Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 15

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 15

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu nội dung bài : Người Tây Nguyên kính trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.

2. Kĩ năng :

- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đún tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

3. Thái độ :

- GD cho HS lòng yêu quý thầy cô giáo, coi trọng học hành.

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
========================================
Tập đọc 
Tiết 29. BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (T144)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung bài : Người Tây Nguyên kính trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
2. Kĩ năng :
- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đún tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
3. Thái độ :
- GD cho HS lòng yêu quý thầy cô giáo, coi trọng học hành.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV + HS : Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc bài Hạt gạo làng ta và TLCH về nội dung bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Ghi bảng và hướng dẫn HS đọc : Y Hoa, Rok.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc 1 và 2, TLCH 1 và 2 kết hợp tìm các từ loại.
- Giảng từ : chật ních, trang trọng.
- Hỏi : Đoạn 1 và 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1 : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH 3 và 4.
- Giảng từ : im phăng phắc.
- Hỏi : Đoạn 3 và 4 nối lên điều gì ?
- Chốt ý 2 : Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ.
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, ghi bảng : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài và nhắc lại giọng đọc. 
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu (4 đoạn), lớp bổ sung.
- Đọc cá nhân, lớp.
- 8 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc lướt, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Đọc lướt, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Nghe, ghi vở và nhắc lại.
- 4 em đọc và nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc phân vai.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
 - GV nhắc HS học bài ; đọc và chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
=========================================
Toán
Tiết 71. LUYỆN TẬP (T72)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy học :
	- HS : Bảng con.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép chia 1STP cho 1STP.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
* Bài 3 : 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm 1 số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài giải đúng.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Cho HS trao đổi nhóm để tìm cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Làm bài vào bảng con 3 ý đầu (HS thực hiện nhanh làm luôn ý còn lại, nêu miệng kết quả). 
- Nhận xét, chữa bài : a) 4,5 ; b) 6,7 ; c) 1,18 ; d) 21,2.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài ra nháp ý a (HS làm nhanh làm cả bài), 3 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
a) x = 40 ; b) x = 3,57 ; c) x = 14,28.
- 1 HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo. 
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 1 lít dầu cân nặng là :
 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hoả là :
 5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số : 7 lít dầu hoả.
- Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- Làm bài ra nháp sau khi làm xong bài 3, HSG nêu kết quả : Số dư của phép chia đó là 0,033. 
- Nhận xét, chữa bài. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS xem lại cách so sánh hai phân số.
=========================================
Đạo đức
Tiết 15. TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiếp - T22)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
2. Kĩ năng :
	- Hình thành kĩ năng xử lý tình huống.
3. Thái độ :
	- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại Ghi nhớ của bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống (Bài tập 3)
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ :
 + Nhóm 1, 3, 5 : Tình huống a.
 + Nhóm 2, 4, 6 : Tình huống b.
- Kết luận cách xử lý đúng.
- Thảo luận nhóm theo nhiệm vụ được giao.
- Đại diện 2 nhóm phát biểu ý kiến, lớp nhận xét-bổ sung, thống nhất ý kiến :
 a) Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức côgn việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn ấy, không nên chọn vì bạn ấy là con trai.
 b) Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 4.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- Trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến:
 + Ngày dành riêng cho phụ nữ : 8/3, 20/10.
 + Tổ chức dành riêng cho phụ nữ : Hội Phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân.
4. Củng cố :
	- HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về người phụ nữ.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS có thái độ cư xử đúng đối với phụ nữ nói chung, trẻ em gái nói riêng ; hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Hợp tác với những người xung quanh.
=========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 14. CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN 
(T86-VBT)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. 
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức để làm các bài tập có liên quan đến số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
	+ HS cả lớp làm tất cả 3 bài tập.
	+ HSK&G làm thêm bài 169 (T30 - Bài tập Toán 5).
	- HS làm việc cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
	- GV chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS :
* Bài 1 :
	- Kết quả : 11,4 ; 250 ; 125.
* Bài 2 : Đáp số : 3,8kg.
* Bài 3 :
	- Đáp số : 65 bộ quần áo, thừa 3m vải.
* Bài 169 : 
Bài giải
	Chiều rộng của vườn cây là :
	789,25 : 38,5 = 20,5 (m)
	Chu vi của vườn cây là :
	(38,5 + 20,5) x 2 = 118 (m)
	Độ dài của hàng rào xung quanh vườn cây là :
	118 – 3,2 = 114,8 (m)
	 Đáp số : 114,8m.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
===================*****====================
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 72. LUYỆN TẬP CHUNG (T72)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố các quy tắc chia có số thập phân.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức để thực hiện các phép tính với số thập phân, so sánh các só thập phân, tìm x.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy-học :
- GV : Bảng phụ (Bài tập 1).
- HS : Bảng con.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS thực hiện trên bảng con 18,5 : 7,4 ; 1,65 : 0,35.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Chia lớp thành 2 nhóm, phát bảng phụ, giao nhiệm vụ cho các nhóm : mỗi nhóm làm 1 ý (ý c giảm tải không học), nhóm nào thực hiện xong thực hiện luôn ý d.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 4 tiết 71.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 :
- Yêu cầu HS nêu cách làm và nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia số thập phân.
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HSY.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thực hiện theo hướng dẫn của GV, gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài : 
a) 450,07 ; b) 30,54 ; d) 35,53.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 em lên bảng, lớp thực hiện ra nháp cột 1 (HS làm nhanh làm luôn cột 2).
- Nhận xét, chữa bài : + Cột 1 : > ; <
 + Cột 2 : < ; =. 
- Theo dõi.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 2, nêu miệng kết quả : a) 0,89 (dư 0,021) ; b) 0,57 (dư 0,08) ; c) 5,43 (dư 0,56).
- 1 em nêu, 2 em nhắc lại.
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm 2 ý a và c (HS làm nhanh thực hiện luôn ý b và d).
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất bài giải đúng : a) x = 15 ; b) x = 25 ; 
 c) x = 15,625 ; d) x = 10.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừu ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
============================================
Luyện từ và câu
Tiết 29. MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC (T146)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
	- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc.
2. Kĩ năng :
	- Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
	- Nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc.
	- Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
3. Thái độ :
	- Có ý thức giữ gìn gia đình hạnh phúc.
II. Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng nhóm, bảng con, VBT.
III. Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc đoạn văn đã viết ở bài tập 2 tiết 28.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
 ... P tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt-Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
- Ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, khai thông đường liên lạc quốc tế.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi : 
 + Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì ?
 + Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu ? 
 + Chiến thắng có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Chốt lại ý đúng, ghi bảng.
- Đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát lược đồ, thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung :
b) Diễn biến :
- Sáng 16-9-1950, ta tấn công cụm cứ điểm Đông Khê.
- Sáng ngày 18-9-1950, ta chiếm được cụm cứ điểm.
c) Kết quả : 
- Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, làm chủ 750km trên dải biên giới Việt-Trung.
d) Ý nghĩa :
- Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Thảo luận.
- Chia nhóm và giao việc :
 + Nhóm 1 : Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
 + Nhóm 2 : Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì ?
 + Nhóm 3 : Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì ?
 + Nhóm 4 : Quan sát hình ảnh tù binh Pháp trong chiến dịch Biên giới em có suy nghĩ gì ?
- Nhận xét, khen nhóm thảo luận tốt.
- Nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới và nhấn mạnh : Nếu thu-đông 1947, địch chủ động tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị thất bại, phải chuyển sang bao vây, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc thì thu-đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch.
- Các nhóm đọc thông tin, quan sát hình trong SGK, thảo luận theo nội dung được giao. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét-bổ sung.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS đọc nội dung tóm tắt trong SGK.
5. Dặn dò :
	- GV đọc cho HS nghe thông tin tham khảo trong SGK ; hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
=========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu)
Tiết 20. TỔNG KẾT VỐN TỪ (T73- Tiếng Việt 5 nâng cao)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hệ thống lại các từ ngữ đã học.
2. Kĩ năng :
	- Liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước ; từ ngữ miêu tả hình dáng của người ; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
	- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học :
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Chép bài lên bảng, mời HS đọc.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại bài làm đúng :
 a) Chỉ những người họ hàng (Từ lạc : cô giáo).
 b) Chỉ những người trong trường học (Từ lạc : anh em họ).
 c) Chỉ những người lao động trong xã hội (Từ lạc : bạn bè).
 d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta (Từ lạc : cây Kơ-nia).
* Bài 2 : 
- Nêu yêu cầu : Đặt câu với các thành ngữ "Máu chảy ruột mềm", "ăn vóc học hay".
- Nhận xét, khen HS có câu hay.
* Bài 3 : 
- Chép đề lên bảng : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ đã tìm được ở bài tập 3 (T102-VBT) miêu tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
- Mời HS đọc đề bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, khen HS có đoạn văn hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân, nêu miệng.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân, nêu miệng nối tiếp.
- Theo dõi.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân trong 6 phút.
- Trình bày nối tiếp.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ các từ ngữ vừa ôn luyện để vận dụng khi viết văn.
=========================================
Tự học
(HS tự luyện viết bài Viếng lăng Bác trong vở Luyện viết chữ lớp 5)
==================*****==================
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 75. GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (T75)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
2. Kĩ năng :
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bảng con.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Viết bảng con : Tỉ số phần trăm của 39 : 100, 6 : 100.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Ví dụ :
- Nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS :
 + Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
 + Thực hiện phép chia 315 : 600 = ?
 + Nhân với 100 và chia cho 100.
- Nêu : Thông thường ta viết gọn cách tính như sau : 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Quy tắc : 
- Hỏi : Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào ?
- Chốt, ghi bảng và mời HS đọc.
c) Bài toán :
- Nêu bài toán, hướng dẫn HS làm bài và giải thích : Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV, nêu miệng.
- Lắng nghe.
- HSG nêu, lớp bổ sung. 
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài ra nháp, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là : 
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số : 3,5%
* Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : 
- Hướng dẫn mẫu.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 2 : 
- Giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy (cách lấy số gần đúng), viết 0,6333= 63,33%).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3 :
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng.
- Theo dõi.
- Viết bảng con : 57% ; 30% ; 23,4% ; 135%.
- Theo dõi.
- Làm bài ra nháp ý b (những HS làm nhanh thực hiện luôn ý c).
- 2 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài : 
 45 : 61 = 0,7377= 73,77%
 1,2 : 26 = 0,0461= 4,61%
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. 
- Nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả đúng : 
 Bài giải
 Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là : 
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số : 52%
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa học để vận dụng.
=============================================
Tập làm văn
Tiết 30. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (T152)
(Tả hoạt động)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố các kiến thức đã học về văn tả người.
2. Kĩ năng :
- Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II. Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : VBT.
III. Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :	
* Bài 1 :
- Mời HS đọc kết quả ghi chép.
- Treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời HS đọc.
- Nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Theo dõi, giúp đỡ HSY.
- Cùng HS nhận xét. 
- Khen những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
* Bài 2 :
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Nhắc HS chú ý :
 + Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
 + Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động của nhân vật chọn tả, thể hiện được tình cảm với người được tả.
 + Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
 + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
- 4 em đọc nối tiếp yêu cầu và gợi ý, lớp đọc thầm.
- Xem lại kết quả quan sát.
- 1 HSG đọc, cả lớp nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào VBT-T109.
- Trình bày.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết đoạn văn vào VBT-T109.
- Đọc nối tiếp đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kết cấu 3 phần của bài văn tả người
5. Dặn dò : 
- GV nhắc HS chuẩn cho bị bài Tả người (Kiểm tra viết) : Lựa chọn 1 trong 4 đề trong SGK-T159, quan sát và lập dàn ý.
=========================================
Âm nhạc
Tiêt 15. ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC (T26)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết nội dung câu chuyện và nghe bài Dạ cổ hoài lang.
2. Kĩ năng :
- Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3, số 4.
3. Thái độ :
	- Giáo dục cho HS lòng yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (TĐN số 3, số 4-TBDH).
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Ôn tập TĐN số 3, số 4.
a) Ôn tập TĐN số 3 :
- Cho HS ôn tập, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS tập đọc nhạc và đánh nhịp .
b) Ôn tập TĐN số 4 :
 - Cho HS ôn tập, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS tập đọc nhạc và đánh nhịp .
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm, lớp quan sát và thực hiện theo hướng dẫn.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cá nhân, nhóm, lớp quan sát và thực hiện theo hướng dẫn.
* Hoạt động 2 : Kể chuyện âm nhạc.
- Kể câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
- Yêu cầu HS nêu nội dung câu chuyện.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS đọc lại 2 bài TĐN.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát và các bài TĐN, chuẩn bị cho tiết sau.
=========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết mẫu chữ hoa bài 7)
===================***&&&&&***=================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 15.doc