Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 28 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 28 (chi tiết)

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu :

- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian

II. Hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)

+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 ở tiết trước

- Nhận xét sửa bài.

2. Dạy bài mới : GV giới thiệu bài.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 28 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Thứ 2 ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian
II. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 ở tiết trước
- Nhận xét sửa bài.
2. Dạy bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: ( 7 phút)
- GV gọi HS đọc bài toán và nêu yêu cầu của bài toán
GV hướng dẫn HS : So sánh vận tốc của ô tô và xe máy
+ Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét sửa bài.
Bài giải
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là :
135 : 3 = 45 ( km)
Mỗi giờ xe máy đi được là :
135 : 4,5 = 30 ( km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy là :
45 – 30 = 15 ( km) 
Đáp số : 15 km.
Bài 2: ( 8 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài toán.
+ Yêu cầu HS nêu công thức tìm vận tốc?
+ Gọi 1 HS giải trên bảng, lớp cùng thực hiện, nhận xét sửa bài. Bài giải:
* Lưu ý HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m / phút.
1250:2 =625(m/ phút) ; 1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được :
625 x 60 = 37500 (m) = 37,5 (km)
Bài 3: Bài tập mở rộng
15,75 km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Bài 4: Bài tập mở rộng
Lưu ý : Đổi đơn vị:
72 km / giờ = 72000 m / giờ
Vận tốc cá heo bơi trong 1 phút là :
72000 : 60 = 1200 ( m/ phút )
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là :
2400 : 1200 = 2 (phút)
3. Củng cố, dặn dò : ( 3 phút)
+ Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
+ Giao bài tập về nhà.
HS đọc đề – nêu công thức tính.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét sửa bài.
+ 1 HS đọc.
+ HS nêu công thức tính vận tốc.
+ 1 HS làm trên bảng, nhận xét sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt.
Giải – sửa bài đổi tập.
Học sinh đọc đề – nêu tóm tắt.
Giải – Sửa bài.
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
-HS khá, giỏi đọc diễm cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ để điền BT 2.
-Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt T2
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ:
? Em nào có thể kể tên một số bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến giờ?
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2.Kiểm tra Tập đọc và HTL : (Khoảng 1/5 số HS trong lớp)
-Cho từng HS lên bốc thăm chọn bài
-Chia thời gian cho Hs đọc theo yc của phiếu.
-GV đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc
-Ghi điểm cho hs theo HD của Vụ GDTH
3. Làm bài tập :
*Bài tập 2
-Giúp Hs nắm vững yc của bài tập 
+Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung ntn?
-Yc Hs làm bài theo 4 nhóm cùng phiếu bài tập
-Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
-Gv chốt nội dung .
-Yc Hs đọc lại bài thống kê.
-Gv nhận xét, chốt ý.
C/ Củng cố – dặn dò :
-Dặn những em chưa kiểm tra và kiểm tra chưa đạt về chuẩn bị bài .
-Một vài em kể.
-Bốc thăm, xem lại bài đọc 1-2 phút
-Đọc theo yc của phiếu và trả lời câu hỏi
-Nêu đề
+ HS thảo luận nhóm 4 ,làm vào phiếu và nêu kết quả.
-Báo cáo kết quả của nhóm mình
Các kiểu câu
Ví dụ
Câu đơn
.
Câu ghép
Câu ghép không dùng từ nốí
Câu ghép dùng từ nối
Câu ghép dùng quan hệ từ
..
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
..
.
-HS nối tiếp nhau đọc câu đơn, câu ghép
-Nhận xét ý kiến của bạn
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ
 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2
II. Chuẩn bị:
+ GV: bảng nhóm viết sẵn nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Bài cũ: Kiểm tra trong bài mới
2. Bài mới: Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra ( 1/4 số HS) ( 12’)
Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm chọn bài
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm .
- GV nhận xét 
 Hoạt động2: Luyện tập ( 18’)
Bài2: Yêu cầu HS đọc nối tiếp BT2 và chú giải 
- Cho HS trả lời câu hỏi
H. Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
H.Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?
H.Tìm các câu ghép trong bài văn 
- GV dán lên bảng 5 câu ghép và cùng HS phân tích
- Chú ý : Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép 
Câu 4 là câu ghép có 3 vế câu
Câu 5 là câu ghép có 4 vế câu
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn
H. Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu ?
- GV nhận xét
H.Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu ?
- GV nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò: 
-Yêu cầu HS về nhà nhẩm lại bài tập 2.
Nhận xét tiết học
Dặn xem trước bài ôn tiết 4 
1 học sinh xem lại bài khoảng 1- 2 phút 
HS đọc trong SGK 1 đoạn bài trả lời câu hỏi
- Cả lớp theo dõi 
- 1 HS đọc bà
- Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt 
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương
- Bài văn có 5 câu, 5 câu đều là câu ghép
-HS phân tích chủ vị của từng vế câu.
- HS trả lời 
- HS đọc lại câu hỏi 4 và nhắc lại kiến thức về 2 kiểu liên kết câu (lặp từ ngữ , thay thế từ ngữ)
- HS đọc thầm bài văn , tìm các từ ngữ được lặp lại : tôi , mảnh đất 
- HS gạch dưới các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu 
. Đoạn 1 : mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho từ làng quê tôi (câu 1)
. Đoạn 2 : mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2)
mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương ( câu 3)
LUYỆNTẬP ĐỌC
ÔN THI GIỮA KÌ 2
I/ YÊU CẦU:
- HS đọc đúng, diễn cảm bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa
II/ĐỒ DÙNG:
- Bài tập trắc nghiệm
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc từng bài một
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay, lưu ý cách đọc phù hợp với nội dung từng bài.
2/ Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS củng cố lại các câu hỏi ở SGK.
3/ Bài tập trắc nghiệm
Dựa vào nội dung bài đọc “HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
	1. Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
£ Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông đáy xưa.
£ Bắt nguồn từ việc nấu cơm hằng ngày trong gia đình.
£ Bắt nguồn từ các buổi hội thi từ ngàn xưa.
2. Những chi tiết nào cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
£ Người thì ngồi vót những thanh tre già thành đũa bông.
£ Người thì nhành tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
3. Tại sao việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
£ Vì đây là bằng chứng nói lên tài nấu cơm khéo léo của dân làng.
£ Vì đây là bằng chứng nói lên sự phối hợp nhịp nhàng của dân làng.
£ Cả hai ý trên đều đúng.
4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
£ Một hình ảnh.
£ Hai hình ảnh.
£ Ba hình ảnh.
5. Từ “lửa” trong câu “Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa”, được hiểu theo nghĩa gì?
£ Nghĩa chuyển.
£ Nghĩa gốc.
6. Đâu là chủ ngữ của câu “Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình”?
£ Các nồi cơm.
£ Được lần lượt trình trước cửa đình.
£ Sau độ một giờ rưỡi.
4/ Củng cố
- Học thuộc ý nghĩa.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS nhìn bảng phụ ghi ý đúng
 Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông đáy xưa.
Cả hai ý trên đều đúng
Cả hai ý trên đều đúng.
Một hình ảnh.
Nghĩa gốc.
Các nồi cơm.
Thứ 3 ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
+ Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 ở tiết trước.
- Nhận xét sửa bài.
2. Dạy bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Huớng dẫn HS làm luyện tập
Bài 1: ( 8 phút)
+ Gọi HS đọc bài toán.
H: Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau? 2 động tử ngược chiều nhau
+ GV vẽ sơ đồ lên bảng.
 A gặp nhau B 
 180 km
* Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau.
- GV hình thành công thức :
 t gặp = S : ( v 1 + v 2 )
H: Muốn tìm thời gian 2 xe gặp nhau, ta làm như thế nào? 
- Lấy quãng đường chia cho tổng của 2 vận tốc .
+ Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ Nhận xét sửa bài.
Bài giải:
Tổng vận tốc của 2 xe :
 54 + 36 = 90 ( km/ giờ )
Thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau là :
180 : 90 = 2 ( giờ)
Đáp số : 2 giờ .
+ Phần b yêu cầu HS tự giải.
Bài 2: ( 10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu và tìm hiểu đề bài.
+ Yêu cầu HS nêu cách làm sau đó tự làm bài vào vở.
* Nhận xét sửa bài:
Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là :
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là :
12 x 3,75 = 45 ( km)
Đáp số : 45km
Bài 3 : Bài tập mở rộng
* Cách 1: 15 km = 15 000m
Vận tốc chạy của ngựa là :
15 000 : 20 = 750 ( m/ phút)
* Cách 2: Vận tốc chạy của ngựa là :
15 : 20 = 0,75 ( km/ phút)
0,75 km/ phút) = 750 m / phút)
 3. Củng cố, dặn dò : ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS làm bài 4 ở nhà và chuẩn bị tiết sau.
+ 1 HS đọc.
+ HS trả lời.
+ HS quan sát sơ đồ và vẽ sơ đồ vào vở.
+ HS hiểu và đọc công thức tính.
+ HS nhắc lại.
+ 1 em lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lần lượt nêu cách làm.
+ 1 em lên bảng làm, nhận xét sửa bài.
+ 1 HS đọc, HS nhận xét theo yêu cầu.
+ 2 HS lên bảng làm, mỗi em làm một cách.
+ Nhận xét sửa bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
I. Mục đích yêu cầu . 
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
-Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
-HS khá, giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt độngdạy học
1. Bài cũ: Kiểm tra trong khi dạy bài mới 
2. Bài mới:Giới thiệu bài : GV nêu mục  ...  một ô tô khác đi từ B
 về A với vận tốc 54 m/giờ, sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính quãng đường AB?
Bài tập4: (HSKG)
 Một xe máy đi từ B đến C với vận tốc 36 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách B 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Đáp án:
a) 2; 5 hoặc 8
b) 8
c) 0
d) 5
Lời giải: 
Tổng vận của hai xe là:
 48 + 54 = 102 (km/giờ) 
Quãng đường AB dài là:
 102 2 = 204 (km)
 Đáp số: 204 km
Lời giải: 
Hiệu vận tốc của hai xe là:
 51 – 36 = 15 (km/giờ)
 Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 45 : 15 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ. 
- HS chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC 
ÔN TẬP 
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam,Em yêu hòa bình
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KT bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu hòa bình.
 - Tìm những việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.
 GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 30’
* Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước VN.
2. Bài “Uy ban ND xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?
3.Bài Em yêu tổ quốc Việt Nam: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
4. Bài Em yêu hòa bình : Em hãy nêu những hoạt động bảo vệ hoà bình.
a) Đi bộ vì hoà bình.
b) Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
c) Diễn đàn: “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
d) Mít tinh, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
đ) Viết thư ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
e) Giao lưu với thiếu nhi Quốc tế.
g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố 5’
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
4. Dặn dò
- Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước.
- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.
- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi rồi trình bày trước lớp.
Thứ 6 ngày tháng 3 năm 2012
TOÁN: 
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I/ MỤC TIÊU:
Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào chỗ chấm ta được:
a) 42 chia hết cho 3
b) 54 chia hết cho 9
B.BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1:Yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát các hình; tự làm sau đó đọc các phân số mới viết được.
Gv nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài
tự làm vào vở, HS lên bảng làm.
Gv nhận xét ghi điểm.
Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn HS cách làm, tự làm vào vở.
Gv nhận xét.
Bài tập 4 : Cho HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số và thực hành so sánh. 3HS nêu miệng bài làm.
Bài tập 5: Bài tập mở rộng
1HS lên bảng điền; lớp nhận xét, sửa chữa
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Về nhà xem lại bài.
2HS lên làm, lớp nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc đề bài, quan sát các hình; HS tự làm sau đó đọc các phân số mới viết được:
a) H.1: ; H.2: ; H.3: ; H.4: 
b) H.1: 1; H.2: 2; H.3: 3; H.4: 4
Bài tập 2: Hs đọc đề bài , nêu quy tắc rút gọn phân số và tự làm vào vở, hs lên bảng làm.
a) ;  
Bài tập 3: HS đọc đề bài, làm vào vở, 3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét.
a) ; 
b) ; 
Bài tập 4: HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số và thực hành so sánh. 3HS nêu miệng bài làm.
 (vì 7 > 5); 
Bài tập 5: 1HS lên bảng điền; lớp nhận xét, sửa chữa
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
 I.Mục đích yêu cầu :
 -Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
 -Củng cố cho HS cách đọc –hiểu văn bản và chọn được các ý trả lời đúng theo nội dung của 
 văn bản.
 -HS có ý thức nghiêm túc, trật trong khi làm bài kiểm tra.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Đề phô tô như trong sgk
 III. Các hoạt động dạy-học:
 1.Bài cũ: -Kiểm tra 2 HS:
 H. Nêu các phép liên kết đã học? Cho VD?
 H. Em hãy nêu đặc điểm của từng biện pháp liên kết câu?
-GV nhận xét,ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài .( 5’)
-GV phát đề kiểm tra cho từng học sinh.
-GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài,cách làm bài ( chọn ý đúng, ý đúng nhất bằng cách đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng / đúng nhất).
-Yêu cầu HS đọc kĩ bài văn trong khoảng 15 phút.
-Sau đó,GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lại đoạn văn, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng / đúng nhất) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: HS làm bài ( 30’)
-GV theo dõi HS làm và bao quát lớp.
-GV thu bài, nhận xét, chốt đáp án đúng:
+ Câu 1: ý a	 + Câu 6: ý b
+ Câu 2: ý c	 + Câu 7: ý a
+ Câu 3: ýb	 + Câu 8: ý c
+ Câu 4: ý c + Câu 9: ý a
+ Câu 5: ý c + Câu 10: ýb
3.Củng cố- dặn dò:
-Gv nhận xét bài kiểm tra.
-Dặn Hs ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 2. 
-Lắng nghe.
-Từng HS đọc thầm bài văn.
-HS làm bài cá nhân, trả lời theo ý hiểu.
-HS nộp bài cho GV.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
 KỂ CHUYỆN: 	 
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
I. Mục đích yêu cầu:
1.- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII . Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả; nêu chi tiết hoặc câu văn yêu thích ; giải thích được lí do yêu thích chi tiết đó hoặc câu văn đó
2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, diễn đạt, lập dàn ý.
3. Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn hoá và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Giấy khổ to để học sinh làm bài tập 2 (kể theo mẫu tài liệu HD) 
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II (tiết 4). 
	Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn lại các bài tập đọc là bài thơ, là bài văn miêu tả đã đọc trong 9 tuần qua.
	v Hoạt động 1: Kể tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 – 27 
v	Hoạt động 2: Kiểm tra ( 1/5 số HS)
Giáo viên yêu cầu học sinh bốc thăm chọn bài
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc và cho điểm .
- GV nhận xét 
v Hoạt động 3 : Nêu dàn ý của một bài tập đọc 
Giáo viên gọi học sinh nói lại các yêu cầu cần làm theo thứ tự.
Giáo viên phát giấy bút cho 4 – 5 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt nhất.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà chọn viết lại hoàn chĩnh 1 trong 3 bài văn miêu tả đã nêu.
Chuẩn bị: Kiểm tra
Nhận xét tiết học.
 (Thiện , Thảo)
- HS nêu : Phong cảnh đền Hùng , Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân , Tranh làng Hồ 
*Hoạt động cá nhân.
- 1 học sinh xem lại bài khoảng 1- 2 phút 
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài 
- Cả lớp theo dõi 
- HS đọc nối tiếp cho biết chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào ( 3 bài đã nêu ở trên )
- HS viết dàn ý của bài văn vào vở
1 học sinh nêu trình tự các việc cần làm.
Ví dụ: Kể tên ® tóm tắt nội dung chính ® lập dàn ý ® nêu 1 chi tiết hoặc 1 câu văn em thích ® giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Nhiều học sinh nói chi tiết hoặc câu văn em thích.
Học sinh sửa bài vào vở.
 (Lời giải: tài liệu HD).
SINH HOẠT TUẦN 28
I.Mục đích –yêu cầu: 
-Học sinh nhận được ưu- khuyết của tuần .
-Học sinh có hướng khắc phục nhược điểm ,phát huy ưu điểm để tiến bộ .
Học sinh có tinh thần phê và tự phê , giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm với bản thân và với tập thể.
II/Lên lớp: 
A/Nhận xét cuối tuần
GVhướng dẫn để lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Các tổ trưởng nhận xét ,báo cáo về tình hình của tổ tronng tuần qua.Lớp góp ý , giáo viên tổng kết theo các mặt:
*Ưu điểm
-Đa số học sinh đi học đúng giờ ,chuyên cần. Không có trường hợp nào nghỉ học không xin phép.
-Có tiến bộ trong học tập ,học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ,trong lớp tích cực học tập.
 -Giữ gìn VS cá nhân ,VS trường ,lớp sạch sẽ.
*Tồn tại
 .-Một số HS còn hay quên sách vở , đồ dùng học tập , lười học , lơ là hay làm việc riêng, ít chú ý nghe giảng.
- Một số học sinh vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.Chưa bỏ áo trong quần theo đúng quy định.
- Một số đội viên không đeo khăn quàng.
B/ Phương hướng tuần 29
- Đi học chuyên cần , đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đôi bạn học tập chú ý giúp đỡ nhau trong học tập , tích cực kiểm tra lẫn nhau nhất là bản cửu chương.
- Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Thực hiện đồng phục nghiêm túc nhất là nam sinh phải bỏ áo vào quần. - Đội viên phải đeo khăn quàng.
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 
- Nhắc nhở cha mẹ đóng các khoản tiền đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28s.doc