Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 14

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 14

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy lưu loát, diễn cảm bài văn ; biết đọc phân biệt người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

3. Thái độ :

 - GD cho HS ý thức quan tâm chia sẻ với những người xung quanh.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=========================================
Tập đọc
Tiết 27. CHUỖI NGỌC LAM (T134)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy lưu loát, diễn cảm bài văn ; biết đọc phân biệt người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
3. Thái độ :
	- GD cho HS ý thức quan tâm chia sẻ với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV + HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Trồng rừng ngập mặn.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn, TLCH : Truyện có mấy nhân vật ? và nêu giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1, kết hợp tìm tính từ.
- Giảng từ : ngạc nhiên, trầm ngâm.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH 2, 3 và 4.
- Giảng từ : hi vọng tràn trề.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2.
- Hỏi : Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Chốt ý đúng, treo bảng phụ. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu, lớp bổ sung.
- 6 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (3 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc lướt, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Cuộc đối thoại giữa Pi- e và cô bé.
- Theo dõi.
- Đọc lướt, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Cuộc đối thoại giữa Pi- e và chị cô bé.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Nghe, ghi vở và nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm 4.
- Thi đọc phân vai.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ bản thân.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS đọc bài, đọc và chuẩn bị trước bài Hạt gạo làng ta.
========================================
Toán
Tiết 66. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN (T67)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức trong giải toán có lời văn.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Hỏi : Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào ? Vận dụng tính : 23,6 : 10 ; 2,56 : 100 ; 1473,9 : 1000.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hình thành phép chia :
a. Ví dụ 1 :
- Nêu ví dụ và ghi bảng : 27 : 4 = ? (m)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép chia 2 STN thông thường.
- Hướng dẫn HS thực hiện :
 Đặt tính rồi tính : 27 4
 30 6,75(m) 
 20
 0
- Mời HS nêu lại cách chia.
b. Ví dụ 2 :
- Nêu ví dụ, và ghi bảng : 43 : 52 = ?
- Mời HS lên bảng thực hiện.
- Cho HS nêu lại cách làm.
c. Quy tắc :
- Hỏi : Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm thế nào?
- Theo dõi.
- 1 em nhắc lại.
- Theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 HSG lên bảng, lớp làm ra nháp. 
- 1 em nêu, lớp bổ sung. 
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- 1 em đọc Quy tắc, lớp đọc thầm.
3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Ghi nhanh lên bảng, chốt lại kết quả đúng. 
- Làm bài ra nháp ý a (HS làm nhanh làm cả bài), 6 em làm trên bảng. 
- Nhận xét, chữa bài :
 a) 2,4 5,75 24,5
 b) 1,875 6,25 20,25
- HSG nêu cách làm.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Số vải để may một bộ quần áo là :
 70 : 25 = 2,8 (m)
 Số vải để may sáu bộ quần áo là :
 2,8 x 6 = 16,8 (m)
 Đáp số : 16,8 m
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài ra nháp sau khi làm xong bài 2, nêu miệng. Kết quả : 0,4 ; 0.75 ; 3,6.
- Theo dõi.
4. Củng cố : 
 - HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để vận dụng.
==========================================
Đạo đức
Tiết 14. TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (T22)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết cần phải tôn trọng phụ nữ (HSG biết vì sao cần tôn trong phụ nữ) ; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
2. Kĩ năng :
	- Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đinhg và ngoài xã hội.
	- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
3. Thái độ :
	- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Thẻ màu.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nêu một số việc làm thể hiện sự kính già, yêu trẻ của bản thân.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (T22-SGK)
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm : Mỗi nhóm đọc thông tin, quan sát và chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
- Kết luận : Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thúy Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
- Nêu câu hỏi thảo luận :
 + Kể tên các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
 + Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng ?
- Mới HS đọc Ghi nhớ.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và chuẩn bị.
- Đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến ; lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến : Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là a và b.
* Hoạt động : Bày tỏ thái độ (Bài tập 2)
- Nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn cách bày tỏ thái độ.
- Lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời HS giải thích lý do.
- Kết luận ý đúng.
- Theo dõi.
- Bày tỏ thái độ bằng giơ thẻ màu :
 + Tán thành : a, d.
 + Không tán thành : b, c, d.
- HSK&G giải thích, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS thực hiện các hành vi tôn trọng phụ nữ ; hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu quý, sưu tầm bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ. 
=========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 12. LUYỆN TẬP CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN 
CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN (T78-VBT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố về cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
2. Kĩ năng :
	- Thực hành chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trong làm tính, giải toán).
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HS cả lớp làm tất cả 4 bài tập.
 + HSK&G làm thêm bài 168 (T30-Bài tập Toán 5).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS. 
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm việc cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Nhận xét, chữa bài :
* Bài 1 : 
 Kết quả : 1,24 ; 1,9 ; 0,0238 ; 0,08 ; 0,59 ; 0,357.
* Bài 2 : 
 Kết quả : a) X = 1,9 ; b) X = 0,36. 
* Bài 3 : 
 Kết quả : 57,05 m vải.
* Bài 4 : 
 Kết quả : 	a) 0,1.
 	b) 14,79 ; 0,16.
* Bài 168 :
Bài giải
Mỗi lít nước giặt quần áo cân nặng là :
	2,55 : 3 = 0,85 (kg)
Mỗi bình nhựa chứa 2 lít nước giặt quần áo cân nặng là :
	0,85 x 2 + 0,3 = 2 (kg)
Bốn bình nhựa chứa 2 lít nước giặt quần áo cân nặng là :
	2 x 4 = 8 (kg)
	 Đáp số : 8 kg
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
====================*****=====================
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 67. LUYỆN TẬP (T68)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách chia một số tự nhiện cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức vào giải toán có lời văn.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (BT2).
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách chia một STN cho một STN mà thương tìm được là một STP.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện bài tập sau khi thực hiện xong bài 1, phát bảng phụ cho 2 HSK.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng, giải thích thêm về cách làm.
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 :
- Yêu cầu HS nêu cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- 1 em lên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả : a) 16,01 ; b) 1,89 ; 
 c) 1,67 ; d) 4,38.
- Theo dõi.
- 2 em thực hiện trên bảng phụ (mỗi em 1 vế của 3 ý), lớp làm vào nháp khi làm xong bài 1.
- Nhận xét về kết quả tìm được của 2 bài làm trên bảng phụ, chữa bài, thống nhất ý kiến : 
 a) 8,3 x 0,4 = 8,3 x 10 : 25 = 3,32 ;
 b) 4,2 x 1,25 = 4,2 x 10 : 8 = 5,25 ;
 c) 0,24 x 2, ... ộc căn cứ địa Việt Bắc.
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
- Yêu cầu HS đọc SGK, TLCH :
 + Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ?
 + Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
 + Trước tình hình đó, Chủ tịch HCM và Trung ương Đảng đã làm gì ?
- Nhận xét, chốt ý đúng và ghi bảng nguyên nhân.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến :
a) Nguyên nhân :
 + TDP muốn tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta để kết thúc chiến tranh.
 + Căn cứ địa Việt Bắc chính là nơi tập trung các cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
 + Chủ tịch HCM và Trung ương Đảng đã họp và quyết định phải phá tan cuộc tấn công của giặc.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
- Hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
- Sử dụng lược đồ để kể lại diễn biến của chiến dịch.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát lược đồ, TLCH : 
 + Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc như thế nào ?
 + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ?
 + Sau 75 ngày đêm, ta thu được kết quả ra sao ?
 + Chiến thắng có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
- Chốt lại ý đúng, ghi bảng diễn biến, kết quả và ý nghĩa.
- Theo dõi.
- Quan sát và lắng nghe.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến :
b) Diễn biến :
 + Tháng 10-1947 TDP tấn công lên Việt Bắc.
 + Quân ta chặn đánh địch ở cả ba mũi tấn công.
 + Sau hơn một tháng địch phải rút lui.
c) Kết quả : 
 Địch chết hơn 3000 tên, bị bắt hàng trăm tên ; 16 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm xe cơ giới bị phá huỷ, nhiều tàu chiến và ca nô bị bắn chìm.
d) Ý nghĩa :
 Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS đọc phần Ghi nhớ.	
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS học bài ; đọc và chuẩn bị trước bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
===========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu)
Tiết 17. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (T72 - Tiếng Việt 5 nâng cao)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Chép bài tập 1- 3 (T72 - Tiếng Việt 5 nâng cao) lên bảng, yêu cầu HS đọc bài và làm bài.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Đọc bài, làm bài cá nhân vào vở (HSKT làm bài 1 ; HSK&G làm cả 3 bài ; HS còn lại làm bài 1, bài 2 (2 ý đầu), bài 3a).
- Lần lượt chữa từng bài (nêu miệng, GV ghi bảng) :
* Bài 1 : 
 + Danh từ : Xuân, cánh đồng, làng, trời, mây, mưa ngâu, đó, đây, bóng, người, ruộng, bờ, con đường.
 + Động từ : đi học, có, đi, thăm, be, bước.
 + Tính từ : xám xịt, rả rích, rón rén, lầy lội.
 + Quan hệ từ : hoặc.
* Bài 2 : 
 + DTR : Thái, Xá.
 + DTC : 
 Chỉ người : người, người lớn, cụ già, chú bé.
 Chỉ con vật : trâu, chó.
 Chỉ cây cối : cỏ, lá, rừng.
 Chỉ sự vật : làng, nương, sàn, đất, nhà, bếp, cơm, suối.
 Chỉ thời gian : mùa.
 Chỉ đơn vị : lũ.
 + Danh từ trừu tượng : việc, chỗ.
* Bài 3 : 
 Ví dụ : 
 a) Người làm ra của, của không làm ra người.
 Cái bút màu đỏ này của tôi, cái bút màu xanh kia của bạn.
 b) Bạn Hương hát rất hay.
 Chiều nay hay chiều mai bọn mình đi tập văn nghệ ?
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
===========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài 10 trong vở Luyện viết chữ lớp 5)
====================*****===================
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 70. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN (T71)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Nắm được cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bảng con.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cho HS làm vào bảng con : 864 : 2,4 = ? 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức.
a) Ví dụ 1 :
- Nêu ví dụ, yêu cầu HS nêu cách làm và ghi bảng : 23,56 : 6,2 = ? (kg). 
- Hướng dẫn HS :
 Đặt tính rồi tính : 23,56 6,2
 496 3,8 (kg)
 0
- Yêu cầu HS nêu lại cách chia.
b) Ví dụ 2 :
- Nêu ví dụ, hướng dẫn HS thực hiện.
- Mời HS thực hiện, ghi bảng : 
 82,55 1,27
 6 35 65
 0
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm.
c) Quy tắc :
- Hỏi : Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào ?
- Chốt ý đúng, mời HS đọc.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp, 1 em nêu miệng.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 em thực hiện và nêu miệng. 
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : 
Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt và cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Lớp làm bài vào bảng con ý a, b và (HSK&G thực hiện luôn ý d sau khi thực hiện ý c). Kết quả : 
 a) 3,4 ; b) 1,58 ; c) 51,52 ; d) 12.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
Bài giải
 Một lít dầu hoả cân nặng là :
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 Tám lít dầu hoả cân nặng là :
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số : 6,08 kg.
- HSG nêu, lớp theo dõi.
- 1 HSG lên bảng sau khi làm xong bài 2, lớp làm bài ra nháp. Đáp số : 153 bộ quần áo ; thừa 1,1 m. 
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa học để vận dụng.
==========================================
Tập làm văn
Tiết 28. LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP (T143)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố những kiến thức đã học về biên bản cuộc họp. 
2. Kĩ năng :
- Biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. 
3. Thái độ :
	- Có thái độ đúng khi làm biên bản.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ ghi kết cấu 3 phần của một biên bản.
	- HS : VBT.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại kết cấu 3 phần của biên bản cuộc họp.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
- Một HS đọc đề bài và gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS : 
 + Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào ?
 + Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào ?
- Cùng HS trao đổi xem cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- Nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (Mẫu là biên bản đại hội chi đội).
- Gắn bảng phụ ghi nội dung dàn ý ba phần của 1 biên bản cuộc họp, mời HS đọc lại.
- Theo dõi, giúp đỡ HSY.
- Cùng HS nhận xét, chấm điểm những biên bản viết tốt (Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh). 
- 1 em đọc đề bài và gợi ý, lớp đọc thầm.
- Nói tên biên bản, nội dung chính,... nối tiếp.
- Nối tiếp phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Viết biên bản theo nhóm (những HS cùng lựa chọn vào một nhóm).
- Đại diện nhóm đọc biên bản, các nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
 - GV nhắc nhở HS ghi nhớ thể thức của một biên bản cuộc họp để vận dụng ; dặn HS chuẩn bị cho bài Luyện tập tả người (Tả hoạt động) : quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.
=============================================
Âm nhạc
Tiết 14. ÔN TẬP HAI BÀI HÁT : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ. NGHE NHẠC (T25)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS lòng kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo và biết ước mơ cao đẹp.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca.
- Hát lại bài hát.
- Chỉ huy cho HS hát theo các bước :
 + 2 HS hát : Cùng nhau...đường phố
 + 2 HS hát : Ngàn hoa...yêu đời
 + Cả lớp hát : Phần còn lại.
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Hát đồng ca bài hát 2 lần.
- 1 vài em trình bày bài hát, kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát Ước mơ.
- Hát lại bài hát.
- Hướng dẫn HS hát và vận động theo nhạc :
 + 1 HS hát : Gió vờn cánh...mong chờ.
 + Cả lớp hát : Em khao khát...muôn nhà.
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Hát đồng ca bài hát 2 lần.
- 1 vài em trình bày bài hát, kết hợp vận động phụ họa.
* Hoạt động 3 : Nghe nhạc.
- Hát cho HS nghe một bài hát thiếu nhi.
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài hát.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, phát biếu ý kiến.
4. Củng cố :
	- HS hát lại bài hát Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát đã học.
=============================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐÔNG TUẦN 13 + 14
I. Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Nội dung :
	- Ban cán nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	 	+ Về chuyên cần. 
	 	 + Về học tập.
	 	+ Về TD - VS.
	 	+ Về lao động. 
	- GV nhận xét, bổ sung, biểu dương những HS chấp hành tốt nội quy và chăm chỉ học tập-rèn luyện, nhắc nhở những HS còn mắc lỗi ; công bố kết quả vé số hoa điểm tốt trong tuần. 
III. Phương hướng tuần 15 + 16 :
 - Phát huy những mặt tốt. 
 - Khắc phục những tồn tại.
	- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
=====================***&&&&&***=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 14.doc