Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 5

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 5

. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ : Sửa bài 4 tiết trước (Hiến).

3. Thực hành :

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 5
 TOÁN
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Ngày soạn: 23/9/2012 
Ngày giảng:24/9/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 4 tiết trước (Hiến).
3. Thực hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Bài 1 VTH : HDHS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài như sách giáo khoa.
- Điền vào bảng như SGK để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Tóm lại : Hai đơn vị đo độ dài liền nhau, hơn kém nhau 10 lần.
* Bài 2VTH: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm :
- HD cho HS yếu.
* Bài 3VTH : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Yêu cầu học sinh yếu chỉ làm 2 bài đầu.
* Bài 4VTH : Dành cho HSG.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
* Điền số vào chỗ chấm : Dành cho HSG.
204 km 25 m =  dm
72 m 3 cm =  cm
65 hm 74 dm =  dm
9 km 8 m =  m
3. Củng cố : Đọc bảng đơn vị đo độ dài.
4. Dặn dò : HTL bảng đơn vị đo độ dài.
a) Học sinh làm bằng bút chì vào SGK.
- Một số em nêu kết quả.
- Cả lớp đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
b) Rút ra nhận xét : Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :
 - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;
 - Đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- Một số em nhắc lại các ý trên.
- Bảng con cột a và c. 
* HSG làm hết các cột còn lại.
a) 135m = 1350dm
 342dm = 3420cm
 15cm = 150mm
- Tự làm, đổi vở chấm bài (2 em một nhóm)
4km 37m = 4037m ; 354dm = 35m 4dm.
8m 12cm = 812cm ; 3040m = 3km 40m.
* HSG làm bài 4.
- HN đến ĐN : 791km
- ĐN đến HCM dài hơn HN đến ĐN : 144km
a) ĐN đến HCM :  ?
b) HN đến HCM :  ?
- Thảo luận nhóm 2 cách giải.
- 1 em giải ở bảng, HSG làm vào vở.
- Sửa bài ở bảng và ở vở.
- HSG làm bài bên :
204 km 25 m = 2040250 dm
72 m 3 cm = 7203 cm
65 hm 74 dm = 65074 dm
9 km 8 m = 9008m
- 3 HSY (Nghĩa, Lĩnh, Hà).
 TUẦN: 5
 Kể chuyện : 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Ngày soạn: 23/9/2012 
Ngày giảng:24/9/2012
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
I/ MỤC TIÊU :
- Kể lại được câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Kiểm tra bài cũ : 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai..
2/ Bài mới :
HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu đề :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- Gạch dưới những từ : nghe, đọc, ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
- Kiểm tra mạng từ chốt của HS.
HĐ2. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Gọi HS đọc gợi ý ở SGK.
- Em kể câu chuyện gì ? 
a) Kể trong nhóm :
- Gợi ý để HS hỏi bạn về ý nghĩa và hạnh động của nhân vật trong truyện .
b) Kể trước lớp :
- GV tổ chức cho HS kể cả lớp.
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Hỏi : + Nhân vật trong truyện ? 
 + Ý nghĩa câu chuyện ? 
- GV nhận xét tuyên dương.
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Lập mạng từ chốt cho câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 6.
- 3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi (Na, Hiền, HNhật).
- 2 HS đọc đề bài.
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc, ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
- HS theo dõi.
- HS để vở có mạng từ chốt đã chuẩn bị.
- HS đọc phần gợi ý.
- Nối tiếp giới thiệu câu chuyện em kể.
- 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS thi kể trước lớp.
- Trả lời theo câu hỏi.
- HS bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- HS lắng nghe.
 TUẦN: 5
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
Ngày soạn: 23/9/2012 
Ngày giảng:25/9/2012
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng kẻ sẵn BT2/ 30 VBT
II/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
3/ Bài mới : Luyện tập :
* Bài tập1/ 30 VBT : Cá nhân
- Gợi ý : Đây chỉ là thống kê kết quả học tập trong tháng nên không cần lập bảng. Em chỉ cần viết theo hàng ngang. Nêu không nhớ số điểm của mình thì có thể mở vở, bài kiểm tra của mình để xem lại. 
- Treo bảng phụ viết sẵn.
- Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình ?
* Bài tập2/ 30 VBT : Cá nhân.
- Lưu ý : Lập xong kết quả của mình, mượn kết quả của các bạn trong tổ để lập. Nhận xét chung về kết quả học tập của tổ.
4/ Củng cố :
 - Đọc lại bảng thống kê BT2.
5/ Dặn dò : Về nhà đưa bảng thống kê của mình và cả tổ cho ba mẹ xem.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- VD : Điểm tháng 9 của bạn Kim Ngân : 
a) Số điểm dưới 5 : 0
b) Số điểm từ 5 đến 6 : 1
b) Số điểm từ 7 đến 8 : 8
b) Số điểm từ 9 đến 10 : 11
- 2 – 3 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
S
T
T
Họ và tên
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
Lê Thị Mỹ Linh
0
1
8
11
2
Trần Minh Đại
1
3
7
3
3
Nguyễn Thanh Cơ
0
0
6
14
4
Nguyễn Thị Tuyết
1
2
10
7
5
Lê Thị Thắm
0
0
10
10
6
Huỳnh Tấn Hùng
0
3
9
8
7
Nguyễn Thị Lành
0
0
9
13
T/cộng
2
9
59
66
- 2 HSY đọc : Mỹ, Nghĩa.	
 TUẦN: 5
 TẬP ĐỌC 
Ê - MI - LI, CON...
Ngày soạn: 23/9/2012 
Ngày giảng:26/9/2012
I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng : Ê-mi-li ; Mo-ri-xơn ; Giôn-xơn ; Pô-tô-mác ; Oa-sinh-tơn.
- Đọc diễn cảm được bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN. (TLCH 1,2,3,4 ; thuộc 1 khổ thơ trong bài).
* HSG : Đọc diễn cảm được bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng ; thuộc lòng khổ 3 và 4.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng biểu khổ thơ 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn 2 bài Một chuyên gia máy xúc
- 2 HS đọc (Quỳnh, Hoa).
2. Bài mới : - Giới thiệu. 
- HS lắng nghe.
a) Luyện đọc :
- Luyện đọc đúng.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn kết hợp hỏi từ chú giải. Đọc với giọng xúc động, trầm lắng.
- Đọc theo mục I.
- Đọc vỡ câu, vỡ đoạn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ đến cả bài (1 lượt). 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
- GV đọc mẫu. 
- HS lắng nghe.
b) Tìm hiểu bài :
* Khổ thơ 1 : Treo bảng biểu : HD : Đọc với giọng xúc động, trầm lắng.
- Nhận xét ghi điểm.
* Khổ thơ 2 : Câu hỏi 2/50 SGK :
- GV : Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo – “Đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh,...”.
* Khổ thơ 3 : câu 3/50SGK :
* Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” ?
* Khổ thơ 4 : câu 4/50 SGK :
- Tìm từ trái nghĩa với từ sáng.
- Chú Mo-ri-xơn là người như thế nào ?
- Đọc diễn cảm khổ thơ đầu.
- Thi đọc diễn cảm.
- Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Chú nói : “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn” 
* Vài HSG trả lời. Ví dụ : Chú muốn động viên cho vợ con bớt đau buồn, bởi chú dã ra đi thanh thản, tự nguyện.
- Nhóm 2 : chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người cùng chung sức đấu tranh vì hoà bình ở VN.
- từ tối.
- Yêu hoà bình và yêu nhân dân VN.
c) Luyện đọc lại : 
- Đọc trong nhóm 2
- Rèn đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4.
- HS đọc theo nhóm 2 cả bài.
- Đọc nhóm 4.
3. Củng cố : - Đọc diễn cảm khổ 3,4.
- Thi đọc : Mỗi tổ 1 em.
4. Dặn dò : Đọc thuộc lòng cả bài.
- HS lắng nghe.
 TUẦN: 5
 TOÁN
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 24/9/2012 
Ngày giảng:26/9/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
 + Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT của tiết trước (An, Hiền).
3. Thực hành :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1VTH
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
HDHS đổi 1 tấn 300kg = 1300kg và
 2 tấn 700kg = 27000kg
Bài 2VTH : 
- Củng cố công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
Bài 3VTH Dành cho HSG.
.3. Dặn dò : Về nhà làm bài 2 SGK.
- Hai học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- Liên đội Trường Hoà Bình thu gom được 1 tấn 300kg giấy vụn. Liên đội Trường Hoàng Diệu thu gom được 2 tấn 700kg giấy vụn. Cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất dược 50 000 cuốn vở.
- Số giấy vụn cả hai trường thu gom được thì sản xuất được bao nhiêu cuốn vở.
- 1 em giải ở bảng, lớp làm vào vở.
:
 - Học sinh tự giải, chia hình đó thành một hình vuông có cạnh 7m và một hình chữ nhật có chiều dài 14m, chiều rộng 6m.
- Tìm diện tích của hình chữ nhật đó.
- 1 em nêu cách giải.
- Học sinh làm vào vở.
 Giải :
 Diện tích của hình chữ nhật đó là :
 4 x 3 = 12 (cm)
 12 = 6 x 2 = 12 x 1. 
- HSG tự làm.
 TUẦN: 5
 TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH
Ngày soạn: 24/9/2012 
Ngày giảng:26/9/2012
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1) Tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2)
- Viết được 1 đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một vùng quê hay thành phố (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học : Giấy khổ to, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc bài tập 1, 3/ 25 VBT.
3/ Bài mới : Luyện tập :
* Bài 1/ 29 VBT : Cá nhân.
- Chú ý HS : Chỉ đánh dấu X vào ô nêu đúng nghĩa của từ hòa bình.
* Bài 2/ 29 VBT : Nhóm 2.
- Chú ý HS : Có thể dùng từ điển HS để tra và nắm đúng nghĩa của các từ đó.
* HSG : Đặt câu với 3 từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
* Bài 3/ 29 VBT : Cá nhân.
- Chú ý HS : Chỉ viết 5 – 7 câu, có thể viết về cảnh thanh bình của quê hương em hay ở thành phố nào đó mà em biết.
- HS yếu chỉ cần viết đoạn văn 3 - 4 câu.
4/ Củng cố :
 - Tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
 - Đặt câu với 1 trong những từ em vừa tìm được.
5/ Dặn dò : Về nhà hoàn thành đoạn văn ở bài tập 3.
- 2 HS đọc (Lĩnh, Nghĩa).
- 1 HS đọc đề, 1 em làm bảng phụ.
- Đáp án : Ý b : (Trạng thái không có chiến tranh)
- Trò chơi : “Nối tiếp sức”
- HS thảo luận rồi chơi trò chơi.
- Các từ đồng nghĩa với từ hòa bình : Bình yên, thanh bình, thái bình.
- HSG làm vào vở.
- HS làm vào VBT.
- Đoạn văn mẫu : Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nay, giờ đây, quê hương em đã đổi mới rất nhiều. Những ngôi nhà san sát bên nhau. Con đường được đổ bê tông phẳng lì. Các cô chú công nhân quần áo chỉnh tề đến nhà máy, công xưởng làm việc. Các em nhỏ mặc đồng phục, đeo trên vai chiếc cặp nhiều màu sắc đến trường. Hầu hết, nhà nhà đều có phương tiện nghe nhìn, xe máy. Xã em đang đổi mới từng ngày.
- 2 HSY trả lời : Nghĩa, Mạnh.
- 1 HS : Linh.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn : TẢ CẢNH (Trả bài) (Số chấm bài)
 TOÁN :
TIẾT 24 : ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG, HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU :
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
 - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
 - Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông.
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG : Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1dm, 1hm (thu nhỏ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 SGK (Linh).
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông.
+ Hình thành biểu tượng về dam :
- HDHS dựa và đó để nêu được : “đề-ca-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1dam”.
+ Phát hiện mối quan hệ giữa dam2 với m2.
- Chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam (đã chuẩn bị) giới thiệu : Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ.
b) Giới thiệu đơn vị đo diện tích : héc-tô-mét vuông :
- Tiến hành tương tự như phần a.
3. Thực hành :
* Bài 1/26 : Đọc các số đo diện tích 
* Bài 2/26 : Viết các số đo diện tích
- Yêu cầu HS viết bằng chữ rồi viết số đo diện tích vào.
* Bài 3a/26 (Cột 1) : 
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
- HSG làm cả bài.
* Bài 4/26 : HD cho HSG : 
5dam2 23m2 = 5dam2 + dam2= 5dam2
4. Dặn dò : Về nhà làm bài 4 SGK.
- Nhắc lại đơn vị đo diện tích đã học : m2 là diện tích của hình vuông có cạnh 1m; km2 là diện tích của hình vuông có cạnh 1km2.
- HS dựa vào hình vẽ để nêu được : “đề-ca-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1dam”.
- Đọc và viết kí hiệu : dam2
- Phát hiện : 1dam2 = 100m2
 1 m2 = dam2
- Đọc và viết kí hiệu héc-tô-mét vuông (hm2)
- 1hm2= 100dam2= 10 000m2
- 1dam2 = hm2; 1m2 = hm2
- Làm miệng, vài em đọc, cả lớp đồng thanh.
- 4 HS làm ở bảng.
- HS yếu chỉ làm bài a, 2 cột đầu ; bài b, 1 cột đầu.
- Vài em yếu trả lời.
- HS tự làm bài vào vở.
- HSG làm vào vở.
 KHOA HỌC :
 THỰC HÀNH NÓI : “KHÔNG !” VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
II. ĐỒ DÙNG : Một mảnh vải màu đỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Hút thuốc lá có hại gì ? (Minh)
 - Uống rượu bia có hại gì ? (Ly)
 - Sử dụng ma tuý có hại gì ? (Mỵ)
2. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 : Trò chơi : “Chiếc ghế nguy hiểm”.
 Mục tiêu : Học sinh nhận ra : Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm.
- Để chiếc ghế ở giữa cửa ra vào lớp, trên ghế có phủ một tấm vải màu đỏ.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Em cảm thấy như thế nào khi đi qua chiếc ghế nguy hiểm ?
- Tai sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế ?
- Tại sao có người biết là chiếc ghế nguy hiểm nhưng vẫn đẩy bạn vào, làm cho bạn chạm vào ghế ?
- Tại sao bị xô đẩy, có bạn cố tránh để không ngã vào ghế ?
* Hoạt động 2 : Đóng vai :
+ Mục tiêu : Học sinh biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Tổ chức và hướng dẫn.
+ Kết luận : Mỗi người đều có cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “không !” đối với các chất gây nghiện.
3. Củng cố : Chúng ta cần làm gì đối
với các chất gây nghiện ?
4. Dặn dò : Thực hành nói “không” đối với các chất gây nghiện.
- Nghe cô phổ biến cách chơi.
- Tham gia trò chơi (cả lớp).
- Mỗi em đều đi qua chiếc ghế nguy hiểm và cố tránh để không chạm vào chiếc ghế.
- Học sinh nhận xét đưa ra nhiều ý kiến.
+ Đóng vai theo các tình huống sau :
- Có người rủ em thử hút thuốc lá, em sẽ nói gì ?
- Đi sinh nhật, liên hoan, có người ép uống rượu, em làm gì ?
- Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối. Trên đường về nhà, Tư gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng xử ra sao ?
- Vài học sinh trả lời.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TIẾT 10 : TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU :
 - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm (nội dung ghi nhớ).
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
 * Làm đầy đủ BT3, nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II. ĐỒ DÙNG : Một số tranh, ảnh về sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình ở tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần nhận xét :
Bài 1 : Đọc các câu sau :
- Ông ngồi câu cá.
- Đoạn văn này có 5 câu.
Bài 2 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1 ?
- Nói : Các từ : câu ở hai câu trên gọi là từ đồng âm.
- Vậy, như thế nào là từ đồng âm ?
b) Ghi nhớ : SGK trang 51
c) Luyện tập :
Bài 1 : Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ đã cho.
Chỉ cần học sinh nói đúng ý là được.
Bài 2 : Hướng dẫn mẫu :
- Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích.
Bài 3 :
Yêu cầu học sinh giải thích ngắn gọn.
* Bài 4 :
* Ra bài cho HSG :
Đặt câu với các từ đồng âm sau : nhà; mình.
3. Củng cố : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : thi đặt câu với các từ đồng âm.
4. DD : Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Hai học sinh đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
- Tìm từ giống nhau ở hai câu bên.
- Thảo luận nhóm hai :
+ Từ Câu ở câu một có nghĩa là bắt cá, tôm,  bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
+ Từ Câu ở câu hai có nghĩa là : Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, 
- Từ đồng âm là từ giống nhau vè âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- Cả lớp đồng thanh ghi nhớ.
Bài 1 : HS làm việc cá nhân, một số em nêu nghĩa của các từ đồng âm ở BT1.
- Học sinh tự đặt câu 2 trong số 3 từ.
* HSG làm hết cả 3 từ.
- Trình bày kết quả bằng hình thức truyền điện.
- Nhóm hai.
- Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc ở ngân hàng vì Nam hiểu nhầm từ “tiền tiêu”
* HSG : Lời giải : Câu 1 : Con có thui.
 Câu 2 : Cây súng và cây hoa súng.
* HSG đặt câu với các từ đồng âm ở bên,
- Đặt câu với các từ đồng âm mà đội bạn đố. Mỗi tổ thành một đội. Đội nào thắng được quyền đố tiếp.
 TOÁN :
TIẾT 25 : MI-LI-MÉT VUÔNG, BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU :
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
 - Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. ĐỒ DÙNG : Hình vẽ phóng to hình vuông có cạnh 1mm.
III. HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 4 SGK (Sinh).
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích : mi-li-mét vuông.
- Treo bảng phụ có hình vẽ phóng to hình vuông có cạnh 1mm : HD để học sinh nhận biết mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh 1mm.
b) Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích 
- Dùng bảng phụ đã kẻ sẵn để giới thiệu cho HS bảng đơn vị đo diện tích.
- Phân biệt sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học.
3. Thực hành :
* Bài 1/28 : Lưu ý học sinh ghi số 2 ở phía trên, bên phải của chữ mm.
* Bài 2/28 : Yêu cầu học sinh chỉ làm cột một. Tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức.
* HSG : Bài 3/28 : 
4. Dặn dò : Về nhà làm bài 3 SGK.
- Quan sát hình vẽ để nhận ra : mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm.
- Rút ra được : 1mm2 = cm2
 1cm2 = 100mm2
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- Đọc bảng đơn vị đo diện tích (cá nhân - đồng thanh).
- Hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
* Rút ra nhận xét :
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
a) Làm miệng, vài em đọc các số đo diện tích đã cho, lớp đồng thanh.
b) Viết vào bảng con.
- 2 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở.
* HSG làm hết các cột ở BT2.
- Mỗi đội 6 em, tiếp sức điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Đội nào làm nhanh nhất và đúng nhất thì đội đó thắng.
- HSG tự làm và đổi vở kiểm tra kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(7).doc