Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám

TUẦN 30

Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010

Tập đọc

Thuần phục sư tử

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30
(Từ ngày 12-16/4/2010)
THỜI GIAN
TIẾT
 NỘI DUNG GIẢNG DẠY
THỨ HAI
(12/4)
TẬP ĐỌC
TOÁN KHOA HỌC
ĐẠO ĐỨC
CHÀO CỜ
Thuần phục sư tử
Ôn tập về đo diện tích
Sự sinh sản của thú
Bảo vệ tài nguyên hiên nhiên (t1)
Tuần 30
THỨ BA
(13/4)
THỂ DỤC
LT VÀ CÂU
TOÁN
CHÍNH TẢ
LỊCH SỬ
Bài 59
MRVT:Nam và nữ
Ôn tập về đo thể tích
Nghe viết:Cô gái của tương lai
Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
THỨ TƯ
(14/4)
TẬP ĐỌC
TẬP L VĂN
TOÁN
ĐỊA LÝ
KĨ THUẬT
Tà áo dài Việt Nam
Ôn tập về tả con vật 
Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích
Các đại dương trên thế giới
Lắp rô bốt (t1)
THỨ NĂM
(15/)
THỂ DỤC
LT VÀ CÂU
TOÁN
KHOA HỌC
MĨ THUẬT
Bài 60
Ôn tập về dấu câu :Dấu phẩy
Ôn tập về đo thời gian
Sự nuôi con của một số loài thú
Trang trí đầu báo tường
THỨ SÁU
(16/)
TOÁN
TẬP L VĂN
ÂM NHẠC
K CHUYỆN
SH LỚP
Phép cộng
Tả con vật (Kiểm tra viết)
Học hát bài :Dàn đồng ca mùa hạ
Kể chuyện đã nghe đã học
SHTT
TUẦN 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Thuần phục sư tử
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- HS đọc bài cũ + trả lời câu hỏi
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học.
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc .
- HS lắng nghe
- 2 HS nối tiếp đọc hết bài
GV đưa tranh minh họa và giới thiệu về tranh
- HS quan sát + lắng nghe 
- GV chia 5 đoạn 
Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
Luyện đọc từ: Ha-li-ma, Đức A-la ... 
HS đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 
+ HS đọc các từ ngữ khó 
+ Đọc chú giải 
- HS đọc theo nhóm 5
- 1HS đọc cả bài 
GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài :8-10’
HS đọc thầm và TLCH
Đoạn 1 + 2: 
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
* Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có.
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào?
* Nếu Hi-li-ma lấy được 3sợi lông bờm của 1 con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng bí quyết.
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
* Vì đk mà vị giáo sĩ nêu ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử dã khó,nhổ 3 sợi lông của sư tử càng khó hơn.Thấy người sư tử sẽ vồ ăn thịt.
Đoạn 3 + 4: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
*Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng ... Nó quen dần với nàng,có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao khi gặp ánh mắt Ha-li-ma, con sư tử phải bỏ đi?
* Một tối,khi sư tử đã no nê ... nó cụp mắt xuống lẳng lặng bỏ đi.
* Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
*Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên trì và sự dịu dàng.
HĐ 3:Đọc diễn cảm.
Cho HS đọc diễn cảm
- 5 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc
- Đọc theo hướng dẫn GV 
 Cho HS thi đọc
- HS thi đọc diễn cảm 
Lớp nhận xét 
Nhận xét + khen những HS đọc hay
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét tiết học
HS nhắc lạí ý nghĩa của câu chuyện
*******************************
Toán 
 Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu: Biết 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích ; chuyển đổi các số đo diện tích ( với các đơn vị đo thông dụng)
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Cả lớp làm bài 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1). HSKG làm các bài còn lại.
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ. 
2.Bài mới . 
HĐ 1: Giới thiệu bài .
HĐ 2 : Thực hành. 
- 2HS lên làm BT3
Bài 1: 
Bài 1: 
- Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV có thể viết bảng các đơn vị đo diện tích ở trên bảng của lớp học rồi cho HS điền vào chỗ chấm trong bảng đó.
HS tự làm rồi chữa bài.
Học thuộc tên các đơn vị đo diện tích thông dụng (như m2, km2, ha và quan hệ giữa ha, km2 với m2, ...).
Bài 2 ( cột 1): 
Bài 2 ( cột 1): HS tự làm rồi chữa bài.
a) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2 
= 1 000 000mm2
1 ha = 10 000dm2
1km2 = 100 ha = 1 000 000m2
b) 1m2 = 0,01dam2
1m2 = 0,000001km2
1m2 = 0,0001 hm2 = 0,0001 ha
Bài 3: Cho HSTB làm cột 1, HSKG làm cả bài
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài. 
a) 65 000m2 = 6,5ha; 846 000m2 = 84,6ha; 5 000m2 = 0,5ha.
b) 6km2 = 600ha; 9,2km2 = 920ha; 
0,3km2 = 30ha.
3. Củng cố dặn dò : 
 Nhận xét tiết học
- Nhắc lại mqh giữa các đơn vị đo thể tích.
**********************************
Khoa học
Sự sinh sản của thú
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 Biết thú là động vật đẻ con
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Hình trang 120, 121 SGK.
- Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
HĐ 1.Giới thiệu bài.
HĐ 2 : Quan sát
- GV HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu.
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
- HS trả lời
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
- Thú con mới sinh ra có đặc điểm của thú mẹ
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
- Mẹ cho bú sữa 
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
HĐ 3 : Làm việc với phiếu học tập
- Phát phiếu
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập.
Lưu ý: Có thể cho các nhóm thi đua, trong cùng một thời gian nhóm nào điền được nhiều tên động vật và điền đúng là thắng cuộc.
Phiếu học tập
 Hoàn thành bảng sau:
Số con trong một lứa 
 Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1 con ( không kể trường hợp đặc biệt)
2 con trở lên
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- GV tuyên dương nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
- 2HS đọc nội dung bài học
3.Củng cố, dặn dò.
 Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
Về nhà học lại bài cũ và chuẩn bị bài học sau.
 GV nhận xét tiết học. 
********************************
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại lẵng phí tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (nếu có)
 + Giấy, bút dạ cho các nhóm 
+ Phiếu bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1, Khởi động : 
- HS cả lớp hát 
2, Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b.Các hoạt động.
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK 
- HS làm việc theo nhóm 4, Các nhóm đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
1. Tên một số tài nguyên thiên nhiên: mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quý hiếm
.2. ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
2. con người sự dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con người.
3. Hiện nay việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa? vì sao?
3. Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
4.. Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
4. Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nước, không khí.
- Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
5. GV kết hợp GDMT: Cho HS nêu tài nguyên thiên ở địa phương và cách tham gia giữ gìn và bảo vệ phù hợp với khả năng của các em.
- Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.
* GV chốt ý : Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, giáo, ánh nắng mặt trời,  là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người. Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
- 2 , 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK : 
Học sinh làm việc nhóm 2.
- HS đọc bài tập 1
+ Phát phiếu bài tập
- Nhóm thảo luận nhóm 2 về bài tập số 1 
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 Các tài nguyên thiên nhiên là các ý : a, b, c, d, đ, e, g, h, l, m, n.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ của em BT3.
- Đưa bảng phụ có ghi các ý kiến về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GV đổi lại ý b & c trong SGK
- HS thảo luận cặp đôi làm việc theo yêu cầu của GV để đạt kết quả sau
 Tán thành: ý 2,3.
 Không tán thành: ý 1
- 2HS đọc lại các ý tán thành:
+ Nếu không bảo vệ tài nguyên nước, con người sẽ không có nước sạch để sống.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người.
Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp .
- Nêu yêu cầu BT số 2
- 1 vài HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên của nước ta : mỏ than Quảng Ninh, 
- Nhận xét, chốt ý
Củng cố,dặn dò: Về nhà chuẩn bị xem trước BT số 5
*************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
- Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY ... - Làm bài vào vở BT, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống, viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS trình bày 
Lớp nhận xét 
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
3.Củng cố, dặn dò .
Nhận xét tiết học
Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng 
- HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
*******************************
Toán
Ôn tập về đo thời gian
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.HS biết 
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. 
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. 
- Chuyển đổi số đo thời gian.
- Xem đồng hồ.	
- Cả lớp làm bài 1, 2 (cột 1), 3. HSKG làm thêm bài 2 (cột 2) và bài 4 .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC. 1 cái đồng hồ to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ .
2.Bài mới . 
HĐ 1: Giới thiệu bài .
HĐ 2: Thực hành .
- 2HS lên làm BT1.
Bài 1.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài
Bài 2 ( cột1): Cho HS tự làm rồi chữa bài. 
Bài 2 ( cột1): HS tự làm rồi chữa bài
a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng
150 giây = 2 phút 30 giây
c) 60 phút = 1 giờ
45 phút = giờ = 0,75 giờ
15 phút = giờ = 0,25 giờ
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
90 phút = 1,5 giờ
d) 60 giây = 1 phút
90 giây = 1,5 phút
1 phút 30 giây = 1,5 phút
Bài 3: GV lấy mặt đồng hồ (hoặc đồng hồ thực) cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển (chủ yếu với các trường hợp phù hợp với câu hỏi: "Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút?")
Bài 3: Quan sát và trả lời
Bài 4: dành cho HSKG
Bài 4: HS tự làm rồi chữa bài. Khoanh vào B.
3. Củng cố dặn dò .
- về làm bài 2 cột 2
- Xem trước : Phép cộng
- Đọc lai bảng đơn vị đo thời gian.
*******************************
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 Nêu được VD về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về hổ, hươu (nếu có)
- Phiếu bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU : 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài.
HĐ 2 : Quan sát và thảo luận .
 - GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. 
- HS làm việc theo nhóm 4
 * Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuuoi con của hổ. Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK:
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Hổ con mới sinh yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. 
-Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. ( Các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi ). 
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi
+ HS đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi.
- Khi nào hổ con có thể sống độc lập? 
- Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi hổ con có thể sống độc lập
* Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK:
- Hươu ăn gì để sống?
- Hươu ăn lá cây 
* - Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con đã sinh ra đã biết làm gì?
- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? ( Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy ).
HS trả lời.
HS trả lời.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
HĐ 3:Trò chơi Thú săn mồi và con mồi .
GV tổ chức chơi:
+ Một nhóm tìm hiểu về hổ ( nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một ban đóng vai hươu con. Trong khi 2 nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại là quan sát viên.
- Đối với 2 nhóm còn lại cũng tổ chức như vậy.
*Cách chơi trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách “ săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu.
* Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “ thú săn mồi” đuổi bắt “ con mồi” như thật.
HS tiến hành chơi. 
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
- 2 HS đọc nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò.
 - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
*******************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Toán 
 Phép cộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
- Cả lớp làm bài :1, 2 (cột 1), 3, 4. HSKG làm thêm bài 2 (cột 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ .
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài .
HĐ 2 : Thực hành .
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng... (như trong SGK).
- 1HS lên làm BT1.
Bài 1: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa các bài tập.
Bài 2 (cột 1): 
Bài 2 (cột 1): 
- HS tự làm rồi chữa các bài tập.
a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 + 1000 + 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69
Bài 3: Nên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. Chẳng hạn, có thể cho HS nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lý nhất. Ví dụ:
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài.
a) x + 9,68 = 9,68; x = 0 
vì 0 + 9,68 = 9,68 (dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). HS khác có thể giải thích x = 0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x = 9,68 - 9,68= 0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn.
Nhận xét và trả lời
Bài 4: 
Bài 4: HS tự đọc rồi giải bài toán.
Giaó viên theo dõi,giúp đỡ hs ,sau nđó nhận xét,sửa chữa.
Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được:
 (thể tích bể)
Đáp số: 50% thể tích bể
3. Củng cố dặn dò .
- Về làm lại bài 2
- Xem trước: Phép trừ
- Nêu lại cách cộng phân số, số thập phân.
*********************************
Tập làm văn
Kiểm tra viết ( Tả con vật )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật (như gợi ý nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ NYẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học.
b.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài .
GV viết đề bài lên bảng
Cho HS đọc gợi ý trong SGK
GV gợi ý HS viết về con vật tả ở tiết trước hoặc một con vật khác 
Cho HS giới thiệu về con vật mình tả 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nối tiếp giới thiệu con vật mình tả 
HĐ 2: HS làm bài : 25-27’
GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu
GV thu bài khi hết giờ 
- Lắng nghe
- Làm bài
Nộp bài 
2.Củng cố, dặn dò .
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
- HS lắng nghe 
**********************************
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (gt được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Một số sách truyện,báo, sách truyện đọc lớp 5, viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
- Kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi 
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học.
b.Các hoạt động:
HĐ 1:HD HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS lắng nghe
GV viết đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- 1 HS đọc đề bài trên bảng 
- HS đọc 4 gợi ý 
-1 HS đọc thầm gợi ý 1
- HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể 
GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà 
- HS đọc gợi ý 2 và gạch dàn ý câu chuyện
HĐ 2: HS kể chuyện.
- HS kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS thi kể
- HS thi kể chuyện trước lớp.Kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện...
- Lớp nhận xét 
Nhận xét + khen những HS kể hay, nêu ý nghĩa đúng 
3.Củng cố, dặn dò .
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị cho tiết Kể chuyện T 31
- HS lắng nghe
**********************************
SINH HOẠT LỚP
I . Mục tiêu :
- Nhằm đánh giá kết quả học tập của thầy và trò qua một tuần học tập .
- Có biện pháp khắc phục, nhằm giúp học sinh học tập tiến bộ hơn .
- Tuyên dương khen thưởng những học sinh tiến bộ .
- Nhắc nhở học sinh học tập chậm tiến bộ .
II . Chuẩn bị :
 Gv : Chuẩn bị nội dung sinh hoạt .
 Hs : Các tổ trưởng cộng điểm tổ mình để báo cáo cho Gv .
III . Nội dung :
1 . Các tổ báo cáo điểm thi đua sau một tuần học tập .
 - Tổ 1 :	- Tổ 3 :
 - Tổ 2 :	-Tổ 4:
 * Chú ý những học sinh được điểm 10 .
2 . Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua một tuần :
 - Sau một tuần học tập những học sinh học tập chăm chỉ , đến lớp thuộc bài và làm bài đầy đủ , đi học đều , tích cực tham gia phát biểu ý kiến : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Những học sinh nói chuyện nhiều trong giờ học, nghỉ học nhiều, không chép bài, còn thụ động, không tham gia phát biểu ý kiến : 
3 . Tuyên dương khen thưởng , nhắc nhở học sinh :
 * Những học sinh tuyên dương khen thưởng , nhắc nhở .
 - Học sinh tuyên dương : -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Học sinh cần nhắc nhở : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4 . Rút kinh nghiệm sau một tuần học tập :
 Cần luyện đọc, viết ở nhà nhiều hơn, học bài, viết bài đầy đủ trước khi đến lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5thuy trang.doc