Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 08

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 08

Tập đọc

 KỲ DIỆU RỪNG XANH

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh, ảnh vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muôn thú có tên trong bài: vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang).

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà" trả lời các câu hỏi về bài đọc.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 8
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2007
Tập đọc
 kỳ diệu rừng xanh 
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II- Phương Tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Tranh, ảnh vẻ đẹp của rừng; ảnh những cây nấm rừng, những muôn thú có tên trong bài: vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang). 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà" trả lời các câu hỏi về bài đọc.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài đọc.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- GV dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau để luyện đọc:
+ Đoạn 1: từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
+ Đoạn 2: từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- GV chú ý giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK; tranh, ảnh về rừng, những cây nấm, những con vật được kể tên trong bài: vượn bạc má, chuồn sóc, hoẵng; giúp HS giải nghĩa từ ngữ khó cuối bài và có ý thức đọc đúng những từ ngữ dễ viết sai. 
b. Tìm hiểu bài:
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? 
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? 
+ Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào? 
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? 
+ Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi"
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Chú thể hiện đúng nội dung từng đoạn:
+ Đoạn 1: Cảnh vật được miêu tả qua một qua một loạt liên tưởng - đọc khoan thai thể hiện thái độ ngỡ ngàng ngưỡng mộ 
+ Đoạn 2: Đọc nhanh hơn những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
 + Đoạn 3: Đọc thong thả ở những câu cuối 
Chọn đoạn 3 để hướng dẫn đọc diễn cảm. 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khen HS đọc tốt.___________________________
Chính tả
kì diệu rừng xanh
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “Kì diệu rừng xanh"
- Biết đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi yê, ya.
II- Phương Tiện dạy học: Bài tập 3 phóng to.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết: sớm tối thăm viếng; trọng nghĩa khinh tài; ở hiền gặp lành; liệu cơm gắp mắm. 
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả (nghe- viết)
- Chú ý những từ dễ viết sai: ẩm lạnh, gọn ghẻ, len lách, mãi miết...
- GV đọc cho HS viết bài.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
Bài tập 1:	 - HS viết vở bài tập .
- Lời giải : khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
Bài tập 2:
HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập. Lời giải : Thuyền, thuyền; khuyên 
Bài tập 3: Lời giải : yểng; hải yến; đỗ quyên 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhỡ những em viết chưa đẹp về nhà luyện để chữ đẹp hơn.
- Tuyên dương những em viết chữ đẹp.
___________________________
Toán
Số thập phân bằng nhau
I- Mục tiêu bài học:
Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết chuyển đổi các ví dụ của bài học để nhận ra rằng: 	0,9 = 0,90;	0,90 = 0,900
0,90 = 0,9 	0,900 = 0,90 
HS lấy các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu ở trên 
GV lưu ý HS số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00.
HĐ3: Luyện tập 
+ Bài tập 1, 2: HS tự làm bài.
+ Bài tập 3: đúng ghi (Đ), sai ghi (S) 
Ví dụ: 0,2 = (Đ)	0,2 = (S) 
+ Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: viết dưới dạng số thập phân là: 
A. 0,6 	B. 0,06	C. 0,006	D. 6,00 
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả
- Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu bài học:
	Giúp HS viết bài văn miêu tả cảnh sông nước: Y/c nêu đặc điểm của sự vật được miêu tả tình tự, miêu tả hợp lý, nêu được nét đặc sắc riêng biệt của cảnh vật, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả.
II- Phương Tiện dạy học:
	Một số tranh về sông nước
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giáo viên nêu y/c mục đích giờ học
2. Củng cố lý thuyết.
? Một bài văn tả cảnh gồm mấy phần ( 3 phần )
Phần 1 : Mở bài : Giới thiệu cảnh sông nước mình định tả.
Phần 2 : Thân bài:
+ Mặt nước sông khi có gió nhẹ, khi có gió giông bão.
+ Thuyền bè trên sông, thuyền đánh cá, tàu thuyền vận chuyển hàng hoá.
+ Hai bên bờ sông : Bãi cát, bãi ngô, nhà cửa.
+ Dòng sông với đời sống của nhân dân.
Phần 3 : Kết luận: ích lợi của dòng sông và cảm nhận của con người bên dòng sông.
3. Thực hành: HS viết bài - Gv theo dõi - chấm.
4
3. Thực hành: HS viết bài - Gv theo dõi - chấm.
IV- Củng cố - Tổng kết: Nhận xét giờ học.
___________________________
Khoa học 
phòng bệnh viêm gan A
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. 
- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. 
II- Phương Tiện dạy học:
Hình trang 32, 33 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. 
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: HS sinh hoạt nhóm: đọc lời thoại trong hình 1 trang 32 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
HĐ2: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK và trả lời các câu hỏi: chỉ và nói về nội dung của từng hình; giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bênh viêm gan A.
+ Hình 2: uống nước đun sôi để nguội.
+ Hình 3: ăn thức ăn đã nấu chín 
+ Hình 4 : rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
+ Hình 5: rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
- Bước 2: Thảo luận cả lớp.
+ Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A 
+ Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì.
+ Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A 
- Kết luận: HS đọc mục “Bạn cần biết".
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Hướng dẫn thực hành
Khoa học: Tuần 7 - 8
I- Mục tiêu bài học:
	- Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não, bệnh viêm gan A.
	- Hiểu được sự nguy hiểm của các loại bệnh trên.
	- Biết được cách phòng các loại bệnh trên.
	- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Phương Tiện dạy học:
	Một số tranh tuyên truyền.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu y/c nội dung tiết học.
2. Ôn tập
	Đối với 3 loại bệnh nói trên, hãy nêu:
? Nêu tác nhân gây ra bệnh là gì ?
? Được lây truyền như thế nào ?
? Có nguy hiểm như thế nào ?
? Những việc nên làm để phòng bệnh?
- Gv kết luận.
IV- Củng cố - Tổng kết: 
	Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về bệnh trên.
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2007
Toán
so sánh hai số thập phân
I- Mục tiêu bài học:
Giúp HS : Biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phận theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm cách so sánh 2 số thập phân 
a. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau
- 8,1m > 7,9m nên 8,1 > 7,9 
- Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9 
- Rút ra nhận xét (như SGK) 
b. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau.
VD: so sánh 35,7 và 35,698
	Thực hiện như SGK
c. Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh 2 số thập phân và giúp HS thống nhất nêu như SGK.
HĐ2: Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4
Bài 1: Rèn cách so sánh 2 số thập phân.
Bài 2: Viết số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3: Viết số thập phân thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 4: Viết chữ số thích hợp vào chổ chấm.
Mẫu: 2,57 < 2,517	2,507 < 2,517
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3 bằng cách gọi một HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
III- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét giờ học.___________________________
Luyện từ và câu 	
mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I- Mục tiêu bài học:
- Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ chỉ các sợ vật, hiện tượng của tự nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
- Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II- Phương Tiện dạy học: Từ điển HS
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS làm lại BT4 của tiết LTVC trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 1: HS làm việc theo cặp
Lời giải: 
ý b: Tất cả những gì không do con người tạo ra.
- Bài tập 2:
 Lời giải: Lên thác xuống ghềnh	Gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống.
 Góp gió thành bão	Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
 Nước chảy đá mòn	Kiên trì bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong. 
- Bài tập 3:
+ GV phát phiếu cho HS làm việc. Mỗi thành viên đặt một câu với một từ tìm được.
+ Đại diện các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
+ GVvà cả lớp nhận xét.
- Bài tập 4 : thực hiện như bài tập 3
- Tìm từ ngữ: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì oạp,
- Đặt câu. VD: Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn chỉnh bài (nếu ở lớp làm chưa xong). 
___________________________
Lịch sử: 
xô viết nghệ- tĩnh
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh biết:
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là đĩnh cao của phong trào cách mạng VN trong những năm 1930-1931.
- Nhân dân một số địa phương ở Nghệ - Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ  ... HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
- HS chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện Tuần 9.
___________________________
Hướng dẫn tự học
Luyện tập về số thấp phân
I- Mục tiêu bài học:
- Ôn tập về khái niệm số thập phân và tính chất bằng nhau của số thập phân.
- Biết cách sử dụng số thập phân để viết số đo độ dài.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD ôn luyện:
HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản: HS nhắc lại khái niệm của số thập phân, tính chất bằng nhau của số thập phân.
- Nêu cách so sánh số thập phân.
- Gv hệ thống lại.
HĐ2 : Luyện tập:
HS hoàn thành bài tập ( SGK) - Gv theo dõi HD- chấm.
Bài luyện tập thêm:
Bài 1: Tìm 5 số thập phân x thoả mãn các điều kiện sau :
a) Có phần nguyên < 10.
b) Có phần thập phân gồm 2 chữ số khác nhau.
Bài 2: Viết các phân số thập phân đã cho thành số thập phân:
; 	 ;	;	;
	HS làm bài - Gv theo dõi.
III- Củng cố - Tổng kết:
	Nhận xét giờ học.
___________________________
Luyện Thể dục
Tuần 8
I- Mục tiêu bài học:
 Tổ chức cho HS chơi các trò chơi mà các em yêu thích như: kéo co, nhảy lò cò tiếp sức. Yêu cầu HS chơi nhiệt tình, khéo léo đúng luật và đảm bảo an toàn.
II- Phương Tiện dạy học:
 Chuẩn bị còi, một sợi dây thừng dài, một dải khăn màu.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu
 Tập trung HS, phổ biến ND giờ học. Cho HS tập các động tác khởi động.
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đèn xanh đèn đỏ .
2.Phần cơ bản 
HĐ1: Trò chơi kéo co
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Kéo co theo 2 đội(nam nữ chơi riêng).
 - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích các chơi và quy định chơi, nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi chơi .
 Đề nghị 2 cán sự lớp điều khiển .GV quan sát nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc, nhắc nhở những HS ý thức học tập chưa cao.
HĐ2: Trò chơi chạy lò cò tiếp sức
Tương tự GV tổ chức cho HS chơi trò chơi chạy lò cò tiếp sức.
 3. Phần kết thúc 
 - Cho HS tập các động tác thả lỏng. 
 - GV cùng HS hệ thống lại ND bài học 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy . Dặn HS về nhà nhớ tập thể dục đều đặn.
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh. 
II- Phương Tiện dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét: 
a. Mở bài trực tiếp 
b. Mở bài gián tiếp 
Bài tập 2: HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài: không mở rộng và mở rộng.
HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét: 
a. Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS
b. Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý côn đường vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp. 
Bài tập 3: Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
Viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Nhắc HS ghi nhớ hai kiểu mở bài, hai kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết hoàn chỉnh đoạn mở bài, kết bài.
___________________________
Toán
viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo độ dài. 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
- HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé. 
- HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề 
- HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng, ví dụ: 1km = 1.000m ...
1m = km = 0,001km.
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm, ví dụ: 6m7dm = 6,7m 
- Bài 2: Tương tự bài 1
- Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm, ví dụ: 8km 832m = 8,832km 42m = 0,042km 
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 2, 3 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học.
___________________________
Khoa học 
phòng tránh HIV/ AIDS
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
II- Phương Tiện dạy học:
- Hình trang 35 SGK
- Sưu tầm các thông tin về HIV/AIDS.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
* Mục tiêu: 	Giúp HS giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì? 
Nêu được các đường lây truyền.
 * Cách tiến hành: 
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: các nhóm thi nhau xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhóm nào làm đúng, nhanh là thắng cuộc.
Đáp án: 1-c; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a
HĐ2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh triển lãm
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV yêu cầu các nhóm sắp xếp trình bày các thông tin, tranh ảnh  đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
Ví dụ: một số bạn trang trí và trình bày các tự liệu mà nhóm thu thập được về HIV/AIDS
- Bước 3: Trình bày triển lãm.
Mỗi nhóm cử hai bạn thuyết minh khi có bạn nhóm khác sang xem của nhóm mình. 
Sau khi các nhóm đã xem và nghe nhóm bạn thuyết minh các thành viên trong nhóm về chổ và cùng chọn ra nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí sau: thông tin phong phú về chủng loại, trình bày đẹp.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp (tuần 8)
I. Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua:
- Kết quả học tập, nề nếp trong giờ học, trực nhật, sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ
- Nêu gương một số em ngoan ý thức tốt, kết quả học tập tốt để cả lớp noi theo ( Quỳnh Liên, Duyên, Khánh Huyền ).
- Bên cạnh đó nhắc nhỡ những em kết quả học tập chưa tốt, ý thức tự giác chưa cao ( Trường, Đông, Nhật, Phan Cẩm Tú )
II. Kế hoạch tuần 9: 
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-11:
- Tiếp tục xây dựng nề nếp tự quản và xây dựng phong trào phát biểu xây dựng bài, thi đua dành nhiều điểm tốt, nhiều bông hoa điểm 10 để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Khắc phục những tồn tại của lớp trong tuần qua, phấn đấu được nhận cờ thi đua.
___________________________
Buổi chiều:
Toán
Luyện tập tuần 8
I- Mục tiêu bài học:
 Củng cố cho HS về đọc, viết, cấu tạo hàng của số thập phân, cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố lí thuyết
 HS nhắc lại :
- Cấu tạo của số thập phân.
- Cách đọc, viết số thập phân.
- Mối quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền kề.
- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
HĐ2. Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. (bài3 T.39, bài 3,4 T.40) 
Bài tập luyện thêm:
Tìm 5 số thập phân thoả mãn 3 điều kiện sau:
a. Bé hơn 10.
b.Các chữ số ở phần thập phân và phần nguyên của mỗi số là các chữ số khác nhau và khác không.
c. Lớn hơn 8,5. 
HĐ3:Chấm, chữa bài
III- Củng cố - Tổng kết: Nhận xét giờ học. 
___________________________
Đạo đức
nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương (BT4-SGK)
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn. 
* Cách tiến hành: 
Bước 1: HS giới thiệu tranh, ảnh, thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Bước 2: HS thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
- Em nghĩ gì khi xem và đọc các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm thể hiện điều gì?
HĐ2. Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ (BT2-SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành:
- HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
- GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm: em có tự hào về truyền thống đó không? Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó.
- GV kết luận: Mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó.
HĐ3. Học sinh đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên 
III- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- HS tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
___________________________
Hướng dẫn thực hành
Luyện tập về M.R.V.T : ThiÊn nhiên
I- Mục tiêu bài học:
 Củng cố cho HS những kiến thức đã học về chủ đề thiên nhiên, rèn kĩ năng sử dụng theo chủ đề để đặt câu và viết đoạn văn theo chủ đề 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Học cả lớp
Kiểm tra VBT của HS.
Yêu cầu học sinh yếu chữa bài tập 3,4
GV chốt lại các cách làm đúng.
HĐ2: Học cá nhân
Bài 1 	
Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập.
Điền các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: thiên bẩm, thiên hạ, thiên chức, thiên tài.
Chú bé này có  về âm nhạc.
Làm mẹ là  của người phụ nữ.
Nguyễn Huệ là một  quân sự.
Tìm các từ nhiều nghĩa có trong đoạn thơ sau và nói rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từng từ tìm được:
Bài 2: Tìm năm từ láy :
Gợi tả hình dáng 
Gợi tả màu sắc 
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một phong cảnh thiên tươi đẹp.
Chấm, chữa bài
III- Củng cố - Tổng kết:
 Nhận xét giờ học. 
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc