc cả lớp. ® GV chốt + chuyển ý. v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.. Bước 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập cho HS , yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Trang 42 và ghi lại câu trả lời vào phiếu học tập. Bước 2: Chữa bài tập. - Mời HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận: sắt là kim loại có tính chất dẽo, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Sắt có màu xám, có ánh kim. Trong tự nhiện, sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt. Gang, thép đều là hợp kim của sắt và cac bon. Gang cứng giòn không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn và có thêm một vài chất khác nên có tính chất cứng, bền , dẻo. b) Ứng dụng của gang, thép: v Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận.. - Y/c HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 và thảo luận theo cắp chỉ và nói: + Tên sản phẩm là gì? + Chúng được làm từ vật liệu nào? - Mời HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận và hỏi: Ngoài ra, sắt, gang, thép còn được dùng sản xuất những dụng cụ, chi tiết, máy móc, đồ dùng nào nữa? -GV nhận xét, kết luận. c) Cách bảo quản. -Y/c HS thảo luận: Nêu các bảo quản một số đồ dùng làm từ sắt, gang thép của gia đình? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận: Những đồ dùng được sản xuất từ gang rất giòn, dễ vở, nên khi sử dụng phải đặt để cẩn thận. Một số đồ dùng bằng sắt như dao , kéo, cày, cuốc phải rửa sạch và cất nơi khô, ráo. -Gọi HS đọc bài học sgk. * GDBVMT: - Gang, thép được làm ra từ quặng sắt. Vậy theo các em, chúng ta cần phải làm gì để nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt? - Đối với những đồ dùng làm từ sắt, gang, thép, khi không còn sử dụng được nữa thì phải xử lí như thế nào? GD HS giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường và nơi công cộng là bảo vệ môi trường. 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Xem lại bài + học ghi nhớ. - Chuẩn bị: Đồng và hợp kim của đồng. -2 HS trả lời. - Lớp nhận xét - Lắng nghe nhắc lại tựa bài Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các vật được đem đến lớp và thảo luận các câu hỏi có trong phiếu học tập. Chiếc đinh mới và đoạn dây thép mới đếu có màu xám trắng, có ánh kim chiếc đinh thì cứng, dây thép thì dẻo, dễ uốn. Chiếc đinh gỉ và dây thép gỉ có màu nâu của gỉ sắt, không có ánh kim, giòn, dễ gãy. Nồi gang nặng hơn nồi nhôm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. - HS làm việc với SGK và ghi vào phiếu học. Sắt Gang Thép Nguồn gốc Trong quặng sắt hoặc thiên thạc Tạo thành từ sắt hoặc cac bon Được tạo thành từ sắt, cacbon và 1 số chất khác -Thép không gỉ còn có thêm 1 lượng crôm và kền Tính chất Xám trắng có ánh kim, cứng, dẻo dễ uốn, dễ kéo sợi, dễ rèn, dập Cứng, giòn không thể uốn, hay kéo sợi Cứng hơn, bền hơn, dẻo hơn sắt - 1 số HS trình bày bài làm, các HS khác góp ý. - HS thảo luận theo cặp, trình bày, lớp bổ sung. + Hình 1: Đường ray xe lửa, được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt. + Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép. + Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng. + Hình 4: Nồi làm bằng gang. + Hình 5: Dao, kéo, dây chì được làm bằng thép. + Hình 6: Cờ lê, mỏ lết được làm từ sắt, thép. -Cày, cuốc, , dao, kéo, cầu thang, hàng rào, song cửa sổ, đấy máy xe lửa, xe ô tô, xe đạp, xe máy, làm nhà.. - HS thảo luận. - Nhiều HS nêu: + Kéo, dao rửa sạch, cất nơi khô ráo. + Hàng rào phải sơn chống gỉ - HS nghe khắc sâu kiến thức. - Cấm khai thác trái với quy định của nhà nước, sử dụng tiết kiệm.. - Thu gom phế liệu để tái sản xuất ( thực hành tiết kiệm nguồn tài nguyên); không vứt bừa bãi dễ gây chảy máu chân khi dẵm phải hoặc gỉ sắt gây ô nhiễm môi trường... - HS nêu, nghe khắc sâu kiến thức. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: TOÁN: NHÂN SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 I. Mục tiêu: Biết : - Nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000. - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. * Bài tập cần làm: Bài1, 2. - GDHS tích cực tự giác học bài. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi quy tắc – bài tập 3. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng tính a)2,3 x 7 b)12,34 x 5 4,6 x 15 56,02 x 14 -Yêu cầu HS: Phát biểu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000. *VD 1: - GV cho HS tự tìm kết quả của phép nhân: 27,867 x 10 = - GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS. Yêu cầu HS: + Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,67 + Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67? + Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay được kết quả bằng cách nào? - GV chốt cách nhân nhẩm với 10 * VD 2: Tương tự như VD1 - Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay được kết quả như thế nào? -Y/c HS rút ra qui tắc: Muốn nhân một số thập phân với 10,100, 1000,.ta làm như thế nào? -Y/c HS đọc qui tắc sgk. Yêu cầu HS nêu quy tắc _ GV nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy sang bên phải. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - GVcho HS tự làm, chữa bài - Yêu cầu HS: Phát biểu quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, ... hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Yêu cầu HS đọc dàn ý tả người thân trong gia đình.. GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 3. Phát triển các hoạt động: vHoạt động 1: Hướng dẫn HS biết được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu. Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập1. - GV: Các em nêu những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn( mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt... gạch bút chì mờ dưới những chi tiết trong vở nhưng khi trình bày phải biết diễn đạt, tránh chỉ đọc lại máy móc các chi tiết - GV treo bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà. -GV hướng dẫn HS đi tới kết luận: Tác giả đã ngắm bà rất kỹ, đã chọn lọc những chi tiết rất tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu tràn đầy của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả. * Liên hệ: Lồng ghép kĩ năng sống: - Con, cháu cần phải có thái độ, tình cảm như thế nào đối với ông bà, cha mẹ? Vì sao? v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết thực hành, vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Y/c HS thảo luận nhóm thực hiện bài tập: + Đọc kĩ đoạn văn. + Ghi lại những chi tiết tả người thợ đang làm việc. - Mời HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận và hỏi: + Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? + Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn? - GV kết luận: Như vậy, biết chọn lọc chi tiết khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt hẳn với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng. * Liên hệ: Lồng ghép kĩ năng sống: - Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với người lao động? Vì sao? 4. Củng cố - dặn dò: - Tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc dàn ý. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe nhắc lại tựa bài 1/1HS đọc thành tiếng toàn văn nội dung BT1-SGK. Cả lớp đọc thầm lại. + Trao đổi theo cặp. - HS trình bày kết quả *Lời giải: -Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn. -Đôi mắt: (khi bà mỉm cười) hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. - Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ ... - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. -1 HS nhìn bảng đọc lại nội dung đã tóm tắt * 3-4 HS lần lượt nêu ý kiến. VD: - Tôn trọng, lễ phép. - Biết vâng lời... - Yêu thương, chăm sóc... Vì ông bà đã sinh ra và nuôi dưỡng bố mẹ, từ đó mới có chúng ta 2/ HS đọc to bài tập 2. Cả lớp đọc thầm – Trao đổi theo cặp ghi lại những chi tiết miêu tả người thợ rèn – HS trình bày – Cả lớp nhận xét. *Lời giải: -Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. - Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục). - Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ... -Tác giả quan sát rất kĩ hoạt động của anh thợ rén. -Như đang chứng kiến anh thợ làm việc. - HS lắng nghe để biết chọn lọc chi tiết khi miêu tả. - 3-4 HS lần lượt nêu. VD: - Trân trọng, yêu quý.... vì họ là những người làm ra của cải vật chất để nuôi sống mọi người, để xây dựng đất nước... Nghe khắc sâu kiến thức. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: BUỔI CHIỀU Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: GIỮ LẤY MÀU XANH (Tiết 2- Tuần 12 - Vở thực hành) I/ Mục tiêu: -Giúp học sinh biết lập dàn ý cho bài văn tả người( thầy giáo, cô giáo) hoặc một người bạn của em. - Dựa vào dàn ý viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. - Giáo dục HS lòng tình cảm yêu quý thầy cô giáo và bạn bè. II/ Các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả thầy (cô giáo) hoặc một bạn học của em. - Yêu cầu HS đọc dàn ý đã lập ở tiết học buổi 1 để được cấu tạo dàn ý chi tiết một bài văn miêu tả người phải có đủ 3 phần (MB, TB, KB). - Gợi ý HS tìm ý: + MB: Em giới thiệu người em muốn tả là ai? + TB: Em cần tả gi? (Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc, , tính tình, hoạt động của người đó). + TB: Tình cảm của em đối với người đó thế nào? - Cho HS làm bài vào vở. - Yêu cầu vài HS dàn ý bài văn vừa làm. - GV nhận xét, chấm chữa bài. 3/ Củng cố, dặn dò: - Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập. - Nhận xét tiết học - Đọc yêu cầu đề bài. - HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết học buổi 1 để được cấu tạo dàn ý chi tiết một bài văn miêu tả người phải có đủ 3 phần (MB, TB, KB). - HS xác định người định tả. - HS làm bài vào vở. - VD: Dàn ý chi tiết tả cô giáo + MB: Cô giáo em muons tả là cô Trang đã dạy em hồi lớp 3. + TB: a) Tả ngoại hình: - Hình dáng cao, người thon thon và hơi gầy. - Khuôn mặt trái xoan, sống mũi thấp, - Mái tóc dài và đen nhánh. - Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, những ngày đầu tuần cô thường mặc bộ áo dài trroong thật thướt tha b) Tính tình hiền lành, dịu dàng, mỗi khi lên lớp cô thường giảng dạy tận tình, chú đáo, + KB: Em rất yêu quí cô, cô là người mẹ thứ hai của em ở trường. - Vài HS đọc bài văn vừa làm. - Lớp nhận xét, sửa bài, học tập những đoạn văn hay của bạn. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: LUYỆN VIẾT: BÀI 12 (N): “Hoa giấy Thanh Tiên” (Tiết 2) I/ Mục tiêu: 1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết + Viết đúng mẫu chữ hoa: H, T, G, V, Đ, S, N, P, X, C, Ư. + Viết đều nét bài “Hoa giấy Thanh Tiên” với mẫu chữ nghiêng. + Viết đúng khoảng cách giữa các chữ. 2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết. 3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh. II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Giáo viên đọc: + Yêu câu HS đọc bài viết. + Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết. 2. Tìm hiểu đoạn viết: - Số lượng câu trong đoạn viết. - Các chữ được viết hoa. 3. Tìm hiểu cách viết: - Độ cao của các nhóm con chữ. - Độ rộng của các con chữ. - Khoảng cách giữa các chữ. 4. Cách trình bày: - Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào? 5. Luyện viết các chữ hoa: Mẫu nghiêng H, T, G, V, Đ, S, N, P, X, C, Ư. Các từ viết hoa Thanh Tiên, Gia phả, Trần, Võ Đinh Tiên, Sơn Tây, Nguyễn, Phú Xuân, Chạp, Đại Nam, Tết, Huế, 5. Viết bài: 6. Nhận xét bài viết: + Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS) + HS tìm hiểu phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời + Gồm 3 đoạn văn có 8 câu. + 11 chữ hoa: H, T, G, V, Đ, S, N, P, X, C, Ư. - Học sinh trả lời, lớp bổ sung: 1ly, 1,5 ly, 2 ly, 2,5 ly. - Độ rộng của các con chữ 1 ô ly. + Khoảng cách giữa các chữ : ô 1 ly + Mẫu chữ: Nghiêng. + HS lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách viết và trình bày bài viết. + Học sinh viết đoạn 2, 3 của bài viết vào vở. + Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 12-Vở thực hành) I. Mục tiêu: - Củng cố nhân thập phân với 0,1; 0,01 ; 0,001.., vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện nhất. Giải toán có liên quan đến số thập phân. II. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Các hoạt động: Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành. - Bài 1: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. - GV nhận xét, sửa bài. - Bài 2: Hướng dẫn HS so sánh. + Cho HS làm vào vở thực hành. + GV nhận xét, sửa bài. - Bài 3: Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hóa và tính chất kết hợp để tính. + Cho HS làm vào vở thực hành. + GV nhận xét, sửa bài. - Bài 4: Hướng dẫn đọc, phân tích đề rồi giải. + Cho HS làm vào vở thực hành. + GV nhận xét, sửa bài. - Bài 5: Hướng dẫn HS KG làm vào vở + GV nhận xét, sửa bài. 2. Củng cố - dặn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - Xem trước bài học sau. - Nhận xét tiết học. 1/ HS làm vào vở thực hành. 17,4 x 0,1 = 1,74 0,48 x 0,1 = 0,048 2,18 x 0,01 = 0,218 6,08 x 0,01 = 0,0608 207 x 0,001 = 0,207 0,01 x 0,001 = 0,00001 - HS nhận xét, sửa bài. 2/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở. a) 4,6 x X = 3,8 x 4,6 b) X x 1,25 = 1,25 x 9,2 X = 3,8 X = 9,2 c) 15,4 x 2,7 = 2,7 x X d) X x 0,01 = 0,01 x 0,4 X = 15,4 X = 0,4 - HS nhận xét, sửa bài. 3/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở. a) 7,38 x 0,5 x 20 d) 0,25 x 1,25 x 4 x 800 = 7,38 x ( 0,5 x 20) = (0,25 x 4) x (1,25 x 800) = 7,38 x 10 = 73,8 = 10 x 1000 = 10000 - HS nhận xét, sửa bài. 4/ HS đọc, phân tích đề rồi giải. Quảng đường bác An đi bộ là: 4,5 x 0,5 = 2,25 (km) Quảng đường bác An đi ô tô là: 42,5 x 1,2 = 51 (km) Quảng đường từ nhà bác An ra tỉnh là: 51 + 2,25 = 53,25 (km) Đáp số: 53,25 km - HS nhận xét, sửa bài. 5/ HS đọc đề, làm vào vở. - Lớp nhận xét, sửa bài. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: SINH HOẠT I/ Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê. II/ Hoạt động dạy - học: HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOAÏT ÑOÄNG HOÏC 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua: + Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình. + GV đánh giá chung: * Ưu điểm: - Có tiến bộ trong học tập: - Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao. * Nhược điểm: - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học. - Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm. 2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: - Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là: + + 3/Phương hướng tuần tới: - Duy trì các nề nếp đã có. - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/10. Phong trào bông hoa điểm 10. - Lớp trưởng nhận xét - HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm - Các tổ báo cáo: * Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình : + Học tập + Lao động Vệ sinh + Nề nếp, đạo đức,. + Các phong trào thi đua + ------------------- + ------------------ - Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: .... - Tổ .. nhất - Tổ .. nhì - Tổ .. ba - Cả lớp phát biểu ý kiến. Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Tổ trưởng Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: