Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 5

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 5

TIẾT 2 TẬP ĐỌC

Một chuyên gia máy xúc

I.Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: A – lếch – xây, nắm lấy, mảng nắng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng ở các từ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng với từng nhân vật.

2. Đọc – hiểu:

- Từ ngữ: Công trường, điểm tâm, chất phác, chuyên gia, đồng nghệp.

- Nội dung: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh sưu tầm về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: Cầu Thăng Long, Cầu Mĩ Thuận, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần :5
Thứ hai
ngày
03
tháng
10
năm
2011
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu 	
1. Đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: A – lếch – xây, nắm lấy, mảng nắng. 
- Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng với từng nhân vật.
2. Đọc – hiểu:
- Từ ngữ: Công trường, điểm tâm, chất phác, chuyên gia, đồng nghệp.
- Nội dung: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh sưu tầm về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: Cầu Thăng Long, Cầu Mĩ Thuận, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Kiểm tra bài cũ (3phút)
Gọi 3 HS đọc TLbài: bài ca về trái đất, y/c trả lời các câu hỏi sau:
+ Hai câu thơ cuối khổ thơ hai nói lên điều gì?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
2.Bài mới
a.GVgiới thiệu và ghi đầu bài( 1 phút)
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc: 10 phút
- Gọi 1 HS khá đọc 1 lượt cả bài
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp, Gv sửa lỗi phát âm cho từng HS
- Hướng dấn HS ngắt giọng ở câu văn dài
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp lượt 2
- Y/c HS đọc phần chú giải.
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm 2
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 1 lần
- GV đọc mẫu cả bài ( cả bài đọc giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, đoạn đối thoại đọc giọng thân mật, hồ hởi)
* Tìm hiểu bài: 10phút
- Y/c HS đọc thầm đoạn “ đó là... thân mật” để trả lời câu hỏi sau:
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch- xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
- GV nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của a-lếch-xây.
- Y/c HS đọc thầm đoạn còn lại để trả lời câu hỏi:
+Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghệp diễn ra ntn?
+ Chi tiết nào trong bài làm em nhớ nhất?
- GV giảng thêm: Chuyên gia A-lếch-xây cùng với nhân dân Liên Xô cũ luôn kề vai sát cánh cùng ND Việt Nam.Dáng vẻ của A-lếch-xâyngay từ phút đầu gợi cảm giác giản dị, thân mật, dễ gần, dễ mến.( Kết hợp GV đưa tranh ảnh về các công trình có sự giúp đỡ của nước bạn giới thiệu cho HS)
+ Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
( HS nêu, GV ghi bảng)
*Luyện đọc diễn cảm:12phút
- Y/c HS dựa vào nội dung bài để nêu cách đọc toàn bài
GV treo bảng phụ có đoạn văn 4 , hỏi HS về cách đọc đoạn văn hội thoại này.
- Gọi HS luyện đọc đoạn này theo hình thức phân vai nhân vật, GV nghe và sửa cho HS.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3( đọc phân vai)
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo nhóm đã luyện.
- Gọi HS n/x để tìm ra nhóm đọc hay, GV tuyên dương, cho điểm .
 3.Củng cố (3phút)
+ Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em điều gì?
- GV n/x và chốt ý toàn bài
4.Dặn dò (1phút) - N/x giờ học
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại
- Chuẩn bị bài sau: Ê-mi-li, con đi...
3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi
HS khác n/x
HS ghi đầu bai theo GV
HS mở SGK
1 HS đọc
4 HS đọc nối tiếp
HS nêu cách ngắt và luyện đọc 
Thế là A- lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
4 HS đọc nối tiếp
1 HS đọc chú thích
HS đọc theo nhóm 2 (cùng bàn)
1 HS đọc cả bài
HS lắng nghe
HS đọc thầm
1 HS trả lời
HS trả lời, HS khác n/x, bổ sung.
HS tiếp tục đọc thầm đoạn còn lại
Hs trả lời, HS khác n/x.
1 vài HS nêu 
HS lắng nghe
Quan sát tranh GV đưa ra
HS nêu, HS khác n/x, bổ sung cho hoàn chỉnh.
 HS ghi bảng theo GV
HS nêu, HS khác n/x, bổ sung.
HS nêu
HS luyện đọc
HS luyện đọc theo nhóm 3
2 nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS n/x về cách đọc của từng nhóm
 1 – 2 HS nêu
HS lắng nghe
Ghi vở bài sau
Tiết 3
Toán
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài (tiết 21)
I/. mục tiêu:
Giúp HS củng cố về
	- Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
	- Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
II/. đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1
II/. các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy và học vài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo độ dài và giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
2.2 Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS đọc đề bài
- GV hỏi: 1 m bằng bao nhiêu dm
- 1 HS trả lời: 1 m = 10 dm
- GV viết vào cột mét 1 m = 10 dm
- 1 m bằng bao nhiêu dam
 1
- HS trả lời: 1 m = ----- dam
 10
- GV viết tiếp vào cột mét để có:
 1
1 m = 10 dm = ----- dam
 10
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở BT
GV hỏi : Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé , đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn 
- HS nêu : Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé và đơn vị bé = 1/10 đơn vị lớn . 
Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS đọc đè bài và tự làm 
- 3 HS lên bảng làm bài , HS lớp làm vở 
a. 135 m = 1350 dm b. 8300 m = 830 dam c. 1mm = 1/10 cm 
 342dm = 3420cm 4000 m = 40 hm 1cm = 1/100 m 
 15 cm = 150 mm 25000 m = 25 km 1 m = 1/1000 km 
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . 
- HS Nhận xét 
Bài 3 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK 
- GV viết lên bảng 4 km 37m = m và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống 
- HS nêu 
4 km 37 m = 4 km + 37 m 
 = 4000 m + 37 
 = 4037 m 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp , HS làm vở 
- GV nhận xét bài làm của HS , sau đó cho điểm 
3. Củng cố , dặn dò 
- Nêu lại bảng đơn vị đo độ dài 
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ? 
- HS trả lời 
Tiết 4
chính tả
Một chuyên gia máy xúc
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Nghe- viết chính xác, đẹp đoạn “Qua khung...thân mật” trong bài.
- Hiểu được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chữa nguyên âm đôi uô - ua và tìm được các tiếng có nguyên âm đôi uô - ua để hoàn thành các câu thành ngữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Kiểm tra bài cũ (3phút)
- Gọi 2 HS lên bảng cùng viết các tiếng: chiến, nghĩa.
- Y/c 1 Hs trình bày cách đánh dấu thanh trong các tiếng vừa viết.
- GV n/x, đánh giá.
2.Bài mới
a.GVgiới thiệu và ghi đầu bài(1phút)
b.Hướng dẫn viết chính tả( 20phút)
- Gv đọc mẫu đoạn viết chính tả một lần
+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
- Y/c HS nêu những từ khó dễ viết sai khi viết chính tả.
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ cô giáo nêu: 
 cửa kính, mảng nắng, ngoại quốc, khuôn mặt, chất phác
- Gọi HS n/x cách viết của bạn trên bảng.
+ Dấu thanh ở các chữ bạn đánh ntn?
- GV n/x và nhấn mạnh cách viết, phân biệt những từ HS còn sai.
- Gv đọc bài cho HS viết.
- Viết xong, GV đọc cho HS soát lỗi ( HS có thể đổi vở cho nhau)
- Gv chấm một số bài , n/x
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (10phút)
Bài 2: Gọi 1 HS đọc y/c của bài.
- Y/c HS làm bài 
- Gọi 1 HS chữa bài.
- Y/c HS nêu cách đánh dấu thanh các tiếng có âm đôi uô - ua.
- GV nhấn mạnh cách đánh dấu thanh
Bài 3: Gọi 1 HS đọc y/c
- Y/c HS làm bài theo nhóm 4: Thảo luận và cử một thư kí ghi vào bảng nhóm
- Y/c nhóm nào làm xong thì treo bài lên bảng lớp.
- Gọi 1 nhóm đọc bài của nhóm mình
- GV gợi ý để HS giải thích ý nghĩa của một vài câu thành ngữ vừa hoàn chỉnh
- Gọi 2 HS đọc lại cả bài này.
- GV n/x, đánh giá xem nhóm nào làm tốt và trình bày đẹp nhất.
3.Củng cố (3phút)
- Gọi 2 HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có âm đôi uô - ua
4.Dặn dò (1phút)
- Dặn HS về sửa lỗi viết sai (nếu có)
- Gv nhận xét tiết học
2 HS lên bảng viết, HS ở dưới viết vào nháp.
1 HS nêu
HS ghi đầu bài.
HS mở SGK
Theo dõi GV đọc
1 Hs trả lời
HS nêu 
2 HS lên bảng viết, HS khác viết vào nháp
HS n/x bài của bạn trên bảng
HS n/x
HS lắng nghe
HS viết bài theo GV đọc
HS đổi vở để soát lỗi cho bạn
1 HS đọc: Tìm các tiếng có chứa uô-ua trong bài văn dưới đây. Giải thích cách ghi dấu thanh trong các tiếng vừa tìm được.
HS làm bài
HS chữa bài: Các tiếng có nguyên âm đôi uô-ua là: múa, cuốn, cuộc, buôn, muôn, của
HS nêu, HS khác n/x và nêu lại
1 HS nêu: Tìm tiếng có chứa uô - ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác n/x đối chiếu bài của nhóm mình
KQ: Muôn người như một
 Chậm như rùa.
 Ngang như cua.
 Cày sâu cuốc bẫm
HS nêu, HS khác n/x, bổ sung
2 HS đọc lại
2 HS nêu
Tiết 5
Đạo đức
Bài 3 : có chí thì nên (tiết 1)
I. Mục tiêu
 Học xong bài này học sinh biết:
- Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với khó khăn thử thách. Nhưng có ý chí có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì có thể sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. 
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm
- Bảng phụ, thẻ mầu
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1, Kiểm tra: ( 5 phút)
- Gọi HS trả lời câu hỏi kiểm tra về bài học trước:
+ Em hãy kể câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Khi thấy một bạn vứt rác ra sân trường hay vẽ bậy lên tường thì em sẽ làm gì?
- Nhận xét, cho điểm
2, Bài mới:( 32 phút)
- Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đầu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Tổ chức cho cả lớp tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng
- Gọi HS đọc thông tin trang 9 SGK và trả lời các câu hỏi sau
+ Trần Bảo Đồng gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
+ Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
- Nhận xét những câu trả lời của học sinh và nêu kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết sắp xếp thời gian hợp lý có phương pháp học tốt nên anh vừa giúp đỡ được gia đình vừa học  ... ích của hình vuông có cạnh 1 mm là
1 mm x 1mm = 1 mm2
- GV hỏi: Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết Mi li mét vuông là gì 
- HS nêu: Mi li mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mm
- Dựa vào cách ký hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học em hãy nêu cách ký hiệu của mm2
- HS nêu: mm2
b. Tìm mối quan hệ giữa Mi li mét vuông và Xăng ti mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh họa, sau đó yêu cầu HS tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm
- HS tính và nêu:
1 cm x 1 cm = 1 cm2 
- GV hỏi: Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mm
- HS nêu: Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm
- Vậy 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2
- HS nên: 1 cm2 = 100 mm2 
- Vậy 1 mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2
 1
- HS nêu: 1 mm2 = ---- cm2
 100
2.3 Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột như phần b, SGK
- GV nêu yêu cầu: Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn
- 1 HS nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp. Sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- GV hỏi: 1 mét vuông bằng bao nhiêu dm2
- HS nêu: 1 m2 = 100 dm2
- GV hỏi tiếp: 1 mét vuông bằng mấy phần Đề ca mét vuông
 1
- HS nêu: 1 m2 = ----- dam2
 100 
- GV viết vào cột mét 1
 1 m2 = 100 dm2 = ----- dam2
 100
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích các HS khác làm vào vở.
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi:
+ Mỗi đơn vị diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn liền tiếp với nó
+ HS: Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn liền tiếp nó
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn liền tiếp nó
 1
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng -----
 đơn vị lớn hơn liền tiếp nó 100 
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền tiếp nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần
- Hai đơn vị đo diện tích liền tiếp nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
2.4 Luyện tập, thực hành
Bài 1
a. GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc
b. GV đọc các số đo diện tích cho HS viết yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở BT
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đóhướng dẫn HS thực hiện 2 phép đổi để làm mẫu (đây chỉ là kỹ thuật đổi cho thuận tiện)
- HS theo dõi và làm lại phần hướng dẫn của GV
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé: 7 hm2 .. m2
Biết mỗi đơn vị dện tích thích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2, ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 số 0 vào sau số đo đã cho
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại
- HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vở bài tập
- GV chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm 
Bài 3 : GV yêu cầu HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng , HS cả lớp làm vở 
- Gọi HS chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm 
3. Củng cố dặn dò : 
- GV tổng kết tiết học , dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện thêm và chuẩn bị bài sau . 
Tiết 3
Khoa học
Thực hành nói “không” đối với các chất gây nghiện (tiết 2)
I.Mục tiêu
- Sau giờ học, HS nhận ra:
- Có nhiều người biết chắc rằng hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác nhưng họ vẫn làm.
- Có khả năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiên. 
Đồ dùng dạy học
- Một cây hoa 
- Các tấm phiếu ghi sẵn các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện
- Một chiếc ghế phủ vài đỏ.
Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1.Kiểm tra bài cũ (3phút): Gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau:
- Hãy nêu một vài tác hại của thuốc lá đối với người hút.
- Người nghiện rượu thường có những hành vi ntn?
GV n/x, đánh giá
2.Bài mới
a.GVgiới thiệu và ghi đầu bài(1 phút)
b.Tìm hiểu bài
*HĐ1:Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”( 15 phút)
- GV đặt vấn đề
- Đưa ra một lọ hoa giấy, mỗi bông hoa có sẵn câu hỏi.
- Nêu cách chơi: Có 3 nhóm câu hỏi tương ứng trên 3 màu hoa. Nhiệm vụ của các em là chọn hái một bông hoa rồi trả lời câu hỏi. Nhóm trọng tài theo dõi đáp án rồi cho điểm
- Chọn tổ trọng tài và đưa đáp án cho tổ TT
- GV phát lệnh chơi
+ Câu hỏi về tác hại của thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh gì?
Khói thuốc lá gây hại cho người hút ntn?
Hút thuốc lá ảnh hưởng đén người xq ntn?
Bạn có thể làm gì để giúp người thân trong gia đình không hút thuốc trong nhà hoặc cai thuốc lá?
+Câu hỏi về tác hại của rượu bia
Rượu bia là chất ntn?
Uống rượu bia gây ra những bệnh gì?
Rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến người nghiện ntn?
Người nghiện rượu bia có thể ảnh hưởng đến người xung quanh ntn?
+ Câu hỏi về tác hại của ma tuý:
Ma tuý là tên gọi những chất ntn?
Ma tuý có tác hại gì?
Nếu có người rủ bạn dùng thử ma tuý bạn sẽ làm gì?
Nếu có người thuê bạn vận chuyển ma tuý bạn sẽ làm gì?
- GV tổng kết và khen những HS chơi tốt
*HĐ2: Trò chơi “ Chiếc ghế nguy hiểm”
- GV Chỉ vào ghế và nêu: đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai mà chạm phải sẽ bị điện giật. Cô đặt chiếc ghế giữa cửa, cá em sẽ đi từ ngoài vào, cố gắng đừng chạm vào ghế, bạn nào không chạm vào ghế mà chạm vào bạn bị điện giật thì cũng bị giật theo.
- Tố chức chơi: Chọn nhóm quan sát gồm 4 HS làm quan sát viên theo dõi
+ Lượt 1: Y/c HS đi từ trong lớp ra
+ Lượt 2: Y/c HS đi vào lớp
- Sau đó, GV hỏi: 
+Đi qua chiếc ghế nguy hiểm, em có cảm giác gì?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế này có nhiều bạn rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+Tại sao có một số bạn lại đẩy bạn ch chạm vào ghế?
+ Tại sao có một số bạn cố tình chạm vào ghế?
+ Qua trò chơi em rút ra được kết luận gì?
- GV KL ( SGV)
3.Củng cố (3phút)
- Đối với chất gây nghiện em cần có thái độ ntn?
4.Dặn dò (1phút)
- Học và thực hiện theo bài học
2 HS trả lời
HS khác n/x, bổ sung
Ghi đầu bài theo GV
Hs lắng nghe cô giáo phổ biến cách chơi
- Tổ trọng tài lên phía trước lớp
- Tổ trọng tài gọi HS lên hái hoa, nêu câu hỏi của mình, trong vòng 15 giây phải đưa ra câu trả lời( Nếu chậm sẽ chuyển cho bạn khác, nếu sai cùng làm như vậy)
- HS chơi, tổ trọng tài so đáp án và kết luận đúng hay chưa đúng
Hs theo dõi cô giáo phổ biến luật chơi
4 HS được gọi làm quan sát viên chuẩn bị làm việc
HS làm theo y/c của gv
Các quan sát viên nêu n/x
HS trả lời theo suy nghĩ của mình, HS khác n/x và nêu ý kiến khác nếu có
3 em nêu
HS lắng nghe
2 Hs nêu
Tiết 4
âm nhạc
( Giáo viên chuyên )
Tiết 5
Thể dục
Bài:10 đội hình đội ngũ-trò chơi “nhảy đúng nhảy nhanh”
I.Mục Tiêu-Yêu Cầu
 -Tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số,quay phải,quay trái,quay sau,đi đều vòng phải,vòng trái,đổi chân khi đi sai nhịp.Yêu Cầu thực hiện được tập hợp hàng ngang,dóng thẳng hàng ngang.Thực hiện cơ bản đúng điểm số,quay phải ,quay trái,quay sau,đi đều vòng phải vòng trái.Bước đầu biết cách đổi chân khi đi sai nhịp. 
 -Trò chơi “nhảy đúng nhay nhanh”,Yêu Cầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi
II.Địa Điểm-Phương Tiện
 -Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ,đảm bảo an toàn tập luyện.
 -Phương tiện:Chuẩn bị còi,kẻ sân chơi
III.Nội Dung Và Phương Pháp Lên Lớp
Nội Dung
Đ.Lượng
Phương Pháp Tổ Chức
1.Phần Mở Đầu
 -GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học,chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện.
-Chạy theo một hàng dọc xung quanh sân tạp(200-300m)
 -Xoay các khớp cổ tay,cổ chân,khớp gối,hông.
-Trò chơi “diệt các con vật có hại”.GV nhắc lại cách chơi, luật chơi,quy định chơi
6-10phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2phút 
2-3 phút
 x x x x x x
 x x x x x x 
 (GV)
 Đội hình nhận lớp
 x 
 x x
 x x
 x 
 (GV) 
Đội hình khởi động và chơi trò chơi. 
2.Phân Cơ Bản.
 -Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng điểm số,đi đều vòng phải,vòng trái,đổi chân khi đi sai nhịp.
+ Lần 1,2 GV điều khiển lớp tập,nhận xét,sửa sai cho HS
 +Lấn 3-4 Chia tổ tập luyện,do tổ trưởng điều khiển tập,GV quan sát sửa sai cho HS các tổ
 +Lần 5-6 Tập hợp cả lớp cho các tổ thi đua trình diến.GV cùng HS quan sát,nhận xét biểu dương các tổ tập tốt.
+Lần 7-8 Tập cả lớp để củng cố do GV điều khiển
-Chơi trò chơi “nhảy đúng,nhảy nhanh”.GV nêu tên trò chơi,giải thích cách chơi,quy định chơi.
3.Phần Kết Thúc
 -Tập hợp thành hai hàng ngang làm động tác thả lỏng,hít thở sâu
 -GV cùng HS hệ thống
 -GV nhận xét đánh giá kế quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 18-22(p) 
10-12(p)
7-8phút
4-6phút
 2-3
 1-2
 1-2
 x x x x x x (GV) x x x x x x 
Đôi hình tập
 x x x x x x 
 tổ 1 x 
 (GV)
 x x x x x x 
 tổ 2 x
 Đội hình chia tổ tập 
 x x x x x x
 (GV) 
 x x x x x x
 x x x x x x
 Đội hình thi
x x x
x x x 
 cb xp (GV)
ĐH chơi
 x x x x x x
 x x x x x 
 (GV)
Đ.h thả lỏng
 x x x x x x
 x x x x x x 
 (GV)
Đ.h kết thúc
Tiết 6
Hướng dẫn tự học
I/ Mục tiêu:	- Rèn kĩ năng viết văn
Làm bài tập toán : 
Hoàn thành bài tập 
II/ Hướng dẫn HS tự học
1/ HS viết 1 đoạn văn tả cảnh chào cờ đầu tuần, đọc trước lớp- GVnhận xét, sửa chữa cho câu văn hay hơn
2/ HS tự làm BT toán, gọi vài HS lên bảng chữa bài, GV và HS nhận xét
III/ Củng cố- dặn dò : NX tiết học, chốt kiến thức kĩ năng
Tiết 7
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm trong tuần 5
I. Mục tiêu:
- Học sinh kiểm điểm trong tuần 5 để thấy được những ưu, khuyết điểm cơ bản.
- Học sinh đưa ra được phương hướng cho tuần sau.
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê bình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sổ chủ nhiệm. 
- HS : Sổ theo dõi thi đua của các tổ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn đinh lớp:
2. Nội dung sinh hoạt: 
* Sinh hoạt lớp. 
* Sinh hoạt văn nghệ. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát một bài.
- Yêu cầu HS sinh hoạt lớp.
Giáo viên đưa ra ý kiến:
- Cần phát huy các mặt mạnh trong tuần 5.
- Giữ vệ sinh, nề nếp lớp học
- Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Yêu cầu HS văn nghệ.
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau
- Lớp hát.
- Tổ trưởng báo cáo kết quả của tổ về các mặt trong tuần 5:
+ Nề nếp, đạo đức tác phong.
+ Học tập, thể dục, vệ sinh.
+ Các hoạt động khác.
- Lớp trưởng tổng hợp đánh giá tình hình chung của lớp:
+ Nề nếp, đạo đức tác phong.
+ Học tập, thể dục, vệ sinh.
+ Các hoạt động khác.
- Lớp góp ý kiến, đề ra phương hướng cho tuần sau 6.
- HS tổ chức văn nghệ theo tổ, nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 5 2 BUOI CKTKN.doc