Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 7 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 7 (chuẩn)

Tập đọc

 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- Hiểu ý câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tình cảm đáng quí của loài cá heo đối với con người.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít; trả lời câu hỏi sau bài đọc.

2. Dạy bài mới:

HĐ1. Giới thiệu bài đọc.

HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a, Luyện đọc:

- Một HS khá giỏi đọc bài.HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn .GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

GV đọc diễn cảm bài văn giọng kể chuyện tự nhiên: Đoạn 1(đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm), đoạn 2(giọng sảng khoái, thán phục cá heo)

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần thứ 7 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 7
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007
Tập đọc
 những người bạn tốt 
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. 
- Hiểu ý câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tình cảm đáng quí của loài cá heo đối với con người.
II- Phương Tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ bài trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít; trả lời câu hỏi sau bài đọc.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài đọc.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- Một HS khá giỏi đọc bài.HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn .GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
GV đọc diễn cảm bài văn giọng kể chuyện tự nhiên: Đoạn 1(đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm), đoạn 2(giọng sảng khoái, thán phục cá heo)
b, Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm và đọc lướt. Tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài trong SGK.
- Vì sao nghệ sĩ A-ri- ôn phải nhảy xuống biển? 
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
- Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng quý ở chỗ nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đói với nghệ sĩ A-ri-ôn?
c, Luyện đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- HS đọc diễn cảm .Chú ý nhấn giọng các từ ngữ đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin 
- HS thi đọc diễn cảm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khen HS đọc tốt.
___________________________
Chính tả
dòng kinh quê hương
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
- Nắm vững quy tắc và làm đúng bài tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
II- Phương Tiện dạy học:
Bài tập 3 phóng to.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS chép các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ 
(ví dụ: lưa, thưa, tưởng, tươi, )
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả (nghe- viết)
- Chú ý những từ dễ viết sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót...
- GV đọc cho HS viết bài.
HĐ3: Hướng dẫn làm BT Chính tả 
Bài tập 1:
- HS viết vở bài tập .
- Lời giải : Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều/ Mãi mê đuổi một con diều/ Củ khoai nướng để cả chiều thành tro..
Bài tập 2:
Lời giải : Đông như kiến./ Gan như cóc tía./ Ngọt như mía lùi.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc nhỡ những em viết chưa đẹp về nhà luyện để chữ đẹp hơn.
- Tuyên dương những em viết chữ đẹp.
___________________________
Toán
 luyện tập chung
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố về : 
- Quan hệ giữa 1và vàvà.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Giới thiệu và nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2. Luyện tập
- HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 ở vở bài tập.
+ Bài tập 1, 2: HS tự làm bài.
+ Bài tập 3: Bài giải: 
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được vào bể là:
(): 2 = (bể)
Bài tập 4: HS đọc kỹ đề rồi giải bài toán.
HĐ3: Chấm và chữa bài
- Bài 1, 2 HS đọc kết quả
- Bài 3, 4 viết bài chữa lên bảng, GV và HS theo dõi nhận xét.
III- Củng cố - Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- HS nào chưa hoàn thành hết các bài tập thì về nhà làm tiếp.
___________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc tuần 6
I- Mục tiêu bài học:
	- HD, tổ chức cho HS luyện kỹ năng đọc diễn cảm;
	- Nắm nội dung, ý nghĩa của các bài tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai; tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
II- Phương Tiện dạy học:
1. Gv nêu y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: HS nêu các TD thuộc chủ đề những người quả cảm.
HĐ2: HS luyện đọc theo nhóm.
( Gv lưu ý HS đọc giọng phù hợp với tình tiết nội dung từng bài )
- Nhóm trưởng chỉ đạo - Gọi từng bạn đọc bài - nêu ND bài )
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét - bổ sung.
HĐ3: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
( Nhóm cử đại diện lên bốc thăm đọc bài )
- Nêu ND ý nghĩa bài.
- Lớp và Gv nhận xét - đánh giá.
3. Tổng kết: Bình chọn người đọc hay, đọc diễn cảm.
III- Củng cố - Tổng kết:
___________________________
Khoa học 
phòng bệnh sốt xuất huyết
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS có khả năng :
- Nêu tác nhân , đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
-Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh để không cho muỗi đốt .
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Phương Tiện dạy học:
Hình trang 28, 29 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm bài tập SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân , đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết . Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
HS làm các bài tập trang 28 SGK
- Bước 2: Làm việc cả lớp:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hương dẫn trên.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
Một số HS trình bày kết quả làm việc của mình.(1- b; 2- b; 3- a; 4- b; 5- b)
GV hỏi: Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? tại sao?
* Kết luận: Bệnh sốt xuất huyết là do vi-rút gây ra.Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
HĐ2: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: HS quan sát các hình 2,3,4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Hình 2: bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi thông cống rãnh(để ngăn không cho muỗi đẻ trứng).
+ Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt) 
+ Hình 4 : Chum nước có nắp đậy ( để ngăn không cho muỗi đẻ trứng).
- Bước 2: Thảo luận cả lớp.
+ Nêu những việc nên làm để tránh sốt xuất huyết.
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt bọ gậy và muỗi ?
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Hướng dẫn thực hành
Toán: Luyện tập chung
I- Mục tiêu bài học:
	- Y/c HS thuộc bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích;	
	- Ôn tập 4 phép tính về phân số, hổn số.
II- Các hoạt động dạy học:
- Gv nêu mục đích y/c tiết luyện tập;
- HD ôn luyện.
HĐ1: Củng cố kiến thức:
	- Gọi HS đọc bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề nhau.
	Nhắc lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.
HĐ2: Luyện tập
a. HS hoàn thành BT (SGK)
 HS làm, GV theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra- chữa bài.
b. Bài luyện tập thêm:
Bài1: Một mảnh đất HCN, theo quy hoạch dùng để xây biệt thự. Người ta dự tính diện tích dùng để xây dựng nhà ở; diện tích còn lại dùng để trồng cây xanh; số còn lại là các công trình thể thao, giải trí. Biết rằng chiều dài của khu đất đó khoảng 250m,chiều rộng khoảng 100m.Tính diện tích:
	a) Xây nhà ở.
	b) Trồng cây xanh.
	c) Dùng cho các công trình thể thao. giải trí?
* Luư ý: Tính diện tích khu đất trước sau đó tính diện tích xây nhà ở tiếp theo tính diện tích đất trồng cây xanh.
HĐ3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2007
Thể dục
Đội hình đội ngũ - trò chơi "trao tín gậy"
I- Mục tiêu bài học:
- Ôn để củng cố nâng cao kỉ thuật động tác đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái , đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh trật tự đi đều vòng phải, vòng trái đúng kỷ thuật, không xô lệch hàng, thực hiện được động tác đổi chân khi đi sai nhịp.
- Trò chơi “Trao tín gậy" Yêu cầu nhanh nhẹn, bình tĩnh trao tín gậy cho bạn .
II- Phương Tiện dạy học:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi , 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Chơi trò chơi “Chim bay,cò bay”
HĐ2: Phần cơ bản 
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại, thực hiện được động tác đổi chân khi đi sai nhịp. 
- GV điều khiển cả lớp tập. Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS: 5-6 lần. Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi trình diễn, GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp cả lớp do cán sự lớp điều khiển để củng cố.
b) Chơi trò chơi "Trao tín gậy"
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét, xử lý các tình huống xẩy ra và tổng kết trò chơi.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
___________________________
Toán
khái niệm số thập phân
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân( dạng đơn giản).
- Biết đọc , viết số thập phân dạng đơn giản.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu khái niệm về số thập phân( dạng đơn giản).
a. GV giới thiệu: 1dm hay còn được viết thành 0,1 m; 
tương tự với 0,01m; 0,001m
- GV giúp HS tự nêu: các phân số thập phân được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
- GV giới thiệu cách đọc
- GV chỉ vào 0,1; 0,01; 0,001 gọi là các số thập phân.
b. Phần b hoàn toàn tương tự để giúp HS nhận ra 0,5; 0,07; 0,009 cũng là số thập phân.
HĐ2: Thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Rèn cách đọc số thập phân: VD : 0,5 đọc là “không phẩy năm”
Bài 2: Viết số thập phân lên mỗi vạch của tia số.
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm .
Mẫu: 7 dm = = 0,7 m
 4mm = = 0,004 m
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3 bằng cách gọi một HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
IV- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét giờ học.
___________________________
Luyện từ và câu
từ nhiều nghiã
I- Mục tiêu bài học:
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa .
-Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và độ ... một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn.
II- Phương Tiện dạy học:
Vở bài tập; bảng lớp.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
- Bài tập 1: 
Lời giải: ý a: Mở bài: câu mở đầu; Thân bài: gồm ba đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh; Kết bài: câu văn cuối.
- Bài tập 2: 
Lưu ý HS: để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm cả đoạn không.
Lời giải: Đoạn 1: điền câu b; Đoạn 2: điền câu c.
- Bài tập 3: 
HS luyện viết các câu mở đoạn.
GV chấm điểm một số bài, nhận xét về kỹ năng viết của HS.
IV- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét tiết học; khen những HS viết tốt.
___________________________
Toán
hàng của số thập phân.
đọc, viết số thập phân
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng thường gặp); quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân.
- Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn
- Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng: hàng phần mười, phần trăm, phần nghìn
- GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó.
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Bài 1: HS đọc số thập phân rồi chỉ ra các hàng. VD: số 5,8 đọc là: năm phẩy tám; 5,8 có phần nguyên gồm 5 đơn vị, phần thập phân gồm 8 phần mười. 
- Bài 2: HS Viết các số thập phân thích hợp vào ô trống.
VD: Ba đơn vị, chín phần mười: 3,9 
- Bài 3: HS chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân:
VD: 3,5 = 3
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: bài tập 1 HS đọc kết quả; bài 2, 3 gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
III- Củng cố - Tổng kết:
GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Luyện từ và câu 	
luyện tập về từ nhiều nghĩa
I- Mục tiêu bài học: 
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dúng từ nhiều nghĩa.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II- Phương Tiện dạy học:
VBT Tiếng Việt 5
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ2: Luyện tập
- Bài tập 1: HS làm việc theo cặp :
Lời giải: từ “chạy” có các nghĩa khác nhau :
(1): Sự di chuyển bằng chân trên sân.
(2): Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(3): Hoạt động của máy móc.
(4): Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
- Bài tập 2; 3: HS đọc kĩ đề rồi làm bài.
- Bài tập 4: HS đọc kĩ đề rồi làm bài.
Lưu ý: HS chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ “đi”và ”đứng”. Không đặt câu với nghĩa khác. 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ những kiến thức về từ nhiều nghĩa.
___________________________
Buổi chiều:
luyện Toán
tuần 6
I- Mục tiêu bài học:
	 Củng cố cho HS về đọc, viết, cấu tạo hàng của số thập phân.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố lí thuyết
 HS nhắc lại :
- Cấu tạo của số thập phân.
- Cách đọc, viết số thập phân.
- Mối quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền kề.
HĐ2. Luyện tập
Bài 1: Đọc các số thập phân sau:
 0,3 c. 25,052 
 1,24 d. 0,003
Bài 2: Viết các số thập phân có:
a. Hai đơn vị, mười lăm phần trăm 
b. Sáu đơn vị, sáu mươi bảy phần nghìn.
c. Bốn nghìn không trăm linh năm đơn vị, sáu mươi tư phần trăm. 
Bài 3:
Số
Hàng
Trăm
Chục
Đơn vị
Phần mười
Phần trăm
Phần nghìn
68,978
5,207
201,003
80,116
 Bài 4: Viết mỗi phân số thập phân sau thành số thập phân:
a. 27,03	b.0,402	c.3,009
HĐ3:Chấm, chữa bài.
___________________________
Hướng dẫn thực hành
Luyện viết bài 9 -10
I- Mục tiêu bài học:
	- Củng cố luyện kĩ năng luyện chữ viết.
	- HS hoàn thành bài 9 ở vở luyện viết5,đồng thời hoàn thành bài 10 ở nhà
II- Phương Tiện dạy học: Vở luyện viết 5
III- Các hoạt động dạy học:
	- GV nêu yêu cầu nội dung tiết luyện viết
	- Hướng dẫn luyện viết.
HĐ1: GV nhận xét, nhắc nhở các em những lỗi còn hay mắc phải sau khi chấm vở sạch chữ đẹp tháng 9.
- Nhắc lại các mẫu chữ viết hoa: T, N
HĐ2: HS thực hành viết bài vào vở luyện viết. 
Gv theo dõi, hướng dẫn.
- Biểu điểm chấm: Sai 1 lỗi chính tả trừ 0.3 điểm 
Bài viết không sai lỗi nhưng chưa đẹp chỉ cho 7 hoặc 8 điểm.
Trình bày đẹp, đúng mẫu chữ cho 9 hoặc 10 điểm
IV- Củng cố - Tổng kết: Nhận xét giờ học.
___________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt đội sao.
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2007
Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu bài học:
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II- Phương Tiện dạy học:
Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS.
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài.
- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhắc HS chú ý: Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài - để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn đoạn văn hay nhất.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
- Khen những HS học tốt.
___________________________
Toán
luyện tập 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
- Cũng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp. 
II- Phương Tiện dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài, nêu yêu cầu giờ học
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài 1: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân. 
VD: 16,2 
- Bài 2: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân:
VD: 6,4
- Bài 3: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm:
VD: 2,1 m = 21 dm 9,75 m = 975 cm
- Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: ; 
Ta thấy 0,9 = 0,90 vì 
III - Củng cố - Tổng kết:
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 3, 4 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
___________________________
Khoa học 
phòng bệnh viêm não
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
- Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Phương Tiện dạy học:
Hình trang 30, 31 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng?
* Mục tiêu: HS nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
 * Cách tiến hành: 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
HS thảo luận các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào. Sau đó chọn một bạn viết nhanh đáp án vào bảng.
Nhóm nào nhanh và đúng là thắng cuộc. Đáp án là : 1-c; 2- d; 3-b; 4-a.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hương dẫn trên.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
HĐ2: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: Cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não.
- Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
* Kết luận:Giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não .
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những em học tốt.
___________________________
Đạo đức
nhớ ơn tổ tiên (tiết 1)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
* Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: HS đọc truyện Thăm mộ..
Bước 2: HS thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
- Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
HĐ2. Làm bài tập 1 SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS biết được những cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS thảo luận với bạn bên cạnh.
- Đại diện HS trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm cụ thể thiết thực, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ)
HĐ3. Liên hệ cá nhân
 HS tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
III. Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- HS tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
___________________________
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp (tuần 7)
1. Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua:
- Kết quả học tập, nề nếp trong giờ học, trực nhật, sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ
- Nêu gương một số em ngoan ý thức tốt, kết quả học tập tốt để cả lớp noi theo:Liên, Hà Phương, Duyên, Khách Huyền...
- Bên cạnh đó nhắc nhỡ những em kết quả học tập chưa tốt, ý thức tự giác chưa cao:Đông, Trường ,Dương Cẩm Tú....
2. Kế hoạch tuần 8: 
- Tiếp tục xây dựng nề nếp tự quản và xây dựng phong trào phát biểu xây dựng bài.
- Khắc phục những tồn tại của lớp trong tuần qua, phấn đấu được nhận cờ thi đua.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc