Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 18 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 18 (chuẩn)

Toán:

 Tiết 86: Diện tích hình tam giác.

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng để tính được diện tích hình tam giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (Bộ đồ dùng).

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 18 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18 Thứ 2 ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán:
 Tiết 86: Diện tích hình tam giác.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng để tính được diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (Bộ đồ dùng).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cắt hình tam giác
- GV hướng dẫn HS lấy một hình tam giác (trong hai hình tam giác bằng nhau).
- Vẽ một chiều cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo chiều cao, được hai mảnh tam giác được ghi là 1 và 2.
Hoạt động 2: Ghép thành hình chữ nhật 
- Hướng dẫn HS:
h
1
2
B
A
C
H
B
D
- Ghép ba hình tam giác thành một hình chữ nhật (BCDE).
- Vẽ chiều cao (AH).
Hoạt động 3: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
*Hướng dẫn HS so sánh:
- Hình chữ nhật BCDE có chiều dài BC bằng độ dài đáy BC của hình tam giác ABC.
- Hình chữ nhật BCDE có chiều rộng EB hoặc DC bằng chiều cao AH của hình tam giác ABC.
- Diện tích hình chữ nhật BCDE gấp đôi diện tích hình tam giác ABC theo cách:
 + Diện tích hình chữ nhật BCDE bằng tổng diện tích các hình tam giác (hình 1 + hình 2 + hình ABC).
 + Diện tích hình tam giác ABC bằng tổng diện tích hình 1 và hình 2.
Hoạt động4: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
 - Ghi công thức tính diện tích hình chữ nhật BCDE:
S = BC x BE
- Vì diện tích tam giác ABC bằng nửa diện tích hình chữ nhật BCDE nên diện tích tam giác ABC được tính:
 S = hoặc S = 
Hoạt động 5: Hướng dẫn thực hành:
 Bài1(Dành cho HS TB - yếu): Tính diện tích hình tam giác:
- GV chốt bài làm đúng. 
?Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
Bài2: (Dành cho HS khá - giỏi):
- GV lưu ý HS độ dài đáy và chiều cao không cùng 1 đơn vị đo.
- GV chốt bài làm đúng. 
?Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
Hoạt động 6: Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
- HS quan sát.
- HS so sánh trả lời.
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích theo gợi ý của GV.
- 1HS làm bài trên bảng.
- NX.
- HS nêu.
- 1 HS làm bảng. NX.
Tiết 3: Tập đọc :
 Ôn tập cuối học kì I.
I. Mụctiêu: Giúp HS: 
1.Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “ Giữ lấy màu xanh”. 
2. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
3. Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc và HTL từ tuần 11 tuần 17.
II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê. 13 phiếu ghi tên các bài TĐ - HTL.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Nêu MĐ - YC của tiết học.
Hoạt động 2: Kiểm tra đọc:
- Gọi HS lên bảng bắt thăm bài đọc.
- GV nêu câu hỏi về nội dung bài. GV cho điểm.
+ Chuyện một khu vườn nhỏ. + Mùa thảo quả.
+ Người gác rừng tí hon. + Tiếng vọng.
+ Trồng rừng ngập mặn + Hạt gạo làng ta.
+ Chuỗi ngọc lam. + Hành trình của 
............
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2: - HD HS hiểu cách lập bảng thống kê: cần lập bảng thống kê có mấy cột, mấy hàng ngang?
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ, phát phiếu HT.
- Tổ chức các nhóm trình bày KQ.
- GV kết luận lời giải đúng.
- Củng cố kỹ năng lập bảng thống kê.
Bài 3: 
- HD HS hiểu YC của BT.
- Gợi ý cho HS yếu: Đọc lại chuyện “ Người gác rừng tí hon” để có những nhận xét chính xác về bạn. Hãy nói về bạn như 1 người bạn chứ không phải 1 nhân vật trong truyện.
-Tổ chức cho HS nói về bạn nhỏ.
-NX về cách dùng từ, lời kể, cách nêu dẫn chứng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
-NX tiết học. Dặn HS về luyện đọc và chuẩn bị cho tiết 2.
Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện bắt thăm bài và đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- HS đọc y/c BT. X/Đ y/c.
- HS tự làm bàitheo 6 nhóm.
- 1 nhóm làm trên bảng phụ.
Gắn nội dung. Trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- Tự làm bài.
- 3 - 5 HS đọc bài viết.
-Thi kể về bạn nhỏ.
-NX bạn.
 Tiết 4: Địa lí:
 Kiểm tra định kì lần 1.
 ******************************************************************
 Thứ 3 ngày 21tháng 12 năm 2010
 Tiết 1: Toán:
 Tiết 87: Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác .
- Làm quen với cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh vuông góc của hình tam giác vuông).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn bài cũ :
- Y/C HS tính diện tích của hình tam giác :
 a = 43,2 cm ; h = 6,7 cm.
- GV nhận xét.
?Muốn tính diện tích của hình tam giác ta làm thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành:
 Bài1 (Dành cho HS TB - yếu): Tính diện tích hình tam giác:
- GV chốt bài làm đúng. 
?Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
Bài2: (Dành cho HS khá - giỏi):
- GV vẽ hình lên bảng. Y/C HS tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC; đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC;...
? Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì?
- GV chốt: Trong hình tam giác vuông, 2 cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
- GV chốt bài làm đúng. 
Bài3: (Cả lớp):
?Muốn tính diện tích của hình tam giác vuông ta làm thế nào?
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1HS làm trên bảng.
- Nhận xét.
- 1HS trả lời.
- 1 HS làm trên bảng. NX.
- HS nêu.
- Là hình tam giác vuông.
- 1 HS giải trên bảng. NX.
- 1 HS làm trên bảng. NX.
 Tiết 2 Khoa học:
 Bài 35: Sự chuyển thể của chất.
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Phân biệt 3 thể của chất.
 - Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
 - Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
 II. đồ dùng dạy học: Hình trang 73 - SGK .
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân biệt 3 thể của chất:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi”Tiếp sức”.
- GV chuẩn bị 1 số tấm thẻ ghi tên một số chất như SGK.
- Kẻ sẵn trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống nhau như sau:
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
..................................................
....................................................
......................................................
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 HS tham gia chơi.
- GV nêu luật chơi.
- GV nêu đáp án. Phân thắng, thua.
Hoạt động 2: Đặc điểm của chất rắn, lỏng, khí:
- GV đọc lần lượt từng câu hỏi:
+ Chất rắn có đặc điểm gì?
+ Chất lỏng , chất khí có đặc điểm gì?
- GV kết luận về đặc điểm của 3 chất.
Hoạt động 3: Ví dụ về sự chuyển thể của chất:
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 73- SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác .
- Cho HS đọc ví dụ ở mục Bạn cần biết trang 73 - SGK.
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Hãy kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí?
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác?
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội 5 em).
- Nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- NX.
- HS quan sát hình SGK.
- 2 HS trả lời. NX.
- 3 HS nêu thêm VD.
- 1 HS đọc.
- 2 HS kể. NX
Tiết 3: Chính tả: 
 Kiểm tra viết : “Chợ Ta - s ken”. 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết đúng chính tả bài “ Chợ Ta - sken”.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiêụ bài. 
Hoạt động 2: Viết chính tả:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta - sken?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- GV ghi bảng: Ta - sken, trộn lẫn, nẹp, xúng xính, chờn vờn, thông...
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc bài.
- Thu bài , chấm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. Dặn HS ôn tập bài sau.
Hoạt động của học sinh
- 2 HS đọc to đoạn văn.
- HS phát biểu.
- HS tìm và nêu.
- HS viết từ.
- HS viết bài.
Tiết 4: Luyện từ và câu:
 Ôn tập cuối học kì I.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm “ Vì hạnh phúc con người”.
- Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm.
II. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm.
- Yêu cầu HS đọc tên các bài tập đọc trong chủ điểm ?
- Cần lập bảng thống kê có mấy cột, mấy hàng ngang?
- GV chốt bài làm đúng.
?Để lập một bảng thống kê cần căn cứ vào đâu?
Bài 3: 
- GV đánh giá, cho điểm những HS nói tốt.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. Dặn HS ôn tập bài sau.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS nêu tên bài TĐ.
- HS tự làm bài.
- HS nêu.
- 1HS làm trên bảng. NX.
- HS xác định yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- 4 - 5 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, góp ý.
 Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1 Toán 
 Tiết 88 Luyện tập chung 
I- MỤC TIấU : Giỳp học sinh ụn luyện về : 
- Giỏ trị theo vị trớ của mỗi chữ số trong số thập phõn.
- Tỡm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm cỏc phộp tớnh với số thập phõn.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phõn. 
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn bài cũ :
- Gọi HS lờn bảng làm cỏc bài 1, 2 - VBT
- GV nhận xét.
?Muốn tính diện tích của hình tam giác ta làm thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành:
 Phần I: - Gọi HS lờn bảng làm cỏc bài 1, 2.
- GV cho HS đọc cỏc đỏp ỏn mỡnh chọn của từng cõu
Phần2 : 
- GV yờu cầu HS cả lớp nhỡn lờn bảng và nhận xột bài bạn làm trờn bảng
Đỏp ỏn :
Bài 1 : (4 điểm, mỗi con tớnh đỳng được 1 điểm)
Kết quả tớnh đỳng là :
a) 39,72 + 46,18 = 85,9
b) 95,64 - 27,35 = 68,29
c) 31,05 x 2,6 = 80,73
d) 77,5 : 2,5 = 31
Bài 2: (1 điểm, mỗi số điền đỳng được 0,5 điểm)
a) 8m 5dm = 8,5m b) 8m2 5dm2 = 8,05m2
Bài 3 HS khỏ giỏi: (1,5 điểm - mỗi cõu lời giải và phộp tớnh đỳng được 0,5điểm)
Bài giải :
Chiều rộng của hỡnh chữ nhật là :
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài của hỡnh chữ nhật là :
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tớch hỡnh tam giỏc MCD là :
60 x 25 : 2 = 750 (cm2)
 Đỏp số : 750cm2
Bài 4 HS khỏ giỏi(0,5 điểm)
3,9 < x < 4,1
Ta cú 3,9 < 4 < 4,01 < 4,1
Vậy x = 4 ; x = 4,01 (cú thể tỡm được nhiều giỏ trị khỏc của x).
Hướng dẫn tự đỏnh giỏ : 
- GV cú thể hướng dẫn cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trờn rồi cho HS bỏo cỏo điểm của mỡnh.
H ... n nuôi gà:
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK) , hỏi:
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? 
+ Hãy nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
- GV giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn theo nội dung SGK.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà:
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà? 
- GV ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu lên bảng theo nhóm thức ăn.
- Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng, bột khoáng,
Hoạt động 3 : Nhận xét , dặn dò:
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị trước bài”Thức ăn nuôi gà”.
- HS đọc lướt, trả lời.
- Nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS quan sát hình1 (SGK) để trả lời . NX.
- 2-3 HS nêu lại.
Tiết 3 Tập đọc:
 Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của HS trong lớp.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về mụi trường.
II. -Đồ dùng dạy học:
- Một vài tờ giấy khổ to, băng dớnh, bỳt dạ để cỏc nhúm làm bài.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giỏo viờn
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra TĐ: 
- Số lượng kiểm tra: Tất cả HS chưa cú điểm TĐ.
2. Lập bảng tổng kết: 
- Cho HS đọc yờu cầu của BT.
- Cho HS làm bài. GV phỏt giấy, bỳt dạ, băng dớnh cho cỏc nhúm làm việc.
- Cỏc nhúm làm bài vào giấy.
- Cho HS trỡnh bày bài làm.
- Đại diện cỏc nhúm lờn dỏn bài làm trờn bảng.
- GV nhận xột, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dũ: 
- GV nhận xột tiết học. 
- Yờu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT 2.
Tiết 4: Tập làm văn: 
 Ôn tập cuối học kì I . 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết được lỏ thư gửi người than ở xa kể lại kết quả học tập, rốn luyện của bản thõn trong HKI đủ 3 phần, đủ nội dung cần thiết.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi phần Gợi ý trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giỏo viờn
Hoạt động học sinh
1.hđ 1: Làm văn: 
- GV viết đề lờn bảng.
- 3 HS đọc .
- GV nhắc lại yờu cõu của bài và lưu ý cỏc em về những từ ngữ quan trọng của đề bài.
- 1 HS
- Cho HS làm bài.
- HS tự làm bài.
- 4 - 5 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, góp ý.
- GV thu bài.
2. hđ 2: Củng cố, dặn dũ: 
- GV nhận xột tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài thơ Chiều biờn giới.
***************************************************************************
 Thứ 5 ngày 23 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1: Toán:
 Kiểm tra định kì lần 2.
Tiết 2: Khoa học:
 Bài 36: Hỗn hợp.
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cách tạo ra một hỗn hợp .
- Kể tên một số hỗn hợp.
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II. đồ dùng dạy học: - Hình trang 75 - SGK 
 - Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài:
- Nêu 1 số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống?
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Thực hành tạo một hỗn hợp gia vị.
- Yêu cầu HS tạo một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Ghi tên hỗn hợp và đặc điểm hỗn hợp vào bảng:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp 
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 
1. Muối tinh:	
...................................................................................................................
2. Mì chính (bột ngọt):	
3. Hạt tiêu (đã xay nhỏ):	
? Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
? Hỗn hợp là gì?
- GV kết luận.
- GV cho HS thực hành tạo ra hỗn hợp khác như hỗn hợp muối vừng,...
Hoạt động 3: Thảo luận :
- Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết?
- GV kết luận: 
Hoạt động 4:Trò chơi; Tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
- GV nêu luật chơi.
- GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình). 
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. 
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nêu đáp án:
Hình 1: làm lắng Hình 2: Sấy
 Hình 3: Lọc
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời. NX.
- HS làm việc theo nhóm 6. 
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- 1 HS trả lời. NX.
- 2 HS trả lời . NX.
- HS nêu cách tạo hỗn hợp muối vừng.
- 2 HS trả lời. NX.
- 3 HS trả lời. NX.
- HS chơi theo nhóm 4.
- Ghi kết quả vào bảng.
- Lắc chuông - báo cáo.
Tiết 3 Luyện từ và câu:
 Ôn tập cuối học kì I.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Trắc nghiệm tự kiểm tra đọc - hiểu và kỹ năng về từ và câu.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và bài văn “Những cánh buồm”.
- GV kết luận lời giải đúng:
Câu 1: ý b. Câu 6: ý b.
Câu 2: ý a. Câu 7: ý b.
Câu 3: ý c. Câu 8: ý a.
Câu 4: ý c. Câu 9: ý c.
Câu 5: ý b. Câu 10: ý c.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn ôn tập, chuẩn bị bài sau.
- 2 -3 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc to bài văn. Lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài.
- 10 HS nêu nối tiếp kết quả.
- Nhận xét.
Tiết 4: Kể chuyện:
 Ôn tập cuối học kì I . 
I. Mụctiêu: Giúp HS: 
- Ôn tập lại các câu chuyện đã học theo chủ điểm và kiểm tra lấy điểm:
 + Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
 + Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
 + Kể chuyện theo tranh.
- Kể ngắn gọn nội dung của câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy- học: phiếu thăm .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Ôn tập - kiểm tra:
- Tổ chức cho HS ôn lại nội dung các câu chuyện đã học theo yêu cầu của GV.
- GV viết sẵn thăm: 
 + Kể lại chuyện “ Pa - xtơ và em bé”.
 + Kể lại câu chuyện có nội dụng bảo vệ môi trường.
 + Kể vắn tắt chuyện “Cây cỏ nước Nam”.
 + Kể chuyện về 1 buổi tối sum họp trong gia đình.
- GV đánh giá, ghi điểm. Công bố điểm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. Dặn HS ôn tập các câu chuyện.
- HS tự ôn tập.
- HS lần lượt bốc thăm và kể.
- Nhận xét, góp ý bạn.
- HS theo dõi.
 Thứ 6 ngày 24 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1: Toán:
 Tiết 90: Hình thang.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, từ đó phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi và hình thang.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang:
- Cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ biểu diễn của hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang. Có thể gợi ý để HS nhận ra hình ABCD vẽ ở trên: 
+ Có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và CD)
Từ đó HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn CD, đáy nhỏ AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: (HS TB - yếu):
- Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang.
- GV chữa và kết luận.
Bài 2: (Cả lớp):
- GV nhấn mạnh: hình thang có hai cạnh đối diện song song.
Bài 3: (HS khá - giỏi):
- GV giới thiệu về hình thang vuông.
- GV chốt đặc điểm của hình thang vuông: 
+ Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy;
+ Có hai góc vuông;
+ Chiều cao của hình thang vuông chính là độ dài cạnh bên vuông góc với hai đáy.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn làm bài tập VBT.
- HS quan sát SGK.
- HS quan sát, trả lời. NX.
- HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo
- HS tự làm bài.
- HS nêu kết quả .
- HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông.
Tiết 2: Đạo đức:
 Thực hành cuối kì I.
I. Mục tiêu: Giúp HS : Ôn tập thực hành củng cố kiến thức về: 
+ Kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định, có trách nhiệm về việc làm của mình. ý chí vượt lên khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
+ Lòng biết ơn tổ tiên; giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp.
+ Thân ái, đoàn kết, đối xử tốt với bạn bè. Biết tôn trọng phụ nữ.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: GTB.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Hãy ghi lại 1 việc làm có trách nhiệm của em?
Bài 2: Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý em cho là đúng:
- Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí.
- Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt được kết quả cao.
- Con trai có chí hơn con gái.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Bài 3: Hãy chọn 1 trong các từ ngữ sau: giữ gìn, biết ơn, truyền thống, tổ tiên để điền vào chỗ trống trong đoạn văn:
“Mỗi người đều có..., cội nguồn của mình. Chúng ta cần phải... tổ tiên và... , phát huy.... Tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Bài 4: Sắp xếp mỗi tình huống ở cột A với 1 cách ứng xử ở cột B cho phù hợp:
 A B
1.Bạn em có chuyện vui. a. Bênh vực bạn.
2.Bạn em có chuyện buồn. b.Giải thích để bạn hiểu đúng.
3.Bạn em bị bắt nạt. c.An ủi, động viên bạn.
4.Bạn em bị kẻ xấu rủ rê. d.Chúc mừng bạn.
5.Em hiểu lầm , giận bạn. e.Khuyên ngăn bạn
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS tự làm.
- 4 HS trình bày.
- HS nhận xét. Giải thích.
- 2-3 HS điền. NX.
- HS làm theo nhóm 4.
- Đại diện báo cáo.
- Nhận xét.
Tiết 3: Tập làm văn: 
 Ôn tập cuối học kì I . 
I. Mụctiêu: Giúp HS: 
1. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn về chủ đề cho trước.
2. Viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Ôn tập thực hành:
Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu tả một người bạn của em đang vui chơi.
- GV hướng dẫn nhận xét.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu nói về 1 giờ phút em cảm thấy hạnh phúc.
- GV hướng dẫn HS yếu.
- Tổ chức trình bày đoạn văn.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Củng cố lại cách viết đoạn văn ngắn.
- NX tiết học. 
- HS xác định yêu cầu.
- HS tự viết bài.
- 4 -5 HS đọc bài.
- Nhận xét.
- HS tự làm như bài 1.
- HS đọc đoạn văn .
- Nhận xét.
 Tiết 4: Lịch sử:
 Kiểm tra cuối kì I. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18_5.doc