Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (chi tiết)

TẬP ĐỌC

 Tiết 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I.Mục tiêu:

 - Đọc đúng các từ ngữ, câu khó trong bài, biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài : văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám, chứng tích

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 2 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tập Đọc
 Tiết 3: Nghìn năm văn hiến
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng các từ ngữ, câu khó trong bài, biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài : văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám, chứng tích
 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ :
 - GV gọi 2 – 3 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và kết hợp trả lời câu hỏi.
 - HS và GV nhận xét ghi điểm.
HĐ2. Luyện đọc
 - GV đọc mẫu bài văn. 
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài( 2-3 lượt). GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu một số từ ngữ khó trong bài: văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám, chứng tích.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - GV gọi một HS đọc toàn bài.
 * Giới thiệu bài.
HĐ3. Tìm hiểu bài.
 - HS đọc thầm từng đoạn trong SGK và kết hợp trả lời từng câu hỏi trong SGK (GV bổ sung câu trả lời của HS và kết hợp giảng bài).
 * Câu 1: Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
 * Câu 2: - Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất : triều Lê – 104 khoa thi.
 - Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất : triều Lê – 1780 tiến sĩ.
 * Câu 3 : HS nối tiếp nhau trả lời.
 - HS nêu nội dung chính của bài – GV bổ sung và ghi bảng.
 - HS (2-3 em) đọc đại ý bài. 
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 1. 
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp – GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét tuyên dương.
HĐ5. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS về nhà học bài
Toán
Tiết 6: Luyện tập 	
I- Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- viết các phân số thâp phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
 Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Cho 2 HS lên bảng làm BT2 và kiểm tra vở BT của HS.
- GV nhận xét và cho điểm.
* Giới thiệu bài.
HĐ2. Thực hành
Bài 1: HS đọc bài, trao đổi cả lớp thống nhất kết quả đúng.
 ; ; ; ; ; ; 
Bài 2: GV cho HS tự làm sau đó giải thích cách làm.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Kết quả đúng là:
 = = ; = = ; = = 
Bài 3 : HS đọc trao đổi cặp. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét thống nhất kết quả đúng.
 = = ; = = ; = = 
Bài 4: HS làm bài vào vở. GV chấm chữa bài.
 Bài giải
Số học sinh giỏi toán của lớp đó là :
 30 x = 9 (học sinh)
Số học sinh giỏi Tiếng Việt của lớp đó là :
 30 x = 6 (học sinh)
 Đáp số : 9 học sinh giỏi Toán ; 6 học sinh giỏi Tiếng Việt.
HĐ3. Củng cố dặn dò:
 - Hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS làm lại BT 2; trang 9 vào vở. 
Đạo đức
Tiết2: Em là Học sinh lớp 5 (T2)
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS
- Củng cố kiến thức cơ bản của bài thấy được yêu cầu, trách nhiệm của HS lớp 5.
- Trình bày được kế hoạch của mình đã lập để phấn đấu trong năm học từ đó thấy được trách nhiệm của mình trước kế hoạch đó.
- Học và làm theo một số tấm gương về ý thức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Tài liệu và phương tiện
- Lập kế hoạch phấn đấu thực hiện trong năm học.
- Sưu tầm một số mẩu chuyện về tấm gương HS lớp 5.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1:Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: Là HS lớp 5 em phải làm gì?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
HĐ2: Tiết trước, cô yêu cầu các em tự lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. Bây giờ, các em sẽ trình bày trong nhóm cho các bạn cùng nghe.
 - HS thảo luận nhóm 4: Từng HS trình bày kế hoạch của mình.
+) Các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến.
+) Chọn ra một bản kế hoạch hay nhất để trình bày trước lớp.
 - HS trao đổi, nhận xét
GVKL:
 Để xứng đáng là HS lớp 5, các em cần lập cho mình một kế hoạch cụ thể và quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch đó. 
HĐ3: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5
- HS: Một số HS kể về tấm gương HS gương mẫu đã chuẩn bị.
- GV: Các em học tập được gì từ tấm gương đó?
- HS: Nêu suy nghĩ của mình.
GVKL: 
 Qua những tấm gương mà các bạn vừa kể, các em đã học tập được nhiều điều bổ ích. Cô mong rằng các em sẽ làm thêm được nhiều việc tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
HĐ4: Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề: Trường em.
- Đại diện các tổ trình bày, nhận xét trao đổi về nội dung.
GVKL: 
 Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, rất yêu quý và tự hào về trường mình , lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt.
HĐ5: Hoạt động nối tiếp:
 - Hệ thống nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS học tập chuẩn bị cho giờ học sau.
Chiều
lịch sử
Tiết 2:	Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
I. Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
 - Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
 - Suy nghĩ và đánh giá của nhân dân ta về những đề nghị canh tân và lòng yêu nước của ông. 
 - Giáo dục HS lòng yêu nước.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy - học
 Hình trong SGK. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
+) Khi nhận được lệnh vua, Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
 * Giới thiệu bài: 
HĐ2 : Tìm hiểu về Nguyễn Tưrờng Tộ
 - GV cho HS thảo luận để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.
 - Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét và tóm tắt một số nét chính.
 * Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, được nhân dân trong vùng gọi là “Trạng Tộ”. 
HĐ3: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
 - HS hoạt động nhóm cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
 +) Tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta ? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào ?
 +) Trước tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu ?
 - HS báo cáo kết quả trước lớp.
 - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * Thực dân Pháp dễ dàng xâm lược nước ta vì : triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp; kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu; đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường...
 * Trước tình hình đó nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
HĐ4: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
 - GV nêu câu hỏi, HS tự làm việc với SGK và trả lời câu hỏi.
 - HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp. HS cùng GV thống nhất ý kiến.
GVKL : Với mong muốn canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến nhà vua và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị cải cách đất nước. Tuy nhiên, những nội dung hết sức tiến bộ đó của ông không được vua Tự Đức và triều đình chấp nhận vì triều đình quá bảo thủ, lạc hậu. Nhưng ông vẫn được nhân dân kính trọng, coi ông là người có hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước và mong muốn dân giàu nước mạnh.
HĐ5: Củng cố, dặn dò
 - Hệ thống nội dung bài học. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau. 
Tiếng việt (luyện tập)
Luyện tập : Từ đồng nghĩa
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS
 - Củng cố khái niệm về từ đồng nghĩa. 
 - HS biết vận dụng những kiến thức đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố kiến thức
 - HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
 - GV nhận xét và củng cố lại kiến thức.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: - Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau : ăn, xơi, biếu, tặng, chết, mất.
 - HS làm bài cá nhân. HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. 
 - HS cùng GV nhận xét .
 VD:
 * Cháu mời ông xơi nước ạ.
 Hôm nay, em ăn được hai bát cơm.
 * Bố mẹ cháu biếu ông bà cân cam.
 Nhân dịp sinh nhật Lan, em tặng bạn con gấu bông. 
 * Ông của Minh mới mất sáng nay.
 Con hổ bị trúng tên chết ngay tại chỗ.
Bài 2: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.
- HS trao đổi làm bài.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày bài trên bảng. 
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Đáp án: 
 - Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
 - Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ.
 - Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông.
Bài 3: Xếp các từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa. 
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm chữa bài.
Các nhóm từ đồng nghĩa
nhộn nhịp, đông đúc, đông vui, tấp lập
mong ước, ước ao, ước muốn, mơ ước
 lênh khênh, chót vót, ngất ngưởng
HĐ3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giời học và hướng dẫn về nhà học bài.
Thể dục
 Tiết 3: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “Chạy tiếp sức”
I- Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. 
- Yêu cầu thuần thục động tác và cách chào, báo cáo, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái, quay sau.
- Trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT.
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III- Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời gian (phút)
Phương pháp
1- Phần mở đầu
2- Phần cơ bản
a) Ôn đội hình đội ngũ
d) Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3- Phần kết thúc
6- 8
8-10
14- 15
5-6
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
- HS khởi động.
- Kiểm tra bài cũ.
* Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái,...
- Gọi vài HS làm mẫu, sau đó chỉ dẫn cán sự lớp.
- Chia nhóm luyện tập. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện.
- GV bao quát và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đua với nhau.
- GV nhận xét tuyên dương HS thực hiện tốt.
* Nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, GV hướng dẫn thêm.
- Tổ chức cho HS chơi thử. Nhận xét.
- HS chơi thật, GV bao quát HS chơi.
-  ... ê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở, nơi chôn rau cắt rốn.
	- HS trao đổi nhóm đôi, đại diện phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
 Đáp án:
 +) Nhóm a có từ tổ tiên.
 +) Nhóm b có từ quê mùa.
Bài 3: Đặt câu với thành ngữ sau: Quê hương bản quán.
	- Yêu cầu học tự dặt câu vào vở, sau đó nối tiếp đọc câu của mình.
 - GV nhận xét sửa chữa câu cho học sinh.
hđ3: Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.
giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 2: Chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 - Nhận thấy ý nghĩa của ngày khai trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. HS ham thích đến trường.
	- Luyện tập chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
II.Chuẩn bị hoạt động
 - Cột cờ, biển lớp.
 - Giấy màu.
III. Tiến hành hoạt động
HĐ1: Ôn lại bài hát Quốc ca và Đội ca
 a) GVCN định hướng cho tập thể lớp về:
 - Mục đích, yêu cầu tổ chức lớp theo một cơ cấu chặt chẽ nhằm thu hút được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động tập thể.
 - Cho học sinh luyện tập 2 bài hát Quốc ca và Đội ca.
 - Cán sự văn nghệ điều khiển lớp hát.
 b) Tập một số nghi thức
 - HS thực hành tập một số nghi lễ trong buổi khai giảng năm học mới.
 - GV sửa chữa những sai sót mà HS thường mắc.
HĐ2: Chuẩn bị cho lễ khai giảng
 - GV cho HS quấn lại cán cờ, lau chùi biển lớp.
 - Ôn lại một số trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, kéo co...
HĐ3: Kết thúc hoạt động
 - GV nhận xét về tinh thần, thái độ của HS trong việc tham gia các hoạt động.
 - Động viên HS cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ năm ngày 2 tháng 9 năm 2010
Sáng Toán
Tiết 9: hỗn số
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết về hỗn số. Biết đọc, viết hỗn số.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ trong SGK. Bộ ĐD dạy và học Toán 5.
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra vở bài tập của HS.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Giới thiệu bước đầu về hỗn số
- GV gắn hai hình tròn và hình tròn lên bảng và giúp HS nêu được:
+) Có 2 và hình tròn hay 2 + , viết gọn là 2 hình tròn.
- GV giới thiệu: 2gọi là hỗn số và đọc là hai và ba phần tư (cho vài HS nhắc lại)
- GV chỉ vào hỗn số và gới thiệu: hỗn số 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là, phần phân số của của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
- GV hướng dẫn HS viết: viết phần nguyên rồi viết phân số.
- HS nhắc lại cách đọc và cách viết hỗn số.
HĐ3. Thực hành
Bài1: HS nhìn vào hình vẽ viết và đọc các hỗn số.
Kết quả là: a) 2 ( hai, một phần tư)
 b) 2 (hai, bốn phần năm)
 c) 3 (ba, hai phần ba) 
Bài2: GV cho HS làm bài và chữa bài. Kết quả là:
 a) ; ; ; ; ; 1 ; 1 ; 1 ; 1 ; 
 b) ; 	;	 	; 1 ; 1 ; ; 2 ; 2 ; 
HĐ4. Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học và hướng dẫn về học bài.
Chính tả (nghe viết)
 Tiết 2: Lương Ngọc Quyến
I.Mục tiêu:
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến
 - Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
 - Rèn kĩ năng viết và tư thế ngồi học cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập TV. Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ : 
 - GV gọi HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh, ng/ngh, c/k.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
 * Trao đổi nội dung bài viết
 - Gọi một HS đọc to bài văn, cả lớp đọc thầm.
 - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài văn - HS trả lời.
 * Hướng dẫn viết từ khó
 - HS đọc thầm bài và tìm các từ khó dễ viết sai.
 - GV đọc cho HS viết nháp : mưu, khoét, xích sắt, giải thoát,
 - HS đổi bài nhận xét.
 * Viết chính tả
 - GV nhắc HS cách viết tên riêng, ngày tháng năm, ngồi viết đúng tư thế.
 - GV đọc bài cho HS viết theo tốc độ quy định.
 - GV đọc lại bài một lượt cho HS soát lỗi và sửa lỗi.
 * Thu chấm, nhận xét bài của HS
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 :Làm cá nhân
 - HS làm bài vào vở BTTV,
 - HS chữa bài – Cả nhận xét bổ sung. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
Tiếng
Vần
trạng
nguyên
Nguyễn
Hiền
ang
uyên
uyên
iên
Khoa
Thi
làng
Mộ
oa
i
ang
ô
Trạch
huyện
Bình
Giang
ach
uyên
inh
ang
Bài 2: Làm cá nhân vào vở – 1 HS làm trên bảng lớp.
 - HS nhận xét chữa bài – GV chốt lại kết quả đúng.
 - GV cho HS nêu nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần.
 - GV chốt lại ý kiến.
HĐ4. Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn về nhà học bài.
 luyện từ và câu
 Tiết 4: luyện tập về Từ đồng nghĩa
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn cho trước.
 - Hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm nghĩa thích hợp.
 - Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập TV.
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
HĐ 1 . Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng đặt câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- HS và GV cùng nhận xét bài làm.
* Giới thiệu bài.
HĐ 2 . Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1 : Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
 - HS đọc yêu cầu và tự làm bài. Gọi HS chữa bài.
 - GV chốt lại lời giải đúng :
 mẹ, má, u, bu, bầm, bủ, mạ là các từ đồng nghĩa
Bài2 : Làm việc theo nhóm đôi
 - HS làm bài. Đại diện nhóm trình bày bài trên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
 thống nhất kết quả đúng.
 Các nhóm từ đồng nghĩa
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt
Bài 3 : GV nêu yêu cầu của bài tập; nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
 - HS viết bài vào vở. Từng HS đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS.
 VD :
 Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tít tắp, ngút tầm mắt. Những làn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiều vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh.
HĐ5. Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài học .
 - Hướng dẫn HS về nhà học bài.
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
Chiều	 Tự học
Rèn chữ viết
I- Mục tiêu:
- HS luyện viết đoạn ”Ngày xửa ngày xưa... cùng nhau lâu dài được” trong bài Con Rồng cháu tiên trong tuần vừa qua.
- Viết đúng mẫu chữ mới, trình bày khoa học, đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: bảng chữ mẫu.
- HS: vở luyện chữ viết.
III- các hoạt động dạy- học
HĐ1: ổn định lớp.
- Kiểm tra ĐDHT của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
- GV gọi 2HS đọc lại đoạn: “Ngày xửa ngày xưa,  cùng nhau lâu dài được”.
- HS đọc lướt phát hiện những từ viết dễ lẫn, cách trình bày bài.
- HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung. GV kết kuận: tuyệt trần, trăm trứng, nòi rồng, non cao, Lạc Việt, Âu Cơ, Lạc Long Quân,...
- GV cho HS quan sát bảng mẫu chữ (mẫu chữ thường và mẫu chữ hoa).
- GV nhắc nhở HS một số điều chú ý khi viết bài: tư thế ngồi viết, cách viết, trình bày bài.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học tập: Về luyện viết thêm ở nhà.
Thể dục
 Tiết 4: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “kết bạn”
I- Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. Yêu cầu thuần thục động tác và cách chào, báo cáo, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái, quay sau. Tập hợp hàng nhanh, quay đúng hướng, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu chơi đúng luật, phản xạ nhanh, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT.
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III- Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời gian (phút)
Phương pháp
1- Phần mở đầu
2- Phần cơ bản
a) Ôn đội hình đội ngũ
b) Trò chơi: Kết bạn.
3- Phần kết thúc
6- 8
8-10
14- 15
5 - 6
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
- HS khởi động.
- Kiểm tra bài cũ.
* Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái,...
- Gọi vài HS làm mẫu, sau đó chỉ dẫn cán sự lớp, chia nhóm luyện tập, cả lớp cùng thực hiện.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện. GV bao quát chung cả lớp và sửa chữa sai sót mà HS thực hiện chưa đúng.
- Đại diện các nhóm thi đua với nhau. Các nhóm quan sát, nhận xét. GV nhận xét và tuyên dương HS và nhóm thực hiện tốt.
* GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, GV hướng dẫn thêm.
- Tổ chức cho HS chơi thử, nhận xét. 
- HS chơi thật. GV nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ tham gia chơi của HS. 
* HS vừa đi vừa hát theo nhịp vỗ tay.
- Hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập, chuẩn bị giờ học sau
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm Tuần 2
I. Mục tiêu: 
Giúp HS
- Thấy được ưu nhược điểm của bản thân và bạn trong tuần học vừa qua.
- Nắm được phương hướng và nhiệm vụ tuần 3.
- Từ đó giúp HS có ý thức rèn luyện để thực hiện tốt mọi nội quy của trường và lớp đề ra.
- Rèn tư thế, tác phong tham gia sinh hoạt cho HS.
II. Chuẩn bị: 
 Nội dung hoạt động trong tuần qua.
III.Tiến hành sinh hoạt
1. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL
2. Các tổ truởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp trưởng và các tổ trưởng.
4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS:
* Học tập: Phần lớn em đều có ý thức học tập ở lớp cũng như ở nhà, bên cạnh đó còn một số em ý thức học tập chưa cao như đến lớp chưa có sự chuẩn bị bài, trong lớp chưa chú ý nghe giảng.
* Thể dục: Tác phong nhanh nhen, nhưng tập còn chưa đều. 
* Truy bài: Chưa có chất lượng còn nói chuyện và mất trật tự .
* Vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ đúng giờ.
* Đạo đức: Các em đều ngoan, lễ phép với người lớn, thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
5. Phương hướng hoạt động trong tuần 3.
- Tham gia tốt mọi hoạt động, nội quy mà trường và lớp đề ra.
- Chăm sóc tốt các bồn hoa được phân công.
- Khắc phục mọi nhược điểm tồn tại trong tuần 2.
 ---------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 2.doc