TẬP ĐỌC(39) THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó. Phân biệt lời các nhân vật .
- Hiểu nghĩa các từ trong truyện : thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước .
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy và học:
TUẦN 20 Ngày soạn:20/1/2008 Ngày dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008 TẬP ĐỌC(39) THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. Mục đích yêu cầu: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó. Phân biệt lời các nhân vật . Hiểu nghĩa các từ trong truyện : thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, - Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước . II. Chuẩn bị: + GV: - Tranh minh hoạ trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh. III. Các hoạt động dạy và học: 1-Ổn định: Nề nếp 2. Bài cũ: “Người công dân số Một ”(tt) Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi H. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ? H. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ? H. Nêu ý nghĩa đoạn kịch ? Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài “Thái sư Trần Thủ Độ” HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Hoạt động 1: Luyện đọc ( 13’) MT: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó. Phân biệt lời các nhân vật . Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia đoạn để cho học sinh luyện đọc . Đoạn 1: “Từ đầu tha cho” Đoạn 2: “ Một lần khác thưởng cho”. Đoạn 3 : Còn lại - Cho HS luyện đọctiếp sức , GV kết hợp theo dõi sửa sai, giải nghĩa thêm một số từ : kiệu, quân hiệu, khinh nhường, Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải . - Cho HS luyện đọc trong nhóm, đọc thể hiện. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.( 12’) MT: Hiểu nghĩa các từ trong truyện : thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: H: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?( - Ôâng đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác H: Cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì ? ( - Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước ) -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: - Khinh nhờn : coi thường . H: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao ?( không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa) -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi: + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? (- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng) - Chuyên quyền : Nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc. + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?( - Oâng cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước Nội dung chính : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.( 8’) MT: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó. Phân biệt lời các nhân vật . Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm bài văn đoạn 1 đọc chậm rãi câu : Ngươi có phu nhân ..để phân biệt ) giọng nghiêm, lạnh lùng; đoạn 2 lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm ,.., giọng đọc thể hiện sự trân trọng, đề cao - Yêu cầu HS đọc. GV nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố.- dặn dò: - Nhận xét tiết học Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng 1 học sinh khá giỏi đọc.Cả lớp đọc thầm. - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn. -Học sinh đọc từ ngữ chú giải . - HS luyện đọc theo nhóm đôi, đọc thể hiện, nhận xét bạn đọc . - HS đọc đoạn 1 - HS đọc lại đoạn văn - HS luyện đọc từ khó và thi đọc diễn cảm HS trảlời theo yêu cầu. - HS đọc đoạn 2 - HS trả lời câu hỏi . - HS đọc đoạn 3 - HS đọc lại đoạn văn theo sự phân vai - Học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. -HS thể hiện đọc bài. - Thi đọc diễn cảm . ĐẠO ĐỨC(20) EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu : - Qua bài học mọi người cần phải biết yêu quê hương, luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương,trân trọng con người và truyền thống của quê hương. Gắn bó với quê hương, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương. - Giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương,cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương phê phán nhắc nhở những biểu hiện với những việc làm tổn hại tới quê hương. II. Chuẩn bị : - GV+ HS : Sưu tầm tranh ảnhđẹp về quê hương, đất nước . Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê huơng . III. Hoạt động dạy và học:1.Ổn định : Chuyển tiết. 2,Kiểm tra: Em yêu quê hương HS1:Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì đối với quê hương?. HS2:Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào? 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Bày tỏ thái độ.( 10’) - Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu bài 2 - GV lần lượt nêu yêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK. - Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay nếu đồng ý( giải thích trường hợp không đồng ý, GV:Những ý kiến biểu hiện tình yêu quê hương là ý kiến (a), (d),không tán thành với các ý kiến (b),(c). Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( 10’) - Yêu cầu các nhóm xử lí các tình huống trong bài tập 3. - GV theo dõi, nhận xét chốt ý đúng, tuyên dương nhóm đưa ra ý kiến đúng, thuyết phục. Hoạt động : Trình bày kết quả sưu tầm.( 10’) -GV yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị theo bài thực hành ở tiết trước -GV căn cứ vào kết quả của HS làm được chia làm 4 nhóm , phát giấy cho HS ghi vào giấy. - Tổ chức cho các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm của mình. H:Em có nhận xét, suy nghĩ gì về quê hương mình? H:Để quê hương ngày càng phát triển, em phải làm gì? GV:nhắc nhở thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. 4. Củng cố - dặn dò: ( 5’) Hãy hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ về quê hương? - Nhận xét tiết học. Về nhà học bài vận dụng điều đã học , chuẩn bị bài sau. - HS đọc đề nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm bàn. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận theo nhóm bàn, đưa ra ý kiến của nhóm, cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm. - HS trình bày sản phẩm. - Các nhóm thực hiện trên giấy,nhóm nhạc sĩ vẽ, ca sĩ các bài hát sưu tầm bài thơ, các sản phẩm địa phương. - HS suy nghĩ trả lời . - HS trả lời - HS lắng nghe. KHOA HỌCL39) SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I. Mục tiêu:Sau bài học HS biết: - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. - Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học. -Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. II. Chuẩn bị: Một ít đường kính trắng,phiếu học tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định: 1’ 2. Bài cũ: dung dịch.(4’) H:Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì ? H:Kể tên một số ví dụ về các chất có sự biến đổi hóa học ? Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3:Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”. (15’) MT: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học . -GV cho HS chơi trò chơi có liên quan đến biến đổi hoá học theo nhóm 6.Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình các trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK. -Yêu cầu các nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn. H. Điều kiện nào giúp chúng ta đọc được thư ? GV kết luận:Sự biến đổi hoá học có thể sảy ra dưới tác dụng của nhiệt. Hoạt động 4:Thực hành xử lí thông tin SGK (15’’) Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6,nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin,quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81 SGK . -Gọi từng nhóm báo cáo kết qủa trước lớp.(mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi của bài tập.) Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể sảy ra dưới tác dụng ánh sáng.. GV nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét và tuyên dương. Nhận xét tiết học . Xem lại bài + học ghi nhớ.Chuẩn bị: “ Năng lượng” - Các nhóm làm việc theo yêu cầu. - Các nhóm trao đổi các bức thư. - Học sinh quan sát và thảo luận theo yêu cầu. - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Lớp nhận xét, bổ sung thêm. TOÁN(96) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn. - HS tính được chu vi hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) cho trước, tính bán kính hoặc đường kính có chu vi cho trước. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập bài 4. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn. 3. Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Làm cá nhân bài tập 1.(7’) -Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài. -GV nhận xét bài ở bảng con và chốt lại cách làm đúng. * Tính chu vi hình tròn C có bán kính r: a) r = 9m => C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m) b) r = 4,4 dm => C = 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm) c) r = 2 cm = cm => C = x 2 x 3,14 = 15,7 (cm) -Yêu cầu HS n ... thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, học sinh nhận xét, bổ sung. - Các nhóm cùng hoạt động để hoàn thành yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm lên chỉ bản đồ,trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc ghi nhớ. - Một vài HS nhắc lại. ÂM NHẠC(20) CÓ GV CHUYÊN DẠY TẬP LÀM VĂN(40) LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết lập chương trình cho một trong các hoạt động của liên đội hoặc một hoạt động trường dự kiến tổ chức. - Chương trình đã lập phải nêu rõ: Mục đích hoạt hoạt động, liệt kê các việc cần làm(việc gì làm trước, việc gì làm sau) giúp người đọc, người thực hiện hình dung được nội dung và tiến trình hoạt động. - Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo. II. CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ viết sẵn 3 phần chính của bản chương trình hoạt động. Bảng nhóm để học sinh lập chương trình. - HS: Xem bài và chuẩn bị bài 2 , mang bút dạ III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Kiểm tra tả người ( 3-5 phút ) - GV nhận xét và trả bài Yêu cầu HS đọc lại bài , đọc lời phê rút kinh nghiệm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2phút ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Hướng dẫn lập chương trình hoạt động ( 8-10’ ) -Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 : - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn , nội dung : 1. Đọc thầm lại mẩu chuyện 2. Trao đổi với nhau 3 câu hỏi SGK - Tổ chức cho các nhóm rút thăm trình bày , Gv chốt : + Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ? + Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng phân công như thế nào ? + Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan - GV chốt : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một chương trình hoạt động rất cụ thể , khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người . - Yêu cầu HS đọc chương trình hoạt động liên hoan HĐ2 :Thực hành lập chương trình hoạt động ( 18-20’) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng nhóm lập chương trình hoạt động : GV chia lớp thành 5, 6 nhóm -Yêu cầu mỗi nhóm cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần ( hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần ) - Yêu cầu các nhóm trình bày. Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động. + Gợi ý HS nhận xét : Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa? Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động chưa ? -GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo 3 phần và ích lợi của CTHĐ Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở. Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”. -HS đọc nối tiếp mẩu chuyện , lớp theo dõi SGK - Thảo luận nhóm bàn với các yêu cầu Gv đưa ra. - Đại diện rút thăm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung . 1-2 em đọc lại -2 HS đọc tiếp nối yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi SGK - Thực hiện nhóm các yêu cầu GV nêu. - Đại diện nhóm trình bày chương trình của từng nhóm, lớp nhận xét theo gợi ý của GV . - Theo dõi , lắng nghe - HS nhắc lại ích lợi và cấu tạo 3 phần của việc lập CTHĐ - Về nhà thực hiện viết TOÁN(100) GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I.Mục tiêu: - Bước đầu HS nhận biết được hình dạng của biểu đồ hình quạt. - HS đọc được các số liệu trên biểu đồ hình quạt và nhận biết được số liệu càng lớn thì tương ứng với phần biểu đồ hình quạt càng lớn. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: Vẽ sẵn các biểu đồ hình quạt vào bảng phụ. III. Hoạt động dạy và học: Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. Bài cũ : Tìm chu vi, diện tích hình tròn có bán kính r =3cm 3. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt. ( 12’) Ví dụ 1. -GV gắn biểu đồ ở ví dụ 1 SGK (bằng bìa) lên bảng. -Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và nhận xét các đặc điểm sau: +Biểu đồ có dạng hình gì? chia mấy phần? (dạng hình tròn, chia thành nhiều phần) +Trên mỗi phần biểu đồ ghi gì? (ghi các tỉ số phần trăm tương ứng) - GV hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ: +Biểu đồ nói về gì? (tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện) +Sách trong thư viện có mấy loại? +Hãy đọc tỉ số phần trăm của từng loại sách. Ví dụ 2. -GV gắn biểu đồ ở ví dụ 2 SGK (bằng bìa) lên bảng. -Yêu cầu HS quan sát vàcho biết biểu đồ nói về gì. -Gọi HS đọc trên biểu đồ về tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao. -GV nêu: Cả lớp có 32 HS. Hãy tính số HS tham gia từng môn thể thao. HĐ2. Thực hành luyện tập ( 18’) Bài 1: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng. -GV nhận xét và chốt lại: HS thích màu xanh: 48 HS ; HS thích màu đỏ:30 HS HS thích màu trắng: 24 HS ; HS thích màu tím: 18 HS Bài 2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng theo hình thức truyền điện. 17,5%: HS giỏi; 60%: HS khá ; 22,5%: HS trung bình. 4. Củng cố – Dặn dò: (3-4’) -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. -HS quan sát biểu đồ để trả lời các yêu cầu GV nêu. -HS theo nhóm 2 em quan sát biểu đồ và trả lời yêu cầu của GV. -HS đọc thầm bài, quan sát biểu đồ tính được số HS thích các loại màu sắc. Hs khác nhận xét. -HS đọc thầm bài, quan sát biểu đồ sau đó đọc nối tiếp các số liệu trong biểu đồ theo hình thức truyền điện. HOẠT ĐỘNG LỚP TUẦN 20 I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. - Có ý thức tổ chức kỉ luật. II-Đánh giá nhận xét tuần 20 1. Giáo viên nhận xét chung. * Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ . Đa số các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Song bên cạnh vẫ còn một số bạn vệ sinh còn hạn chế cần phải khắc phục ngay : Học tập : Các em đã có ý thức chuẩn bị đầy đủ sách, vở cho học kì II, đã có ý thức trong học tập . Bên cạnh đó còn một học sinh yếu cần phải cố gắng nhiều hơn: * Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ. Chăm sóc công trình măng non còn hạn chế. 2-Kế hoạch tuần 21: - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường. KĨ THUẬT CHỌN GÀ ĐỂ NUÔI I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được mục đích của việc chọn gà để nuôi. - Bước đầu biết cách chọn gà để nuôi. - Thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi. II. Đồ dùng dạy học:- Giáo viên: Tranh minh họa SGK. - Học sinh : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định: (1 phút) 2. Bài cũ: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. (4- 5 phút) H. Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ? ( Hừng ) H: Em hãy nêu đặc điểm gà ri và gà Tam hoàng? ( Huyền ) H: Khi nuôi gà cần chú ý gì? ( Rút ) -Nhận xét, đánh giá . 3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề. (1- 2 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tìm hiểu mục đích của việc chọn gà để nuôi: (8-10’) - Gọi HS đọc mục 1 SGK. H: Tại sao phải chọn gà để nuôi? - Tổng hợp ý kiến và chốt. Kết luận: Chọn gà để có được những con khỏe mạnh, mau lớn, sinh sản tốt và phù hợp với mục đích chăn nuôi của gia đình. Nhờ đóm nâng cao được năng suất chăn nuôi. HĐ2: Tìm hiểu cách chọn gà để nuôi: (13-15 phút) - Yêu cầu HS quan sát hình 1 kết hợp với đọc nội dung mục 2 SGK. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 em, nội dung: 1- Nêu cách chọn gà con mới nở? 2- Nêu cách chọn gà để nuôi lấy trứng? 3- Nêu cách chọn gà để nuôi lấy thịt? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét và chốt. 1- Chọn gà con mới nở: Chọn những con mắt sáng, lông khô và bông xốp, chân vững vàng và đi lại nhanh nhẹn, hay ăn. 2- Chọn gà nuôi để lấy trứng: Chọn khi gà được 2- 3 tháng tuổi. Chọn những con mái chân nhỏ, mỏ quắp, mắt sáng, lông mượt, hông nở, mông xệ, đó là những con có khả năng đẻ trứng tốt. 3- Chọn gà nuôi để lấy thịt: Chọn những con đầu to, chân to, mỏ to và chắc, mắt sáng, hay ăn. Kết luận: Gà được chọn để nuôi phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hay ăn, chóng lớn. Chọn gà bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài và hoạt động của chúng. 4. Củng cố – dặn dò: (4- 5 phút) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. - Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi SGK. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Thức ăn nuôi gà. 5- 6 em kể trước lớp. 2- 3 em đọc. Lắng nghe. 1 em thực hiện đọc. Tiến hành thảo luận nhóm 6 em, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày; mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung. Lắng nghe. 2- 3 em đọc. Tham gia trả lời nhanh. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: