Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 32 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 32 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

TẬP ĐỌC

ÚT VỊNH

I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- GD: Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ.

II. Đồ dùng:

Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.KT bài cũ:

Mời 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc.

HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:

- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.

- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.

- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.

-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.

- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- Mời 2 học sinh đọc cả bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm: Giọng kể chậm rãi (đoạn đầu), hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la: Lan, Hoa, tàu hoả đến!

HĐ2.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?

+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?

+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?

+Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

-Bài văn muốn nói lên điều gì ?

HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:

- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố

- Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.

- Qua câu chuyện trên em học tập được gì ở bạn Út Vịnh ?

4. Dặn dò.

- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.

- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.

-2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 2 học sinh đọc bài.

- Bài chia 4 đoạn :

- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục . luyện đọc

- 1 học sinh đọc mục chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần 32 - Trường tiểu học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
***********************
TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- GD: Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ.
II. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ: 
Mời 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc.
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm: Giọng kể chậm rãi (đoạn đầu), hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la: Lan, Hoa, tàu hoả đến!
HĐ2.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố
- Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện trên em học tập được gì ở bạn Út Vịnh ?
4. Dặn dò.
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.
-2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 học sinh đọc bài.
- Bài chia 4 đoạn :
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc
- 1 học sinh đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
-2 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
*Nội dung : Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
TOÁN
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu:
- Thực hành phếp chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.
- GD: Tính toán nhanh, cẩn thận, chính xác, khoa học, vận dụng tốt trong thực tế cuộc sống
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. KTBài cũ: 
-Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới -Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Gọi hs đọc đề.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm
Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01  ta làm thế nào?
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sửa miệng
-Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 4:Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm vào giấy nháp và nêu kết quả. 
3.Củng cố.
-Muốn chia một phân số cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?...
4. Dặn dò:
Xem lại các kiến thức vừa ôn.
Chuẩn bị: tiết luyện tập tiếp theo.
- Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Bài 1: Tính:
Học nhắc lại.
Error! Objects cannot be created from editing field codes.b) 72 : 45 15 : 50
 72 45 15 50
 270 1,6 150 0,3
 0 0
 281,6 : 8 912,8 : 28
281,6 8 912,8 28
 41	35,2 72 	32,6
 16	 168
 0	 0
300,72 : 53,7 0,162 : 0,36 
 300,72 53,7 0,162 0,36 
 32 22	5,6 180 0,45
 0	 0	
Bài 2 : Tính nhẩm
- Làm bài vào vở.
- Ta nhân số đó với 10, 100
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4.
b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 
11 : 0,25= 44 20 : 0,25 = 80 
 15 : 0,25 = 60
Bài 3. Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu):
b) 7 : 5=
Bài 4. Hs đọc đề bài.
-Nêu cách làm.
 +Tính số hs cả lớp : 18 + 12 = 30 (hs)
 Số hs nam chiếm: 12 : 30 = 0,4 = 40%
Khoanh vào câu D.
HS trả lời
.
KHOA HỌC
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121.
- HS: - SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ : Môi trường.
+ Thế nào là môi trường? Hãy kể một số thành phần môi trường nơi em sống?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới:	
 “Tài nguyên thiên nhiên”.
vHoạt động 1: Tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- YC các nhóm làm bài tập theo phiếu:
v Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi:
+ Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
 +Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, độ nào ghi được nhiều là thắng cuộc.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố.
Thi đua : Ai chính xác hơn.
Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
4. Dặn dò: 
Xem lại bài. huẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
Học sinh trả lời.
-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
-Nhóm cùng quan sát các hình trang 120, 121SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- H S chơi như hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi, mỗi đội khoảng 6 người. Các học sinh khác cổ động cho bạn.
CHIỀU:CHÍNH TẢ : (Nhớ - viết)
BẦM ƠI
(Từ đầu đến tái tê lòng bầm)
I. Mục đích yêu cầu 
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng thể thơ lục bát, và đẹp bài thơ Bầm ơi.
- Làm được BT : 2,3
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Đồ dùng dạy - học.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức đơn vị : tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-1 bảng phụ kẻ bảng nội dung ở bài tập 2.
-Bảng lớp viết hoa (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy - học.
1. KTBC : Gọi 2 hs viết bảng lớp ,cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở bài tập 3 tiết chính tả trước)
2. Bài mới. - Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
HĐ1: hướng dẫn hs nhớ viết.
- Gọi hs đọc bài thơ bầm ơi (14 dòng đầu) trong sgk.
- Gọi hs xung phong đọc thuộc bài thơ
- Cho hs đọc lại 14 dòng đầu - ghi nhớ.
- Đọc cho hs viết bảng lớp, bảng con các từ dễ viết sai.
- Cho hs gấp sgk lại và nhớ viết.
- Thu chấm, chữa bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm vào vở bài tập, gọi 1 em làm trên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cả lớp theo dõi.
-Hs đọc
-Hs đọc
-Viết đúng : lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,...
-Hs gấp sgk lại và nhớ viết.
Bài 2. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng :
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học 
Bế Văn Đàn
 b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở 
Đoàn Kết
 c) Công ti Dầu khí Biển Đông.
Công ti 
Dầu khí 
Biển Đông.
- Từ kết quả của bài tập trên, em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ?
- Mở bảng phụ cho hs đọc
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm bài vào vở bài tập, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố.
- Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ?
4. Dặn dò
- Nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài 3. Viết tên các cơ quan đơn vị sau đây cho đúng :
Nhà hát Tuổi trẻ.
Nhà xuất bản Giáo dục
Trường Mầm non Sao Mai.
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích- yêu cầu
1- KT: Củng cố cho HS những kiến thức về văn tả cảnh.
2- KN: Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt.
3- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
 ... xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
- Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV 
HS
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc.
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích
- GV nhắc: Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên các em có thể chọn 1 đề bài khác.
-Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài.
 v Hoạt động 2 : Cho học sinh làm bài.
3. Củng cố
-Gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn tả cảnh.
4. Dặn dò.
Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú.
Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng).
- HS lắng nghe.
-2 học sinh đọc lại 4 đề văn.
- Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bà.
	.	
ĐỊA LÍ: ĐỊA PHƯƠNG
 DÂN CƯ VÀ KINH TẾ 
I. Mục đích yêu cầu
1. HS nắm được tình hình dân cư địa phương và hậu quả của việc tăng dân số nhanh.
2. Nắm được các thành phần kinh tế của . và các sản phẩm của các ngành kinh tế địa phương mang lại.
3. Yêu mến mảnh đất ..
II. Chuẩn bị:
+ GV:	hệ thống câu hỏi. Các tư liệu có liên quan.
+ HS: Tìm hiểu trước ở nhà những nội dung có liên quan đến bài học.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.KTBC: Gọi 2 hs lên bảng trả lời:
- . có khí hậu như thế nào ?
- Địa hình ở .. có đặc điểm gì?
- Nhận xét về sự tiếp thu bài cũ của hs.
2. Bài mới.- Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
GV
HS
1.Tìm hiểu về dân cư ..
- GV đọc các thông tin về dân cư  
+ Dựa vào sự hiểu biết, em hãy cho biết đặc điểm dân cư của .?
+ Hãy so sánh dân số  với dân số các huyện khác?
+ Sự mất cân đối về tỉ lệ giới tính sẽ dẫn tới hậu quả gì?
2. Tình hình kinh tế :
*GV đọc thông tin trong về thành phần kinh tế  Từ năm 1989 đến nay, kinh tế của Quảng Trị đã có bước phát triển khá. Nông, lâm, ngư nghiệp:
 Sản xuất nông nghiệp của Quảng Trị có bước phát triển mạnh
+Em hãy nêu tỉ lệ các thành phần kinh tế ?
+ Trong nông nghiệp, tỉ lệ trồng trọt chiếm bao nhêu phần trăm?
+Nêu các SP có từ ngành nông nghiệp của huyện ta?
+ Nêu tình hình ngành CN của QT?
+ Hiện nay ở huyên ta có các công ti lớn nào làm ra các SP của ngành CN?
+ Ngành thủ công nghiệp của huyện ta đã làm ra các SP gì ?
+ Hãy nêu tình hình giao thông trong huyện?
+ . còn có các lễ hội nào thu hút khách du lịch?
à Hiện nay nhờ có sự phát triển của các ngành, nghề của các thành phần kinh tế mà đời sống của nhân dân  đang dần từng bước được nâng lên đáng kể, cuộc sống nơi đây đang đổi mới từng ngày 
3. Củng cố.
- HĐ nào giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của nhân dân 
- Em hãy cho biết ở  có những SP nông nghiệp nào?
- Những SP đó đem lại lợi ích gì cho nhân dân?
4. Dặn dò.
- Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí, lịch sử tỉnh ..
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đã chuẩn bị và nội dung GV vừa đọc.
(Phần nào HS không trả lời được , GV có thể trả lời bổ sung)
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung đã chuẩn bị và nội dung GV vừa đọc.
(Phần nào HS không trả lời được , GV có thể trả lời bổ sung)
- HS lắng nghe, TLCH
------------------------------
CHIỀU:
KĨ THUẬT
LẮP RÔ-BỐT (TIẾT 3)
I. Mục đích yêu cầu
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
- HS khéo tay : Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II.Đồ dùng dạy-học.
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học.
1.KT sự chuẩn bị của hs.
2.Bài mới.- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
GV
HS
*Tiếp tục hướng dẫn hs lắp rô-bốt.
HĐ1: Thực hành lắp rô-bốt
a)Chọn chi tiết.
- Kiểm tra hs chọn các chi tiết và nhận xét, bổ sung.
b) Lắp từng bộ phận.
- Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk, để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô-bốt.
-Yêu cầu hs phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
*Lưu ý hs : 
+ Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp phải chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài.Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ chân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ hình 5a(SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
Theo dõi, và uốn nắp kịp thời những nhóm hs lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK)
-Nhắc hs chú ý khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
-Nhắc hs kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô -bốt.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III(SGK).
- Cử một nhóm hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
*Nhận xét đánh giá sản phẩm của hs theo các tiêu chuẩn đã nêu:
+ Các bộ phận của rô-bốt được lắp đúng và đủ.
+ Các mối ghép giữa các bộ phận phải chắc chắn.
+ Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
* Những nhóm nào đạt được các yêu cầu trên được đánh giá là hoàn thành: A
*Những nhóm nào hoàn thành sớm và đạt được các yêu cầu trên được đánh giá là : A+
3.Củng cố.
-Gọi hs nêu lại các bước lắp rô-bốt
-Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác từng chi tiết.
4.Dặn dò.
-Chuẩn bị tiết sau : Lắp ghép mô hình tự chọn.
-Nhận xét tiết học.
- Hs lên bảng chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong sgk và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành lắp theo nhóm.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong sgk
- Lắng nghe và thực hiện.
-Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS đọc thầm trong sgk
- Đại diện một nhóm hs đánh giá sản phẩm của bạn.
-HS nêu
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN
Ôn tập về dấu phẩy; dấu hai chấm
I. Mục đích- yêu cầu: 
1- KT: Củng cố lại tác dụng của dấu phẩy; dấu hai chấm
2- KN: Chọn được dấu phẩy, dấu hai chấm thích hợp điền vào chỗ trống.
3- GD : Có ý thức sử dụng dấu câu đúng.
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức: 
2.Dạy học bài mới:
ïGiới thiệu bài:
ïHướng dẫn ôn tập:
- Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy và dấu hai chấm? 
ï Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào chỗ trống trong các đoạn văn sau và nói rõ vì sao em dùng dấu câu ấy.
a, Mươi mười lăm năm nữa thôi  các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
b, Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
*Chữa bài, nhận xét.
 Bài 2: Đặt câu:
a, Có dấu phẩy ở bộ phận chủ ngữ
b, Có dấu phẩy ở bộ phận vị ngữ
c, Có dấu phẩy ở giữa trạng ngữ và cụm chủ – vị.
d,Có dấu phẩy ở giữa hai vế của câu ghép
e, Có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại.
g, Có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh.
 * Chấm, nhận xét.
Bài 3: Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn và sửa lại cho đúng: 
 Phương Bình năm nay vừa tròn 10 tuổi. Vóc người: cân đối, khoẻ mạnh. Dáng đi: nhanh nhẹn, hoạt bát. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có: khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn: Thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét thông minh khó tả. Trong lớp khi cô giảng bài: bạn chăm chú lắng nghe, về nhà: bạn làm ngay. Người ta nói: “ Học đi đôi với hành”là vậy.
* Chữa bài, nhận xét
Bài 4: Phân biệt dấu phẩy và dấu hai chấm bằng cách ghi các nội dung thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau:
Dấu phẩy	 Dấu hai chấm
Vị trí trên dòng kẻ ngang	
Tác dụng	
Thời gian ngừng khi đọc	
* Nhận xét. Chữa bài.
Bài 5: Điền dấu phảy, dấu hai chấm vào những chỗ cần thiết cho các câu sau: 
 a, Khi bé Mai rửa bát đũa thật sạch lau thật khô thì bố mẹ đều lấy làm lạ. Lúc ăn cơm bố nói
 “ Lạ thật bé Mai nhà ta đã lớn từ lúc nào mà chúng ta không biết”.
b, Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
*Chữa bài, nhận xét
Hát
Vài em nêu.
Thảo luận theo cặp
Vài cặp báo cáo: 
a, Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.( phân cách các vế câu)
b, Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.( báo hiệu phần tiếp theo là phần giải thích)
Đặt câu và vở
Đọc đề và làm bài vào vở: Phương Bình năm nay vừa tròn 10 tuổi. Vóc người cân đối, khoẻ mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn, thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét thông minh khó tả. Trong lớp khi cô giảng bài bạn chăm chú lắng nghe, về nhà bạn làm ngay. Người ta nói: “ Học đi đôi với hành”là vậy.
- Đọc và làm bài vào vở
- Vài em nêu câu trả lời
- Lớp nhận xét
Đọc đề và làm vở: 
a, Khi bé Mai rửa bát đũa thật sạch, lau thật khô thì bố mẹ đều lấy làm lạ. Lúc ăn cơm, bố nói: “ Lạ thật, bé Mai nhà ta đã lớn từ lúc nào mà chúng ta không biết !”
b, Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đànlũ lũ bay đi bay về. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Củng cố bài, nhắc lại các đặc điểm, công dụng của dấu phẩy; dấu hai chấm
- Nhắc nhở hs về ôn bài và làm bài tập trong vở bài tập
HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: TPTĐ TỔ CHỨC

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32_1.doc