Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học thứ 32 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học thứ 32 (chuẩn)

BẦM ƠI

LUYỆN TẬP VIẾT HOA

I. MỤC TIÊU:

 1. Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu).

 2. Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2

 - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

 - Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 5 - Tuần học thứ 32 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 CHÍNH TẢ(NHỚ – VIẾT): 	 
 BẦM ƠI
LUYỆN TẬP VIẾT HOA
I. MỤC TIÊU: 
	1. Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu).
 2. Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2
	- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
	- Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc:
+ Nhà giáo Nhân dân
+ Nhà giáo Ưu tú
+ Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục
+ Huy chương Vàng
+ Huy chương Đồng
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng HS
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu). Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Nhớ -viết chính tả 
- Cho HS đọc bài chính tả 1 lượt
- Cho HS đọc thuộc 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe
 - Cho HS viết
- GV đọc bài chính tả
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
2. Làm bài tập chính tả
Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giao việc:
+ Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng đã cho
- Cho HS làm bài, GV phát phiếu cho 3 HS làm
- Cho HS trình bày kết quả
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị
Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài, GV dán 3 tờ phiếu đã ghi bài tập 3
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- 2 HS* lên bảng viết, cả lớp viết giấy nháp.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo (nhìn SGK)
- 1 HSG đọc thuộc lòng, cả lớp lắng nghe, nhận xét
- Cả lớp đọc thầm 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con.
- HS nhớ- viết 14 dòng thơ đầu .
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận việc.
- HS làm bài vào vở, 3 HS của 3 dãy làm vào phiếu
- 3 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp
- 1 HS đọc nội dung ghi trên bảng phụ
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- 3 HSTBK làm bài vào phiếu, lớp làm vào vở
- Lớp nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Trong lời mẹ hát, luyện tập viết hoa
Rút kinh nghiệm:
Tiết 63 Tập đọc	 
ÚT VỊNH 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn
	2. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Luyện đọc
2. Tìm hiểu bài
3. Luyện đọc diễn cảm
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm cho từng HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Út Vịnh là ai? Bạn đã làm được những việc gì tuỳ theo sức của mình? Bài tập đọc Út Vịnh hôm nay sẽ cho các em thấy rõ điều đó.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc cả bài 1 lượt
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu về tranh
- GV chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “còn ném đá trên tàu”
+ Đoạn 2: Từ “tháng trước” đến “hứa không chơi dại như vậy nữa.”
+ Đoạn 3: Từ “Một buổi chiều đẹp trời” đến “tàu hoả đến”
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện cho HS đọc từ ngữ khó: Út Vịnh, chềnh ềnh, chăn trâu, mát rượi
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
- Cho HS đọc đoạn 1
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
- Cho HS đọc đoạn 2
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Cho HS đọc đoạn 3, 4
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ?
+ Em học tập được ở Vịnh điều gì?
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn
- GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt
+ 2 HS lần lượt đọc thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh, nghe giới thiệu
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Luyện đọc đúng các từ 
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 2 HS giải nghĩa từ trong SGK
- HS nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- 4 HS đọc diễn cảm nối tiếp nhau 
- HS luyện đọc đoạn
- Một vài HS thi đọc
- Lớp nhận xét
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: NHỮNG CÁNH BUỒM 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 Tiết 63: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (DẤU PHẨY). 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: 	- Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết.
3. Thái độ: 	- Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác).
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư trong mẫu 
 chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1).
 - Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm BT2 theo nhóm.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên viết lên bảng lớp 2 câu văn có dấu phẩy.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu MĐ, YC của bài học.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Hướng dẫn học sinh xác định nội dung 2 bức thư trong bài tập.
Phát bút dạ và phiếu đã viết nội dung 2 bức thư cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
Nhiệm vụ của nhóm:
+ Nghe từng học sinh trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn 1 đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn đó vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn đã chọn.
Giáo viên chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những nhóm học sinh làm bài tốt.
v Hoạt động 2: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở, đọc lại bài Dấu hai chấm (Tiếng Việt 4, tập một, trang 23).
Chuẩn bị: “Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm việc độc lập, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy trong SGK bằng bút chì mờ.
Những học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Làm việc cá nhân – các em viết đoạn văn của mình trên nháp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đoạn văn của nhóm, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
Học sinh các nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
Một vài học sinh nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
TẬP ĐỌC: 	Tiết....... 	
NHỮNG CÁNH BUỒM. 
(Trích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng sâu lắng về sự tiếp nối giữa các thế hệ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu cảm xúc tự hào và suy nghĩ của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu.
3. Thái độ: 	- Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của tuổi trẻ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi  Để con đi”.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Yêu cầu 1 học sinh đọc truyện Người gác rừng tí hon, trả lời câu hỏi 2 sau truyện.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên giới thiệu: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài thơ. Sau đó, nhiều em tiếp nối nhau đọc từng khổ cho đến hết bài (đọc 2 vòng).
Giáo viên ghi bảng các từ ngữ mà học sinh địa phương dễ mắc lỗi khi đọc.
Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ (nếu có).
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng đọc là giọng kể chậm rãi, dịu dàng, lo lắng, thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng của người cha về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp giữa các thế hệ.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương phá ...  1 Học sinh đọc lại các câu văn đã điền nội dung trọn vẹn
Hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm gián bảng
KỂ CHUYỆN: Tiết32 
NHÀ VÔ ĐỊCH. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Nhà vô địch bằng lời của người kể và lời của nhân vật Tôm Chíp.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung câu chuyện để có thể trao đổi vi71 bạn về một vài chi tiết hay trong câu chuyện, về ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Cảm kích trước tinh thần dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn của một bạn nhỏ.
 II. Chuẩn bị: 
+ GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cơ bản của từng tranh minh hoạ.
Tranh 1: Các bạn đang thi nhảy xa.
Tranh 2: Tôm Chíp rụt rè, bối rối khi đứng vào vị trí.
Tranh 3: Tôm Chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi 
 xuống nước.
Tranh 4: Các bạn thán phục gọi Tôm Chíp là “Nhà vô địch”.
+ HS : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 1, 2 học sinh kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quý mến.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Lòng dũng cảm, tinh thần quên mình cứu người là những phẩm chất rất đáng phục. Câu chuyện Nhà vô địch các em học hôm nay kể về một bản học sinh bé nhỏ bé nhất lớp, tính tình rụt rè đến mức ai cũng tưởng bạn không dám tham dự một cuộc thi nhảy xa. Không ngờ, cậu học trò bé nhỏ, nhút nhát ấy lại đoạt giải Nhà vô địch của cuộc thi. Vì sao có chuyện lạ như vậy, các em cùng nghe chuyện để hiểu được điều đó.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện, học sinh nghe.
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại.
Giáo viên kể lần 1.
Giáo viên kể lần 2, 3, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
v Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nói vắn tắt nội dung cơ bản của từng tranh.
Giáo viên mở bảng phụ đã viết nội dung này.
Chia lớp thành nhóm 4.
+ Nêu một chi tiết trong câu chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Giáo viên nêu yêu cầu.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
Khen ngợi tinh thần dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn của một bạn nhỏ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Dặn học sinh tìm đọc thêm những câu chuyện trong sách, báo nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, những gương thiếu niên có những phẩm chất đáng quý thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh kể chuyện
Học sinh nghe và nhìn tranh.
* Làm việc nhóm 4.
Học sinh phát biểu ý kiến.
1 học sinh nhìn bảng đọc lại.
Cả lớp đọc thầm theo.
Mỗi học sinh trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ.
Một vài học sinh nhập vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện.
Học sinh trong nhóm giúp bạn sửa lỗi.
Thảo luận để thực hiện các ý a, b, c.
Học sinh nêu.
Tình huống bất ngờ xảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè hằng ngày, phản ứng rát nhanh, thông minh nên đã cứu em nhỏ.
Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quen mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
* Làm việc chung cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm thi kể – kể toàn chuyện bằng lời của Tôm Chíp. Sau đó, thi nói về nội dung truyện.
Những học sinh khác nhận xét bài kể hoặc câu trả lời của từng bạn và bình chọn người kể chuyện hay nhất, người có ý kiến hay nhất.
1, 2 học sinh nêu những điều em học tập được ở nhân vật Tôm Chíp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	
Tiết 64: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU_ (DẤU HAI CHẤM).
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Học sinh nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: 	- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
3. Thái độ: 	- Có ý thức tìm tòi, sử dụng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV:	 Bảng phụ, 4 phiếu to.
+ HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
Nêu tác dụng của dấu phẩy?
Cho ví dụ?
3. Giới thiệu bài mới: 
 Ôn tập về dấu câu – dấu hai chấm.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
 Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên giúp học sinh hiểu cách làm bài: Bài gồm 2 cột, cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm, vị trí của dấu hai chấm trong câu, cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em là điền nội dung thích hợp vào từng phần đó.
Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về dấu hai chấm.
Đưa bảng phụ.
Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng.
 Bài 2:
Giáo viên dán 3, 4 tờ phiếu đã viết thơ, văn lên bảng.
® Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng.
 Bài 3:
Giáo viên đưa bảng phụ, mời học sinh sửa bài miệng.
® Giáo viên nhận xét + chốt.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
Thi đua tìm ví dụ?
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2 học sinh.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
1 học sinh đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh quan sát + tìm hiểu cách làm bài.
Học sinh nhắc lại.
1 học sinh đưa bảng phụ, lớp đọc thầm.
Học sinh làm vào phiếu lớp (4 nhóm).
Cả lớp sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân ® đọc từng đoạn thơ, văn ® xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
3, 4 học sinh thi đua làm.
® Lớp nhận xét.
® lớp sửa bài.
1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sửa lại câu văn của ông khách.
® 1 vài em phát biểu.
Lớp sửa bài.
Học sinh nêu.
Thi đua 2 dãy ( 1 dãy 3 em).
LÀM VĂN:	 Tiết....... 
LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH. 
( Lập dàn ý, làm văn miệng)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng là kết quả của sự quan sát và suy nghĩ riêng của mỗi H.
 - Biết dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng một đoạn văn của bài văn.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng lập dàn ý và trình bày miệng một đoạn văn dựa vào dàn ý đã lập.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi 4 đề bài. Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to.
+ HS: SGK, vở
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Trả bài văn tả con vật.
Giáo viên nhận xét chung.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh: chọn lập dàn ý theo 1 trong 4 đề văn trong SGK. Sau đó, trình bày miệng một đoạn văn theo dàn ý. Tiết học sau, các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Phương pháp: Thực hành.
 Trong 4 đề SGK nêu, chắc chắn có ít nhất một đề gần gũi với em. VD: Đề a – Tả ngôi nhà thân yêu của em là một đề quen thuộc với mọi H. Em nào cũng có sẵn ý, có kinh nghiệm để lập dàn ý cho bài nói, bài viết. Đề c, d – Tả một đường phố đẹp ở địa phương em; Tả một khu vui chơi giải trí mà em yêu thích – gần gũi hơn với H ở các huyện, thị xã, thành phố.
Dựa vào gợi ý 1, H suy nghĩ, lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
Gv phát bút dạ và giấy cho 4 H lập dàn ý ( theo 4 đề khác ý)
Giáo viên nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện dàn ý.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn nói từng đoạn của bài văn.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Giáo viên nhắc H chú ý: Khi trình bày miệng một đoạn văn của dàn ý, chú ý nói thành câu, dùng từ đúng, sử dụng từ ngữ có hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá.
Giáo viên nhận xét, góp ý.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Phân tích.
Gv giới thiệu một số đoạn trích hay để H học.
Gv nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết. 
Yêu cầu học sinh về hoàn chỉnh lại dàn ý
Chuẩn bị: Làm bài viết (theo 4 đề trên) vào tiết học sau.
 Hát 
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc các đề bài.
Mỗi học sinh tự chọn một đề bài cho bài văn của mình.
1 học sinh đọc gợi ý 1 ( Tìm ý).
Cả lớp đọc thầm theo.
Nhiều học sinh đọc dàn ý.
4 học sinh lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý của mình.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 học sinh đọc gợi ý 2.
Mỗi học sinh tự chọn một đoạn văn trong dàn ý để tập nói trong nhóm.
Cả nhóm nghe bạn nói, góp ý để bạn hoàn thiện đoạn văn.
Các nhóm cử đại diện thi trình bày miệng một đạon của dàn ý trước lớp ( Chú ý chọn những H nói theo cả 4 đề văn với đủ các phần của bài.
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp bình chọn người làm văn miệng tốt nhất.
Hoạt động lớp.
H phân tích cái hay, cái đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc