Tiết 8 : ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 )
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tin.
2. Kĩ năng: - Nêu được những việc cần làm phải phù hợp với khả năng để thể hiện lịng biết ơn tổ tiên.
- Biết lm những việc cụ thể để tỏ long biết ơn tổ tiên.
3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện. về biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động:
Kế Hoạch Giảng Dạy Tuần 8 (Từ ngày 08 /10 đến 12/10 năm 2012) T/ngày Tiết ppct Môn học Tên bài dạy TBDH HAI 08/10 8 8 15 36 8 CC Đ .đức Tập đọc Toán L .sử Chào cờ đầu tuần Nhớ ơn tổ tiên ( Tiết 2 ) Kì diệu rừng xanh Số thập phân bằng nhau Xô Viết Nghệ Tĩnh Tranh,ảnh Tranh ,bảng phụ Bảng phụ Tranh ảnh,bảng phụ BA 09/10 37 15 15 8 15 Toán T.D LTVC C. tả K .học So sánh hai số thập phân Đội hình đội ngũ Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên Nghe –viết: Kì diệu rừng xanh Phòng bệnh viêm gan A Bảng phụ Cịi sân tập Bảng phụ,bảng nhĩm Bảng phụ,bảng nhĩm Tranh ,bảng phụ TƯ 10/10 39 8 8 16 15 Toán Mĩ thuật Kchuyện Tập đọc T.L. Văn Luyện tập Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ cĩ dạng hình trụ và. Kể chuyện đã nghe, đã đọc Trước cổng trời Luyện tập tả cảnh Tranh ,bảng phụ Tranh vẽ cảnh Tranh skg phĩng to Bảng nhĩm NĂM 11/10 8 16 6 16 39 Âm nhạc T. D K. thuật LTVC Toán Bài 8 Động tác vươn thở và tay. TC “Dẫn bĩng” Nấu cơm (Tiết 2) Luyện tập về từ nhiều nghĩa Luyện tập chung Tranh Cịi ,sân tập Dụng cụ thực hành Bảng phụ Bảng phụ SÁU 12/10 40 8 16 16 8 Toán Địa lý K. học T.L.Văn SHL Viết các số đo độ dài dưới dạng số .. Dân số nước ta Phòng tránh HIV/AID Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở, Sinh hoạt tuần 8 Bảng phụ Tranh ,bảng phụ Bảng phụ Bảng phụ Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2012 Tiết 8 : ĐẠO ĐỨC NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( tiết 2 ) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Con người ai cũng cĩ tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. 2. Kĩ năng: - Nêu được những việc cần làm phải phù hợp với khả năng để thể hiện lịng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ long biết ơn tổ tiên. 3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. III. Các hoạt động: Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) - Đọc ghi nhớ 3. Giới thiệu bài mới: “Nhớ ơn tổ tiên” (tiết 2) 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4 SGK) - Hoạt động nhóm (chia 2 dãy) 4 nhóm 1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không? - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. - Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương ® Đại diện nhóm lên giới thiệu. - Lớp nhận xét, bổ sung - Nhận xét, tuyên dương 2/ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên? - Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng Vương. - Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì? - Lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vua Hùng. 3/ Kết luận: các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương. * Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 1/ Mời các em lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 2/ Chúc mừng và hỏi thêm. - Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? - Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? - Nhận xét, bổ sung ® Với những gì các em đã trình bày thầy tin chắc các em là những người con, người cháu ngoan của gia đình, dòng họ mình. * Hoạt động 3: Củng cố - Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thơi Quê hương nếu ai khơng nhớ Sẽ khơng lớn nổi thành ngừời - Tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Tình bạn” - Nhận xét tiết học Tiết 15 : TẬP ĐỌC KÌ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 3. Thái độ: - Học sinh cần phẩi biết bảo vệ môi trường để rừng xanh mãi mãi mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. II. Chuẩn bị: - GV :Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. - Trò : SGK III. Các hoạt động: Phương pháp Nội dung 1. Bài cũ: - Tiết trước các em đã được học bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”. Để xem các em có nắm vững bài và có ôn bài ở nhà hay không, cô sẽ kiểm tra bài các bạn. Trên bảng cô có một giỏ hoa với những bông hoa kiến thức. Cô mời 3 bạn...lên chọn bông hoa mà mình thích và thực hiện các yêu cầu ghi sau mỗi bông hoa. - 3 học sinh lên chọn hoa - Từng học sinh thực hiện các yêu cầu ghi sau mỗi bông hoa + mời bạn nhận xét. Bông hoa 1: Đọc thuộc lòng bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ. Bông hoa 2: Mời bạn đọc 2 khổ thơ cuối và nêu nội dung chính của bài thơ? Giáo viên nhận xét, ghi điểm sau mỗi câu trả lời của học sinh - Nghe và ghi nhớ nội dung. Giáo viên nhận xét bài cũ: Qua phần kiểm tra bài cũ, Thầy thấy các bạn về nhà có học bài và... 2. Giới thiệu bài mới: - Các em có bao giờ được đi chơi rừng hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng chưa? - GV giới thiệu:- Các em biết không, vẻ đẹp của rừng xanh từ bao đời nay luôn có sức hấp dẫn kì diệu đối với con người. Quan sát rừng xanh, tận mắt ngắm nhìn những công trình thiên nhiên tạo nên từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm nay, con người sẽ có những cảm xúc kỳ lạ, ngưỡng mộ, thán phục trước vẻ đẹp thần bí. Bài đọc “Kì diệu rừng xanh” của nhà văn Nguyễn Phan Hách hôm nay sẽ mang đến cho các em những cảm xúc đúng là như vậy về vẻ đẹp của rừng xanh ® Giáo viên ghi bảng tựa bài Kì diệu rừng xanh 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Cô mời 1 bạn đọc toàn bài. Cô mời bạn ... - Trước khi luyện đọc bài, cô lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ sau: (Giáo viên dán lần lượt các thẻ từ ghi các từ ngữ cần luyện vào cột luyện đọc) - Học sinh đọc lại các từ khó. - Học sinh đọc từ khó có trong câu văn lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng, chuyển động, rào rào... - Bài văn được chia thành mấy đoạn? - 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân” + Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo” + Đoạn 3: Còn lại - Cô mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn. - Học sinh đọc giải nghĩa ở phần chú giải Cô mời bạn... (Giáo viên đính thẻ từ có ghi sẵn các từ ngữ đó vào cột tìm hiểu bài) ® Giáo viên treo ảnh ® Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm) - Để giúp các em nắm rõ hơn nội dung bài, cô sẽ đọc lại toàn bài, các em chú ý lắng nghe. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Để đọc diễn cảm bài văn này, ngoài việc đọc to, rõ, các em còn phải nắm vững nội dung. -Cho HS đọc đoạn 1. + Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? +Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? -nấm rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng. - Một vạt nấm rừng mộc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân - Giáo viên hỏi thêm: Vì sao những cây nấm gợi lên những liên tưởng như vậy? - Vì hình dáng cây nấm đặc biệt ® Giáo viên giới thiệu lại ảnh cây nấm: giống như những ngôi nhà có vòm mái tròn trong những bức tranh truyện cổ. - Những liên tưởng ấy làm cảnh vật đẹp như thế nào? - Cảnh vật trong rừng trở nên thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ. - HS rút ý đoạn 1 - Ý đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí lãng mạn của vương quốc nấm. ® Giáo viên chốt + chuyển ý: Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa...Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao? - Cho HS đọc đoạn 2+3 - Nghe và ghi nhớ nội dung. - Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng ® muông thú nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu. - Sự có mặt của muông thú đã mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? - Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ, những điều kì thú. - HS rút ý 2 - Sự sống động đầy bất ngờ của muông thú. Giáo viên chốt + chuyển ý: Muông thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn. Thế tại sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? - Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh m ... ûng số liệu này có tác dụng gì? + Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào? + Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp , xử lí các số liệu và trả lời các câu hỏi sau ( GV ghi câu hỏi trên bảng phụ). -Hết thời gian cho từng cặp hỏi đáp lẫn nhau Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu? Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ? + Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? -Gọi 1 HS trình bày toàn bộ nội dung về đân số VN. ® Kết luận (bảng phụ): Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba trong các nước ĐNÁ và là một trong những nước đông dân trên thế giới( theo tạp chí Dân số và phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới) v Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam - GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK, yêu cầu HS đọc. *Đàm thoại: +Biểu đồ có dạng gì? +Biểu đồ này diễn tả nội dung gì, có tác dụng gì? +Trên biểu đồ, trục ngang thể hiện điều gì?. Trục dọc biểu hiện điều gì? + Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào? GV nêu : Chúng ta sẽ dựa vào biểu đồ này để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam. - Cho HS làm việc theo nhóm . Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi (GV phát PHT cho các nhóm thảo luận). + Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. + Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nức ta tăng bao nhiêu người? + Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người? + Ước tính trong vòng 20 năm qua , mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người? + Nêu nhận xét về tốc độ gia tăng dân số của nước ta? Gọi 1 HS lên chỉ biểu đồ và trình bày lại sự gia tăng dân số ở Việt Nam. v Hoạt động 3: Hậu quả của sự gia tăng dân số . GV phát PHT yêu cầu HS thảo luận nhóm . - Gọi đại diện 3 nhóm dán kết quả trên bảng và trình bày kết quả - GV nhận xét, tổng hợp và kết luận: v Hoạt động 4: Củng cố. - GV chốt lại nội dung bài học và cho HS đọc (SGK). - Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương và tác động của nó đến đời sống nhân dân? + Nhận xét, đánh giá. GD tuyên truyền KHHGĐ. 4 Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”. Nhận xét tiết học. -> Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. -> Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu là hai loại rừng chính: Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi.Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển. ->Biển điều hòa khí hậu.Biển cung cấp dầu mỏ, khí tự nhiên làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản. Biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch. + Bảng số liệu về số dân các nước Đ.N.A. Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đ.N.A. + Các số liệu đân số đưqợc thống kê vào năm 2004. + Số dân được nêu trong bảng thống kê là triệu người. 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba trong các nước ĐNÁ. sau In- đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. - Nước ta có số dân đông. - Quan sát biểu đồ dân số và trả lời. + Hình cột. + Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm. + Trục ngang : Thể hiện các năm. Trục dọc: biểu hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người. + Số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người. 1979 : 52,7 triệu người 1989 : 64, 4 triệu người. 1999 : 76, 3 triệu người. + Tăng khoảng 11,7 triệu người. + Tăng khoảng 11,9 triệu người. + Tăng thêm hơn 1 triệu người. + Dân số nước ta tăng nhanh. - Thảo luận nhóm 4 theo phiếu sau: - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung. Tiết 16 : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Dựng đoạn mở bài – kết bài ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài nở rộng và kết bài không mở rộng (BT2) ; viết được đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên ở địa phương (BT3) 2. Kĩ năng: - Luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Bài soạn + HS: SGK, VBT. III. Các hoạt động: Phương pháp Nội dung 1. Bài cũ: - Gọi một số HS đọc đoạn văn. Giáo viên nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới: 3. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường). * Bài 1: -GV hỏi: Thế nào là kiểu mở bài trực tiếp? Thế nào là kiểu mở bài gián tiếp? - Gọi HS đọc bài tập 1 - GV chốt ý đúng. * Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống và khác. - Cho HS thảo luận nhóm đôi. Giáo viên chốt lại v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. * Bài 3: Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng . Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương. Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả. Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng. Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng. v Hoạt động 3: Củng cố. Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng. 4. Tổng kết - dặn dò: Viết bài vào vở. Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”. Nhận xét tiết học. Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp mà em thích. . Lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. Mở bài a,1 học sinh đọc đoạn Mở bài b. + a – Mở bài trực tiếp. + b – Mở bài gián tiếp. Học sinh nhận xét: + Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả. + Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết. Nối tiếp đọc. So sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài. Dự kiến:*Giống nhau: Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường. *Khác nhau: Kết bài không mở rộng Khẳng định con đường là tình bạn. + Kết bài theo kiểu mở rộng: Nêu tình cảm đối với con đường – Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực. Cả lớp nhận xét. Dòng sông quê hương gắn bó với tuổi thơ của em bao kỉ niệm yêu dấu. Em sẽ cùng các bạn luôn giữ gìn để dòng sông mãi mãi trong xanh. Em mơ ước một ngày nào đó chúng em sẽ góp mình xây dựng một cây cầu thật đẹp vắt qua dòng sông thay cho những con đò dưa khách qua lại giữa hai bờ sông quê. + Cách mở bài gián tiếp. + kết bài mở rộng. Tiết 8 : SINH HOẠT LỚP TUẦN 8 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được ưu khuyết trong mọi hoạt động, từ đó phát huy và sửa chữa. Nắm được nội dung những việc cần thực hiện trong tuần tới, từ đó có kế hoạch sắp xếp thời gian để thực hiện tốt. 2. Kĩ năng: - Mạnh dạn trong giao tiếp, hòa đồng với bạn bè. - Có thói quen trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng trước tập thể và có khả năng thuyết phục mọi người. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức đoàn kết, hợp tác với các bạn để cúng hoàn thành công việc, phê và tự phê bình cao làm động lực cho bạn tiến bộ. II. Chuẩn bị: + GV: Bản nhận xét toàn bộ hoạt động của lớp trong tuần. Kế hoach tuần tới + HS: Các tổ chuẩn bị nhận xét của tổ, lớp trưởng bản tự nhận xét. III. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Khởi động - Cho HS hát một bài. Hoạt động 2 : Nhận xét các hoạt động trong tuần GV yêu cầu lần lượt từng tổ nêu nhận xét các hoạt động của tổ, các HS khác nhận xét việc đánh giá của các tổ. Gv yêu cầu lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của cả lớp. GV nhận xét chung việc đánh giá của các tổ và lớp trưởng sau đó nhận xét chung và cụ thể: + Về đạo đức: Toàn thể lớp thực hiện tốt nội quy trường lớp. Đa số ngoan đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và lao động, đi học tương đối đều, có ý thức học và làm bài ở nhà. Tuy nhiên, có một số các bạn còn vi phạm nội quy như: nghỉ học không có lý do : .. + Về họcï tập: Lớp có tiến bộ hơn. Nhìn chung chất lượng học tập đã có phần đi lên, môn Tiếng Việt học còn chậm, kĩ năng viết câu và đoạn văn còn kém. Ý thức rèn chữ giữ vở còn kém.Tuy nhiên trong tuần vẫn có nhiều bạn tích cực trong học tập và đáng khen như: Hiền, Kia, Nga , Nguyệt , Minh - Một số em học yếu: Thu, Diết , Mai. + Về vệ sinh: cá nhân, lớp học và môi trường tương đối sạch sẽ. Hoạt động 3 : Thông báo kế hoạch tuần tới GV : Nêu các họat động tuần tới. + Đạo đức: Chấp hành tốt kỉ luật, nội quy trường lớp. + Học tập: Đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi vào lớp, bảo quản tốt sách vở, đồ dùng, trình bày bài rõ ràng và sạch, Hoạt động 4: Tổng kết dặn dò GV đánh giá chung giờ sinh hoạt
Tài liệu đính kèm: