Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 (chuẩn kiến thức)

TOÁN:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

Biết:

- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

II. Đồ dùng:

III. Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ:

 - HS lên bảng làm bài và trả lời câu hỏi:

 12,5 0,1 ; 15,7 6 0,01

 H.Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta làm thế nào?

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 13 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: 
 - HS lên bảng làm bài và trả lời câu hỏi:
	12,5 0,1 ; 15,7 6 0,01
 H.Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta làm thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Củng cố về cách tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét sửa sai.
 - GV cho HS nêu cách làm. 
Bài 2: Tính nhẩm.
Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000  , nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001 
Bài 4: 
- GV hướng dẫn để HS giải .
 (2,4 + 3,8) 1,2 = 2,4 1,2 + 3,8 1,2
 (6,5 + 6,3) 0,8 = 6,5 0,8 + 6,3 0,8
 => rút ra kết luận:
 ( a+b) c = a c + b c
 hoặc a c + b c = (a + b) c
 - GV chấm bài nhận xét.
 H.Muốn nhân một tổng với 1 số ta làm như thế nào?
3. Củng cố dặn dò: Về nhà học bài, làm bài vào vở bài tập. 
- HS nhắc lại các quy tắc.
- HS đọc y/c bài 1.
 - HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
- HS nêu y/c của bài 2.
- Gọi HS lên bảng làm. 
- Nhận xét sửa sai.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS làm bài.
- Từ bài làm HS rút ra kết luận.
- Cho HS khá làm bài b vào vở
- HS nhắc lại tính chất.
TẬP ĐỌC :
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
-Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b)
- Giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng: Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ: “Hành trình của bầy ong” và trả lờicâu hỏi
H. Những chi tiết nào cho biết hành trình vô tận của bầy ong? 
H. Hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của lồi ong? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV hướng dẫn đọc.
- GV chia đoạn ( 3 đoạn) 
- GV cùng HS tìm từ khó : 
- GV cùng HS giải nghĩa từ .
- Luyện đọc theo nhóm 
- GV đọc bài lần 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
H. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
H. Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên đất, bạn nhỏ thắc mắc như thế nào?
H. Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì? Nghe thấy những gì?
H. Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?
H. Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ?
H. Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gv HD đọc từng đoạn.
- GV sửa và HD.
- GV HD đọc một đoạn.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Nội dung : Bài văn nói lên, sự thông minh, dũng cảm và ý thức bảo vệ rừng của bạn nhỏ .
 3. Củng cố:Cho Hs đọc lại tồn bài, nêu nội dung.
Về học bài chuẩn bị bài “Trồng rừng ngập mặn”
-1 học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm, báo cáo
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- Hai ngày nay đâu có đồn khách tham quan nào.
- Hàng chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ vào buổi tối.
- Những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn, lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc, khi phát hiện thấy trộm gỗ thì gọi điện thoại báo công an.
- Những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo cho công an về hành động của bọn xấu, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
- Vì bạn ấy yêu rừng, sợ rừng bị phá; vì bạn ấy hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ.
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
- Bình tĩnh, thông minh, khi xử trí tình huống bất ngờ.
- Phán đốn nhanh, phản ứng nhanh, dũng cảm, táo bạo.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn ..
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ:
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG 
(Nhớ – Viết)
I. Mục đích yêu cầu: 
Nhớ – viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng các câu thơ lục bát.
-Làm được BT (2)a/b hoặc BT(3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II.Đồ dùng:
- Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ tiếng (hoặc vần) theo cột dọc ở bài tập 2a để HS bốc thăm, tìm từ ngữ chứa tiếng (vần đó) 
- Bảng lớp viết những dòng thơ có những chữ cần điền ở bài tập 3a, 3b
III. Hoạt động dạy và học: 
 1. Bài cũ: HS lên bảng viết các từ : kín đáo, sự sống, đáy rừng, sầm uất.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ- viết.
- GV đọc bài viết lần 1.
- HS đọc nối tiếp thuộc lòng 2 khổ thơ.
Gọi HS lên bảng viết từ khó: rong ruổi, nối liền, lặng thầm, giữ hộ.
- GV cho HS nhắc lại cách trình bày các câu thơ lục bát.
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét .
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cho HS tìm từ nhanh.
 Ví dụ:
	nhân sâm - ngoại xâm
	củ sâm - xâm lược
	sâm sẩm tối - xâm nhập
 - GV nhận xét đúng , sai.
Tương tự với các cặp từ còn lại.
Bài 3: Cho HS làm vào vở.
-GV cho HS đọc lại khổ thơ, sau đó GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Về viết lại những từ sai.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối.
- Lớp chú ý lắng nghe.
- HS đọc, dưới lớp nhẩm theo.
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ cuối.
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết vào nháp.
- HS nhắc lại.
- HS nhớ viết 2 khổ thơ cuối .
- HS đổi vở dò bài.
- HS sửa lỗi.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- HS thi đua tìm.
- Lớp nhận xét bổ sung .
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm vào vở.
- HS sửa bài.
LUYỆN. TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I/ YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với các diễn biến sự việc.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
- GDHS yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.
II/ĐỒ DÙNG:
- Viết sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Đính phần đoạn luyện đọc.
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay,lưu ý cách đọc.
2/ Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS củng cố lại các câu hỏi ở SGK.
3/ Luyện viết:
- GV đọc mẫu.
- GV đọc từng từ HS viết.
4/ Củng cố:
- GDHS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường
- Học thuộc ý nghĩa.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đọc nhẩm thuộc ý nghĩa.
- Học sinh viết các từ khó.
-Tự soát lỗi, đếm số lỗi, sửa chữ viết sai.
Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
Biết:
- thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị : Bút dạ,bảng phụ .
III.Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ :Tình bằng cách thuận tiện nhất : ( Huyền, Ánh )
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 ; 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2
= (6,7 + 3,3 ) x 9,3 = ( 7,8 + 2,2 ) x 0,35
= 10 x 9,3 = 93 = 10 x0,35 = 3,5
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV nhận xét, sửa bài.
a) 375,84 – 95,69 +36,78
= 280,15 +36,78
= 316,93
b) 7,7 + 7,3 7,4 
= 7,7 + 54,02
= 61,72
Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm bàn .
GV sửa chữa 
 (6,75 + 3,25) 4,2 
= 10 4,2
= 42
hoặc (6,75 + 3,25) 4,2
 = 6,75 4,2 + 3,25 4,2
 = 28,35 + 13,65
 = 42
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất .
0,12 400 = 48
4,7 5,5 – 4,7 4,5
= 4,7 ( 5,5 – 4,5)
= 4,7 1
= 4,7
Bài 4: 
H. Bài toán thuộc dạng nào?
Bài giải
 1 m vải mua hết số tiền :
 60 000 : 4 = 15 000 (đồng)
 6,8 m vải phải trả số tiền:
 15 000 6,8 = 102 000 (đồng)
Số tiền phải trả nhiều hơn là : 
102 000 – 60 000 = 42 000( đồng )
Đáp số: 42 000 đồng 
- GV chấm bài nhận xét.
3. Củng cố: GV củng cố lại nội dung bài HS còn lúng túng .
- GV nhận xét tiết học.
 4. Dặn dò: Về làm bài vào vở bài tập.
- HS nhắc lại các quy tắc cộng trừ nhân số thập phân.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
- HS đọc y/ c bài 2.
- HS thảo luận nhóm bàn. 
- Đại diện HS trình bày trên bảng. 
- Nhận xét bổ sung.
- Làm tương tự với phần b.
- HS đọc yêu cầu bài .
- HS làmvào vở, 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét sửa bài.
- HS đọc đề, tóm tắt.
- HS lên bảng tóm tắt.
- Cho HS làm vào vở.
- HS sửa bài.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục các em biết bảo vệ mội trường nơi em ở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, 3 tờ giấy trình bày nội dung bài tập 2 .
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: 2HS lên bảng:
H. Đặt 1 câu có quan hệ từ “mà” 
H. Đặt 1 câu có quan hệ từ “thì” 
 - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
- HS đọc bài 1, tìm hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
- GV chốt ý: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
Bài 2: 
- GV chốt bài.
a) Hành động bảo vệ môi trường: Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
b) Hành động phá hoại môi trường: Phá rừng, đánh cá bằng mìn hay bằng điện, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, buôn bán động vật hoang dã. 
Bài 3: 
- GV giải thích yêu cầu của bài tập.
- Mỗi HS chọn 1 cụm từ ở bài 2 để viết 1 đoạn văn về đề tài đó.
- GV giúp những em yếu kém.
- GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm những bài viết hay.
- GV đọc bài văn hay cho HS nghe.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài 1 .
- HS trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc theo nhóm sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS viết bài 10’.
- HS theo dõi.
BUỔI CHIỀU
BG - PK TOÁN
ÔN ... 
-Gv cho học sinh luyện viết các từ khó viết
2.Viết bài:
Gv cho học sinh viết bài
Gv chấm chữa bài cho học sinh
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xet chữ viết
- Về nhà luyện viết
Học sinh đọc bài
-Học sinh tìm từ khó viết
- Học sinh luyện viết các từ khó viết
Học sinh viết bài
LUYỆN. TOÁN
ÔN LUYỆN: 
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/YÊU CẦU:
 - HS tính thành thạo các phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
 - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia. 
 - GDHS tính cẩn thận tỉ mĩ. 
II/ĐỒ DÙNG:
 -Vở bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Củng cố kiến thức:
-
2/Thực hành vở bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
7,44 : 6 47,5 : 25 0,1904 : 8
Bài 2: Tìm x
x 5 = 9,5 42 x = 15,12
 x = 9,5 : 5 x = 15,12: 42
x = 1,9 x = 0,36
Bài 3: Học nêu yêu cầu của bài
Gv cho học sinh làm bài
Dành thêm cho HS khá giỏi
Bài 4:Tính
a) 375,84 – 95,69 +36,78
= 280,15 +36,78
= 316,93
b) 7,7 + 7,3 7,4 
= 7,7 + 54,02
= 61,72
Bài 5: Cho HS thảo luận nhóm bàn .
GV sửa chữa 
 (6,75 + 3,25) 4,2 
= 10 4,2
= 42
hoặc (6,75 + 3,25) 4,2
 = 6,75 4,2 + 3,25 4,2
 = 28,35 + 13,65
 = 42
Bài 6: Tính bằng cách thuận tiện nhất .
0,12 400 = 48
4,7 5,5 – 4,7 4,5
= 4,7 ( 5,5 – 4,5)
= 4,7 1
= 4,7
4/Củng cố:
-Nhắc lại ghi nhớ.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập SGK.
- 1 em làm 1 bài
- 2 em làm vào bảng phụ 
- Đính bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
Giải
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được là:
 342,3 : 6 = 57,05 (m)
 Đáp số: 57,05 m
Học sinh làm bài
Học sinh chữa bài
Học sinh làm bài
Học sinh chữa bài
Học sinh làm bài
Học sinh chữa bài
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng: 
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Bài cũ: 
H. Kể tên những ngày dành cho trẻ em và ngày dành riêng cho người cao tuổi? (Rưs)
H. Em đã làm việc gì để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ? (Mừn)
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghiđề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức truyện : Sau cơn mưa. 
H. Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, sự tôn trọng người già em nhỏ?
-Cần giúp đỡ người giàem nhỏ bằng những việc làm thiết thực vừa với sức mình.
H. Nêu ghi nhớ của bài?
Hoạt động 2: HS làm bài tập 3, 4 SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bài 3.
 - Ngày dành cho người cao tuổi : 1/10 hàng năm.
-Ngày dành cho trẻ em là ngày 1/6 hàng năm. Đó là ngày Quốc tế thiếu nhi.
Bài 4: - Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
 - Các tổ chức dành cho trẻ em là : Sao nhi đồng, Đội TNTPHCM.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “ Kính già, yêu trẻ ở địa phương, của dân tộc .
 - GV cho HS thảo luận theo câu hỏi sau:
H. Tìm các phong tục tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc Việt Nam? 
GV kết luận: - Người già luôn được chào hỏi, mời ngồi những chỗ sang trọng nhất.
Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà.
Trẻ em thường được mừng tuổi, tặng quà mỗi dịp lễ Tết. 
 4. Củng cố: Cho HS đọc lại ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các bạn nhận xét bổ sung.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS nhắc lại .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Thứ 6 ngày 25 tháng 11 năm 2011
TOÁN :
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000 
I.Mục tiêu:
Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và vận dụng để giải bài toán có lời văn
II. Chuẩn bị: Bút dạ, bảng phụ.
III. Hoạt động:
1. Bài cũ: Tìm x. 
 a) x 3 = 8,4 ; b) 5 x = 0,25
2.Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000 
-GV nêu phép chia ở ví dụ 1, 
	213,8 10
	 13	 21,38
	 3 8
	 80
	 0
	213,8 : 10 = 21,38
H. Nếu chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang trái 1 chữ số ta được số nào?
GV bổ sung
VD2:	89,13 : 100 = 0,8913
H. Nếu chuyển dấu phẩy của số 89,13 sang bên trái hai chữ số, ta được số nào?
H. Từ 2 ví dụ trên, ta rút ra điều gì?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
Cho HS chơi trò chơi “Thi ai tính nhanh”
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài 2: Cho HS làm bài vào vở, nêu nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
a) 12,9 : 10 = 1,29 	; 12,9 0,1 = 1,29
b) 123,4 : 100 = 1,234 	; 123,4 0,01 = 1,234
Kết luận: Khi chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000  cũng chính là ta đã nhân số đó với 0,1; 0,01; 0,001 
Bài 3: Cho HS đọc đề.
Gọi HS lên bảng tóm tắt - GV bổ sung, nhận xét.
- GV thu bài chấm.
	Số gạo đã lấy ra là:
	537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
	Số gạo còn lại trong kho là:
	537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn.
4. Củng cố: Muốn chia 1 số tập phân cho 10, 100, 1000  ta làm như thế nào?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp làm vào nháp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào nháp rồiø nhận xét.
- HS trả lời, rút ra cách làm.
- HS đọc đề bài 1.
- HS thi đua tính nhanh theo 2 nhóm.
- HS lần lượt lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa sai.
- HS so sánh kết quả nhân với 0,1; 0,01; 0,001 với chia số đó cho 10; 100; 1000.
- 2 em HS đọc đề.
- HS tìm hiểu đề.
- HS lên bảng tóm tắt. 
- HS làm bài vào vở.
TẬP LÀM VĂN :
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả ngoại hình)
I. Mục đích yêu cầu: 
-Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết yêu cầu của bài tập 1 .
- HS : Dàn ý bài văn tả 1 người thường gặp: Kết quả quan sát và ghi chép.
III. Hoạt động daỵ và học: 
1. Bài cũ:
- HS trình bày dàn ý bài văn tả 1 người mà em thường gặp: GV nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc đề bài , GV ghi đề bài lên bảng.
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo của 1 đoạn văn.
- Cho HS kiểm tra lại đoạn văn em vừa đọc đã có câu mở đoạn chưa?
H. Câu mở đoạn đã giới thiệu được người em định tả chưa?
H. Thân bài đã xác định được những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó chưa?
H. Đôi mắt của người đó như thế nào?
H. Mái tóc của người đó ra sao?
H. Ngoại hình của người đó như thế nào?
 Gợi ý:	+ Màu sắc, độ dày, độ dài của mái tóc.
	+ Màu sắc, đường nét, cái nhìn  của đôi mắt.
	+ Dáng người: thon thả, uyển chuyển 
	+ Giọng nói: ồm ồm, trầm trầm, thanh thanh
H. Câu kết đoạn đã nêu được tình cảm của em đối với người định tả chưa?
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn văn các em viết.
- GV nhận xét, đánh giá những bài văn có ý hay, ý mới (chấm điểm).
GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay.
3. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Về nhà tập viết lại đoạn văn, chuẩn bị luyện tập làm biên bản.
- 2 HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc gợi ý.
- 2 HS giỏi đọc dàn ý được chuyển thành đoạn văn.
- HS đọc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- HS ø trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS đọc đoạn văn viết của mình
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS nghe 
KỂ CHUYỆN:
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu: 
-Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh
- Giáo dục các em tính chân thực, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng: Viết 2 đề lên bảng lớp
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ: 1 HS lên kể lại chuyện đã nghe hay đã đọc được về bảo vệ môi trường.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOAT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS xác định đề và gạch dưới những từ quan trọng.
- Câu chuyện kể về 1 việc làm tốt hoặc 1 hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những người xung quanh.
- GV cho các em nêu tên câu chuyện các em định kể.
GV gợi ý: VD: Chuyện các em đã tham gia làm sạch đẹp ngõ, xóm  hoặc chuyện dũng cảm của chú kiểm lâm ngăn chặn bọn trộm gỗ
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
- 1HS kể, các HS khác trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm và bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:Về tập kể cho ba mẹ nghe.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu đề.
- HS đọc gợi ý 1+2 SGK.
HS nêu
- HS viết nhanh dàn ý chung 5’.
- HS chuẩn bị kể chuyện.
- HS kể theo nhóm 5’.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- Đại diển các nhóm lên thi kể chuyện .
- Cả lớp nhận xét.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt yếu trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần . 
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần, đầu tóc gọn gàng hơn 
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. Song bên cạnh vẫn còn hiện tượng chưa tập trung trong giờ học, còn nói chuyện trong giờ học : 
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: 
Tuyên dương tích cực phát biểu xây dựng bài . Một số bạn yếu cần cố gắng hơn : 
 d/ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ , chăm sóc công trình măng non khá tốt. 
2. Phương hướng tuần14: 
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
 -Tham gia tốt các khoản tiền nhà trường quy định.
- Chuẩn bị bài vở đầy đủ khi đi học, thực hiện tốt an tồn giao thông và vệ sinh sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 13 LOP 5.doc