Sáng TẬP ĐỌC
Tiết 5: LÒNG DÂN
I. Mục tiêu
- Biết ngắt giọng, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến , câu cảm trong bài, giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung ý nghĩa vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm , mưu trí trong chiến đấu để lừa giặc cứu cách mạng.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm
Tuần 3: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 Sáng Tập đọc Tiết 5: lòng dân I. Mục tiêu - Biết ngắt giọng, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến , câu cảm trong bài, giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. - Hiểu nội dung ý nghĩa vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm , mưu trí trong chiến đấu để lừa giặc cứu cách mạng. - Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học -Tranh ảnh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn đọc diễn cảm III. Các hoạt động dạy – học HĐ1:Kiểm tra bài cũ: - Gọi đọc bài Sắc màu em yêu. Trả lời câu hỏi SGK. - GV nhận xét ghi điểm. * Giới thiệu bài. HĐ2: Luyện đọc: - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch ( lưu ý phân biệt tên và lời nói nhân vật). - HS đọc nối tiếp theo đoạn. GV kết hợp sửa sai và giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó trong bài. - HS luyện đọc theo cặp ( đọc theo nhân vật) HĐ3: Tìm hiểu bài - HS trao đổi trả lời các câu hỏi trong SGK. HS phát biểu, GVchốt lại ý kiến đúng. Câu 1: Chú cán bộ gặp điều gì nguy hiểm? (Bị bọn giặc đuổi, chạy vào nhà dì Năm.) Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? (Đưa chú một chiếc áo khoác để thay, ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.) Câu 3: Chi tiết nào trong vở kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao? (Chi tiết cuối phần 1 vì đây là mâu thuẫn kịch lên tới đỉnh điểm.) - GV chốt ý. HS rút ra nội dung bài . GV ghi bảng - HS nhắc lại * Nội dung ( ý nghĩa ) P1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai (người dẫn truyện, Dì Năm, chú cán bộ, lính, cai). - HS luyện đọc nhóm. - Thi đọc diễn cảm theo nhóm phân vai. - Cả lớp bình chọn nhóm đọc tốt. GV nhận xét và ghi điểm. HĐ5: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại hoặc dựng lại vở kịch trên theo nhóm. Toán Tiết 11: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số. - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số). - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II- Đồ dùng dạy- học - Bảng học nhóm. III- Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. HS chữa bài tập 3. - GV nhận xét ghi điểm * Giới thiệu bài. HĐ2: Thực hành Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số - GV cho HS xác định yêu cầu, giao việc HS làm bài cá nhân. - HS trình bày nối tiếp, nhận xét. Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số. 2 = ; 4 = Bài 2: So sánh các hỗn số. - HS đọc yêu cầu, GV giao việc, HS làm theo cặp. - Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét. - Cả lớp thống nhất kết quả đúng. a) 3 > 2 d) 3 = 3 Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. - HS làm vở. - GV chấm chữa bài. Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số và thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số. a) 1 + 1 = + = b) 2 - 1 = - = c) 2 x 5 = x = d) 3 : 2 = : = HĐ3: Củng cố, dặn dò - Hệ thống nội dung bài học: Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. Đạo đức Tiết 3: Có trách nhiệm về việc làm của mình (T1) I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS biết: - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Tài liệu và phương tiện - SGK Đạo đức 5. - Tranh trong bài, thẻ học tập của HS. III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc thuộc ghi nhớ. * Giới thiệu bài. HĐ2: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức” - GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Theo câu hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Nêu tên nhân vật chính? (3 nhân vật; Đức là nhân vật chính) - 2HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe. - HS thảo luận cả lớp câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS trả lời câu hỏi. GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hiệp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ. - 2HS đọc ghi nhớ trong SGK HĐ2: Làm bài tập 1 SGK - HS thảo luận nhóm 2, ghi vào bảng con các chữ cái đứng trước các ý kiến mà HS lựa chọn - 3 nhóm nhanh nhất gắn bảng - Cả lớp nhận xét, chốt ý kiến đúng: (a) (b) (d) (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; (c) (đ) (e) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. - GV liên hệ giáo dục: Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn, là biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập. HĐ3: Bày tỏ thái độ ( Bài tập 2 – SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (Theo quy ước) - HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó. GV Kết luận + Tán thành ý kiến (a) (d) + Không tán thành ý kiến (b) (c) (đ) HĐ4: Hoạt động nối tiếp - Hệ thống nội dung bài: Bài học hôm nay nhắc nhở các em điều gì? - Dặn dò HS chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3 – SGK. Chiều: Lịch sử Tiết 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương ( 1858 - 1896). - Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy - học - Lược đồ kinh thành Huế Năm 1885. Bản đồ hành chính Viết Nam. Phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ? * Giới thiệu bài. HĐ2: Người đại diện phái chủ chiến - GV nêu vấn đề và yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp uớc công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái: phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết làm chủ trường và phái chủ hoà. HĐ3: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế - GV cho HS thảo luận nhóm. (GV phát phiếu học tập cho HS). - Tổ chức cho HS trình bày kết qủa. GV nhận xét giúp HS hoàn thiện câu trả lời: * Nguyên nhân: Tôn Thất Thuyết, đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. * Diễn biến: HS tường thuật lại diễn biến theo các ý: thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến. * ý nghĩa: Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước. HĐ4: Tôn Thất Thuyết, vua hàm nghi và phong trào cần vương - GV nêu câu hỏi, HS trao đổi và báo cáo kết quả. GV chốt lại ý kiến. * Tôn Thất Thuyết đưa vua hàm nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Tại đây, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp. - HS kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và hình ảnh một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của phong trào "Cần Vương"(Kết hợp chỉ trên bản đồ). HĐ5: Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài. HS đọc bài học trong SGK. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau. tiếng việt(Luyện tập) luyện tập về từ đồng nghĩa I- Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa - Sử dụng từ đồng nghĩa để điền vào chỗ trống, tìm từ đồng nghĩa có trong đoạn văn, đoạn thơ cho trước. - Rèn luyện tư thế, tác phong học tập cho HS. II Đồ dùng dạy học - Vở BT. Phiếu học tập. III Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 em đọc câu mình đã đặt ở bài tập tiết trước, lớp cùng GV nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: (GV ghi sẵn vào phiếu học tập). Chọn từ thích hợp nhất (ở cuối mỗi câu) để điền vào chỗ trồng: a) Nhà đi vắng, nhờ người ..giúp nhà cửa.(chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trông nom) b) Cả nể trước lời mời, tôi đành phải ..ngồi rốn lại.(do dự, lưỡng lự, chần chừ, phân vân, ngần ngại) c) Bác gửi các châu cái hôn thân ái. (cho, biếu, biếu xén, tặng, cấp, phát, ban, dâng, hiến) - GV giao phiếu học tập, gọi một em đọc to yêu cầu bài tập. Trao đổi trong nhóm đôi để hoàn thành bài tập. - HS đọc bài làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xet. GV nhận xét chốt ý đúng: Thứ tự các từ cần điền là: trông coi, chần chừ, tặng. Bài tập 2: Chọn câu thích hợp trong ngoặc đơn để hàon chỉnh từng câu dưới đây: a) Câu văn được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót,bào) cho trong sáng và súc tích. b) Trên sân trường,mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm,đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). c) dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hoà, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. - HS làm bài vào vở, đổi vở nhận xét và chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả. * Đáp án: gọt giũa, đỏ chói, hiền hoà. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đồng nghĩa. - HS làm bài vào vở. GV chấm chữa bài. VD: Cánh đồng lúa trước nhà em rộng mênh mông. Đứng ở đầu làng nhìn xa tít tắp, ngút tầm mắt. Những cơn gió nhẹ thổi qua làn sóng lúa dập dờn. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ bên bờ sông. ánh nắng chiều vàng chiếu xuống mặt sông lấp lánh như dát bạc. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS học tập và chuẩn bị đồ dùng cho tiết luyện tập giờ học sau. Thể dục Tiết 5: Đội hình đội ngũ- Trò chơi “bỏ khăn” I- Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. Yêu cầu thuần thục động tác dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải trái, quay sau. Tập hợp hàng nhanh, quay đúng hướng, đúng khẩu lệnh. - Trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu chơi đúng luật, phản xạ nhanh, hào hứng trong khi chơi. - Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT. II ... b) Nông dân và người sản xuất thủ công c) Trí thức. ( thợ hàn, thợ gặt, nhà nông, giảng viên, giáo sư, nhà khoa học, thợ thủ công, thợ nề, thợ nguội, nhà báo, thợ cày...) - HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét chữa bài. Đáp án: a) Nông dân: thợ gặt, thợ cày, nhà nông. b) Nông dân và người sản xuất thủ công: thợ hàn, thợ thủ công, thợ nề, thợ nguội. c) Trí thức: giảng viên, giáo sư, nhà khoa học, nhà báo. Bài 2: Tìm từ chứa tiếng - HS đọc yêu cầu và làm bài nhóm đôi, 2 nhóm làm bài vào phiếu. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng: Đáp án: a) thợ: thợ điện, thợ mộc, thợ cày, thợ rèn, thợ hàn... b) viên: giáo viên, nhân viên, tiếp viên, giảng viên... c) nhà: nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà sử học ... d) sĩ: bác sĩ, nha sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ... Bài 3: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được trong bài tập 2 - HS nối tiếp nhau đặt câu trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét sửa lỗi cho HS. VD: - Chú em là bác sĩ nha khoa. - Mẹ hà là giáo viên dạy toán. - Tác phẩm Dế Mèn phưu lưu kí là của nhà văn Tô Hoài. HĐ3: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. giáo dục ngoài giờ lên lớp Tiết 3: ổn định tổ chức lớp – bầu chọn cán bộ lớp I.Mục tiêu Giúp học sinh: - Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. - Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. - Rèn luyện kĩ năng thực hiện nhiệm vụ và kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. II.Chuẩn bị hoạt động - Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp. - Bảng ghi những nhiệm vụ của cán bộ lớp. - Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp. III. Tiến hành hoạt động HĐ1: ổn định tổ chức lớp - GV định hướng cho tập thể lớp về mục đích, yêu cầu của tổ chức lớp tự quản. - Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đó. - Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ. HĐ2: Bầu chọn cán bộ lớp - Lấy tinh thần xung phong hoặc để học sinh giới thiệu. - GVCN ghi lên bảng tên những học sinh được lớp đề cử và tên những học sinh ứng cử. Tùy theo đặc điểm của lớp mà lựa chọn hình thức thích hợp cuối cùng đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp. - Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp. - Đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao cho. - Đại diện học sinh chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới. - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân. HĐ4: Kết thúc hoạt động - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ. - Động viện đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010 Sáng Toán Tiết 14: luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Nhân, chia hai phân số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số có một tên đơn vị đo. Tính diện tích của mảnh đất. - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa BT4.Nêu cách nhân, chia hai phân số? - GV nhận xét ghi điểm. * Giới thiệu bài. HĐ2: Thực hành Bài 1: Tính - HS làm theo cặp. Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét, sửa sai. Kết hợp củng cố cách nhân chia phân số, chuyển hỗn số thành phân số. Bài giải a) b) 2 c) : d) Bài 2: Tìm x - HS làm cá nhân, Một số HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Kết hợp củng cố cách tìm thành phần chưa biết. Bài giải a) x + = x = - x = b) x - = x = + x = c) x x = x = : x = Bài 3: Viết các số đo độ dài (theo mẫu). Bài giải - HS làm cá nhân, vài HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. 1m 75cm =1m + m = 1m 5m 36cm =5m + m = 5m 8m 8cm =8m + m = 8m. HĐ3: Củng cố, dặn dò - Hệ thống nội dung bài học. - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. Chính tả ( Nhớ- viết) Tiết 3: Thư gửi các học sinh I. Mục tiêu: - Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh. - Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học - VBT Tiếng Việt 5. Phấn màu, bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã chép trong mô hình. * Giới thiệu bài: HĐ2. Hướng dẫn HS nhớ- viết - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng lại đoạn thư cần viết. Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. - GV lưu ý cho HS những chữ dễ viết sai, lẫn, viết hoa, chữ số trong bài viết. - HS tự nhớ và viết bài, GV theo dõi lớp nhắc nhở HS viết bài. - HS soát lỗi sau khi viết xong. (hết thời gian quy định) - GV thu chấm một số bài. Trong khi đó HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau. - GV nhận xét chung. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: HS đọc yêu cầu, GV giao việc HS làm cá nhân. - HS nối tiếp lên điền vần và dấu thanh vào mô hình. - HS và GV nhận xét kết quả bài làm. Thống nhất bài làm đúng. Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Em e m yêu yê u màu à u tím í m hoa o a cà à hoa o a sim i m - HS chữa bài vào vở BT. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập. HS trao đổi lớp, dựa vào mô hình nêu quy tắc đánh dấu thanh. KL: Đánh dấu thanh ở âm chính. - Vài HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS học tập, chuẩn bị cho tiết học sau. Luyện từ và câu Tiết 6: Luyện tập về từ đồng nghĩa I- Mục tiêu: - Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn. - Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với quê hương, đất nước. - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS. II- Đồ dùng dạy- học - VBT Tiếng Việt 5, tập một. - Bảng học nhóm. Từ điển Tiếng Việt. III- Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Vài HS trình bày BT 3. * Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. Quan sát tranh minh hoạ trong SGK. - GV giao việc, HS làm cặp. - Đại diện một số cặp trình bày, trao đổi thống nhất bài làm đúng. - HS chữa bài vào vở BT. Đáp án: Lệ đeo bao lô; Thư xách túi đàn; Tuấn vác thùng giấy; Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, GV giao việc HS làm cá nhân. - Một số HS trình bày, nhận xét, trao đổi đưa ra ý đúng của mỗi câu thành ngữ. * GV kết luận: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập. - Vài HS phát biểu dự định chọn khổ thơ của mình. - GV lưu ý HS khi làm bài: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng từ đồng nghĩa. - Gọi HS khá giỏi nói một vài câu mẫu. - HS làm bài vào vở. Một số HS trình bày bài. - Cả lớp nhận xét, bình chọn những bài viết hay. - GV nhận xét ghi điểm. HĐ3: Củng cố, dặn dò - Hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét giờ, dặn dò HS học tập. Làm tiếp BT3 với những HS làm chưa đạt. Chiều Khoa học Tiết 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I. Mục tiêu - Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn : dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. - Nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người - Giáo dục các em ý thức học tập chăm chỉ . - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy-học - Tranh minh học hình 14,15. Sách giáo khoa... III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? - Nhận xét, ghi điểm. *Giới thiệu bài HĐ2 : Thảo luận cả lớp *Mục tiêu : Học nêu được tuổi và đặc điểm em bé trong ảnh đã sưu tầm được. *Cách tiến hành - Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp ảnh sưu tầm được. - Học sinh giới thiệu ảnh của mình : bé mấy tuổi, biết làm gì... HĐ3: Trò chơi :Ai nhanh, ai đúng * Mục tiêu : Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở các giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi. *Cách tiến hành: Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi Bước 2: Làm việc theo nhóm Bước 3: Làm việc cả lớp - HS các nhóm trình bày bài. GV tuyên dương nhóm thắng cuộc Đáp án: 1- b; 2 – a ; 3 - c HĐ4: Thực hành *Mục tiêu : Học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì. *Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2: Gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS nhận xét bổ xung. Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là: - Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. - Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển. - Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. HĐ5: Củng cố dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK. - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS về học bài và chuẩn bị bài. toán(Luyện tập) Luyện tập tiết 14 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số. - Chuyển đổi đơn vị đo độ dài. - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu cách cộng trừ, nhân, chia phân số. * Giới thiệu bài HĐ2: Thực hành Bài tập1: Tính - HS đọc yêu cầu của bài, GV giao việc, HS làm theo cặp. Đại diện HS trình bày, nhận xét. Kết hợp củng cố cách cộng trừ, nhân chia phân số. Bài giải a) + - = = b) : ( + ) - = : - = : - = - = = Bài tập 2: Hình chữ nhật có chiều dài 2dm và chiều rộng 7cm. Tính chu vi hình chữ nhật theo đơn vị mét. - HS đọc BT, nêu yêu cầu của bài. HS làm cá nhân. - Vài HS trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Kết hợp củng cố kĩ năng giải toán, chuyển đổi đơn vị đo độ dài. Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 2dm + 7cm = 2dm 7cm = 27cm Chu vi hình chữ nhật là: 27 x 2 = 54 (cm) 54cm = m. Đáp số: m. Bài tập 3: Một tấm kính hình chữ nhật có chiêu dàim, chiều rộng m. Tính diện tích tấm kính đó. - HS đọc bài, làm vở. GV chấm một số bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Bài giải Diện tích tấm kính đó là: (m2) Đáp số: m2 HĐ3: Củng cố dặn dò - Hệ thống nội dung bài. GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị cho giờ học sau.
Tài liệu đính kèm: