Giáo án các môn khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học số 1 Vĩnh Thái

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học số 1 Vĩnh Thái

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn )

2. Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3.GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân.

II. CHUẨN BỊ: tranh minh hoạ

 

doc 222 trang Người đăng huong21 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học số 1 Vĩnh Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ 2 
 Ngày soạn :ngày  tháng  năm 2012	 
 Ngày dạy :Thứ  ngày  tháng  năm 2012
TIẾT 1
TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ) 
2. Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu..
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
3.GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân.
II. CHUẨN BỊ: tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK tập 1. 
GV giải thích ý nghĩa của từng chủ điểm 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
* Luyện đọc: 
H: 1 HS đọc toàn bài 
T: chia đoạn Đoạn 1: Một hôm . . . chẳng bay được xa 
Đoạn 2: Tôi đến gần . . . ăn thịt em Đoạn 3: Phần còn lại 
H: nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài ( 2 lượt )
T: Hướng dẫn HS luyện đọc từ: ngắn chùn chùn, vặt chân, vặt cánh, ăn hiếp, nức nở
H: đọc lại từng đoạn (Đọc đến đoạn nào có từ GV hỏi ngay các từ đó )
T: Hướng dẫn tìm hiểu một số từ khó 
H: Luyện đọc câu đoạn lời ở nhà trò ở đoạn 3: Lời của Dế Mèn 
H: luyện đọc nhóm 2. 1 số HS thi đọc
GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài 
H: Đọc thầm đoạn 1
T: Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
T: Đoạn 1 muốn nói lên điều gì?
Ý chính: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
H: 1 HS đọc đoạn 2
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
? Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp?
 Thể hiện sự cảm thông 
T: Đoạn này nói lên điều gì
Ý chính: Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò.
H: đọc thầm đoạn 3
? Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò Dế Mèn đã làm gì:
? Những lời nói và cử chỉ đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ? Tự xác định giá trị bản thân
H: thảo luận nhóm đôi. Đại diện một số nhóm trình bày
T: Đoạn này nói lên điều gì?
Ý chính: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
H: đọc lướt lại toàn bài và nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó 
GV liên hệ bản thân HS Tự xác định giá trị bản thân
e) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn đọc từng đoạn phù hợp với diễn biến câu chuyện 
- Treo đoạn cần luyện đọc lên bảng: “Năm trước  ăn thịt em”
- GV đọc mẫu đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng 
3. Củng cố, dặn đò:
Hỏi: Em học được gì ở Dế Mèn ? Vậy nội dung chính của câu chuyện là gỉ? 
T: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công
--------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.(tiết 1)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Đọc và viết được các số trong phạm vi 100 000.
 - Biết phân tích cấu tạo số
II. CHUẨN BỊ: -GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định:
2.KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Dạy –học bài mới;
 Bài 1: h: Đọc yêu cầu
H: Tự làm vào vở. Đọc kết quả.
T: chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b 
T: Nhận xét chốt kết quả đúng
 Bài 2:H: Đọc yêu cầu
T: yêu cầu HS tự làm bài .
 H: đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
H: 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
H + T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 
 Bài 3:a, b (dòng 1) H: đọc bài mẫu 
T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
H: tự làm bài. Đọc kết quả
T: nhận xét và cho điểm.
 4.Củng cố- Dặn dò:
T:nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập Chuẩn bị bài sau
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.MỤC TIÊU:
	Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.( Không mắc quá 5 lỗi trong bài)
	Làm đúng các bài tập, phân biệt các tiếng có vần ( an,ang) đễ lẫn.
II. CHUẨN BỊ: bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở.
2.Bài dạy:
a.Giới thiệu bài:.
b.Hướng đãn HS nghe – viết:
T: Đọc đoạn văn.
H: Theo dõi đọc thầm. Chú ý tên riêng, những từ viết dễ nhầm lẫn vào nháp.
H: ghi đề bài và gấp SGK. 
T: Đọc đoạn văn chậm rãi theo từng câu cho HS viết bài.
H: Đổi chéo vở trong bàn, dò chính tả.
T: Đọc cho HS dò chính tả.
T:Chấm 7 – 10 em. Nhận xét.
c.Hướng đẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:H: đọc thầm nội dung bài tập.
H: Làm bài theo cá nhân. Mời 1 em làm bảng phụ.
H+T: Nhận xét, chữa bài: 
Bài 3: Tổ chức cho HS thi đố nhau theo bàn.
	3.Củng cố dặn dò:
T: Nhận xét tiết học. Dặn: Ghi nhớ những từ còn viết sai.
-------------------------------------------------------------------
TIẾT 4
KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống 
II. CHUẨN BỊ: 
 -Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
 -Phiếu học tập theo nhóm.
 -Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 T: Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề.
T: giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Con người cần gì để sống 
 Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
T: Chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS. Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
H: chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký tiến hành thảo luận.
H: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
H: Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
T: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
 -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
T:Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
 -Hỏi: Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
 -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ?
 * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần. . .
 * Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
Cách tiến hành:
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
 -Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?
H: con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống 
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho từng nhóm.
H:1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập.
H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày.
H: các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
H: vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
T: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
 -Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?
H: Tự do phát biểu.
T: kết luận: Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, 
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” 
 Cách tiến hành:
T: Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
H: Chia lớp thành 4 nhóm. Tiến hành chơi. Đại diện các nhóm trình bày
T: hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. 
T: nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt.
.2. Củng cố- dặn dò:
 T: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó ?
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu hằng ngày chúng ta lấy những gì và thải ra những gì để chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------
TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (t1) 
I.MỤC TIÊU: 
-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến..
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân, Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
 II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC: GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
H: xem tranh trong SGK.
H: Đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
H: liệt kê các cách giải quyết của bạn Long 
T: tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/. Mượn tranh của bạn để đưa cho cô xem
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
+ Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? 
+ HS thảo luận nhóm: Tại sao chọn cách giải quyết đó?
T: căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận: 
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
T: Nêu lần lượt từng việc làm
H: lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
H: Cả lớp trao đổi, bổ sung.
 Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân
T: kết luận:Việc b, d, g là trung thực trong học tập.Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
H: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 -GV kết luận: +Ý b, c là đúng. +Ý a là sai.
 Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
THỨ 3 	 Ngày soạn: . . . . / ... . . / 2011
 Ngày dạy: Thứ . . . . . ./ . .  /2011
TIẾT 1
TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
 -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 10 ...  viên những tổ chưa tập tốt cần cố gắng hơn. 
 * Học động tác lưng bụng 
 * Lần 1 : +GV nêu tên động tác. GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. 
 +GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. 
 * Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS.
 * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. 
 * Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
 * Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập.
T: Điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 4 động tác cùng một lượt. 
H: Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập
H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS .
H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . GV cùng HS quan sát, nhận xét , đánh giá .GV sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt 
T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố 
 b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ”
T: Tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
H: Chơi thử, GV nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn. 
H: Tthi đua chơi chính thức. 
T: Quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc: 
H: Làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. 
GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
--------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU : 
	- Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm .
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1. Đánh giá:
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
- Nhận xét chung của GV.
Tuyên dương: Minh, Xếp, Học: có nhiều cố gắng trong học tập.
Phê bình: Nhung vắng nhiều, Vinh, Nghiệp chưa cố gắng.
	 Chung: nói chuyện riêng
 2. Phương hướng:GV nêu những việc làm tuần tới:
- Duy trì sĩ số. Lao động vệ sinh.
- Học bài và làm bài tập.
 - Bổ sung dụng cụ học tập cịn thiếu
 - Tăng cường học bài ở nhà chuẩn bị thi giữa kỳ 1.
 - Giữ gìn sách vở sạch đẹp.
TUẦN 10
THỨ 6 	 	 Ngày soạn: . . . / . . . / 2011
	 Ngày dạy: Thứ . . . . . ./ . . . /2011
TIẾT 1
TẬP LÀM VẶN: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( GIỮA KỲ I ) 
 ( Kiểm tra, chấm điểm theo đề và đáp án của trường )
	TIẾT 2
TOÁN : 	 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
-Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. KTBC:
H: 2HS lên sửa BT 2, GV kiểm tra VBT của HS.
T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
*Giíi thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau:
T: Viết biểu thức 5 x 7 & 7 x 5
 H: So sánh 2 biểu thức này với nhau.
T: Tiến hành tương tự với 4 x 3 & 3 x 4; 8 x 9 & 9 x 8
H: Rút ra nhận xét.
T: Kết luận: vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Gthiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
-GV: kẻ bảng yêu cầu HS th/h tính giá trị biểu thức axb & bxa để điền kết quả vào bảng.
T: Hãy so sánh giá trị của biểu thức axb với giá trị của biểu thức bxa khi a=4 & b=8.
H: Lên bảng thực hiện, nêu nhận xét.
T: Chốt kết quả. Tiến hành tương tự với các cột còn lại.
T: Vậy giá trị của biểu thức axb luôn ntn so với giá trị của biểu thức bxa? 
T: Ta có thể viết: axb = bxa.
T: Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích axb = bxa.
T: Khi đổi chỗ các thừa số của tích axb cho nhau thì ta ®­ỵc tích nào?
H: Đọc kết luận trong SGK
T: Nhận xét, kết luận.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: : Nêu yêu cầu
T: Ghi 4 x 6 = 6 x 1 lên bảng, yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống.
H: Làm các bài còn lại vào nháp. Nối tiếp nhau đọc kết quả.
T: Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2 ( a,b ) H: Nêu yêu cầu.
H: Làm bài vào vở.
T: Chấm 5 bài, nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
H: Nêu lại quy tắc.
T: Nhận xét giờ học. Dặn: Làm các bài còn lại vào vở.
-------------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
ĐỊA LÝ: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 	
I.MỤC TIÊU :
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+Vị trí:nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước. 
+Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
+Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
-Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
II. CHUẨN BỊ:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tranh, ảnh về TP Đà Lạt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Kiểm tra :
H: Nêu lại ghi nhớ bài học Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) .
T: Nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới : 
a.Giới thiệu bài :
 b. Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước .
H: Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK, trả lời các câu hỏi:
?: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
?: Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m ?
?: Với độ cao đó , Đà Lạt có khí hậu như thế nào ?
T: Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
T: Giải thích thêm : Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm . Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 – 6 o C
c. Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát .
H: Hoạt động nhóm 4- thảo luận theo các gợi ý sau : Dựa vào vốn hiểu biết , hình 3 , mục II + Tại sao Đà Lạt được bình chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
H: Thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
T: Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
d. Hoạt động 3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt .
H: Dựa vào vốn hiểu biết , quan sát hình 4 SGK thảo luận cặp đôi các câu hỏi:
 + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
+ Kể tên một số loại hoa , quả và rau xanh ở Đà Lạt .
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xanh xứ lạnh 
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
H: Một số HS trình bày ( mỗi HS 1ý ). Các HS khác nhận xét, bổ sung.
T: Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
3. Củng cố- Dặn dò : 	- GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ sau ở bảng 
Đà Lạt
Khí hậu quanh năm mát mẻ
Các công trình phục vụ nghỉ ngơi , du lịch , biệt thự , khách sạn 
Thiên nhiên vườn hoa , rừng thông , thác nước
Thành phố nghỉ mát , du lịch có nhiều loại rau , hoa quả 
- Nhận xét tiết học .
----------------------------------------------------------------------
TIẾT 4
THỂ DỤC: Bài 20 ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG 
TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ”
I. MỤC TIÊU : -Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
 -Học động tác lưng bụng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
 -Trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 . Phần mở đầu:
H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
T: Phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
H: Khởi động: Chạy một vòng xung quanh sân, khi về HS đứng thành một vòng tròn. 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. 
2. Phần cơ bản
 a) Bài thể dục phát triển chung
 * Ôn các động tác vươn thở tay và chân
T: Hô nhịp cho HS tập 3 động tác. 
H: Cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS (Chú ý : Sau mỗi lần tập GV nên nhận xét kết quả lần tập đó rồi mới cho tập tiếp). 
H: Từng tổ HS lên tập các HS khác quan sát, nhận xét. 
T: Tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ chưa tập tốt cần cố gắng hơn. 
 * Học động tác lưng bụng 
 * Lần 1 : GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS hình dung được động tác. 
 GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. 
 * Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS, HS bắt chước theo các động tác của Gv ( 2 lần )
 * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. 
 * Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
 * Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập.
T: Điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 4 động tác cùng một lượt. 
 H: Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập
H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . GV cùng HS quan sát, nhận xét , đánh giá .GV sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt 
T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố 
 b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ”
H: Tập hợp theo đội hình chơi. 
T: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
H: Chơi thử sau đó thi đua chơi chính thức. 
T: Quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc: 
H: Làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. 
T: Cùng học sinh hệ thống bài học. 
T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
--------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Sinh hoạt Đội
1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo.
2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần.
+ Nề nếp.Học tập.Vệ sinh.Chuyên cần.Các phong trào của chi đội.
+ Các bạn đội viên khác có ý kiến bổ sung
3.GV đánh giá chung.
- Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt.
-Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Minh, Xếp, Thinh ...) Tuy nhiên còn một số bạn chưa học bài cũ: Vinh, Phi Líp, Nhương...
-Vệ sinh đảm bảo sạch sẻ
-Tỉ lệ chuyên cần chưa cao. Vắng : Nhung, Nhi
4.Kế hoạch tới
-Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học.
-Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe cô giảng bài và học tập tích cực. 
5.Sinh hoạt Đội
T: Cho HS: 
+ Ôn lại nghi thức Đội.
+ Chào cờ,quay phải,trái,điểm số báo cáo.
-Trò chơi: Kết đoàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tron bo da chinh sua Minh NhuongHBinh C(2).doc