Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

TẬP ĐỌC

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I/Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/Đồ dùng dạy-học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK;tranh ảnh về đền Hùng

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 25 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai Ngày soạn: 4/3/2010
Sáng Ngày giảng: 8/3/2010
Tiết 2 TOÁN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I I
	(Đề chung toàn khối)
TẬP ĐỌC
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I/Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
	- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/Đồ dùng dạy-học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK;tranh ảnh về đền Hùng 
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ: 
- Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc ?
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luỵên đọc 
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu 
- GV chia đoạn 
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
- Luyện đọc các từ ngữ:chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc 
-Cho HS đọc 
-GV đọc diễn cảm toàn bài 
3-Tìm hiểu bài 
- Bài văn viết về cảnh vật gì ở đâu ?
- Hãy kể ngững điều em biết về các vua Hùng 
-GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng 
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
 Dù ai đi ngược về xuôi 
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
-Câu ca dao trên còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cội nguồn, đoàn kết để giữ và xây dựng đất nước.
4-Đọc diễn cảm 
- GV đưa bảng phụ và hướng dẫn HS đọc 
- Cho HS thi đọc 
- GV nhận xét + khen HS đọc hay 
5-Củng cố, dặn dò 
- Nôị dung bài văn là gì?
-GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà đọc bài 
-HS đọc và trả lời 
-HS lắng nghe 
-HS quan sát tranh 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn 
-1 HS đọc chú giải 
- HS đọc và trả lời 
-1 HS đọc diễn cảm toàn bài
- HS đọc SGK trả lời 
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng 
- Chiếc nỏ thần, Con Rồng, Cháu Tiên 
- HS lắng nghe
- HS trả lời phần 2 mục tiêu
-3 HS đọc nối tiếp 
-HS đọc thep hướng dẫn của GV 
-Một vài HS thi đọc 
-Lớp nhận xét
Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên
-HS lắng nghe
Tiết 4 KHOA HỌC
ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I.Mục tiêu: Ôn tập về:
	- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 -Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công)
 + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí
 + Pin, bóng đèn, dây dẫn
 + Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thể có thể phát ra âm thanh)
 -Hình trang 101,102 SGK
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số biện pháp phòng tránh điện giật?
- Nêu việc tiết kiệm điện?
GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em củng cố các kiến thức phần vật chất năng lượng
HĐ1: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để củng cố về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học
Tiến hành cách chơi
-HS chuẩn bị một số bộ thẻ A,B,C,D
-Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100,101 SGK
-Quan sát và đếm nhóm giơ đáp án nhanh và đúng ghi lại
-Câu hỏi 7 các nhóm giành quyền trả lời nhanh bằng cách ra hiệu trước
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt)
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
-HĐ nhóm
Thảo luận trả lời nhanh trong nhóm
Giành quyền trả lời
Phải cử 1,2 bạn trung thực làm trọng tài
Cuối cùng phải xem lại đáp án để nhận ra lỗi sau:
1d, 2b, 3c, 4b, 5b, 6c
Câu 7.
a.Nhiệt độ bình thường
b.Nhiệt độ cao
c.Nhiệt độ bình thường
d.Nhiệt độ bình thường
- HS lắng nghe
Thứ ba Ngày soạn: 5/3/2010
Sáng Ngày giảng: 9/3/2010
Tiết 1 THỂ DỤC
BÀI 49: PHỐI HỢP CHẠY ĐÀ - BẬT NHẢY
TRÒ CHƠI: CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH
I. Mục tiêu: 
	- Thực hiện được động tác bật nhảy lên cao.
	- Biết cách phối hợp chạy và bật nhảy ( chạy chậm kết hợp bật nhảy lên cao).
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Bóng, dây,...
III. Nội dung phương pháp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu: 6-10'
GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối
Chơi trò chơi "Lăn bóng"
2. Phần cơ bản: 18-22'
Ôn di chuyển tung và bắt bóng; tập theo tổ, khu vực đã quy định.
Thi di chuyển và tung bắt bóng theo từng đội.
Học động tác: Phối hợp chạy và bật nhảy
Tập bật cao.
Thi bật cao với tay lên cao chạm vật chuẩn.
Làm quen trò chơi "Chuyển nhanh, nhảy nhanh". GV nêu tên rồi chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi.
3. Phần kết thúc: 4 - 6'
Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
GV giao bài về nhà.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
 - HS chơi 
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
Tiết 2 TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I/ Mục tiêu: 
	- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
	- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
- Làm các bài tập: 1, 2, 3(a).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ: Trả lời và nhận xét bài kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu.
2.Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bảng đơn vị đo thời gian.
 * Các đơn vị đo thời gian:
- GV cho HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- GV ghi theo hệ thống từ đơn vị lớn đến đơn vị bé.
- Cho HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo từ cao đến thấp và GV ghi bảng.
 Chẳng hạn: 1 thế kỷ = 100 năm.
+ GV chú ý:.Số ngày trong các tháng bằng cách cho HS nắm tay lại và tính:
 . Số ngày trong 1 năm thường: 365 ngày.
 . Số ngày trong 1 năm nhuận : 366 ngày.
 .Tháng 2 có 28 ngày (năm thường ),có 29 ngày ( năm nhuận ).
 .4 năm nhuận 1 lần. (Số chỉ năm nhuận:4 )
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- GV đưa ra 1 số ví dụ và cho HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi.
Chẳng hạn 1,5 năm = ? tháng.
 GV hướng dẫn đổi:1,5 x 12 tháng = 18 tháng.
 .200 phút = ? giờ.
 GV hướng dẫn.
-Cho HS nhận xét cách làm,chẳng hạn:
. Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta làm tính nhân.
. Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta làm tính chia.
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời, có giải thích.
Bài 2: Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu (a ), (b ).
Bài 3: Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu ( a), (b ).
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đơn vị đo thời gian.
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo thờI gian.
- HS nêu mối quan hệ.
- HS nhắc lại.
- HS thực hành nắm tay và tính.
- HS lắng nghe.
- HS nêu quan hệ giữa năm và tháng.
- HS nêu mối quan hệ giữa phút và giờ.
- HS nhắc lại
- HS thảo luận và trả lời.
- HS làm và chữa, nhận xét nêu cách làm.
- HS làm và chữa, nhận xét nêu cách làm.
- HS lắng nghe, thực hiện
Tiết 3 CHÍNH TẢ (N-V)
AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI
I/Mục tiêu: 
	- Nghe – viết đúng bài chính tả.
	- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).
II/Đồ dùng dạy-học 
-Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra baì cũ
-GV nhận xét cho điểm
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Viết chính tả 
Hướng dẫn chính tả 
-GV đọc bài Ai là thuỷ tổ loài người ? một lượt 
-Cho HS đọc bài chính tả 
? Bài chính tả nói về điều gì ?
-Cho HS luyện viết những từ ngữ khó: Chúa Trời, A-đam, Ê-va,Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn 
Cho HS viết chính tả
-GV đọc 
Chấm chữa bài
-GV đọc bài chính tả một lượt 
-Chấm 5-7 bài 
-GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài 
3-Làm BT
-Cho HS đọc yêu cầu + đọc truyện vui Dân chơi đồ cổ 
-GV giao việc 
- Các em đọc lại truyện vui 
- Đọc chú thích trong SGK
- Tìm tên riêng trong truyện vừa đọc viết các tên riêng đó 
- Cho HS trình bày kết quả 
- GV nhận xét và chốt laị
+Cách viết các tên riêng đó:Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt 
? Anh chàng mê đồ cổ là người thế nào ?
4-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
-2 HS giải câu đố của tiết trước 
-HS lắng nghe 
-Lớp theo dõi 
-3 HS lần lượt đọc 
-Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới,về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này 
-HS viết chính tả 
-HS tự soạt lỗi 
-HS đổi vở cho nhau soạt lỗi 
-HS nhắc laị
-1 HS đọc 
- HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được
- Một số HS phát biểu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
-HS trả lời 
-HS lắng nghe
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I/Mục tiêu: 
	- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu ( ND ghi nhớ); Hiểu tác dụng của việc lặp từ ngữ.
	- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; Làm được các BT mục III.
II/Đồ dùng dạy-học: 
-Bảng lớp viết 2 câu ở BT1 -Bút 
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 2 HS 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Nhận xét 	
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu +đọc đoạn văn 
+ Các em đọc lại đpạn văn 
+ Dùng bút chì gạch dưới từ 
-Cho HS trình bày 
-GV chốt lại kết quả đúng 
+ Trong các chữ in nghiêng từ lặp lại trong câu trước là đền
*Bài tập 2:
-GV chốt lại
-Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà, chùa, trường lớp thi nội dung câu 2 không còn gắn bó nhau
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT
-GV nhắc lại yêu cầu 
-Cho HS làm bài + trình bày 
-GV chốt lại kết quả đúng 
Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu trên.Nếu không có sự liên ... - Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện 
- Lớp nhận xét 
- HS nói về ý nghĩa câu chuyện 
- HS lắng nghe
Tiết 5 TẬP ĐỌC
CỬA SÔNG
I/Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
	- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết tác giả nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3); thuộc 3,4 khổ thơ.
II/Đồ dùng dạy-học 
-Tranh minh hoạ trong SGK 
III/Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nới đền Hùng 
- Hãy kể tên các truyền thuyết mà em biết từ gợi ý của bài văn 
GV nhận xét, đánh giá 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Luyện đọc 
Cho HS đọc 
-GV treo tranh minh hoạ và hướng dẫn HS hiểu nội dung tranh 
-Cho HS đọc 
-Luỵên đọc từ ngữ khó: cần mẫn, khép, giã từ 
-Cho HS đọc 
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ:mênh mông, cần mẫn, bãi bồi, bạc dần, lấp loá, cội nguồn 
3-Tìm hiểu bài 	
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào nói về sông chảy ra biển ?
+ Cách giới thiệu có gì hay ?
+ Theo bài thơ, cứa sông là môt nơi đặc biệt như thế nào ?
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông với cội nguồn ?
+ Nội dung bài thơ là gì ?
4-Đọc diễn cảm 
- Cho HS đọc diễn cảm 
- GV đưa bảng phụ chép 2 khổ thơ, hướng dân HS đọc 
-GV nhận xét + khên những HS thuộc nhanh, đọc hay 
5-Củng cố,dặn dò
-Bài thơ nói lên điều gì ?
-GV nhận xét tiết học
-HS trả lời 
-HS lắng nghe
-2 HS nối tiếp đọc 
-HS quan sát, lắng nghe 
-6 HS đọc khổ thơ nối tiếp 
-HS luyện đọc từ 
-HS đoc nhóm 3
-2 HS đọc cả bài 
-1 HS đọc chú giải
-3 HS giải nghĩa từ 
- Là cửa nhưng không then khoá cũng không khép lại bao giờ”
- HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi 
- Là nơi những dòng sông gởi phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng 
-HS trả lời 
-3 HS nối tiếp đọc diễn cảm bài thơ 
-HS luyên đọc + học thuộc lòng 
-3 HS thi đọc diễn cảm + HTL
- Lớp nhận xét 
-Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước ...
-HS lắng nghe 
Thứ năm Ngày soạn: 8/3/2010
Sáng Ngày giảng: 11/3/2010
Tiết 2 TOÁN
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I/ Mục tiêu : 
	- Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán giản.
	- Làm các bài tập: 1; 2.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, SGK
III/. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ :
-Gọi HS làm bài tập: 12 giờ 36 phút + 9 giờ 25 phút.
-Gọi HS nêu cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu :
2. Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép trừ số đo thời gian.
VD1 :- Cho HS đọc VD1 SGK trang 132; phân tích bài toán và nêu cách giải.
Chẳng hạn: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút.
- Tương tự như phép cộng, GV tổ chức cho HS cách thực hiện.
- Gọi 1 HS thực hiện ở bảng, lớp làm vở nháp và nhận xét; nêu cách thực hiện.
Chẳng hạn : Đặt tính và trừ theo từng loại đơn vị đo.
VD2 : Cho HS đọc VD2, phân tích và nêu cách giải, chẳng hạn :
 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ?
- GV gọi 1 HS đặt tính ở bảng và cho HS làm vào vở nháp.
- Cho HS nhận xét 20 giây so với 45 giây ?
- HDHS chuyển 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây.
- Gọi HS nêu kết quả tính được.
.Kết luận : Cho HS nêu cách thực hiện :
 +Trừ theo từng loại đơn vị đo.
 + Chuyển đổi ở số bị trừ ( nếu có).
* Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1: Cho HS làm và chữa. (chú ý trường hợp b, c ).
Bài 2: Cho 1 HS làm ở bảng ,HS nhận xét nêu cách làm (chú ý trường hợp b, c ).
Bài 3: Gợi ý cho HS nêu được cách giải.
+ Thời gian đi từ A đến B ( kể cả nghỉ ).
+ Thời gian đi từ A đến B ( không kể nghỉ ).
- Cho 1 HS làm ở bảng lớp nhận xét.
C. Củng cố ,dặn dò :
 Cho HS nêu lại cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học 
- 1 HS làm và lớp nhận xét .
- HS nêu.
- HS lắng nghe
- HS đọc và nêu cách giải
- HS nêu cách thực hiện .
- HS làm vào vở nháp và lớp nhận xét.
- HS đọc nêu cách giải
- HS đặt tính ở nháp
- HS nhận xét 20 giây < 45 giây.
- HS cùng GV chuyển 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây.
- HS tính và nêu kết quả.
- HS làm và chữa, nêu cách làm.
- HS làm vào vở và nhận xét.
- HS làm và chữa.
- HS lắng nghe
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
(TẢ ĐỒ VẬT )
I/Mục tiêu: 
	Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý dùng từ đặt câu đúng, tự nhiên.
II/Đồ dùng dạy-học:
-Giấy kiểm tra hoặc vở 
-Tranh ảnh phục vụ bài 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Giới thiệu bài 
2-Hướng dẫn HS 
-Cho HS đọc đề bài 
-Cho HS đọc dàn ý 
3-HS làm bài 
-Gv nhắc HS cách trình bày bài m,chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ đặt câu 
4-Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết học Tập làm văn 
-HS lắng nghe
-1 HS đọc 5 đề,lớp lắng nghe 
-HS đọc lại dàn ý viết của mình 
-HS làm bài 
-HS lắng nghe
Tiết 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I/Mục tiêu: 
	- Hiểu thế nào là liên kết câu văn bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ).
	- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc này thế đó (làm được 2 BT ở mục III).
II/Đồ dùng dạy-học: 
-Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-Cho HS làm lại BT cuả tiết LTVC trước 
-GV nhận xét + cho diểm 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Nhận xét 
*Bài tập 1:
-Các em đọc lại đoạn văn + chú giải 
-Nêu rõ đoạn văn nói vê ai 
-Những từ ngữ nào cho biết điều đó 
-Cho HS làm bài cá nhân 
-Cho HS trình bày ý kiến 
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu văn: Hưng Đạo Vương, ông, vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, ông người 
*Bài tập 2:
-Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ đồng nghĩa để liên kết câu đựơc goị là phép thay thế từ ngữ
3-Ghi nhớ -Cho HS nhắc lại Ghi nhớ 
4-Luỵên tập 
*Bài tập 1:
- Đọc lại đoạnvăn chú ý những từ nữ in đậm trong đoạn 
- Từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào 
- Nêu tác dụng của việc thay thế 
- Cho HS làm bài,HS phát phiếu
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét + chốt lại từ đúng 
+ Từ anh ở câu2 thay từ Hai Long ở câu 1 
+ Cụm từ người liên lạc (câu 4) thay cho Người dặt hộp thư ( câu 2 )
+ Từ đó (câu 5)thay những vật gợi ra hình chữ V (câu 4 )
*Bài tập 2:
 GV chốt lại kết quả đúng 
+ Từ nàng (câu 2)thay cho cụm từ vợ An Tiêm (câu 1)
+ Từ chồng (câu 2)thay cho AN tiêm (câu 1)
5-Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học.Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về liên kết câu bằng cách thay thê từ ngữ. 
-2 HS lên bảng làm bài 
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-1 HS đọc BT1
-HS làm bài 
-1 HS lên làm ở bảng phụ
-HS làm bài, trình bày, lớp nhận xét 
-2 HS đọc phần ghi nhớ 
-1 HS đọc yêu cầu của BT
-2 HS làm vào giấy ở bảng 
-HS con lại làm vào nháp 
-Lớp nhận xét 
-HS theo dõi 
- HS làm bài
- Nhận xét
-HS lắng nghe 
Thứ sáu Ngày soạn: 10/3/2010
Sáng Ngày giảng: 12/3/2010
Tiết 1 TOÁN
LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu: 
	- Cộng, trừ số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
	- Làm các bài tập: 1(b); 2; 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ:
Cho 2 HS lên bảng làm bài tập:
. 2 tuần 13 ngày + 4 tuần 17 ngày.
.16 phút 25 giây - 20 phút 40 giây.
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
* Cho HS nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian.
- Cho HS làm lần lược từng bài tập rồi chữa.
Bài 1:
-GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu ( a ) (b ).
-Cho HS nêu mối quan hệ giữa ngày - giờ, phút - giây.
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày ở bảng, lớp nhận xét.
Bài 2: 
- Cho HS làm và chữa..
- Gọi 1 HS làm ở bảng.
- Cho lớp nhận xét nêu cách thực hiện.
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Gọi 1 HS làm ở bảng, nhận xét nêu cách làm.
Bài 4:
- Gọi 1 HS giải ở bảng.
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét 
3. Củng cố,dặn dò:
Cho HS nêu lại cách thực hiện phép cộng,phép trừ số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học
- HS làm, lớp nhận xét.
- HS làm bài và chữa.
- HS làm bài và chữa.
- HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS lên bảng làm,lớp làm vào vở, nhận xét.
- HS làm và chữa.
- HS nêu cách thực hiện.
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I.Mục tiêu: 
	 Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2)
II/Đồ dùng dạy-học 
-Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ 
-Giấy khổ lớn 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Giới thiệu bài 
2-Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1,2:
- Các em đọc lại đoạn văn ở BT 1 
- Dựa theo nội dung Bt1 viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở BT2
- Cho HS làm bài 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm 
- GV nhận xét +lớp bình chọn nhóm bào viết tốt 
Bài tập 3:
-Cho SH đọc yêu cầu BT
-Cho các nhóm đọc phân vai 
-GV nhận xét khen nhóm nào làm tốt 
3-Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Khen nhóm có đoạn đối thaọi hay 
-Dặn HS về nhà chuẩn bị viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết Tập làm văn tuần 26 
-HS lăng nghe 
-1 HS đọc BT1 
-1 HS đọc toàn bộ BT2 
-HS làm việc theo nhóm 4 
-Đại diện nhóm trình bày 
-Lớp nhận xét 
-1 HS đọc 
-Các nhóm thi đọc phân vai 
-Lớp nhận xét 
-HS lắng nghe 
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 SINH HOẠT LỚP
1. Yêu cầu: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
 - Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
 a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
 - Chấn chỉnh một số nền nếp của lớp. 
 - Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
 b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm: Một số em có cố gắng trong học tập: (Em Thông, Cao Kì, Sáng, Nam, Tân, Ly ...) 
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài như: (em Hà, Phu, Quý, Quy, Cẩm Nhung,..
 - Thực hiện tốt các nề nếp
 * Nhược điểm: Còn nói chuyện riêng trong lớp: em Tân, Hưng, Nhật, Sơn, Phu.
3. Kế hoạch tuần tới: 
 - Duy trì chuyên cần.
 - Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
 - Cán sự lớp tiếp tục hoạt động nghiêm túc. 
 - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Sinh hoạt văn nghệ : Thi văn nghệ giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 CKTKN.doc