Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Lê Thanh B

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Lê Thanh B

TOÁN

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU:

- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).

- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

- BT cần làm: Bài 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Các phiếu to cho HS làm bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 50 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Lê Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: 	Thứ ...... ngày ..... tháng ..... năm ........ 
TOÁN
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
- BT cần làm: Bài 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các phiếu to cho HS làm bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Ôn tập giải toán 
- Nêu lại các bước giải một bài toán về tổng, tỉ và tổng, hiệu.
- 2 HS nêu.
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài mới: 
- HS nhắc lại, ghi bài vào vở.
a. Giới thiệu dạng toán: 
Ÿ Ví dụ a: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chốt lại dạng toán. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
- Lần lượt học sinh điền vào bảng .
Ÿ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường. 
- Lớp nhận xét .
- Thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. 
Ÿ Ví dụ 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề.
- Học sinh đọc đề .
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề :
+Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- Phân tích và tóm tắt .
- HS suy nghĩ và tìm cách giải.
- Giáo viên yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
Ÿ Giáo viên nhận xét.
GV gợi ý cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK. 
- HS giải bài vào nháp.
-> GV chốt lại 2 cách giải nhưng chỉ yêu cầu HS giải 1 trong 2 cách .
b. Thực hành: 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Học sinh đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt .
- HS dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải.
- Nêu phương pháp giải: Rút về đơn vị.
- 2 học sinh lên bảng giải.
- GV chấm vài bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Cả lớp giải vào vở.
- Học sinh nhận xét .
3. Củng cố – dặn dò: 
- Chốt lại các kiến thức đã ôn.
- GV nhận xét tiết học. 
===========================
TẬP ĐỌC:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
 - Giáo dục HS yêu hoà bình.
 *KNS: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông.
 Hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Lần lượt 6 học sinh đọc phân vai đoạn kịch (Phần 2).
- 6 HS phân vai đọc.
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch.
- Học sinh trả lời.
- HS nhận xét. 
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài mới: 
- Nêu chủ điểm.
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học.
- Nhắc lại, ghi bài.
* Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc : 
- HS đọc thầm bài.
- GV chia bài theo 4 đoạn như SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Lần lượt 4 HS. 
+ Lần 1: Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu.
+ Lần 2: Giảng từ ngữ SGK.
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm.
- HS nêu nghĩa.
- Giáo viên cho HS đọc thầm theo cặp.
- Học sinh đọc thầm cặp.
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
- 1 HS đọc toàn bài. 
 - Tìm hiểu bài: 
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 1, 2.
+ Năm 1945 nước Mĩ quyết định điều gì?
+Sau khi ném 2 quả bom đã gây ra những hậu quả gì?
- Y/C HS đọc thầm đoạn 3.
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Y/C HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3a, 3b.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
- hs trả lời
+Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
- HS nêu ý kiến, nhận xét.
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
- Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. 
Ÿ Giáo viên chốt các ý trên.
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
- HS chú ý.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS nêu.
- GV chốt lại.
- Vài em nhắc lại.
- Đọc diễn cảm: 
- Treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu.
- 4 em đọc nối tiếp bài.
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng.
- HS đọc thầm.
- 4 em đại diện 4 tổ thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét, chọn giọng đọc hay nhất.
-> GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( ND ghi nhớ ). 
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ ( BT1 ); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2, 3 ). 
- HS khá giỏi: Đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT3.
- HS có ý thức trong việc dùng từ trái nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các phiếu to cho HS làm bài 2, bảng phụ bài 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
- GV kiểm tra 1 số em chưa làm xong về nhà hoàn chỉnh.
- Học sinh vài em đọc lại bài.
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm .
- Lớp nhận xét .
2. Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới: Ghi bảng (2’)
- HS nhắc lại, ghi bài vào vở.
 a. Nhận xét: (13’)
Ÿ Bài 1:
Ÿ Giáo viên theo dõi và chốt: 
+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí 
à “Phi nghĩa” và “chính nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau à từ trái nghĩa.
- HS đọc phần 1. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm trong câu.
- Bài 2:
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu. 
- GV giải thích câu tục ngữ.
- Học sinh nêu (chết # sống) (vinh # nhục).
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt:
+Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau sẽ làm nổi bật những gì đối lập nhau ? 
-  2 ý tương phản của cặp từ trái nghĩa làm nổi bật quan niệm sống rất khí khái của con người VN. 
* Rút ghi nhớ: 
+ Thế nào là từ trái nghĩa ?
- HS trả lời.
+ Tác dụng của từ trái nghĩa ?
- HS trình bày 2 ý tạo nên ghi nhớ .
- 1 em nêu lại ghi nhớ.
b. Luyện tập: (15’)
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh sửa bài (Nêu miệng). 
Ÿ Giáo viên chốt. 
- HS nhận xét.
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài cá nhân vào SGK, 1 em làm vào phiếu.
- Đính phiếu sửa bài.
Ÿ Giáo viên chốt lại: Chọn 1 từ duy nhất dù có thể có từ trái nghĩa khác vì đây là các thành ngữ có sẵn. 
Ÿ Bài 3:
- 1, học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Tổ chức cho học sinh học theo nhóm và thi đua.
* HS khá giỏi: Đặt 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT3
- Học sinh làm bài theo 4 nhóm .
- Học sinh sửa bài: 4 nhóm đính 4 phiếu và chọn nhóm đúng và nhanh. 
GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 4: 
- 2 em nêu 2 câu BT4.
- Lưu ý học sinh cách viết câu.
- HS khác nhận xét.
3.Củng cố: (3’)
- Các tổ thi đua tìm cặp từ trái nghĩa trên bảng lớp.
- Nhận xét.
4. Dặn dò: (2’) 
- Chuẩn bị:“Luyện tập về từ trái nghĩa”.
- Nhận xét tiết học.
=========================== 
CHÍNH TẢ: (Nghe- viết):
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng bài CT, trình bài đúng hình thức bài văn xuôi. 
 - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê ( BT2, 3 ). 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Mô hình cấu tạo tiếng, phiếu to cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
1. Bài cũ: (5’)
- GV dán 2 mô hình tiếng lên bảng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình .
- 1 học sinh đọc từng tiếng - Lớp đọc thầm .
- Học sinh làm nháp .
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
-HS nhắc lại ghi bài vào vở.
20’
a. Hướng dẫn HS nghe viết: (20’)
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả trong SGK.
-Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- HS nói nội dung bài viết.
- Giáo viên lưu ý cách viết tên riêng người nước ngoài và những tiếng, từ mình dễ viết sai - Giáo viên đọc từ, tiếng khó cho học sinh viết.
- GV đọc lần 2 bài chính tả.
- Học sinh gạch dưới từ khó. 
- Học sinh viết bảng con.
- HS khá giỏi đọc bài - đọc từ khó, từ phiên âm: Phrăng Đơ-bô-en, Pháp Việt Phan Lăng, dụ dỗ, tra tấn.
- HS chú ý đọc thầm.
- Giáo viên đọc cho HS viết.
- Học sinh viết bài. 
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả một lựơt.
- GV chấm vài bài, nhận xét. 
- Học sinh dò lại bài.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. 
- HS chữa bài vào vở.
10’
b. Luyện tập: (10’)
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2.
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài vào vở.
 -1 HS làm bài vào phiếu to.
Ÿ Giáo viên chốt lại.
- 2 HS phân tích,nêu rõ sự giống và khác nhau.
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên chốt quy tắc.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh nêu miệng và giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các từ này.
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
3’
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
=========================== 
Thứ ...... ngày ..... tháng ..... năm ........
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH-HOÀNG YẾN
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ thuật tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: Hoàng Anh – Hoàng Yến.: Hs chơi đúng luật,tập trung nhanh nhẹ,hào hứng
- HS tham gia hào hứng, nhiệt tình có ý thức rèn thể dục thể thao.
II. Địa điểm – phương tiện.
- Sân trường, còi.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông, vai.
- Chơi trò chơi: tìm người chỉ huy.
2.Phần cơ bản.
a. Đội hình, đội ngũ.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Trình diễn giữa các tổ.
b. Trò chơi: Hoàng Anh – Hoàng yến.
- Cách chơi,luật chơi sgv.
3. Phần kết thúc
- HS chạy một vòng quanh sân, tập động tập động tác thả lỏng.
- Gv hệ thống bài
- Dặn HS ôn tập ở nhà.
-Nhận xét giờ học
x x x x x
x x x x x
 x
- GV điều khiển hs chơi.
 x x x x x
 x x x x x
- Lần 1,2 GV điều khiển.
-Lần 3,4 cán sự điều khiển
- GV quan sát, sửa sai.
- Các tổ thi đua trình diễn-nhận xét.
- GV + HS nhận xét đánh giá.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử1 lần
-Hs chơi chính thức , Gv hướng dẫn.
-Hs thực hiện.
 x
x	x	x
 x	
=========================== 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằn ...  đọc thầm nội dung ghi nhớ
- 2,3 HS nhắc lại không nhìn SGK
- HS làm việc theo cặp
+ Đồng trong cánh đồng. Đồng trong tượng đồng. Đồng trong một nghìn đồng
+ Đá trong hòn đá. Đá trong đá bóng
+Ba trong ba má. Ba trong ba tuổi
- HS làm việc theo cặp: HS đặt câu để phân biệt từ đồng âm với từ: Bàn, cờ, nước
- Nam nhầm lẫn giữa tiền dùng để tiêu với tiền tiêu (một vị trí quan trọng)
- HS thi giải câu đố nhanh
=========================== 
THỂ DỤC.
	TIẾT12:	ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI: LĂN BÓNG BẰNG TAY.
I. Mục tiêu. 
- Củng cố kĩ thuật tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
- HS tham gia hào hứng, nhiệt tình.
II.Địa điểm –phương tiện: - Sân trường, còi.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Trò chơi: Làm theo tín hiệu.
2.Phần cơ bản.
a. Đội hình, đội ngũ.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Tập theo tổ.
b. Trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
3. Phần kết thúc
- HS chạy một vòng quanh sân, tập động tập động tác thả lỏng.
- Hát vỗ tay theo nhịp.
- Hệ thống bài.
- Dặn HS ôn tập ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
x x x x x
x x x x x
x
- Cán sự điều khiển.
 - Giáo viên điều khiển lớp tập 1 lần. x x x x x
x x x x x
 x
- Cán sự điều khiển tập theo tổ.
- GV quan sát, sửa sai.
- Các tổ thi đua trình diễn
- GV + HS nhận xét đánh giá.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử.,chơi thật
- GV nhận xét trò chơi.
-Hs thực hiện.
 x
 x	 x	 x
 x	
============================ 
KHOA HỌC:
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Yêu cầu:
-Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia.
-Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy.
II. Chuẩn bị:
Phiếu học tập, tranh SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì 
Câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- 2 HS trả lời 
- Lớp nhận xét
Ÿ GV nhận xét
3. Bài mới: Thực hành: Nói “Không !” đối với các chất gây nghiện 
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
+ Bước 1: Tổ chức, giao nhiệm vụ 
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia
- Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
- GV yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp, trình bày
+ Bước 2: Các nhóm làm việc 
Gợi ý:
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo gợi ý
- Tác hại đối với người sử dụng 
- Tác hại đối với người xung quanh. 
- Tác hại đến kinh tế. 
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán để viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên. 
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày. 
- Các nhóm khác hỏi, bổ sung ý 
* Hút thuốc lá có hại gì? 
1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư 
3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước. 
Ÿ GV chốt: Thuốc lá còn gây ô nhiễm môi trường. 
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. 
Ÿ GV chốt: Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. 
* Uống rượu, bia có hại gì? 
1. Rượu, bia là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp 
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến người xung quanh hay gây lộn, vi phạm pháp luật 
* Sử dụng ma túy có hại gì? 
1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B ® quá liều sẽ chết. 
3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người. 
Ÿ GV chốt: 
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng, buôn bán ma túy là phạm pháp. 
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội. 
4. Tốn tiên, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. 
- HS tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2.
+ Bước 2: 
- GV cho điểm 
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Tổng kết - dặn dò
- Vẽ tranh chủ đề: “Nói không với chất gây nghiện”
-Chuẩn bị: Nói “Không!” Đối với các chất gây nghiện (tt)
- Nhận xét tiết học 
Thứ ...... ngày ..... tháng ..... năm ........ 
TOÁN:
MI-LI-MÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông, biết quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng-ti mét vuông
 -Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đo DT
 - GD yêu thích học toán, cẩn thận khi chuyển đổi 
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 4’
2. Dạy bài mới: 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông
- Yêu cầu HS nhắc các đơn vị dam2, hm2
+ Vậy mi-li-mét vuông là gì?
- Mi-li-mét vuông viết tắt là: mm2
-GV vẽ hình như SGK và cho HS thấy
Hoạt động 2: Bảng đơn vị đo diện tích
GV kẻ bảng như SGK và giới thiệu cho HS
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
- Bài 1: Rèn cách đọc với số đo diện tích mm2 
- Bài 2a (cột 1): Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo 
- Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
3. Củng cố dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học
Làm bài tập tiết trước, nhận xét
- HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích dam2, hm2
- Mi-li-mét vuông là diện tích 1 hình vuông có cạnh là 1mm
- HS nhận thấy: 1 cm2 = 100 mm2
1 mm2 = cm2
- HS nhận biết các đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông và bé hơn mét vuông
- Nhận xét được:
 + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền + Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn kế tiếp
- HS đọc, viết số đo diện tích
- đổi và điền số thích hợp vào chỗ chấm
 + Từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé hơn
 + Từ đơn vị bé hơn ra đơn vị lớn hơn
- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài 
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiện khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu), nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
 - GD biết chọn từ đúng và hay khi viết văn. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
GV chấm bảng thống kê
 B. Dạy bài mới: 27’ 
1.Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
-Nhận xét chung ưu khuyết điểm bài làm của HS
-Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt.
-GV chữa lại bằng phấn màu
2. Trả bài và hướng dẫn học sinh chữa bài
- GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa theo trình tự
-GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay
3.Củng cố dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học
-2, 3 HS đem vở chấm
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi
- Cả lớp tự chữa bài trên lớp
- HS cả lớp trao đổi bài chữa ở bảng
- HS đọc bài mình, tự chữa lỗi
- Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại
- HS trao đổi tìm cái hay
- Chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình viết lại hay hơn
- Một số HS trình bày đoạn vừa viết.
Theo dõi để thực hiện tốt.
ĐỊA LÍ:
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông.
+ ở vùng biểnViệt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn 
+ Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,trên bản đồ (lược đồ)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ khu vực biển Đông.
- Các hình minh họa trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoat động 1: Ôn tập tiết trước 
- Y/c HS nêu một số đặc điểm của sông ngòi ở nước ta đối với sản xuất và sinh hoạt.
- GV nhận xét, ghi điểm
* Hoat động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta 
Bước 1: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
Bước 2: Làm việc cá nhân
- Gv chỉ trên bản đồ vùng biển nước ta.
? Biển Đông bao bọc những phía nào của phần đất liền nước ta?
Gv: Biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta.
+ Với những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 3: Vai trò của biển 
- Y/c HS nêu vai trò của biển
- Gv tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn?”
- Gv đọc tên các khu du lịch, nghỉ mát
- GV kết luận, tuyên dương
* Hoạt động nối tiếp: 
- Y/c HS kể tên một số tài nguyên biển ở nước ta.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS quan sát lược đồ hình 1, đọc nội dung SGK và thực hiện các y/c
- HS phát biểu ý kiến
- HS nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận theo y/c trên phiếu
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu ý kiến
- HS khác bổ sung
- HS tham gia trò chơi: Trả lời nhanh xem địa danh đó thuộc tỉnh nào của nước ta.
- HS kể, HS khác bổ sung
- HS về nhà xem lại nội dung bài học, tìm hiểu thêm về đất nước ta.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(6).doc