Sáng TẬP ĐỌC
Tiết 7 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát. Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn.
- Hiểu nội dung chính của bài : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Hai nhóm HS đọc phân vai vở kịch “ Lòng dân” - Nêu ý nghĩa vở kịch.
* Giới thiệu bài.
Tuần 4 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010 Sáng Tập đọc Tiết 7 những con sếu bằng giấy I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy, lưu loát. đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn. - Hiểu nội dung chính của bài : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần đọc diễn cảm III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Hai nhóm HS đọc phân vai vở kịch “ Lòng dân” - Nêu ý nghĩa vở kịch. * Giới thiệu bài. HĐ2: Luyện đọc - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt). - GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài. - HS đọc theo cặp. - GV đọc mẫu. HĐ3: Tìm hiểu bài: HS đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi. - Câu 1(SGK/37): Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Câu 2(SGK/37): Ngày ngày gấp sếu vì em tin rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh . - Câu 3(SGK/37): Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy để gửi tới Xa- da- cô. - Khi Xa- da –cô chết các bạn đã quyên góp tiền để xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại chân tượng đài khắc dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn : Mong muốn cho thế giới mãi mãi hoà bình . - Câu 4(SGK/37): HS nối tiếp nhau trả lời: chúng tôi ghét chiến tranh , chúng tôi yêu hoà bình. - HS rút ra nội dung bài. - GV ghi bảng – HS đọc lại. * ND : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em trên toàn thế giới. HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV giới thiệu đoạn văn luyện đọc diễn cảm, HS tìm giọng đọc cho đoạn văn và luyện đọc theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét cho điểm. - Bình chọn bạn đọc hay nhất. HĐ5: Củng cố – dặn dò - HS nhắc lại nội dung câu chuyện. - GV nhận xét giời học nhắc HS về chuẩn bị bài sau : Bài ca về trái đất. Toán Tiết 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán I. Mục tiêu: Giúp HS: - Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ; Bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu cách giải bài toán dạng toán tỉ lệ? * Giới thiệu bài. HĐ2: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. a) GV giới thiệu VD, HS trao đổi hoàn thiện kết quả vào bảng: Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ Quãng đường đi được 4km 8km 12km. - GV giúp HS nêu nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần. b) GV giới thiệu bài toán, HS đọc bài tự tìm cách giải. Trình bày, trao đổi tìm ra các cách giải bài toán. Tóm tắt: 2giờ: 90km. 4 giờ: ... km? Bài giải Cách 1: Trong 1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km). (*Bước rút về đơn vị) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km) Đáp số: 180 km. Cách2: 4 giờ gấp 2 giờ là: 4 : 2 = 2 (lần). (*Tìm tỉ số) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km. HĐ3: Thực hành Bài 1: HS làm bài cá nhân, 1HS làm bảng, trình bày, nhận xét thống nhất bài giải đúng. Bài giải Mua 1 mét vải hết số tiền là: 80 000 : 5 = 16 000 (đồng) Mua 7 mét vải loại đó hết số tiền là: 16 000 x 7 = 112 000 (đồng) Đáp số: 112 000 đồng. Bài 3: HS trao đổi nhóm 4. Đại diện trình bày, thống nhất bài làm đúng. Bài giải a) 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần). Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 21 x 4 = 84 (người). b) 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần). Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 15 x 4 = 60 (người). Đáp số: a) 84 người ; b) 60 người. HĐ4: Củng cố, dặn dò - Hệ thống nội dung bài học: Nêu các cách giải bài toán tỉ lệ. - Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.BTVN: 2. Đạo đức Tiết 4: Có trách nhiệm về việc làm của mình (t2) I.Mục tiêu - HS hiểu mỗi người cần phải có trách nhiêm về việc làm của mình. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ : - HS đọc ghi nhớ của tiết học trước. * Giới thiệu bài. HĐ2: Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK) * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống. * Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả (dưới hình thức đóng vai ). - Cả lớp trao đổi, bổ sung. * GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. HĐ3: Tự liên hệ bản thân * Mục tiêu: Mỗi HS tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học. * Cách tiến hành: - Gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu tránh nhiệm: +) Chuyện xảy ra nh thế nào và lúc đó em đã làm gì? +) Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? - HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình. - GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. - Sau phần trình bày của mỗi HS , GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học. * GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp: khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt. - GV yêu cầu 1- 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK HĐ4: HĐ nối tiếp - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tuần sau. Chiều Lịch sử Tiết 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế lỉ XX, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. - Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo). - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh, tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế xã hội ở VN lúc bấy giờ. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? - GV nhận xét ghi điểm. * Giới thiệu bài. HĐ2: Những thay đổi của nền kinh tế VN cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS. - HS trao đổi và báo cáo kết quả. * GV kết luận: Từ cuối thế kỉ XI X thực dân Pháp đặt ách thống trị ở VN, chúng khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy điện, xi măng, dệt để bóc lột người lao động nước ta bằng đồng lương rẻ mạt, chúng cướp đất của nông dân để xây dựng đồn điền trồng cà phê, chè, cao su. - Lần đầu tiên ở VN có đường ô tô, đường ray xe lửa. HĐ3: Những thay đổi trong xã hội VN cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả. * GV kết luận: Trước đây xã hội VN chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, sự xuất hiện các ngành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức... - Nông dân bị mất ruộng đất, đói nghèo phải vào làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống cực khổ. HĐ4: Củng cố, dặn dò - HS đọc bài học trong SGK. - GV hệ thống nội dung bài. Tổng kết tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: sưu tầm tranh ảnh về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu và phong trào Đông du. Tiếng Việt (Luyện tập) Ôn: luyện tập về từ đồng nghĩa I. Mục tiêu: - HS tìm được những từ đồng nghĩa với những từ đã cho. - Đặt được câu với các từ ngữ tìm được ở bài tập 1. - Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy- học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? - Giáo viên nhận xét chung. * Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1:Tìm các từ đồng nghĩa. Chỉ màu vàng. Chỉ màu hồng. Chỉ màu tím. - HS làm bài theo cặp. Đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận những từ đúng. Bài giải Chỉ màu vàng: vàng chanh, vàng choé, vàng kệch, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi, Chỉ màu hồng: hồng nhạt, hồng thẫm, hồng phấn, hồng hồng, Chỉ màu tím: tím ngắt, tím sẫm, tím đen, tím nhạt, tím than, Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1. - HS nối tiếp nhau đặt câu. - GV nhận xét sửa sai. Bài giải +) Màu lúa chín vàng xuộm. +) Tóc nó đã ngả màu vàng hoe. +) Mẹ mới may cho em chiếc áo màu hồng nhạt. +) Trường em may quần đồng phục màu tím than. Bài 3: Tìm cặp từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau. - HS làm bài vào vở. - HS chữa bài, cả lớp thống nhất kết quả đúng. Bài giải Nắng trải mênh mông trên khắp các sườn đồi. Hương rừng thoang thoảng đưa. Từng bầy ong đen như một mảng mây lớn đang rủ nhau đi tìm mật. Phảng phất trong gió hương thơm ngọt của loại hoa rừng quen quen. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Thể dục Tiết 7: Đội hình đội ngũ- Trò chơi “hoàng anh, hoàng yến” I. Mục tiêu Giúp HS: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ. - HS thực hiện thuần thục động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, thực hiện cơ bản đúng điểm số, quay phải, quay trái, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. - Biết đổi chân khi đi sai nhịp. - Trò chơi “Hoàng anh, Hoàng yến”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật, phản xạ nhanh, hào hứng trong khi chơi. - Rèn tác phong học tập cho HS, bồi dưỡng lòng yêu thích TDTT. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi. III. Nội dung và phương pháp Nội dung Thời gian (phút) Phương pháp 1- Phần mở đầu 2- Phần cơ bản a) Ôn đội hình đội ngũ d)Trò chơi: Hoàng anh, ... p nhiều phù sa tạo lên các đồng bằng màu mỡ, ngoài ra, sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. HĐ5: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau. Hoạt động tập thể Kiểm điểm hoạt động tuần 4 I- Mục tiêu: Giúp HS - Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 4. - Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao. - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 5. II- Chuẩn bị - Nội dung sinh hoạt III- Các hoạt động chủ yếu 1. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp - Đạo đức. - Học tập. - Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL 2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ. 3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp trưởng và các tổ trưởng. 4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS: a) Chuẩn bị đồ dùng học tập. b) Đi học chuyên cần. c) ý thức ra vào lớp. Truy bài. d) Vệ sinh, văn nghệ, 5. GV và HS thảo luận đa ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới. - Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 4. - Thực hiện tốt mọi hoạt động của trường và lớp đề ra về: Đạo đức, học tập, văn- thể- mĩ. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được giao. ----------------------------------------------------------------------- Chiều Toán (Luyện tập) Ôn tập và bổ sung về giải toán I.Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh các bài toán về quan hệ tỉ lệ. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học : Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nhắc lại các cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ. * Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đầu năm học mẹ mua 40 tập giấy hết 60 000 đồng. Hỏi nếu mẹ mua 70 tập giấy như vậy thì hết bao nhiêu tiền? - HS đọc yêu cầu, trao đổi làm bài và chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả đúng. Bài giải Giá tiền một tập giấy là : 60 000 : 40 = 1500 (đồng) Mẹ mua 70 tập giấy hết số tiền là : 1500 70 = 105 000 (đồng) Đáp số : 105 000 đồng Bài 2 : Bạn Hùng mua 3 tá khăn mặt hết 144 000 đồng. Hỏi bạn Hùng muốn mua 15 chiếc như vậy thì phải trả bao nhiêu tiền? - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ và trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. Bài giải Một tá khăn mặt có 12 chiếc. Vậy ba tá khăn mặt có : 12 3 = 36 (chiếc) Giá tiền 1chiếc khăn mặt là: 144 000 : 36 = 4000 (đồng) Bạn Hùng mua 15 chiếc khăn mặt hết số tiền là: 4000 15 = 60 000 (đồng) Đáp số : 60 000 đồng Bài 3 : Một người thợ làm công 4 ngày được trả 140 000 đồng. Hỏi với mức trả công như vậy, nếu làm trong 15 ngày thì người đó được trả bao nhiêu tiền công? - HS làm bài vào vở. GV chấm điểm và chữa bài. Bài giải Số tiền công người đó làm trong một ngày là: 140 000 : 4 = 35 000 ( đồng) Số tiền công người đó làm trong 15 ngày là : 35 000 15 = 525 000 (đồng) Đáp số : 525 000 đồng HĐ3: Củng cố dặn dò : - Hệ thống lại các cách giải toán. - GV nhận xét giờ học và nhắc HS ôn lại cách giải toán. Khoa học Tiết 8: Vệ sinh tuổi dậy thì. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Đồ dùng: - Hình minh họa SGK. - Thẻ hai mặt ghi Đ/S. III. Hoạt động dạy học: Bài cũ: + Nêu đặc điểm của tuổi vị thành niên ? Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, y/c tiết học. Tìm hiểu bài: a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì: GV giảng , nêu đặc điểm các tuyến mồ hôi ở da khi tuổi dậy thì . GV hỏi: + ở tuổi này, cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ? + Nêu tác dụng của từng việc làm trên hình ? HS trả lời, GV kết luận: Tất cả những việc làm đó rất cần thiết cho cơ thể, song ở tuổi này cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục . b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ quan sinh dục. HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập. Phiếu cho nhóm nam riêng, nữ riêng. Phiếu1: Nói về cách vệ sinh cơ quan sinh dục nam. Phiếu 2: Nói về cách vệ sinh cơ quan sinh dục nữ. Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả theo nhóm riêng . GV giúp đỡ và giải đáp thắc mắc một cách thân mật. HS đọc mục “Bạn cần biết”SGK. c/ Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận theo nhóm: - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì . - HS q/s hình 19: + Chỉ và nói nội dung từng hình ? + Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe và tinh thần.? - HS phát biểu ý kiến ,GV chốt ý và kết luận như SGK. *Củng cố dặn dò: - GV hệ yhống bài học, 1-2 HS đọc lại thông tin “Bạn cần biết ”SGK. - Dặn HS học thuộc bài và thực hiện những điều đã học. Chuẩn bị bài sau. và bài tập 3. Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009 Sáng: Toán Tiết 20: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Luyện tập, củng cố cách giải bài toán về: Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ” và bài toán liên quan đến tỉ lệ đã học. - Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng học nhóm. III. Các hoạt động dạy- học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Muốn tìm hai số khi biết tổng (hay hiệu) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào? - Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ? * Giới thiệu bài. HĐ2: Thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, xác định dạng toán, tìm phương pháp giải toán. HS làm bài cặp, 2 cặp làm bảng phụ. - Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Đáp số: 8 HS nam; 20 HS nữ. Bài 2: HS đọc bài, phân tích đề để thấy dạng toán tìm hai số biết hiệu và tỉ rồi cho HS làm cá nhân, 1HS làm bảng. Một số HS trình bày bài, nhận xét. Bài giải Nếu coi chiều rộng mảnh đất là 1 phần thì chiều dài mảnh đất là 2 phần như vậy. Vậy chiều rộng mảnh đất là: 15 : (2 – 1) x 1 = 15 (m). Chiều dài mảnh đất là: 15 + 15 = 30 (m). Chu vi mảnh đất là: (30 + 15) x 2 = 90 (m). Đáp số: 90m. Bài 4: HS đọc, trao đổi cả lớp tìm phương pháp giải. HS làm vở, 1HS làm bảng. GV chấm một số bài, nhận xét thống nhất kết quả đúng. Bài giải 100km gấp 50km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần) Ô tô đi 50km tiêu thụ số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (l) Đáp số: 6l HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học: Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ. - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. Tập làm văn Tiết 8: tả cảnh: kiểm tra viết I- Mục tiêu; Giúp HS: HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, lời lẽ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Rèn kĩ năng trình bày. II- Đồ dùng dạy học GV chép sẵn 3 đề bài lên bảng lớp III- Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài; GV nêu mục têu tiết học HS viết bài: Đề bài: Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong công viên, hay trong một vườn cây, trên cánh đồng, nương rẫy. Đề 2: Tả một cơn mưa. Đề 3: Tả ngôi nhà của em( Hoặc can hộ, phòng ở của gia dình em.) - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, Giúp HS phân tích đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng. - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh. - GV nhắc nhở HS trứơc khi làm bài - HS viết bài, GV bao quát chung nhắc nhở các em về thời gian, tập chung viết bài - Thu bài kiểm tra. 3- Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học Dặn dò HS chủân bị bài sau. Địa lí Tiết 4: Sông ngòi I- Mục tiêu: Giúp HS: Chỉ được trên lược đồ một số sông chính ở Việt nam. Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt nam. Vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản suất. Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí giữa khí hậu với sông ngòi. II -Đồ dùng dạy học Bản đồ địa lí VN, trang ảnh sông ngòi mùa lũ ở VN III- Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta. HS 2: Lên bảng chỉ núi coa đồng bằng lớn ở nước ta. HS 3: Nêu những thuận lợi và những khó khăn của dịa hình nước ta đem lại. HĐ2: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tổ chức chóH trao đổi thảo luận theo cặp. Dựa vào hình SGk trả lời các câu hỏi sau: + Nước ta có nhiều sông hay ít sông? + kể tên và chỉ trên hình 1 một số con sông ở nước ta. + ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn lào? + nêu nhận xét về sông ngòi ở miền Trung. * GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố trên khắp đất nước.Nươc sông có nhiều phù sa. HĐ 3: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa -Thảo luận nhóm và làm phiếu. Phiếu thảo luậnnhóm. Nhóm:... Thời gian Đặc điểm ảnh hưởng tới đời sống và sản suất Mùa mưa Nước sông dâng lên nhanh chóng Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân Mùa khô Nước ít hạ thấp, trơ lòng sông. Có thể gây ra hạn hản thiểu nước cho đời ssống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận GV nhận xét chốt ý đúng HĐ4: Vai trò của sông ngòi. GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi. Yêu cầu HS lên bảng chỉ bản đồ 2 đồng bằng lớn của nước ta. Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình. Y - a- ly. Trị An GV kết luận: Sông ngòi nước ta bòi đắp nhiều phù sa tạo lên các đồng bằng màu mỡ, ngoài ra, sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. * Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau. Hoạt động tập thể Kiểm điểm hoạt động tuần 4 I- Mục tiêu: Giúp HS - Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 4. - Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao. - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới. II- Chuẩn bị - Nội dung sinh hoạt III- Các hoạt động chủ yếu 1. Lớp tưrởng nhận xét các hoạt động của lớp - Đạo đức. - Học tập. - Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL 2. Các tổ tưrởng báo cáo kết quả thi đua của tổ. 3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp tưrởng và các tổ tưrởng. 4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS: a) Chuẩn bị đồ dùng học tập. b) Đi học chuyên cần. c) ý thức ra vào lớp. Truy bài. d) Vệ sinh, văn nghệ, 4. GV và HS thảo luận đa ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới. - Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 4. - Thực hiện tốt mọi hoạt động của trường và lớp đề ra về: Đạo đức, học tập, văn- thể- mĩ. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được giao. ________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: