Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

II/. Chuẩn bị:

Bản đồ giao thông Việt Nam

Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ.

Nêu tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.

Nhận xét, ghi điểm.

B/. Bài mới: Giới thiệu bài

1. Các loại hình giao thông vận tải.

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

HS đọc câu hỏi mục 1 SGK, làm việc theo nhóm 2 và trình bày kết quả

GV nhận xét và kết luận

Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.

Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.

GV có thể cho HS kể tên các phương tiện giao thông được sử dụng:

Đường ô tô: Phương tiện là các loại ô tô, xe máy .

Đường sắt: Tàu hoả

Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, tàu cánh ngầm, thuyền, bè.

Đường biển: Tàu biển

Đường hàng không: máy bay

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
-Rèn kỹ năng chỉ bản đồ.
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II/. Chuẩn bị:
Bản đồ giao thông Việt Nam
Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ.
Nêu tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: Giới thiệu bài
1. Các loại hình giao thông vận tải.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
HS đọc câu hỏi mục 1 SGK, làm việc theo nhóm 2 và trình bày kết quả
GV nhận xét và kết luận
Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
GV có thể cho HS kể tên các phương tiện giao thông được sử dụng:
Đường ô tô: Phương tiện là các loại ô tô, xe máy ...
Đường sắt: Tàu hoả
Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, tàu cánh ngầm, thuyền, bè.
Đường biển: Tàu biển
Đường hàng không: máy bay
GV hỏi: ? Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, đi trên các loại đường có chất lượng khác nhau, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường ô tô lớn nhất.
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 3.
HS làm bài tập ở mục 2 SGK.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố các loại hình giao thông ở nước ta?
GV gợi ý: Khi nhận xét sự phân bô, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bổ toả khắp nước hay tập trung ở một số nơi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc-Nam, Quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
GV kết luận:
Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc-Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc-Nam
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất chạy dọc theo chiều dài đất nước.
Các sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội) Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) Đà Nẵng
Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
C/. Củng cố-dặn dò
Nắm được nội dung bài. Gọi HS trả lời các câu hỏi ở cuối SGK để kiểm tra việc nắm bài của HS
Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh; Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế-xã hội của nhiều tỉnh miền núi.
Chuẩn bị: sưu tầm tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch.
Thể dục:	 ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ
TRÒ CHƠI: THĂNG BẰNG
I.Yêu cầu:
Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
Chơi trò chơi: Thăng bằng. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II.Chuẩn bị:
1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Lên lớp:
Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu tiết học.
Chạy chậm quanh sân. Khởi động.
Phần cơ bản:
Học động tác điều hoà: GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn.
Nhịp 1: Hai tay giơ phía trước ngực lòng bàn tay sấp. Chân trái bước sang ngang.
Nhịp 2: hai tay dang ngang.
Nhịp 3: như nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 tương tự như thế nhưng đổi bên.
Ôn 5 động tác đã học.
Chia tổ tập luyện. Thi đua giữa các tổ.
Cả lớp chơi trò chơi: Thăng bằng.
Phần kết thúc:
- Thả lỏng.
Toán: LUYỆN TẬP 
/. Yêu cầu: Giúp học sinh 
Biết chia một số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Làm Bài1,3,4.
Rèn kĩ năng thực hiện phép tính.
Giáo dục học sinh tính tự giác, cẩn thận.
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép chia. 	882 : 36.
	Nhận xét, ghi điểm.
B/. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu:Tính
Cả lớp làm vở nháp, gọi HS lên bảng làm.
GV nhận xét, chữa bài. Gọi HS nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 3: Học sinh đọc đề toán, cả lớp giải vào vở, giáo viên thu vở chấm, nhận xét.
Cho HS làm bài rồi chữa
Bài giải:
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x 2/5 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số: 67,2m
 230,4m2
Bài 4: Học sinh đọc đề toán, giải theo nhóm 2, gọi 1 nhóm lên bảng chữa bài.
Giải:
01 giờ xe máy đi được là:
93 : 3 = 31 (km)
01 giờ ô tô đi được là:
103 : 2 = 51,5 (km)
01 giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy là:
51,5 – 31 = 20,5 (km)
ĐS: 20,5 km.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Xem lại các bài tập đã làm.
Chính tả: (Nghe viết)	 	CHUỖI NGỌC LAM
I/. Yêu cầu: 
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài Chuỗi ngọc lam.
Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của bài 3, bài 2a.
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II/. Chuẩn bị:
Bút dạ và giấy khổ to.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS viết những từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.
GV nhận xét, cho điểm
B/. Bài mới: 
1/. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/. Hướng dẫn HS nghe - viết:
Một HS đọc đoạn văn trong bài Chuỗi ngọc lam
? Nội dung của đoạn đối thoại đó là gì? Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuổi ngọc đã tế nhị gở mãnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui. 
HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai. 
Luyện viết bảng con: Trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ...
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết
GV đọc cho các em soát lại toàn bài: chấm, chữa bài
3/. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả:
Bài 2:
GV cho HS lớp mình làm bài tập 2a
GV nêu yêu cầu BT
HS trao đổi nhanh trong nhóm
GV yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng (Tranh – chanh; trưng – chưng – báo – báu; cao – cau ....)
GV mời các nhóm tiếp sức, mỗi em chạy lên bảng viết nhưng từ ngữ tìm được
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
Đánh giá cao các nhóm tìm được dúng và nhanh nhất.
Bài 3: 
GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu
Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi
HS làm việc cá nhân, điền vào ô trống
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết sẵn mẫu tin
2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh
Ai làm xong đọc lại mẫu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh, GV ghi điểm
Cả lớp nhận xét, chữa bài: Hòn đảo, tự hào, một dạo, trầm trọng, tàu, tấp vào, trước, môi trường, tấp vào, chở đi, trả lại.
Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng
C/. Củng cố , dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết .
Về nhà tìm thêm nhiều từ ngữ có vần ao/ au.
 Ngày soạn: 06/12/2009 
Ngày giảng: Thứ tư ngày 09/12/2009
Lịch sử: THU- ĐÔNG 1947. VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I/. Yêu cầu: 
-Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi( Phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến): Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
 Quân Pháp chia làm 3 mũi( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công vào Việt Bắc. Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trân tiêu biểu: đèo Bông Lan, Đoan HùngSau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cuă địa kháng chiến.
Tường thuật được sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
Rèn kỹ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử.
II/. Chuẩn bị:
Lược đồ hành chính Việt Nam. lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
? Tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” được thể hiện như thế nào?
 Nhận xét, ghi điểm. 
B/. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
? Tại sao ta quyết định mở Chiến dịch Biên giới Thu- đông 
? Chiến dịch Biên giới Thu- đông thăng slợi có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao địch âm mưu khoá chặt Biên giới Việt- Trung:
Cho HS xác địch Biên giới Việt – Trung trên bản đồ sau đó xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khoá biên giới tại đường số 4.
Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội; ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm:
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
? Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu- đông với chiến dịch Việt Bắc?
? Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì? Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
 Hết thời gian làm việc, đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần bài học
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.” đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
Tập đọc : HẠT GẠO LÀNG TA
I/. Yêu cầu: 
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thông nhẹ nhàng, tình cảm.
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
- Giáo dục HS biết quí trọng hạt gạo..
II/. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài trong SGK .
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
Ba HS, mỗi em đọc diễn cảm 1 đoạn của bài Chuỗi ngọc lam và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Luyện đọc: 
Một HS khá, giỏi đọc bài.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.
? Tìm các tiếng, từ khó đọc? phù sa, Kinh Thầy
HS đọc nối tiếp lần 2. Giúp HS hiểu các từ ngữ : hào giao thông, trành..
HS đọc nối tiếp trôi chảy lần 3. 
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng tình cảm.
Tìm hiểu bài: 
? Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? 
Từ tinh tuý của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ
? Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Giọt mồ hôi sa/ những trưa tháng sáu/ nước như ai nấu..xuống cấy.
? Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.
? Vì sao tác giả gọ ...  chơi trò chơi. Thi đua làm nhanh.
Nhận xét, chữa bài. Tuyên dương, ghi điểm tốt cho nhóm làm nhanh, đúng.
2
= 0,4;
3
= 0,75
5
4
18
= 3,6
5
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập
Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/. Yêu cầu: Giúp học sinh biết: 
-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số 0. Làm bài tập 1(a). bài 2.
-Rèn kỹ năng đặt tính và tính đúng.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong làm tính
II/. Chuẩn bị:
SHS, máy
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
Gọi 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
 Tính nhẩm: 0,65 x 10 = 
 999,8 x 100 =
 GV nhận xét và ghi điểm 
B/. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên àm thương tìm được là một số thập phân.
a) Ví dụ 1: Một cái sân hình vuông có chu vi bằng 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
 -Gọi học sinh đọc bài toán: 2 HS
? Bài toán cho ta biết điều gì?
 	Cái sân hình vuông có chu vi bằng 27m.
? Bài toán yêu cầu làm gì?
Tính cạnh của sân dài bao nhiêu mét.
? Muốn tính cạnh của sân ta làm như thế nào?
Ta thực hiện phép chia 27:4.
? Em đặt tính và tính phép chia đó như thế nào?
 +HS nêu gv ghi bảng :
 27 4 27chia 4 bằng 6 viết 6. 
 6 nhân 4 bằng 24; 27-24 bằng 3 viết 3
 .
 ? Em tính 27:4=?
 27:4=6(dư3)
 Cô sẽ hướng dẫn các em chia tiếp như sau:
 + Ta viết thêm dấu phẩy vào bên phải số 6, viết thêm số 0 vào bên số 3 được 30
 + 30 chia 4 được 7 viết 7, 7 nhân 4 bằng 28, 30-28 bằng 2, viết 2
 + Viết thêm số 0 vào bên phải số 2 được20, 20 chia 4 bằng 5 viết 5,
 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0 
 +Vậy 27:4=6,75(m)
 Thông thường ta đặt tính như vậy
 Học sinh nhắc lại cách tính.
 ? Em có nhận xét gì về ví dụ trên?
 Số bị chia và SC là số tự nhiên, thương là số thập phân.
 - GV giới thiệu bài và ghi trên bảng.
Tương tự như ví dụ 1 cô cùng chúng ta đi vào ví dụ 2
b)Ví dụ 2: HS đọc phép tính 43:52=?
 ? Nhận xét gì về phép chia này?
 Số bị chia bé hơn số chia.
 ? Ai có thể đặt tính và thực hiện được phép tính này?
Gọi 2 HS lên bảng .
43 52 	 	430 	 52
	 430 0,82	140	 0,82
	 140	 36
	 36	 
Cả lớp nhận xét bài cả hai bạn?
Đều đúng.
 ? Bạn 1 làm thế nào trình bày cho cả lớp nghe? 
 Em làm như VD1: Lấy 43 chia 52 được 0 viết 0, 0nhân 52 bằng 0, 43 trừ 0 bằng 43 . Viết dấu phẩy vào bên phải số 0.Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số 43 được 430; 430 chia 52 được 8 viết 8; 8 nhân 52 bằng 416; 430 trừ 416 bằng 14 viết 14. Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 14 được 140; 140 chia cho52 được 2 viết 2;2 nhân 52 bằng 104 , 140 trừ 104 bằng 36 , viết 36.
GV: Cả hai bạn làm đều đúng. thực chất đây cũng là một cách làm như nhau. Nhưng cách làm 2, sẽ giúp các em tránh bị nhầm lẫn khi chia.
 HS 2: Học sinh trình bày 
 Chuyển 43 thành 43,0 
 Đặt tính rồi tính như phép chia 43,0:52
 (Chia số thập phân cho số tự nhiên )
 Học sinh nêu cách tương tự như cách 1 
 ? Số dư trong phép chia này là bao nhiêu? 
 Số dư là 0,36. Giáo viên nhấn mạnh giúp học sinh không bị nhầm là dư 36 
GV: Khi chia 43 cho 52 được 0,82 và dư 0,36, khi làm tính ngang và ghi kết quả ta chỉ ghi 43:52= 0,82 vì số dư ở đây quá nhỏ nên ta không ghi .
 ?Em hãy so sánh 2 ví dụ vừa học ?
 Giống nhau:Số bị chia và số chia là số tự nhiên, thương là số thập phân. 
 Khi chia đều có dư 
 Khác nhau: Phép chia ở VD1 là phép chia hết, ở VD2 là phép chia có dư.
 Vậy:
? Khi chia só tự nhiên cho số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào ?
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
-Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
-Viết thêm vào bên phải số dư một một chữ số 0 rồi chia tiếp.
- Nếu còn dư, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
Luyện tập.
Bài 1: Học sinh yêu cầu : Đặt tính rồi tính 
 a) 12:5 Học sinh nêu, giáo viên ghi bảng 12 5
	20	2,4
	 0
Các bài còn lại, học sinh làm bangr con, gọi học sinh lên bảng làm. Nhận xét chữa bài
23 4 882 36
 30 5,75 162 24,5
 20 180
 0
Học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Bài 2: Học sinh đọc đề toán .
 ? Bái toán cho ta biết điều gì ?
May 25 bộ quần áo như nhau hết 70m vải 
? Bài toán hỏi điều gì ?
May 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu m vải.
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt : 
 Tóm tắt: 25 bộ : 70
 6 bộ : ?m 
- Một học sinh nhìn tóm tắt đọc lại đề toán .
 ?Bài toán thuộc dạng toán gì?
 Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị. 
 Học sinh ghi vào vở, một học sinh lên bảng giải.
Bài giải
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
70: 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số: 16,8 m
 Nhận xét, chấm chữa bài.
 * Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
C. Củng cố, dặn dò :
 ?Em học được điều gì ?
 HS nhắc quy tắc.
 Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập đã làm và học thuộc quy tắc để vận dung vào tính toán.
 Ngày soạn: 28/11/2008
Ngày giảng: Thứ hai ngày 01/12/2008
Đạo đức: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (TIẾT 1)
I/. Mục tiêu: HS biết
Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II/. Chuẩn bị: Thẻ màu để sử dụng trong giờ học.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ. 
Nêu những biểu hiện của người văn minh lịch sự.
Giáo viên nhận xét.
B/. Bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
Mục tiêu : HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
Cách tiến hành: 
GV chia HS thành các nhóm 3 HS và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát tranh ảnh SGK
Các nhóm chuẩn bị.
Đại diện từng nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta,trên các lĩnh vực, khoa học,thể thao kinh tế.
HS thảo luận theo các gợi ý sau:
- Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
- Tại sao những người phu nữ là những người đáng được kính trọng?
GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung.
GV mời 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SKG.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
* Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS
HS làm việc cá nhân.
GV mời một số HS lên trình bày ý kiến.
GV kết luận:
- Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a). (b)
- Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trong phụ nữ là (c), (d)
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán hành với các ý kiến tôn trọng phu nữ, biết giải thích lý do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
* Cách tiến hành:
GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn học sinh cách thực bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu
GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
GV mời HS giải thích lí do, cả lớp lặng nghe và bổ sung
GV kết luận: Tán thành với các ý kiến a, d. Không tán thành với các ý kiến b, c, d vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị giới thiệu một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
Sưu tầm bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ.
Tập đọc: CHUỖI NGỌC LAM
I/. Mục đích, yêu cầu: 
Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn.
Phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từnh nhân vật; cô bé ngây thơ, hồn nhiên: Chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật là những người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
Giáo dục HS lòng yêu thương nhau giữa người và người.
II/. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 
HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài: 
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người và giới thiệu : Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật vì tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc của con người.
Giới thiệu Chuỗi ngọc lam – 1 câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.
2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Gọi 1 HS đọc bài.
? Bài văn chia làm mấy đoạn? Bài có thể chia thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1 : Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé từ đầu đến xin chú gói lại cho cháu
+ Đoạn 2 : Phần còn lại
GV lưu ý HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ: Lễ Nô –en.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
*HS đọc đoạn 1 ? Tìm tiếng, từ khó đọc?
Hs đọc đoạn 1 lần 2 kết hợp giải nghĩa từ : lễ Nô-en
Luyện đọc theo cặp đoạn 1. Tìm hiểu đoạn 1
? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en.
? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
? Chi tiết nào cho biết điều đó?Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu .... gỡ mảnh giấy ghi giá tiền..
? Tìm ý đoạn 1? Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé.
HS phân vai :người dẫn chuyện, Pi-e và cô bé.
Luyện đọc diễn cảm đoạn 1
Mời 2 nhóm lên thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
*Từng nhóm - mỗi nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2
? Tìm tiếng từ khó đọc?
HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
Tìm hiểu đoạn 2
? Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì ? Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
? Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền dành dụm được.
? Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ? Những nhân vật trong truyện đều là người tốt, nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau...
? Ý đoạn 2 là gì? Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé
HS phân vai đọc diễn cảm đoạn 2 và cả bài.: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời các nhân vật
Thi đọc diễn cảm trước lớp
C/. Củng cố, dặn dò: 
? Nêu nội dung bài? (ở mục yêu cầu)
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS phải biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5Tuan 14.doc