Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh

TẬP ĐỌC : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

 I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của cậu bé nghèo Rê-mi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 Học sinh khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (BT4).

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Hàm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
 I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của cậu bé nghèo Rê-mi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 Học sinh khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (BT4).
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc TL bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 2HS đọc bài.
- Trả lời nội dung bài đọc.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Gọi HS đọc bài.
- Hướng dẫn chia bài làm ba đoạn 
- Luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài văn (3lượt).
- Nghe, xác định giọng đọc.
b)Tìm hiểu bài 
? Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?
? Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ?
? Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về quyền học tập ?
c)Đọc diễn cảm 
- Tổ chức đọc diễn cảm bằng cách phân vai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trong nhóm, trước lớp.
- Rê-mi học chữ trên đường
- ...học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi, 
+ Thảo luận theo nhóm đôi rồi nêu.
- 3HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm bằng cách phân vai trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài văn ?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn HS tìm đọc truyện Không gia đình.
- Ca ngợi tấm lòng nhân từ .
- Thực hiện theo yêu cầu.
TUẦN 34
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: 
 TOÁN: T166: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS tiết trước làm sai BT4/171 yêu cầu sửa lại lên trình bày bài sửa.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS sửa BT4/171.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành: 
Bài 1 : Gọi HS đọc đề toán. Yêu cầu HS nêu công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian rồi làm bài.
- Yêu cầu 3 HS dưới lớp đọc 3 phần bài làm, đối chiếu nhận xét bài bạn.
- Nhận xét KL bài làm đúng, ghi điểm cho 6 HS.
Bài 2 : Đọc đề bài, yêu cầu HS tự làm sau đó đi hướng dẫn cho HS yếu.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS có cách giải khác.
Bài 3 : Đọc đề bài, nêu dạng toán.
- Gợi ý : Dựa vào dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tính vận tốc ô tô đi từ A và ô tô đi từ B.
- Nhận xét, chốt cách giải, yêu cầu làm bài.
- Nhận xét ghi điểm cho 2 HS.
- 3HS nối tiếp đọc đề, 3 HS lên bảng làm bài (mỗi em 1 yêu cầu), HS khác giải vào PHT.
- Đọc đề bài, HS tự làm, 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở.
- Yêu cầu HS có cách giải khác đọc bài làm trước lớp, nhận xét.
- HS đọc đề, nêu dạng toán (chuyển động ngược chiều).
- Thảo luận nhóm đôi nêu cách giải.
- 1 HS lên bảng, HS khác giải bài vào vở.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học. Tuyên dương HS.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN TOÁN : 	 	 LUYỆN TẬP 
 I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
- Giáo dục HS tính chính xác trong học toán.
 	 II.CHUẨN BỊ: VBT in
	 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ?Nêu công thức tính vận tốc, quãng đường?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Củng cố lý thuyết 
- HS nhắc lại công thức tính vận tôc, quãng đường, thời gian. 
- Lưu ý gọi HS yếu - HS nhận xét. 
HĐ2: Luyện tập 
- Hướng dẫn HS làm vở bài tập in sẵn. 
Bài 1: HS tự vận dụng công thức để làm bài. 
Bài 2: HS tự làm bài vào vở 
-HD HS yếu: - Tính vận tốc ô tô thứ nhất 
	 - Tính vận tốc ô tô thứ hai. 
	 - Thời gian ô tô thứ hai.
-1 HS lên bảng chữa bài 
Bài 3: HS tự làm bài vào vở - 1 HS làm vào phiếu. 
- Chữa bài 
- Củng cố dạng toán về chuyển động ngược chiều. 
*HSG: Đường kính của hình tròn giảm đi 20% thì diện tích hình tròn giảm đi bao nhiêu phần trăm.
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- HS lần lượt nêu. 
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng
-1 HS làm vào phiếu, HS còn lại làm vở. 
- Nhâïn xét - nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm vào phiếu. 
-1số HS nêu kết quả, giải thích cách làm. 
- HS Khá - Giỏi tự làm bài vào vở,1 HS làm vào phiếu .
- HS nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
CHÍNH TA:Û (Nhớ-viết): SANG NĂM CON LÊN BẢY
 I.MỤC TIÊU: 
- Nhớ viết đúng chính tả khổ thơ 2,3 của bài Sang năm con lên bảy; Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng các tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti ở địa phương (BT3)
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt và trình bày chữ viết đẹp.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bút dạ và 4 tờ phiếu khổ to viết tên các cơ quan, tổ chức (chưa viết đúng chính tả) trong BT1.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 3’
- Yêu cầu 1 HS đọc cho 2 HS khác viết bảng lớp. Cả lớp viết trên giấy nháp tên một số cơ quan, tổ chức ở BT2.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: 1’
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- 1HS đọc cho 2 HS khác viết bảng lớp. Cả lớp viết trên giấy nháp tên một số cơ quan, tổ chức ở BT2.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS nhớ, viết: 24’
a) Trao đổi về nôi dung đoạn thơ:
- Gọi HS đọc khổ thơ 2,3 
? Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ? 
b) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HD HS viết một số từ khó. 
c) Viết chính tả :
d) Soát lỗi, chấm bài:
- GV chấm chữa 7-10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
- 2HS đọc, HS khác đọc thầm.
- Nối tiếp trả lời câu hỏi tìm hiểu về nôi dung đoạn thơ.
- Nhóm đôi thảo luận nêu từ khó viết.
- HS viết một số từ khó vào bảng con: giành lấy, trên cành, ấu thơ...
- HS gấp SGK, nhớ lại và viết.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi. 
-Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau 
HĐ3: Hướng dẫn làm BT chính tả 10’
Bài tập 2 : - Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu, mời 4 HS lên bảng sửa lại cho đúng.
Bài tập 3: - Đọc đề bài. 
-Khuyến khích HS viết càng nhiều càng tốt.
- 2HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm vào VBT.
- Cả lớp nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào vở, mỗi em tự suy nghĩ và viết vào vở.
3.Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS.
- Dặn hs ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức vừa luyện viết.
- Thực hiện theo yêu cầu.
ÔN LUYỆN: BỒI DƯỠNG- PHỤ ĐẠO TOÁN: LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
- Giáo dục HS tính chính xác trong học toán
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Chấm một số vở bài tập của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
HĐ2: Luyện tập: 
*PHỤ ĐẠO: 
Bài1: Hai tỉnh A và B cách nhau 574km. Một tàu hoả khởi hành từ A lúc 6 giờ 45 phút, dừng lại các ga nghỉ 45 phút và đến B lúc 17 giờ 45 phút. Tính vận tốc tàu hoả?
Bài 2: Một xe du lịch khởi hành từ A lúc 14 giờ 45 phút và đến B lúc 19 giờ 40 phút với vận tốc 62 km/giờ; biết dọc đường xe có nghỉ 25 phút. Tính quãng đường AB?
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài.
* BỒI DƯỠNG:
 1. Bạn Nam đi bộ từ nhà đến trường, nếu đi với vận tốc 4km/giờ thì muộn mất 15 phút. Nếu đi với vận tốc 5km/giờ thì đến sớm hơn 15 phút. Hỏi quãng đường từ nhà bạn Nam đến trường là bao nhiêu km?
 2. Trên quãng đường AB người thứ nhất đi hết quãng đường trong thời gian 6 giờ. Người thứ hai đi hết quãng đường trong thời gian 4 giờ. Nếu vào lúc 7 giờ hai người cùng xuất phát, một người đi từ A và một người đi từ B thì họ sẽ gặp nhau vào lúc mấy giờ ?
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe. 
- Học sinh làm bài vào vở, nhóm đôi đọc cho nhau nghe kết quả.
- Củng cố cách làm 
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Củng cố cách tín ...  tô thứ nhất đi từ A đến B là 2,5 giờ, vận tốc ô tô thứ nhất gấp 2 lần ô tô thứ hai. Hỏi ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai bao lâu?
 2. Bạn Nam đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 12km/giờ thì hết 20 phút. lúc về Nam đi với vận tốc 10km/giờ. Hỏi Nam đi từ trường về nhà hết bao nhiêu phút?
- HD thêm cho cá nhân học sinh trong lúc làm bài
HĐ3: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
3. Củng cố: 
 -Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Hai em nộp vở.
- Học sinh nghe. 
- Học sinh làm bài vào vở, nhóm đôi đọc cho nhau nghe kết quả.
-Củng cố cách tính quãng đường. 
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Củng cố cách làm. 
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu. 
-HS làm vào vở, 1 em làm vào phiếu. (HD: Tính quãng đường từ nhà Nam đến trường là bao nhiêu?) ĐS: 24 phút 
- Nhận xét và chữa một số bài.
- Học sinh ghi nhớ.
BỒI DƯỠNG – PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết viết một bài văn tả người đầy đủ các phần .
- Biết dùng những từ ngữ gợi tả ,gợi cảm kết hợp các biện pháp nghệ thuật để miêu tả .
- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: - Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
*PHỤ ĐẠO: 
Đề bài : Hãy tả lại một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
- Yêu cầu học sinh làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Gọi HS trình bày bài của mình.
* BỒI DƯỠNG: 
Đề bài: Em đã có dịp ngồi bên quán hàng rong. Hãy tả lại cô bán hàng rong mà em quen biết.
- HD HS nhận xét 
- GV chấm một số bài và chữa bài 
 3.Củng cố : 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học
- 3 HS nộp vở.
- HS lắng nghe.
- Vài em nhắc lại.
- HS làm bài vào vở, 2em làm bài vào phiếu. 
-1 số HS trình bày; HS nhận xét bài của bạn.
-HS tự làm bài vào vở, sau đó trình bày bài.
- HS lắng nghe. 
- Học sinh nhận xét và chữa bài.
- Học sinh ghi nhớ. 
Thứ sáu: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU GẠCH NGANG)
 I.MỤC TIÊU: 
- Lập được bảng thống kê về tác dụng của dấu gạch ngang BT1; tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng BT2.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bảng phụ ghi 3 nội dung cần ghi nhớ về tác dụng của dấu gạch ngang.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2HS đọc đoạn văn về nhân vật Út Vịnh, tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh, tiết trước. HS khác nhận xét, bổ sung.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài 
Bài tập 1: - Đọc yêu cầu và nội dung. 
- GV mời HS nói ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nêu bài làm của mình, đối chiếu nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, KL bài làm đúng.
- 4HS nối tiếp đọc đề bài.
- 3HS nói ba tác dụng của dấu gạch ngang. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào PHT, 1 em lên bảng. 
- HS nêu bài làm của mình, đối chiếu nhận xét bài bạn trên bảng.
Bài tập 2: Đọc yêu cầu và nội dung. 
 - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- Yêu cầu trình bày.
- Nhận xét, KL bài làm đúng.
- 2HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài theo nhóm đôi (1 nhóm làm bảng phụ).
- Nhóm làm bảng phụ treo bảng, trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nói lại ba tác dụng của dấu gạch ngang. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập.
- HS nói lại ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- Thực hiện theo yêu cầu.
TẬP LÀM VĂN : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
 I.MỤC TIÊU: 
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa chữa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bảng lớp viết 3 đề văn của tiết kiểm tra trước.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết lại của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài.
-2 HS đọc. HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ 
HĐ2: Nhận xét kết quả bài làm của HS 
 - GV ghi ba đề bài ; 
a)Nhận xét chung kết quả bài viết của cả lớp (BT1a)
+Những ưu điểm :
- Xác định đúng đề bài.
- Bố cục, diễn đạt, trình tự miêu tả hợp lí.
+Những hạn chế:
- Dùng từ chưa chính xác.
- Câu văn chưa trôi chảy.
- Diễn đạt chưa sinh động...
b)Thông báo điểm số cụ thể 
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đề bài. 
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
HĐ3: Hướng dẫn HS chữa bài
a)Hướng dẫn chữa lỗi chung 
- GV chỉ các lỗi cần chữa. 
- GV chữa lại cho đúng.
b)Hướng dẫn HS chửa lỗi trong bài (BT1b)
- GV kiểm tra, đôn đốc HS làm việc.
c)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: 
- GV đọc những bài văn hay, có ý sáng tạo.
d)HS viết lại một đoạn cho hay hơn (TB1c)
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết lại 
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS viết lại các lỗi và sửa lỗi vào VBT. 
- HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- HS viết lại một đoạn cho hay hơn
- HS đọc đoạn văn viết lại trước lớp.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm và HS làm việc tốt. 
- Chuẩn bị bài ôn tập.
-Thực hiện theo yêu cầu.
TOÁN: T170: LUYỆN TẬP CHUNG
 I.MỤC TIÊU: 
- HS biết thực thực hiện phép tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm (bài1 cột 1, bài2 cột 1, bài3).
- Giáo dục các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS tiết trước làm sai TB4 yêu cầu sửa lại trình bày bài sửa của mình.
- Nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng. 
- HS sửa BT4/175.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành: 
Bài 1 : Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
Bài 2: Đọc yêu cầu, nêu thành phần chưa biết trong phép tính và nêu cách tìm thành phần đó.
Bài 3 : Đọc đề bài, tóm tắt, nêu dạng toán. - Gợi ý cho HS yếu :
? Số kg đường bán trong ngày thứ ba chiếm bao nhiêu phần trăm ?
? Biết cả 3 ngày (100%) bán được 240kg đường, hãy tính số kg đường tương ứng với 25%. 
- Chấm bài, nhận xét, yêu cầu HS làm sai, sửa bài.
Bài 4 : Đọc đề bài, tóm tắt, nêu dạng toán.
- Yêu cầu HS làm bài, GV đi hướng dẫn riêng cho HS yếu.
- Chấm bài, nhận xét, yêu cầu HS làm sai, sửa bài.
- HS đọc đề, làm bài.
- Các bài a, b, c, d thực hiện bảng con, mỗi nội dung có 1 HS lên bảng lớp.
- HS đọc đề, nêu thành phần chưa biết trong phép tính và nêu cách tìm thành phần đó, làm bài.
- 4 HS nối tiếp lên bảng, HS khác thực hiện vào bảng con, nhận xét bài trên bảng.
- HS đọc đề, tóm tắt, nêu dạng toán, làm bài.
- HS làm sai, sửa bài.
- HS đọc đề, tóm tắt, nêu dạng toán, làm bài.
- 1 HS khá lên bảng giải, HS khác giải bài vào vở, nhận xét bài trên bảng.
- HS làm sai, sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò:- tổng kết tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
- Thực hiện theo yêu cầu.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua
- Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng và các phân đội đánh giá nhận xét và xếp loại thi đua.
- Cá nhân học sinh phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 * Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập. Song một số em thiếu ý thức trong học tập, chưa chịu khó luyện chữ...
 * Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra.
 * Lao động: Thực hiện tốt theo kế hoạch.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng đánh giá, nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.
-------------------------------------------------*****---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 33(3).doc