Tập đọc:
Tiết 33: Ngu Công xã Trịnh Tường (164)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi tập quán của cả thôn.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài.
3. Thái độ:- Chăm chỉ lao động, dám nghĩ dám làm để thay đổi tập quán lạc hậu.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh (SGK ).
TUẦN 17 Soạn: 19/12/2010 Giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 Chào cờ: Nghe phương hướng tuần 17 Tập đọc: Tiết 33: Ngu Công xã Trịnh Tường (164) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi tập quán của cả thôn. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài. 3. Thái độ:- Chăm chỉ lao động, dám nghĩ dám làm để thay đổi tập quán lạc hậu. - Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh (SGK ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bài: “ Thầy cúng đi bệnh viện”, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng đẫn Học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia phần. - Cho HS đọc nối tiếp phần, kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó phần chú giải và đọc đúng giọng đọc của bài. - Cho HS luyện đọc trong nhóm. - Gọi HS đọc bài. - Đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn. * Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm phần 1, trả lời câu hỏi. + Thảo quả là cây gì? + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn? - Giải nghĩa từ: Tập quán (thói quen); yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK. - Yêu cầu HS đọc thầm phần 2, trả lời câu hỏi. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm phần 3, trả lời câu hỏi. + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước? + Cây thảo quả mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em hãy nêu nội dung chính của bài? 3.3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc bài. - HDHS luyện đọc 1đoạn . - Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét, đánh giá. - 2 học sinh - 1 học sinh đọc toàn bài - Bài chia 3 phần: + Phần 1: từ đầu....đến đất hoang trồng lúa. + Phần 2: tiếp.....đến như trước nữa. + Phần 3: Còn lại. - Tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài, hiểu từ ngữ phần chú giải. - Luyện đọc theo cặp - 3 học sinh đọc bài. - Đọc thầm phần 1 và trả lời. + Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ, dùng làm thuốc hoặc gia vị. + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. + Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước về thôn. - Đọc phần 2 và trả lời câu hỏi + Đồng bào không làm nương như trước nữa mà trồng lúa nước, rừng không bị phá nữa. Cả thôn không còn hộ đói. - Đọc phần 3 và trả lời câu hỏi + Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả. + Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng, nhà ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu. + Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó. * Nội dung: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi tập quán của cả thôn. - 3 học sinh tiếp nối đọc toàn bài, lớp tìm đoạn đọc. - Luyện đọc trước lớp, theo cặp. - 1 số học sinh thi đọc diễn cảm . - Tuyên dương bạn đọc tốt. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố bài. - Liên hệ giáo dục học sinh: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn là tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất. Anh: (Cô Thu soạn giảng) Toán: Tiết 81: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố các phép tính với số thập phân. - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh làm 2 ý a) của BT2, BT3 (Tr.79) 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài. - Cùng cả lớp chữa bài trên bảng, chốt kết quả đúng. + Bài tập củng cố kiến thức gì? - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh làm bài ở bảng phụ. - Cùng cả lớp chữa bài trên bảng phụ, chốt kết quả đúng. - Hỏi học sinh để củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. - Gọi HS đọc đề bài. - Cùng HS phân tích, tóm tắt bài toán. Tóm tắt: Cuối năm 2000: 15 625 người Cuối năm 2001: 15875 người a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số dân tăng : %? b) Nếu từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 cũng tăng thêm bấy nhiêu % thì cuối năm 2002: người? - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số. - Gọi 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. (Thực hiện cùng bài 3) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài và khoanh bằng bút chì vào SGK trước kết quả đúng. - Gọi HS nêu kết quả (giải thích cách làm). - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - 2 học sinh. Bài 1(79): Tính - 1 học sinh nêu yêu cầu BT1 - Làm bài và chữa bài. a) 216,72 : 42 = 5,16 *b) 1 : 12,5 = 0,08 *c) 109,98 : 42,3 = 2,6 - Củng cố các phép tính liên quan đến chia số thập phân. Bài 2(79): Tính - 1 học sinh nêu yêu cầu BT2 - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính. - Làm bài theo yêu cầu của GV. a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 × 2 = 50,5 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65,68 *b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,354 : 2 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 = 1,7 – 0,1725 = 1,5275 - 2 HS nêu. Bài 3(79): - 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu yêu cầu. - Làm bài vào vở, 1HS làm trên bảng lớp. Bài giải: a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 –15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a) 1,6% b) 16129 người *Bài 4 (80): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - 1 HS nêu. Kết quả: Khoanh vào C. 70 000 x 100 : 7 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài. Đạo đức: Tiết 17: Hợp tác với những người xung quanh (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 2. Kỹ năng: Biết xử lý một số tình huống và biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày. 3. Thái độ: Có ý thức hợp tác với những người xung quanh để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Thông tin trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao cần phải hợp tác với những người xung quanh? - Nêu một số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nội dung * Hoạt động 1: Làm BT3 (SGK) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp , làm BT3 - Gọi các nhóm trình bày. - Kết luận: +) Việc làm của các bạn ở tình huống a) là đúng +) Việc làm của bạn Long ở tình huống b) là chưa đúng. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 , làm BT4 - Gọi các nhóm trình bày. - Kết luận: a) Trong khi thực hiện công việc chung cần phải phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. * Hoạt động 3: Làm BT5 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Gọi HS trình bày trước lớp. - Nhận xét về những dự kiến của học sinh - Yêu cầu học sinh đọc: Ghi nhớ. - 2 học sinh - 2HS đọc. - Thảo luận, làm bài. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, lớp nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2HS đọc. - Thảo luận, làm bài. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, lớp nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2HS đọc. - Tự làm bài - 1 số học sinh trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. - Học sinh đọc: Ghi nhớ 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học. - Liên hệ giáo dục học sinh việc vệ sinh trường, lớp, gia đình, địa phương, nơi công cộng... 5. Dặn dò: - Dặn học sinh học bài và thực hành theo nội dung SGK – Tr27. Soạn: 20/12/2010 Giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010 Toán: Tiết 82: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập về chuyển đổi đo diện tích, giải toán về tỉ số phần trăm, tìm thành phần chưa biết trong phép tính tìm x; chuyển đổi hỗn số thành số thập phân. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Bảng con - Giáo viên: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh làm BT4 (Tr – 80) 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Gọi HS nêu yêu cầu. - HDHS thực hiện một trong 2 cách: +) Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. +) Cách 2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số - Yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con, 1HS làm trên bảng lớp. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng sau mỗi lần giơ bảng. - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số và số chia chưa biết trong phép tính. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 2HS làm vào bảng phụ. - Cùng cả lớp chữa b ... giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông). * Giới thiệu đường cao và đáy trong tam giác - Vẽ tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH tương ứng. - HDHS sử dụng ê-ke để nhận biết đường cao trong tam giác (đường cao hạ từ một đỉnh trong tam giác vuông góc với đáy) trong các dạng hình tam giác. c. Thực hành: - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 quan sát 3 hình tam giác ở SGK, nêu tên 3 góc và 3 cạnh trong mỗi hình. - Gọi các nhóm trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gắn bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh quan sát 3 hình tam giác ở SGK, chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình. - Gọi học sinh trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Gắn bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông và nửa số ô vuông sau đó so sánh diện tích các hình theo yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm bài. - Gọi học sinh trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Chuẩn bị ê ke. - Quan sát, chỉ ra các yếu tố theo yêu cầu Hình tam giác ABC có: - 3 cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh AC - 3 đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C - 3 góc là: góc A, góc B, góc C - Nhận dạng 3 dạng khác nhau của hình tam giác. Tam giác có 3 góc nhọn Tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn Tam giác có 1 góc vuông - Quan sát - Thực hiện theo yêu cầu (sử dụng êke để xác định đường cao). Bài 1(86): Viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây (SGK). - Thảo luận: Xác định các góc, cạnh của từng hình và nêu kết quả. Hình ABC: 3 góc: Góc A, góc B, góc C 3 cạnh: AB, AC, BC Hình DEG: 3 góc: Góc D, góc E, góc G 3 cạnh: DE, DG, EG Hình MKN: 3 góc: Góc M, góc N, góc K 3 cạnh: Cạnh MN, MK, KN Bài 2(86): Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác ở SGK. - 1HS nêu. - Làm việc cá nhân và nêu kết quả. Hình 1: AB là đáy, CH là đường cao tương ứng Hình 2: EG là đáy, DK là đường cao tương ứng Hình 3: KN là đáy, MK là đường cao tương ứng. Bài 3(86): - 1 học sinh nêu yêu cầu BT3 - Thực hiện theo hướng dẫn a) Hai hình tam giác ADE và EDH mỗi hình có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông, do đó diện tích hai hình trên bằng nhau b) Tương tự: Hai hình tam giác EBC và EHC có diện tích bằng nhau c) Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp hai lần diện tích hình tam giác EDC. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài. Tập làm văn: Trả bài văn tả người I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được yêu cầu của bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày); biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người. 2. Kỹ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi ở bài văn của mình. Viết lại một đoạn văn cho đúng. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. Chuẩn bị: Học sinh: Vở bài tập. Giáo viên: Bảng phụ viết một số lỗi điển hình trong bài. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS làm bài tập 2 - giờ trước. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nhận xét: - Gọi HS đọc các đề bài trong giờ kiểm tra trước. - Nhận xét chung về kết quả bài làm của học sinh; chỉ ra một số lỗi điển hình mà học sinh mắc phải. - Thông báo điểm số cụ thể. - Trả bài cho học sinh. c. Hướng dẫn chữa lỗi: - Nêu một số lỗi điển hình HS thường mắc. - Gọi học sinh lên bảng chữa lỗi chung - Chữa lại cho đúng. - Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét của GV, phát hiện và tự sửa lỗi ở bài làm của mình. d. Học tập những đoạn văn, bài văn hay - Đọc những đoạn văn, bài văn hay, có sáng tạo cho học sinh tham khảo, học tập. - Yêu cầu học sinh viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn. - Đọc 4 đề bài kiểm tra. - Lắng nghe: + Ưu điểm: Nắm được bố cục 3 phần của bài văn, trình bày sạch đẹp, một số em viết tương đối tốt. + Nhược điểm: Một số bài trình tự miêu tả chưa hợp lí, chưa biết cách chọn lọc chi tiết và diễn đạt chưa gãy gọn, bài viết sơ sài. - Nhận biết các lỗi, tự chữa trên nháp và chữa trên bảng. - Chữa lỗi chung - Đọc lại bài viết và lời phê của GV, chữa lỗi ở bài của mình. - Lắng nghe, cảm nhận. - Viết lại một đoạn trong bài văn của mình 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn học sinh ôn tập cuối kì I. Sinh hoạt: Kiểm điểm nền nếp I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại. - Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động. II. Nội dung: 1. Nhận xét chung: a, Hạnh kiểm: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Mai Anh, Quỳnh, Hoàng Trang, Dung, Dũng, Nam...) - Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định. - Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ. - Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác. - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt. b, Học tập: - Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Anh Dũng, Quỳnh, Nam, Phương Anh,...) - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Việt, Đào, Anh Dũng, Dung, Nam ...) - Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số em nhận thức chậm ( Mạnh Dũng, Hiếu, Tiến Anh, Huyền Trang...). c, Các công việc khác: - Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1 - Duy trì tốt vệ sinh chuyên. - Thi trò chơi dân gian: Đạt giải nhì. - Cùng khối hoàn thành báo ảnh. 2. Phương hướng: - Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt. - Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Tập nghi thức, chuẩn bị thi nghi thức. Lịch sử: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ - Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Kỹ năng: - Chỉ trên bản đồ Hành chính địa danh Điện Biên Phủ - Thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ 3. Thái độ: Tự hào truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta II. Chuẩn bị: - Học sinh: - Giáo viên: Bản đồ Hành chính Việt Nam, lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta? - Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Nêu tình thế của quân Pháp và tình hình quân ta sau chiến thắng Biên giới 1950. - Hỏi học sinh: Biết gì về sự kiện này - Nêu nhiệm vụ bài học: +) Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ +) Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: +) Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại Đông Dương trong những năm 1953 – 1954 +) Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. +) Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. +) Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng - Yêu cầu học sinh xác định cứ điểm Điện Biên Phủ trên bản đồ. - Yêu cầu học sinh thuật lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ. - Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. - Cung cấp thêm cho học sinh thông tin về chiến dịch Điện Biên Phủ. - Gọi học sinh đọc mục: Bài học 4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài - 2 học sinh - Lắng nghe - Nêu hiểu biết - Lắng nghe - Thảo luận nhóm theo các nội dung yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Chỉ bản đồ - Thuật lại trên lược đồ - Nêu ý nghĩa - Lắng nghe, ghi nhớ - Đọc: Bài học - Lắng nghe - Về học bài Khoa học: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống kiến thức về: +) Đặc điểm giới tính +) Một số biện pháp phòng bệnh liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. +) Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. 2. Kỹ năng: Thực hành làm được các Bt (SGK – Tr68) 3. Thái độ: Tích cực học tập II. Chuẩn bị: - Học sinh: Bảng con - Giáo viên: III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số loại tơ sợi - Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Yêu cầu học sinh bằng KT đã học trả lời 2 câu hỏi ở SGK – Tr68 - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: * Đáp án: +) Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua đường sinh sản và đường máu. +) Thực hiện theo các hình H1: Nằm màn: phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não H2: Rửa sạch tay (trước khi ăn và sau khi đi đại tiện): phòng tránh bệnh viêm gan A, giun H3: Uống nước đã đun sôi để nguội: Phòng bệnh: viêm gan A, giun, các bệnh đường tiêu hoá khác H4: Ăn chín: phòng bệnh: viêm gan A; giun sán, ngộ độc thức ăn; các bệnh đường tiêu hóa khác. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 để làm các BT ở SGK – Tr69 - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày BT1 - Nhận xét, chốt lại câu trả lời của học sinh - Đối với BT2, tổ chức cho các nhóm thi làm nhanh vào bảng con. - Nhận xét, chốt lại đáp án * Đáp án: 2.1 – c; 2.2 – a; 2.3 – c; 2.4 – a * Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ” - Đọc câu hỏi, các nhóm giơ thẻ giành quyền trả lời, nếu trả lời nhanh nhất và đúng là thắng cuộc; nếu không sẽ chuyển quyền trả lời cho nhóm khác. - Tổ chức cho học sinh chơi - Nhận xét, chốt lại đáp án đúng * Đáp án: 1. Sự thụ tinh 2. Bào thai 3. Dậy thì 4. Vị thành niên 5. Trưởng thành 6. Già 7. Sốt rét 8. Sốt xuất huyết 9. Viêm não 10. Viêm gan A 4. Củng cố: Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài. - 2 học sinh - Trả lời 2 câu hỏi ở SGK - Lắng nghe, ghi nhớ - Thảo luận, làm bài - Đại diện nhóm trình bày BT1; lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Làm bài vào bảng con - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - Chơi theo nhóm - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - Về ôn bài Khoa học: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
Tài liệu đính kèm: