Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 20

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 20

TOÁN

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

II. Chuẩn bị: Phiếu học tập bài 4.

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.

 3. Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 
 Thứ ngày tháng 1 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập bài 4.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
 3. Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Làm bài tập 1.(7’)
-Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV nhận xét bài ở bảng con và chốt lại cách làm đúng.
 * Tính chu vi hình tròn C có bán kính r:
a) r = 9m => C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
b)Bài tập mở rộng r = 4,4 dm => C = 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c) r = 2 cm = cm => C = x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
-Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
HĐ2. Làm bài tập 2.( 8’)
-Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
-GV có thể yêu cầu HS nêu cách tìm đường kính hay bán kính khi đã biết chu vi.
 C = d x 3,14.
 d = C :3,14
 r = C : 3.14 : 2 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
-GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng.
a) Đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m
 d = 15,7 : 3,14 = 5(m)
b) Bán kính hình tròn có chu vi C= 18,84dm
 r = 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
HĐ3. Làm bài tập 3.(10’)
Bài giải:
Chu vi bánh xe là:0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
Bài tập mở rộng
Bánh xe lăn 10 vòng được:2,041 x 10 = 20,41 (m)
Bánh xe lăn 100 vòng được: 2,041 x 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041m; b) 20,41m; 201,4m
HĐ4. Bài tập mở rộng Làm bài tập 4. Đáp án: D
4. Củng cố – Dặn dò: 
Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn, đường kính, bán kính. 
-GV nhận xét tiết học.
-HS đọc bài và bàn bài vào nháp.
-Thứ tự 3 em lên bảng làm bài a, b, c , HS khác nhận xét sửa sai.
-2 HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS nêu, HS khác nhận xét.
-HS làm vào nháp 1em làm bài a), 1 em làm bài b) - lớp nhận xét, sửa bài.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-2 HS tìm hiểu bài toán.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn.
TẬP ĐỌC
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được các lời nhân vật.
-Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy và học:
1-Ổn định: Nề nếp 
2. Bài cũ: “Người công dân số Một ”(tt)
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi 
H. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài “Thái sư Trần Thủ Độ”
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 13’)
- GV hướng dẫn đọc.
- GV chia đoạn ( 2 đoạn) 
- GV cùng HS tìm từ khó : 
- GV cùng HS giải nghĩa từ .
- Luyện đọc theo nhóm 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.( 12’)
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
H: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
 H: Cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì ?
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: 
- Khinh nhờn : coi thường .
H: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao ? -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi: 
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? - Chuyên quyền : Nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc.
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? 
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.( 8’) 
- GV HD đọc từng đoạn.
- GV sửa và HD.
- GV HD đọc một đoạn.
- GV đọc mẫu
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Nội dung chính : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước
4. Củng cố.- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
-1 học sinh đọc bài
- HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp.
- Đọc theo nhóm, báo cáo
- HS đọc đoạn 1
 - Ôâng đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác 
 - Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước 
- không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa 
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
ÂÔâng cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước
HS đọc nối tiếp.
- HS đọc.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn ..
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ (Nghe - Viết).
CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục đích yêu cầu :
-Viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bài đúng hình thức bài thơ.
-Làm được BT (2)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài viết ; 4 tờ giấy A0
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Bài cũ : ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại :khảng khái, nước Nam , Nguyễn Trung Trực 
- Gv sửa lỗi , nhận xét .
Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HĐ 1 :Hướng dẫn nghe - viết ( 20’)
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài “ Cánh cam lạc mẹ”
H : Bài thơ nói lên điều gì ? 
(Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự yêu thương , che chở của bạn bè )
b. Viết đúng :
 - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai .
- GV nhận xét và chốt những từ khó : ( xô vào , khản đặc , râm ran , )
c.Viết bài :
- , GV đọc từng câu, cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc).
Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi
 - GV chấm chữa bài 2 tổ Nhận xét chung.
HĐ 2 :Hướng dẫn HS làm luyện tập. ( 7’ )
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài cần dựa vào nội dung của các từ ngữ đứng trước và đứng sau tiếng có các con còn thiếu để xác định tiếng chưa hoàn chỉnh là tiếng gì?
Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 4 nhóm lên thi đua tiếp sức.HS còn lại làm VBTTV
Gọi HS nhận xét , sửa bài 
Đáp án : Thứ từ các tiếng điền vào:
a. giữa dòng – rò – ra – duy – gi – ra – giấy – giận – gi.
b. đông – khô – hốc – gõ – lò – trong – hồi – một.
Giáo viên nhận xét, tính điểm cho các nhóm, nhóm nào điền xong trước được nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc.
- Cho hai học sinh đọc lại cả bài 2
CỦNG CỐ DẶN DÒ : ( 4-5 phút )
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Truyền điện ”
 + GV phổ biết cách chơi và luật chơi 
 + Nội dung trò chơi :Thi đua tìm từ láy bắt đầu bằng âm r, d, gi.
 - Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị tiết sau .
- Cả lớp mở sách theo dõi và trả lời .
-2 em viết bảng lớn , lớp viết nháp .Phân tích đúng , sai .Theo dõi sửa bài .
-Lắng nghe , quan sát .
-Thực hiện viết bài vào vở .
-Dùng bút mực soát bài .
-Cá nhân dùng bút chì gạch dưới lỗi sai .
-HS tổ 1-4 nộp vở ,lớp theo dõi .
-1-2 em thực hiện đọc đề 
Học sinh các nhóm lần lượt lên bảng tiếp sức nhau điền tiếng vào chỗ trống. HS còn lại làm VBTTV
- Đổi bài và sửa theo GV
LUYỆN. TẬP ĐỌC
ÔN : TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục tiêu:- Giúp hs:
-Đọc lưu loát và diễn cảm bài tập đọc “Thái sư Trần Thủ Độ “
-Viết 1 đoạn chính tả theo y/c của GV.
II.Chuẩn bị:
-GV:câu hỏi và bài tập. –HS :vở TV ôn.
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
16’
14’
3’
1.Ổn định:
2.Giới thiệu ND ôn :
3.HD ôn tập:
Hoạt động 1:ÔN TẬP ĐỌC
a. Gọi hs đọc lại bài .
Y/c hs nhắc lại cách đọc .
-Cho hs ôn đọc trong nhóm:y/c hs đọc và tự nêu câu trả lời.
-Tổ chức hs thi đọc trước lớp.
+ Cho hs thi đọc đoạn diễn cảm-gv NX và tuyên dương hs đọc tốt.
+GV nhận xét và chốt lại cách đọc, y/c hs đọc đúng giọng nhân vật.
-Cho hs thi đọc theo nhóm :gv theo dõi và nhận xét.
b.Trò chơi hái hoa học tập: cho hs bốc thăm ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét ,ghi điểm từng em.
Hoạt động 2: ÔN CHÍNH TẢ
-GV đọc cho hs viết 1 đoạn chính tả “Cánh rừng mùa đông”.
-GV chấm và sửa bài cho cả lớp.
4.Kết thúc:
- Y/C hs nhắc lại nd bài tập đọc?
-Dặn hs chuẩn bị tiết sau ôn LTVC.
 -Hát
 -Lắng nghe.
-1 hs đọc to
- hs đọc theo cặp
- 4 hs thi đọc
-hs 2 nhóm thi đọc theo lối phân vai.
-4 hs được gọi lên bảng hái hoa và trả lời câu hỏi.
- cả lớp viết chính tả.
-hs nộp bài , sửa bài vào vở.
	Thứ ngày tháng 1 năm 2012
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu:
Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
II. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
	a) Tính chu vi hình tròn có bán kính 3,24 cm? 
b) Tính bán kính hình tròn có chu vi là 37,68cm?	
GV nhận xét ghi điểm.
 3. Dạy – học bài mới:Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.( 8’)
-GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
 S = r x r x 3,14 
(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
HĐ2. Thực hành. Bài 1 và 2. ( 15’)
-Gọi HS đọc bài và vận dụng công thức làm bài.
-GV theo dõi HS làm bài.
-Nhận xét bài HS và chốt lại.
 *Tính diện tích hình tròn có bán kính r: 
 a) r = 5cm => S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
 b) r = 0,4 dm => S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c) BTMR r = m => S = x x 3.14 = 1,1304 (m2)
 *Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d = 12 cm b) d = 7,2 dm 
r = 12 : 2 = 6(cm) r = 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
S = 6 x 6 x 3,14 =113,04 (cm2) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c) Bài tập mở rộng d = m r = : 2 = (m)
S = x x 3,14 = 0,5024 (m2 )
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính.
Bài 3: ( 7’)
Bài giải:
Diện tích mặt bàn là:
4,5 x 4,5 x 3,14 = 63,585 (cm2 )
Đáp số: 63,585 cm2
4. Củng cố – Dặn dò: ( 3-4’)
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS theo dõi và ghi nhận cách tính diện tích hình tròn.
-HS thứ tự nêu công thức và quy tắc tính din tích hình tròn.
-HS đọc bài vận dụng công thức làm bài.
Bài 1 làm vào nháp; bài 2 làm vào vở.
-HS nêu cách tính diện tích hình tròn.
-HS đọc đề, HS khác đọc thầm.
-1 em lên bảng tóm tắt và giải.
-Nhận xét bài bạn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I.Mục đích yêu cầu:
-Hiểu nghĩa của từ công daanI (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ  ... ng 1:Bày tỏ thái độ.( 10’)
- Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu bài 2
- GV lần lượt nêu yêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay nếu đồng ý( giải thích trường hợp không đồng ý,
GV:Những ý kiến biểu hiện tình yêu quê hương là ý kiến (a), (d),không tán thành với các ý kiến (b),(c).
Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( 10’)
- Yêu cầu các nhóm xử lí các tình huống trong bài tập 3.
- GV theo dõi, nhận xét chốt ý đúng, tuyên dương nhóm đưa ra ý kiến đúng, thuyết phục.
Hoạt động : Trình bày kết quả sưu tầm.( 10’)
-GV yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị theo bài thực hành ở tiết trước
-GV căn cứ vào kết quả của HS làm được chia làm 4 nhóm , phát giấy cho HS ghi vào giấy.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm của mình.
H:Em có nhận xét, suy nghĩ gì về quê hương mình?
H:Để quê hương ngày càng phát triển, em phải làm gì?
GV:nhắc nhở thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
 4. Củng cố - dặn dò: ( 5’)
 Hãy hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ về quê hương?
 - Nhận xét tiết học.
Về nhà học bài vận dụng điều đã học , chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, đưa ra ý kiến của nhóm, cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm.
- HS trình bày sản phẩm.
- Các nhóm thực hiện trên giấy,nhóm nhạc sĩ vẽ, ca sĩ các bài hát sưu tầm bài thơ, các sản phẩm địa phương.
- HS suy nghĩ trả lời .
- HS trả lời 
- HS lắng nghe.
Thứ ngày tháng 1 năm 2012
TOÁN
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I.Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.	
II. Chuẩn bị: Vẽ sẵn các biểu đồ hình quạt vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
Bài cũ : Tìm chu vi, diện tích hình tròn có bán kính r =3cm
	3. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt. ( 12’)
 Ví dụ 1.
-GV gắn biểu đồ ở ví dụ 1 SGK (bằng bìa) lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và nhận xét các đặc điểm sau:
+Biểu đồ có dạng hình gì? chia mấy phần? (dạng hình tròn, chia thành nhiều phần)
+Trên mỗi phần biểu đồ ghi gì? (ghi các tỉ số phần trăm tương ứng)
- GV hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ: 
+Biểu đồ nói về gì? (tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện)
+Sách trong thư viện có mấy loại? 
+Hãy đọc tỉ số phần trăm của từng loại sách.
 Ví dụ 2.
-GV gắn biểu đồ ở ví dụ 2 SGK (bằng bìa) lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát vàcho biết biểu đồ nói về gì.
-Gọi HS đọc trên biểu đồ về tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao.
-GV nêu: Cả lớp có 32 HS. Hãy tính số HS tham gia từng môn thể thao.
HĐ2. Thực hành luyện tập ( 18’)
Bài 1: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng.
-GV nhận xét và chốt lại:
HS thích màu xanh: 48 HS ; HS thích màu đỏ:30 HS
HS thích màu trắng: 24 HS ; HS thích màu tím: 18 HS
Bài 2: Bài tập mở rộng
17,5%: HS giỏi; 60%: HS khá ; 22,5%: HS trung bình.
4. Củng cố – Dặn dò: (3-4’)
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS quan sát biểu đồ để trả lời các yêu cầu GV nêu.
-HS theo nhóm 2 em quan sát biểu đồ và trả lời yêu cầu của GV.
-HS đọc thầm bài, quan sát biểu đồ tính được số HS thích các loại màu sắc. Hs khác nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
-Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
-Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
-Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trihf hoạt động).
-Thể hiện sự tự tin.
-Đảm nhận trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Bảng phụ viết sẵn 3 phần chính của bản chương trình hoạt động. Bảng nhóm để học sinh lập chương trình.
 - HS: Xem bài và chuẩn bị bài 2 , mang bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Kiểm tra tả người ( 3-5 phút )
- GV nhận xét và trả bài 
Yêu cầu HS đọc lại bài , đọc lời phê rút kinh nghiệm 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn lập chương trình hoạt động ( 8-10’ )
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 : 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn , nội dung :
1. Đọc thầm lại mẩu chuyện 
2. Trao đổi với nhau 3 câu hỏi SGK 
- Tổ chức cho các nhóm rút thăm trình bày , Gv chốt :
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? Lớp trưởng phân công như thế nào ?
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan
- GV chốt : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một chương trình hoạt động rất cụ thể , khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người .
- Yêu cầu HS đọc chương trình hoạt động liên hoan 
HĐ2 :Thực hành lập chương trình hoạt động ( 18-20’)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 
Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng nhóm lập chương trình hoạt động : GV chia lớp thành 5, 6 nhóm 
-Yêu cầu mỗi nhóm cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần ( hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần )
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
+ Gợi ý HS nhận xét : Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?
 Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động chưa ?
-GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo 3 phần và ích lợi của CTHĐ
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở.
Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”.
-HS đọc nối tiếp mẩu chuyện , lớp theo dõi SGK 
- Thảo luận nhóm bàn với các yêu cầu Gv đưa ra.
- Đại diện rút thăm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
1-2 em đọc lại 
-2 HS đọc tiếp nối yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi SGK
- Thực hiện nhóm các yêu cầu GV nêu.
- Đại diện nhóm trình bày chương trình của từng nhóm, lớp nhận xét theo gợi ý của GV .
- Theo dõi , lắng nghe
- HS nhắc lại ích lợi và cấu tạo 3 phần của việc lập CTHĐ 
 - Về nhà thực hiện viết 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật theo nếp sống văn minh.
I.Mục đích yêu cầu: 
-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
	-Một số sách, báo, truyện đọc lớp 5 viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định: Nề nếp lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi nối tiếp 2 em kể câu chuyện: Chiếc đồng hồ.
	Tranh 1 và 2:; Tranh 3 và 4: 
	GV nhận xét ghi điểm.
	3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tìm hiểu đề (5’)
-Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì? 
H: Câu chuyện đó ở đâu? 
H: Câu chuyện có nội dung như thế nào? 
- GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.( 25’)
-Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1 SGK/19, cả lớp đọc thầm.
-Yêu cầu HS nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp).
-Yêu cầu HS đọc gợi ý 2. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
-GV chốt: 
 * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). 
 * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết nói về hành động của nhân vật đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc.)
 * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện).
-GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
-Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp.
-Yêu cầu HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
-Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cô giáo.
-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
4. Củng cố . Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể trong giờ học.
 -GV nhận xét giờ học.
1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
-HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung.
-1HS đọc gợi ý 1 SGK/ 19.
-Cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn.
-HS đọc gợi ý 2. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-HS tìm hiểu, nếu ý nghĩa câu chuyện đã kể.
-HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
-HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể trong giờ học. 
HOẠT ĐỘNG LỚP TUẦN 20
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
 - Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 20
1. Giáo viên nhận xét chung.
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ . Đa số các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Song bên cạnh vẫ còn một số bạn vệ sinh còn hạn chế cần phải khắc phục ngay : 
Học tập : Các em đã có ý thức chuẩn bị đầy đủ sách, vở cho học kì II, đã có ý thức trong học tập . Bên cạnh đó còn một học sinh yếu cần phải cố gắng nhiều hơn: 
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ. Chăm sóc công trình măng non còn hạn chế.
2-Kế hoạch tuần 21:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 20 LOP 5.doc