Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

I/. Yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II/. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

III/. Lên lớp:

A/. Bài cũ: 4 HS được phân các vai, đọc trích đoạn kịch Người công dân số Một, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc

Nhận xét,ghi điểm

B/. Bài mới: 1) Giới thiệu bài:

2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

HS đọc lời giới thiệu nhân vật

GV đọc diễn cảm bài văn- Chia đoạn bài văn

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 22/01/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25/01/2010
Tập đọc: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I/. Yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: 4 HS được phân các vai, đọc trích đoạn kịch Người công dân số Một, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
Nhận xét,ghi điểm
B/. Bài mới: 	1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
HS đọc lời giới thiệu nhân vật
GV đọc diễn cảm bài văn- Chia đoạn bài văn
Có thể chia thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2 : Từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: Phần còn lại .
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
Đoạn 1: HS đọc đoạn văn. GV kết hợp giúp HS hiểu từ được chú giải cuối bài; sửa lỗi về phát âm cho các em.
- HS đọc thầm đoạn văn, tra lời câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác
- HS đọc lại đoạn văn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Từng cặp HS luyện đọc; HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Đoạn 2:
- Một vài HS đọc đoạn 2. GV kết hợp sửa lỗi, giúp HS hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài.
- Giải nghĩa thêm các từ khó: thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
- HS đọc thầm đoạn này và trả lời câu hỏi
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ? Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa
- HS đọc lại đoạn 2 theo cách phân vai
Đoạn 3:
- HS đọc đoạn 3: GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới ở cuối bài
- Giải nghĩa cá từ khó: chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu xằng 
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi biết có viên quan tâm với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương, phép nước 
- HS đọc đoạn 3 theo cách phân vai
- HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm toàn truyện
C. Củng cố , dặn dò : 
? Nêu ý nghĩa câu chuyện? Mục yêu cầu 
- Nhận xét tiết học
Dặn: về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
Toán:	 LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu:
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. Làm bài 1(b,c), 2,3a. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 4.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi vẽ hình, chăm học thuộc công thức
II/. Chuẩn bị:
Sách giáo viên, sách giáo khoa.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: Nêu và viết công thức tính chu vi hình tròn
B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:	HS đọc đề bài
Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. GV nhận xét, chữa bài
- Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn
- Củng cố kĩ năng nhân các số thập phân
	Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết của một tích
- Nêu công thức tính bán kình, đường kính, hình tròn khi biết chu vi của nó
- Củng cố kĩ năng làm tính chia các số thập phân.
	a) d = C : 3,14
	b) r= C : 2 : 3,14
- HS áp dụng công thức làm bài vào vở nháp, gọi HS lên bảng làm. GV nhận xét, chưa bài
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. GV hướng dẫn. HS làm bài vào vở. GV thu vở, chấm, nhận xét, chữa bài 
Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó
Giải
Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
b) Nếu bánh xe lăn 10 vòng thì đi được là:
2,014 x 10 = 20,14 (m)
Nếu lăn 100 vòng thì đi được là:
2,014 x 100 = 201,4 20,14 (m)
Đáp số: a) 2,014 m
b) 20,14 m; 201,4 m
Bài 4:Hướng dẫn HS: Lần lượt thực hiện các thao tác sau:
- Tính chu vi hình tròn: 	6 x 3,14 = 18,84 (cm)
- Tính nữa chu vi hình tròn: 	18,84 : 2 = 9,42 (cm)
- Tính chu vi hình H: 	9,42 + 6 = 15,42 9cm)
- Xác định chu vi của hình H: Là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính. Từ đó tính chu vi hình H
	9,42 + 6 = 15,42 (cm)
- Khoanh vào D: 15,42 cm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi
C/. Củng cố, dặn dò
Nêu cách tính bán kính và đường kính hình tròn khi biết chu vi.
Anh văn: Unit seven: MY DAY
( Có giáo viên bộ môn)
Ngày soạn: 23/01/2010
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 26/01/2010
Thể dục:
( Có giáo viên bộ môn)
Địa lý:
CHÂU Á (TIẾP)
I/. Yêu cầu: HS biết:
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư ch âu Á: Có số dân đông nhất. Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng tên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu á; ý nghĩa của những hoạt động này.
Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á: Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển
Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông nam Á: Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, thế giới.
II/. Chuẩn bị:
Bản đồ tự nhiên Châu Á
Bản đồ các nước Châu Á.
III/. Lên lớp:
A/ Bài cũ:
Gọi HS đọc tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu Á. GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
3. Cư dân Châu Á
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Bước 1: HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết biết Châu Á có số dân đông nhất thế giới
Bước 2: HS đọc đoạn văn ở mục 3 và quan sát Hình 4 SGK để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
Bước 3: GV bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm.
Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau.
GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu Á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
4. Hoạt động kinh tế.
Hoạt động 2: làm việc cả lớp sau đó làm việc theo nhóm 3
Bước 1: HS quan sát hình 5 SGK và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á.
Bước 2: HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô ..
Bước 3: HS làm việc theo nhóm 3: Với hình 5 , tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia ở châu á
GV bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản...
GV kết luận: Người dân Châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác daaufmor, sản xuất ô tô ....
4. Khu vực Đông Nam á.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV
Xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.
Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển
GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam Á.
GV kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạ, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
C. Củng cố-dặn dò.
HS nắm nội dung bài học
Về nhà xem trước bài: các nước làng giềng của Việt Nam.
Toán: 	 DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 
I/. Yêu cầu: Giúp HS :
Biết qui tắc tính diện tích hình tròn. Làm bài 1(a,b), 2(a,b), 3.
Giáo dục HS có ý thức học và biết vận dụng công thức để làm toán.
II/. Chuẩn bị: SGV, compa
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: Viết công thức tính chu vi, đường kính, bán kính
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.
GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
HS tập vận dụng các công thức
-> S = r x r x 3,14
S là diện tích hình tròn; r bán kính hình tròn
HS nhắc quy tắc vận dụng công thức vào ví dụ SGK
2. Thực hành.
Bài 1: 	Gọi HS đọc đề bài. Cả lớp làm vở nháp, gọi HS lên bảng làm.
- Vận dụng trực tiếp công thức tinh diện tích hình tròn
	- Củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân
	- HS tự làm, HS đọc kết quả
	- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. 
	- Trước tiên tính bán kính r, biết đường kính d
	-> Tính diện tích hình tròn
	- HS làm bảng con
	- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. 
	- HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn
	- HS làm vở, GV thu vở, chấm, nhận xét, chữa bài.
Giải
Diện tích của mặt bàn đó là;
45 x45 x 3,14 = 6362,5 (cm2 )
Đáp số: 6362,5 cm2
C. Củng cố, dặn dò. 
Nắm công thức tính diện tích hình tròn.
Xem trước các bài tập phần luyyện tập
Chính tả: (Nghe -Viết) CÁNH CAM LẠC MẸ
I/. Yêu cầu: 
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được bài tập 2a: viết đúng những từ ngữ có âm đầu r /d /gi 
-Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết 
II/. Chuẩn bị: 
Vở bài tập tiếng việt
Bút dạ và 4, 5 tờ phiếu khổ to.
III. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Chấm vở một số em chưa đạt ở tiết trước. nhận xét, ghi điểm
B/. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ
- HS đọc thầm
- Hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì ? Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè
 - HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý cách trình bày
* Luyện viết bảng con: khản đặc, râm ran, gai góc,giã gạo.
- GV nhắc HS chú ý viết đúng các từ: khản đặc, râm ran
- GV đọc từng dòng thơ HS viết bài
Dò bài, chấm bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: HS đọc đề bài
- Điền r/ d/ gi- Tổ chức cho học sinh làm việc độc lập và báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẫu chuyện vui.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
C/. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ để không viết sai lỗi chính tả những từ ngữ đã ôn luyện.
Ngày soạn: 24/01/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27/01/2010
Lịch sử: ÔN TẬP CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN 
 BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1945-1954
I/. Yêu cầu: 
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân đan ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “Giặc đói”, “giặc’ dôt, ‘giặc” ngoại xâm.
Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu  ... 
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Nhận xét, ghi điểm
B/. Bài mới: HS thực hành
 Hoạt động 1 : Triển lãm nhỏ
Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
Cách tiến hành:
HS quan sát tranh, trao đổi, bình luận
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung
GV nhận xét và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
Bài 2:
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
Cách tiến hành: GV nêu từng ý kiến trong bài
HS bày tỏ thái độ
HS giải thích lý do, HS khác nhận xét
GV kết luận: Tán thành với những ý kiến a, d, không tán tành với các ý kiến b, c.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống
Bài 3:
Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận để xử ký tình huống
HS làm việc theo nhóm 4
Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV kết luận
Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.
Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành:
HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa ... đã chuẩn bị.
Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát...
C/. Củng cố, dặn dò.
HS thể hiện tình yêu quê hương bằng việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng
Khoa học:	SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC ( Tiết 2)
I/. Mục tiêu: 
Giống tiết 1
Giáo dục HS tính tự giác trong học tập
II. Chuẩn bị: 
Theo nhóm: 1 quả chanh, 1 que tăm, 1tờ giấy
III. Lên lớp
A/. Bài cũ: 
? Thế nào là sự biến đổi hoá học ? Cho ví dụ?
Nhận xét, ghi điểm
B/. Bài mới:
Hoạt động 3: Trò chơi: “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học “ 
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận: 
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
Hoạt động 4: THỰC HÀNH XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG SGK
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi háo học.
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình được thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập.
Kết luận:
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
C/. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn hoặc còi hoặc đèn pin
Ngày soạn: 11/02/2008
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14/02/2008
Kể chuyện: 	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
+ Giáo dục HS ý thức rèn kể chuyện mạch lạc.
II/. Chuẩn bị:
Sách báo, truyện đọc lớp 5 Viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ: HS kể một vài đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
a. Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh giúp HS tránh kể chuyện lạc đề tài.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý; GV nhắc HS nên kể những câu chuyện ngoài chương trình.
- Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp - nếu có).
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 2.
- Mỗi HS lập nhanh dàn ý.
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp. Cử đại diện thi kể.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
- Mỗi HS kể chuyện xong nói ý nghĩa câu chuyện của mình
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm lời kể của từng HS theo các tiêu chuẩn:
+ Nội dung câu chuyện.
+ Cách kể.
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
C/. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tiết tới.
Toán:	 	LUYỆN TẬP CHUNG
I/. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
Giáo dục HS có ý thức học thuộc các công thức, vận dụng vào làm toán.
II/. Chuẩn bị:
Bảng phụ vẽ hình ở các bài tập.
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng giải bài 2, nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
Bài 1: HS đọc đề. HS còn lại theo dõi SGK, cả lớp làm vở nháp, gọi 1 HS lên bảng làm.
- Vận dụng công thức tính chu vi, diện tích hình tròn.
- Độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7cm và 10cm. Độ dài của sợi dây thép là:
7 x 2 x 3,14 + 10 x 2 x 3,14 = 106,76 (cm)
HS đọc kết quả
GV nhận xét, kết luận
15cm
60cm
Bài 2: HS đọc đề - HS quan sát hình vẽ SGK.
0
HS nêu cách làm, cả lớp giải vào vở nháp, gọi HS 
lên bảng giải. Nhận xét, chữa bài.
Giải:
Bán kính của hình tròn lớn là:
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là:
471 – 376,8 = 94,2 (cm)
ĐS: 94,2 cm.
Bài 3: HS đọc đề bài, cả lớp giải vào vở, GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài.
- Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nữa hình tròn
	Giải:
- Chiều dài hình chữ nhật là: 
	7 x 2 = 12 (cm)
10cm
- Diện tích hình chữ nhật là:
7cm
 .
.
	14 x 10 = 140 (cm2)
- Diện tích của hai nữa hình tròn là: 
	7x7x3,14 = 153,86 (cm2)
- Diện tích hình đã cho là:
	140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
	ĐS: 293,86 cm2
Bài 4: HS đọc đề bài. Thảo luận nhóm 4.
- Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông 
- Diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm
A 8cm B
- Khoanh vào A
- HS cùng thảo luận theo nhóm 4
.0
- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét
C/. Củng cố, dặn dò:
Làm bài tập tương tự các bài toán ở VBT
Nhận xét tiết học.
D C
Tập làm văn: TẢ NGƯỜI (kiểm tra viết)
I/. Mục đích, yêu cầu:
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Giáo dục HS có ý thức rèn làm văn.
II/. Chuẩn bị:
- Giấy kiểm tra. Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: Không kiểm tra.
B/. Bài mới:
* GV giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV mời HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho 1 đề hợp nhất với mình.
Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý.
Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
Gọi vài HS nói đề bài mình lựa chọn, nêu những điều mình chưa rõ cần giáo viên giải thích.
HS làm bài. Giáo viên theo dõi. Thu vở chấm.
C/. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho bài: Lập chương trình hoạt động
Mỹ thuật:	CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Khoa học:
 NĂNG LƯỢNG 
I/. Mục tiêu: HS biết 
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí hình dạng, nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Giáo dục HS ham học hỏi, tìm tòi.
II/. Chuẩn bị:
- Hình SGK trang 83
- Chuẩn bị: Nến, diêm, ô tô đồ chơi có đèn, còi hoặc đèn pin
III/. Lên lớp:
A/. Bài cũ:
Thế nào là sự biến đổi hoá học? Nêu ví dụ về sự biến đổi hoá học dưới tác dụng của nhiệt? Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thí nghiệm
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ được cung cấp năng lượng
Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
GV cho HS làm việc theo nhóm: HS cần nêu rõ hiện tượng quan sát được; vật bị biến đổi như thế nào; nhờ đâu vật có biến đổi đó.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
Ghi kết quả vào phiếu học tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
GV nhận xét: Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt
Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp:
	Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
	HS Quan sát các hình trong SGK trang 83 và thảo luận: Nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp:
	Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
	Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày cấy ...
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày 
Xăng
...
. . .
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trong đó các em nêu tên hoạt động của con người, máy móc và tên nguồn năng lượng cho từng hoạt động đó.
C/. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
- Chuẩn bị đọc trước bài sau: Máy tính bỏ túi chạy bằng năng lượng mặt trời; tranh ảnh về các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 20(1).doc