Giáo án các môn học lớp 5 - Kì II - Tuần 19

Giáo án các môn học lớp 5 - Kì II - Tuần 19

TẬP ĐỌC

 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.

I-MỤC TIÊU

- .Biết đọc đúng ngữ điệu của một văn bản kịch, phân biệt lời nhân vật và lời tác giả.( anh Thành, anh Lê)

2.Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch:Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành

II-ĐỒ DÙNG

-Tranh mimh họa bài đọc trong SGK

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1-Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm Người công dân.

2- Giới thiệu bài.(1p)

Hoạt động1: (25p)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a.Luyện đọc:

- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật,cảnh trí diễn ra đoạn kịch

- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch

- HS tìm các từ khó đọc:phắc-tuya,Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn trích trong vở kịch.

Đoạn 1: Từ đầu.vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Đoạn 2: Từ Anh Lê này.không xin được việc làm ở Sài Gòn này nữa.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Kì II - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19( hkII)
Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
	Người công dân số một.
I-Mục tiêu
- .Biết đọc đúng ngữ điệu của một văn bản kịch, phân biệt lời nhân vật và lời tác giả.( anh Thành, anh Lê)
2.Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch:Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
II-Đồ dùng
-Tranh mimh họa bài đọc trong SGK
III-Hoạt động dạy học
1-Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm Người công dân.
2- Giới thiệu bài.(1p)
Hoạt động1: (25p)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc:
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật,cảnh trí diễn ra đoạn kịch
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch
- HS tìm các từ khó đọc:phắc-tuya,Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn trích trong vở kịch.
Đoạn 1: Từ đầu...vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Đoạn 2: Từ Anh Lê này...không xin được việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc hiểu các từ ngữ chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại toàn bộ đoạn kịch.
b.Tìm hiểu bài:
- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK
- Lớp trưởng điều hành lớp tìm hiểu bài
- GV nhận xét bổ sung
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?( anh Lờ giỳp anh Thành tỡm việc làm ở Sài Gũn)
- Anh Lờ giỳp anh Thành tỡm việc đạt kết quả như thế nào?( Anh Lờ đũi thờm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần ỏo và mỗi thỏng thờm năm hào.)
- Thỏi độ của anh Thành khi nghe anh Lờ núi về việc làm như thế nào?( anh Thành Khụng để ý tới cụng việc và mún lương mà anh Lờ tỡm cho. Anh núi: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh ỏo thỡ tụi ở Phan Thiết cũng đủ sống”.
- Theo em, vỡ sao anh Thành lại núi như vậy?( vỡ anh khụng nghĩ đến miếng cơm manh ỏo của cỏ nhõn mỡnh mà nghĩ đến dõn, dến nước.)
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?( chỳng ta là đồng bào, cựng mỏu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh cú khi nào nghĩ đến đồng bào khụng?
 Vỡ anh với tụi  chỳng ta là cụng dõn nước Việt
- Em cú nhận xột gỡ về cõu chuyện giữa anh Lờ và anh Thành?( cõu chuyện giữa anh Lờ và anh Thành khụng cựng một nội dung, mỗi người núi một chuyện khỏc.
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều khi không ăn nhập nhau.Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó (không cần giải thích)
 Anh Thành thường khụng trả lời vào cõu hỏi của anh Lờ trong khi núi chuyện. Cụ thể:
Anh Lờ hỏi: Vậy anh vào Sài Gũn này làm gỡ? Anh Thành đỏp: Anh học trường..thỡ ờ anh là người nước nào? Anh Lờ núi: Nhưng tụi chưa hiểu vỡ sao anh. Sài Gũn này nữa
Anh Thành trả lời: Anh Lờ ạ, . khụng cú mựi, khụng cú khúi. 
 c.Đọc diễn cảm.
- GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo lối phân vai.(HS khá giỏi)
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Một vài nhóm HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét bình chọn
3 Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của đoạn kịch trích.
- GV nhận xét tiết học.
Toán.
 Diện tích hình thang.
I-Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan
- Bài tập cần làm:Bài 1(a), bài2(a)
 II-Đồ dùng
- Hình thang ABCD bằng giấy bìa.
- Kéo, thước kẻ.
III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ: (5p)
- Nêu đặc điểm của hình thang. 
 - Chữa bài 3 SGK.
2-Bài mới:
Hoạt động1:(10p) Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
Tổ chức hoạt động cắt gặp hình.
- HS lấy 1 hình thang đã chuẩn bị.
- GV gắn mô hình hình thang.
- GV hướng dẫn HS thao tác từng bước như trong SGK.
Tổ chức hoạt động so sánh hình và trả lời.
- Sau khi cắt ghép ta được hình gì?
- So sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK
-So sánh chiều cao của tam giác ADK với chiều cao của hình thang ABCD.
-So sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD.
-Nêu vai trò của AB,CD,AH trong hình thang ABCD.
3.Giới thiệu công thức:
- HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang ở SGK trang 139.
- HS viết công thức tính diện tích hình thang dựa vào độ dài đáy lớn là a,độ dài đáy bé là b,chiều cao là h.
- GV chuẩn kiến thức:
S = S: Diện tích
 a, b: Độ dài các cạnh đáy.
 h: Độ dài chiều cao.
 (a; b; h cùng đơn vị đo)
Hoạt động 2(25p) Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang 
Bài 1:Tính diện tích hình thang biết:
a) Độ dài 2 đáy lần lượt là 12cm và 8cm;chiều cao là 5cm
 - GV treo bảng phụ lên bảng - HS đối chiếu bài làm của mình và bài làm của bạn nêu nhận xét. GV kết luận và đánh giá.
 a, S=(cm2)
b) độ dài 2 đáy lần lượt là 9,4m và 6,6m,chiều cao là 10,5 m( HS khá giỏi)
-HS tính theo công thức
-HS nhắc lại quy tắc nhân với số thập phân.
Bài 2:a- HS viết quy tắc tính diện tích hình thang. Chỉ ra các số đo của hình thang
- HS tự làm bài vào vở theo hình vẽ đã cho - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn trong khi làm bài.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra
- GV chữa bài: S = (cm2)
b Nêu đặc điểm của hình thang vuông? Khi đó đường cao của hình thang vuông có đặc điểm gì?(HS khá giỏi)
Bài 3: HS kká giỏi làm,
-HS đọc đề bài,vẽ hình rồi điền số đo đã cho vào hình vẽ.
-Bài toán đã cho đủ các yếu tố để thay vào công thức chưa? Còn thiếu yếu tố nào?
-Hãy nêu cách tính chiều cao?
- HS đọc bài toán, làm bài giải vào vở.
- GV kiểm tra, chấm - chữa bài:
 Bài giải
 Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
 ( 110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
 Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
 ( 110 + 90,2 ) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01m2
3 -Củng cố, dặn dò:(5p)
- GV hướng dẫn HS cắt ghép hình thang theo cách khác để xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
_____________________________
Khoa học.
 Dung dịch
I-Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất
II-Đồ dùng
-Hình trang 76,77 SGK.
-Một ít đường(muối),nước sôi để nguội,cốc thủy tinh,thìa.
III-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ(5p)
- Hỗn hợp là gì? 
 -Nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?
- HS trả lời GV nhận xột ghi điểm
2-Bài mới:
Hoạt động1: ( 10p)Thực hành :tạo ra một dung dịch.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 6: Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối.Ghi kết quả vào bảng sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? (Để tạo ra một dung dịch cần ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó)
+ Dung dịch là gì?
+ Kể tên một số dung dịch mà bạn biết. (Dung dịch nước xà phòng, dung dịch giấm và đường, dung dịch nước mắm với mì chính)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét.
*Kết luận:
- Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
 Hoạt động 2: Thực hành ( 10p)
- Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
+ Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo yêu cầu câu hỏi trong SGK.
+ Làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
+ Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rồi rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
+ Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
- GV chuẩn kiến thức.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
* Kết luận:
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
3. Củng cố, dặn dò ( 6p)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn theo yêu cầu trang 77 SGK.
- HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài Sự biến đổi hoá học
Đạo đức
 Em yêu quê hương(T1)
I-Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương
* KNS :Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về quê hương.
 - Bảng học nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ ( 5p)
 + Trước khi trình bày ý kiến, em nên nói gì? Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì?
 - GV nhận xét.
 2 Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 1p)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em
 - 1HS đọc truyện - Cả lớp theo dõi- Trả lời câu hỏi:
 + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
 + Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
 + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?(Để chữa bệnh cho cây đa)
 + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?(việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà)
 + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?
 - GV đọc cho HS nghe 4 câu thơ ở phần Ghi nhớ.
 Hoạt động3:Làm bài tập 1(SGK).
 - GV yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để làm bài tập 1.
 - HS thảo luận 
 - Đại diện một nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét ,bổ sung ý kiến.
 - GV kết luận:Trường hợp (a)(b)(c)(d)(e) thể hiện tình yêu quê hương.
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 Hoạt động4. Liên hệ thực tế
 - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân theo các gợi ý sau:
 -Quê em ở đâu?Em biết những gì về quê hương mình?
 - Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
 - HS suy nghĩ và viết ra giấy những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương.
 - Một số HS trình bày trước lớp:Các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mình quan tâm 
 - GV kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể
 Hoạt động tiếp nối
 - Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.
 - Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ,bài hát.. nói về tình yêu quê hương.
3 Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày15 tháng 1 năm 2013
Thể dục
 Đi đều, đổi chân khi đi đểu sai nhịp – TC : lò cò tiếp sức
I-Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác đi đều, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi: Đua ngựa và Lò cò tiếp sức.
II ... ữa bài,nhận xét GV bổ sung ,đánh giá
Thứ sáu,ngày 13 tháng 1 năm 2012.
Buổichiều
Luyện tiếng Việt
Luyện tập tả người: Dựng đoạn mở bài,kết bài
I-Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về dựng đoạn mở bài,kết bài.
-Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiến thức:(10p)
- Mở bài trực tiếp:Giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả.
Mở bài gián tiếp: Nói một việc khác,từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả.
- Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
-Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh,hoạt động của người được tả,suy rộng ra các vấn đề khác.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập.(25p)
-GV viết hai đề bài lên bảng:
Đề 1:Tả một người thân trong gia đình em.
Đề 2:Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS viết các đoạn mở bài,kết bài theo đè bài đã chọn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài,kết bài đã viết.Nêu rõ đó là mở bài,kết bài mở rộng hay không mở rộng.
- Cả lớp và GV nhận xét,góp ý.
*Củng cố,dặn dò:(5p)
-HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài,kết bài theo kiểu mở rộng và không mở rộng.
-Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Luyện toán
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu
- Luyện kĩ năng thực hành tính chu vi hình tròn qua 1 số bài tập
II. Hoạt động dạy học
- HS nhắc lại quy tăc và viết công thức tính chu vi hình tròn
Hoạt động 1 : HS làm bài tập(20p)
Bài1:Tính chu vi hình tròn:
Có đường kính: d= 0,5dm
Có bán kính r =m
Bài 2: Bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là1,2m.Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài 3( HS khá giỏi) Một bánh xe có đường kính là 0,7m
Chu vi của bánh xe đó bằng bao nhiêu m?
Khi bánh xe đó lăn được 5 vòng theo đường thẳng thì bánh xe đó đã đi được bao nhiêu m?
- HS làm bài cá nhân GV theo dõi,hướng dẫn HS yếu
Hoạt động 2:Chấm,chữa bài( 15p)
- Gọi HS lên chữa bài GV chấm bài
- Lớp nhận xét GV đánh giá
3. Củng cố dặn dò
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
- Có mấy cách và mấy công thức tính chu vi hình tròn?
- Nhận xét tiết học.
	Hoạt động tập thể
Bài 5: Em làm gì để giữ an toàn giao thông
I. Mục tiêu:
 Giúp hs biết
- Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người
- Lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2 Các hoạt động
Hoạt động1.Phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi người
- HS thảo luụân nêu những việc làm để phòng tránh tai nạn giao thông
-GV bổ sung kết luận: Nhiệm vụ của hs là phải thực hiện đúng luật giao thông
- Khi đi xe đạp , xe máy phải đội mũ bảo hiểm để được an toàn
Hoạt động 2: Lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông
- Con đường an toàn từ nhà đến trường
- Thi tìm hiểu an toàn giao thông( vẽ tranh.)
3 Củng cố dặn dò;
 - Dặn hs thực hiện bài học
Tập làm văn.
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn mở bài)
I-Mục tiêu:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài( trực tiếp và gián tiếp ) qua bài văn tả người( BT1)
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2
II-Đồ dùng
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Giới thiệu bài( 1p)
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:(5p)
 - 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1; cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của hai cách mở bài; GV nhận xét và kết luận:
 + Đoạn mở bài a- mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu người định tả ( là người đàn bà trong gia đình)
 + Đoạn mở bài b- mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả( bác nông dân đang cày ruộng)
Bài tập 2:(30p)
-HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm theo các bước sau:
 + Chọn đề văn để viết đoạn mở bài( trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
 + Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi sau: 
 Người em định tả là ai, tên là gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ hoặc quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào?,...
 + Viết đoạn mở bài trực tiếp(HS khá-giỏi viết mở bài gián tiếp) cho đề văn đã chọn.
 - HS nối tiếp nói lên đề bài mình chọn.
 - HS làm bài cá nhân vào vở,3HS làm vào bảng phụ
 - Một số HS đọc bài làm của mình; GV cùng cả lớp bình chọn đoạnvăn hay nhất.
 - GV mời những HS làm bài trên bảng phụ đinh bài lên bảng,trình bày kết quả.Cả lớp và GV phân tích hoàn chỉnh các đoạn mở bài
*-Củng cố,dặn dò:( 4p)
- HS nhắc lại kiến thức vè hai kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.Những em viết đoạn mở bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại.
 ___________________________
Tập làm văn.
Luyện tập tả người.
(Dựng đoạn kết bài)
I-Mục tiêu:
- Nhận biết được 2 kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng)qua hai đoạn kết bài trong SGK
- Viết được hai đoạn kết bài rtheo yêu cầu của BT2
- HS khá giỏi làm được BT3 ( tự nghĩ đề bài,viết đoạn kết bài)
II-Đồ dùng :
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1Bài cũ:(5p)
- HS đọc các đoạn mở bài tiết trước đã được viết lại.
2- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
 -Một HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét,kết luận.
Bài 2:
-HS đọc y/c bài tập và đọc lại 4 đề bài ở BT 2 tiết luyện tập tả người trang 12.
-GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
-HS nêu tên đề bài mà các em chọn.
- HS viết các đoạn kết bài và nối tiếp nhau đọc các đoạn đã viết.
- Cả lớp nhận xét và góp ý.
Bài 3: HS khá giỏi viết 
- GV hướng dẫn HS làm
3 Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
-GV nhận xét tiết học.Y/c những HS viết đoạn kết bài chưa được về nhà viết lại.
_____________________________
Toán.
 Chu vi hình tròn.
I-Mục tiêu: 
- Biết quy tắc,công thức tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
- Bài tập cần làm : Bài 1(a,c) bài 2a và bài3
II-Đồ dùng:
-Bảng phụ vẽ một hình tròn.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(5p)
- Nêu các bước khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn?
- HS vẽ hình tròn theo các bước đã nêu.
- Gọi 1 HS vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn đó.
2-Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn.(10p)
Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan.
- GV, HS đưa hình tròn đã chuẩn bị.
- HS thảo luận nhóm,tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia cm và mm.
- GV nêu: Độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu?
Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
- GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như SGK.
- Đường kính bằng mấy lần bán kính?Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác như thế nào?
- HS phát biểu quy tắc.
- GVnêu VD minh họa, HS áp dụng công thức để tính
Hoạt động2: Thực hành.( 20p)
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d
a) d = 0,6cm c) d = m	b) d = 2,5 dm( HS khá giỏi)
-Khi số đo cho dưới dạng phân số có thể chuyển thành số thập phân rồi tính.
Bài 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r
a) r = 2,75 cm b,c( dành cho HS khá giỏi)
-Khi tính ra kết quả và ghi đáp số ta cần chú ý ghi rõ tên đơn vị đo.
Bài 3 Giải
 Chu vi bánh xe ô tô là:
 0,75 x 3,14 = 2,356(m)
 Đáp số : 2,356 m
3-Củng cố,dặn dò:
- Giúp HS phân biệt đường tròn và hình tròn
-Tìm chi vi hình tròn chính là tính độ dài đường tròn.
_____________________________
 	Mĩ thuật
 GV bộ môn dạy
Khoa học
 Sự biến đổi hóa học
I-Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
* KNS : Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
 ứng phó với tình huống không mong đợi xẩy ra trong khi tiến hành thí nghiệm
II-Đồ dùng:
-Hình trang 78,79,80,81 SGK
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(5p)
-Dung dịch là gì?
-Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
2-Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm.(KNS )( 10p)
-Cả lớp hoạt động theo nhóm 6.Tiến hành làm thí nghiệm theo y/c trang 78 SGK: Quan sát,mô tả và giải thích hiện tượng,ghi kết quả vào bảng nhóm.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Đốt một tờ giấy
Chưng đường trên ngọn lửa
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình;các nhóm khác bổ sung.
-GV nêu câu hỏi:
+Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+Sự biến đổi hóa học là gì?
Hoạt động2: Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.(20p)
-HS quan sát hình trang 79 SGK,thảo luận các câu hỏi:
+Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học?Tại sao bạn kết luận như vậy?
+Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
3-Củng cố,dặn dò:(5p)
-Đọc mục bạn cần biết.
-Không đến gần các hố vôi đang tôi, vì nó tỏa nhiệt,có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
_____________________________
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần
I.Mục tiêu
 Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 19 và đề ra kế hoạch tuần 20.
II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật + về học tập
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Đề ra kế hoạch tuần tới
- Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
- Đề xuất tuyên dương, phê bình .
- Nhận xét của GV chủ nhiệm.
 + Kết quả KTĐK lần 2
 + Đấnh giá sự cố gắng tiển bộ trong HK I
Chiều
 Kĩ thuật
Nuôi dưỡng gà
I Mục tiêu: 
- Nêu được mục đích của việc nuôi dưỡng gà
- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình và địa phương
II. Phương tiện:
- Phiếu,hình minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài
2 Các hoạt động
Hoạt động1: Tìm hiểu mục đích,ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.(13p)
GV nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng gà và nêu một số ví dụ về việc nuôi dưỡng gà.
Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK trả lời cá câu hỏi
GV tóm tắt nội dung chính của HĐ1
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cho gà ăn uống( 15p)
Cách cho gà ăn:SGK mục 2a
Cách cho gà uống: SGK mục 2b
- GV tóm tắt và kết luận
Hoạt động3:Đánh giá kết quả học tập(5p)
GV nêu một số câu hỏi đánh giá
HS làm BT
 GV nhận xét ,nêu đáp án
3. Nhận xét,dặn dò
- Nhận xét tiết học,dặn xem trước bài:Chăm sóc gà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 19.doc